Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thực trạng xả thải và cách thức quản lý rác thải sinh hoạt của các hộ dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 20 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, do nhu cầu phát triển kinh tế nhanh con người đã lờ đi các tác động
ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường
đã và đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số q nhanh là
ngun nhân chính gây áp lực lên mơi trường
Ai cũng biết rác là chất thải, là thứ bỏ đi. Nhưng không phải ai cũng biết, rác
thải ngày càng nhiều và là hiểm hoạ đối đối với con người và nguy hại gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý
các loại rác thải của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của
rác vào môi trường và xã hội.
Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Theo Nghị định số
05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, quận Ninh Kiều được
thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội
thành thành phố Cần Thơ cũ. Với vị trí thuận lợi, quận Ninh Kiều đã được xác định là
quận trung tâm phát triển kinh tế, dịch vụ của thành phố Cần Thơ. Cùng với sự phát
triển kinh tế đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm xã hội càng nhiều hơn, cùng với sự gia tăng dân số điều này đồng nghĩa với việc
gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt thải vào môi trường ngày càng
nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
Hàng năm, thành phố Cần Thơ và quận Ninh Kiều đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng
cho công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Cụ thể như
sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

2005

2006

2007



2008

2009

2010

2011

Kinh phí

14,54

17,95

24,59

28,31

22,03

22,84

25,66

Bảng 1. Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thác của quận Ninh Kiều trong
những năm gần đây.
Mặc dù cơng tác trên được chính quyền quan tâm, tuy nhiên do ý thức của
người dân sinh sống, công nghệ thu gom, phân loại và xử lý rác thác cịn nhiều hạn
chế nên tình trạng ơ nhiễm do rác trên địa bàn quận Ninh Kiều vẫn cịn tồn tại nhiều

vấn đề cần giải quyết. Nhằm góp phần kiểm sốt và ngăn ngừa ơ nhiễm mơi trường do
chất thải rắn gây ra, việc tìm hiểu “Thực trạng và cách quản lý rác thải sinh hoạt của
các hộ dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” là rất cần thiết, cấp bách góp phần
vào cơng cuộc bảo vệ môi trường của địa phương. Tuy nhiên do điều kiện và thời gian
thực hiện có hạn, nên việc điều tra chỉ thực hiện trên địa bàn 02 phường của quận
Ninh Kiều: Phường An Cư và phường An Hòa.
1


2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Qua nghiên cứu này giúp chúng ta biết được thực trạng xả thải và cách thức
quản lý rác thải sinh hoạt của các hộ dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Từ đó
cho thấy các thuận lợi và khó khăn trong q trình thu gom và quản lý của các hộ dân
tại quận để làm cơ sở cho việc kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần cho
cơng tác thu gom và quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn quận được tốt hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra thực trạng xả thải và cách thức quản lý rác thải sinh hoạt của các hộ
dân 02 phường An Cư, An Hòa.
- Tuyên truyền cho hộ dân biết thêm một số kiến thức về môi trường và công
tác bảo vệ mơi trường nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường của
người dân.
- Kiến nghị và đề xuất một số biện pháp thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh
hoạt trong hộ dân nhằm góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.

3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 35 hộ gia đình thuộc 02 phường: An Hịa, An
Cư thuộc quận Ninh Kiều nhằm:
+ Xác định khối lượng, thành phần của rác thải sinh hoạt từng hộ gia đình.
+ Thống kê lượng rác thải sinh hoạt trung bình theo ngày (kg/ngày/hộ/hộ) tại

địa bàn điều tra.
+ Xác định mức thải sinh hoạt hàng ngày của từng hộ gia đình liên quan đến
vấn đề số tổng số nhân khẩu/hộ, tổng thu nhập của mỗi gia đình, trình độ văn hóa, số
lần phổ biến các quy định pháp luật...
- Phân tích số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS để thấy được mối tương
quan giữa các số liệu vừa thu thập được ( lượng rác thải- nhân khẩu/hộ, lượng rác
thải- thu nhập, lượng rác thải- trình độ văn hóa …).
- Căn cứ và vị trí địa lý, địa hình và thế mạnh của mỗi phường để tìm ra quy
luật chung trong cơng tác quản lý và xử lý rác thải.
- Đề ra một số giải pháp để thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt trong
hộ dân của từng phường, quận và thành phố Cần Thơ.

2


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc khảo sát vấn đề xả thải, cách
thức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ dân trong phạm vi nghiên cứu. Đánh
giá mức độ tuyên truyền, phổ biến các quy định về rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi
trường của địa phương đến người dân mà cụ thể là 02 phường An Cư và An Hòa.
4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn 02 phường An Cư, An Hòa bằng việc
tham vấn ý kiến của chính quyền địa phương và tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ ngày 26/12/2011 đến ngày 21/01/2012.
4.3. Phương pháp thu thập số liệu
4.3.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được căn cứ vào các tài liệu đã được tổng hợp của UBND quận
Ninh Kiều, Công ty TNHH Một thành viên Cơng trình Đơ thị thành phố Cần Thơ và

các ban ngành khác. Bên cạnh đó báo cáo khoa học, các nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu cũng được tham khảo như: niên giám thống kê và các thông tin trên
internet, sách, báo…
4.3.2. Số liệu điều tra
- Thiết kế bảng câu hỏi, phỏng vấn thử và được hiệu chỉnh trước khi bắt đầu
phỏng vấn chính thức.
- Khảo sát thực tế, thảo luận về mục tiêu, lựa chọn địa điểm và lên kế hoạch
thực hiện.
- Thảo luận nhóm về cách thức thu thập thơng tin, phương pháp thực hiện.
Công cụ thực hiện: phỏng vấn ngẩu nhiên 35 hộ đại diện trên hai phường.
4.3.3. Vật liệu nghiên cứu
Phiếu phỏng vấn, bản đồ hành chính của quận Ninh Kiều, phường An Hòa,
phường An Cư và các dụng cụ văn phịng cần thiết.
4.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích
Dữ liệu được phân tích dựa vào phần mềm SPSS (max, min).
Bên cạnh đó thơng qua khảo sát thực tế các thông tin thứ cấp, phỏng vấn, so
sánh đối chiếu từ các báo cáo và nghiên cứu làm tăng tính ứng dụng của báo cáo.

3


5. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Quận Ninh Kiều là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ, được
thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính
phủ. Quận có khoảng 29,34 km2 đất tự nhiên và 246.743 người, mật độ dân số 8.410
người/km², trong khi của toàn thành phố Cần Thơ là 856 người/km². Ninh Kiều là một
quận trung tâm của thành phố Cần Thơ có vị trí (Niên giám quận Ninh Kiều năm
2010).
+ Đông giáp tỉnh Vĩnh Long;
+ Tây giáp huyện Phong Điền;

+ Nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng;
+ Bắc giáp quận Bình Thủy.
Quận Ninh Kiều gồm 13 phường: Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An
Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An Khánh, An Bình.

Hình 1. Bản đồ hành chính quận Ninh Kiều

4


Nhóm điều tra khảo sát đã tiến hành thu thập thông tin 35 hộ dân tại 02
phường An Cư và An Hòa.
- Phường An Cư: là một trong những phường trung tâm của quận Ninh Kiều
có diện tích 0,67 km2, dân số 17.803 người, mật độ dân số 26.572 người /km 2. Thế
mạnh của phường là các các hoạt động thương mại dịch vụ, du lịch. Công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn phường An Cư là do Công ty TNHH
Một thành viên Công trình Đơ thị thành phố Cần Thơ thực hiện.
- Phường An Hịa: Có diện tích tự nhiên 1,82km 2, dân số 30.349 người, mật
độ dân số 16.675 người /km2. Thế mạnh của phường là dịch vụ, thương mại và sản
xuất kinh doanh. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn phường
An Cư là do công ty Cổ phần Môi trường Minh Tâm thực hiện.
6. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
6.1. Công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn quận.
6.1.1. Tình hình thu gom rác thải.
Theo số liệu điều tra khảo sát, hiện nay trung bình mỗi ngày quận Ninh Kiều có
khoảng 312,97 tấn rác thải sinh hoạt thải ra, chưa kể lượng chất thải rắn do các hoạt
động xây dựng trên địa bàn. Chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương được thu gom bởi
02 đơn vị là: Công ty TNHH Một thành viên Cơng trình Đơ thị thành phố Cần Thơ
(thu gom rác của 11/13 phường trên địa bàn quận Ninh Kiều) và công ty Cổ phần Môi
trường Minh Tâm (thu gom rác của 2/13 phường trên địa bàn quận Ninh Kiều).

STT

ĐỊA BÀN THU GOM

01

An Hội

02

An Cư

03

Tân An

ĐIỂM TẬP TRUNG THU GOM
Đường Phạm Hồng Thái
Đường Ngô Quyền
Đường Lý Tự Trọng
Đường Phạm Hồng Thái
Đường Nguyễn An Ninh
Đường Lý Tự Trọng

04

An Phú

Đường Quang Trung 30/4
Mặt trận Tổ quốc (đường 30 - 4)

Đường Chợ Xuân Khánh
Nguyễn An Ninh

05

An Lạc

Quang Trung 30/4
Quang Trung

06

Xuân Khánh

Quang Trung 30/4
Mặt trận Tổ quốc (đường 30 - 4)
Quang Trung

5


Mặt trận Tổ quốc
Nhà Máy Nước
Lương Thế Vinh
Chợ Xuân Khánh
Nhà Máy Nước – 30/4
07

Hưng Lợi


C.Xăng 190 – Đ.30/4
Lương Thế Vinh
Nhà Máy Nước

Bảng 2. Lịch trình thu gom rác của Cơng ty TNHH Một thành viên Cơng trình Đơ thị
TP.Cần Thơ.
Trên địa bàn quận Ninh Kiều, có 39 điểm lấy rác do cơng ty TNHH Một thành
viên Cơng trình Đơ thị TP.Cần Thơ và công ty Cổ phần môi trường Minh Tâm thực
hiện. Hai cơng ty trên có khoảng 390 cơng nhân phục vụ cho công tác quét, thu gom
vận chuyển và xử lý rác. Các phương tiện lấy rác bao gồm khoảng 224 xe kéo tay loại
1m3, 97 thùng lấy rác loại 660 lít, và 21 xe cơ giới lấy rác các loại ( 5m 3, 7,5m3, 8m3,
13m3, 14m3, 15m3, 17m3, 20m3).
6.1.2. Những vẫn đề còn bất cập, hạn chế trong q trình thu gom, vận
chuyển và xử lý rác.
Cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác được thực hiện đều đặn, tuy nhiên
trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại một số vấn đề sau:
- Việc phân loại rác bên cạnh ý thức kém của một số hộ dân thì vẫn chưa được
quan tâm đối với đơn vị thực hiện công tác nêu trên.
- Các trạm tập kết, trung chuyển rác vẫn chưa đảm bảo vệ sinh, gây ảnh hưởng
lớn cho cuộc sống của người dân khu vực xung quanh.
- Thái độ của nhân viên phục vụ vẫn chưa thật sự tốt gây bức xúc cho một số
hộ dân.
- Công nghệ xử lý rác vẫn chưa được quan tâm, chủ yếu hiện nay xử lý theo
hình thức phun hóa chất xử lý mùi và chơn lấp ( tại bãi rác Tân Long).
6.2. Thực trạng xả thải và cách thức quản lý rác sinh hoạt của hộ dân tại
các phường nghiên cứu.
6.2.1. Thông tin chung.
Theo số liệu điều tra tại 02 phường sau khi dùng chương trình SPSS ta thấy
trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 4 nhân khẩu (4.29 ± 1.126 người/hộ), trong đó
số nam trong hộ khoảng 2 người (1.91 ± 0.887 người/hộ). Số người trong độ tuổi lao

động khoảng 3 người (2.97 ± 1.124). Trung bình thu nhập của các hộ gia đình khoảng
10.27 triệu/tháng (10.27 ± 6.38 triệu/tháng). Các chủ hộ có độ tuổi trung bình là 40
6


T ru n g B in h L u o n g R a c (k g /n g a y /h o )

tuổi (48 ± 10.031) và trình độ học vấn của các chủ hộ khá cao (cấp 2 là 14,3%, cấp 3
là 28,6%, cao hơn là 57,1%). Tổng lượng rác thải trung bình phát sinh hàng ngày là
3.686 kg/ngày/hộ (3,686 ± 2.166 kg/ngày/hộ) tương ứng hàng tháng là 110.58
kg/tháng/hộ (110.58 ± 64.98 kg/tháng/hộ). Trong đó phường An Cư là 3.7857
kg/ngày/hộ, An Hòa là 3.619 kg/ngày/hộ.
4.0

3.7857

3.619

3.0

2.0

1.0

0.0
An Cu

An Hoa

Phuong


Biểu đồ 1. Lượng rác trung bình (kg/ngày/hộ) của 02 phường khảo sát
6.2.2 Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt tại các hộ được phỏng vấn
a) Ảnh hưởng của thu nhập đến lượng rác thải
Theo biểu đồ ta thấy tổng thu nhập trung bình của các hộ dân và lượng rác thải
phát sinh có mối tương quan với nhau và tương quan dương. Tức khi thu nhập của hộ
dân càng cao thì lượng rác thải sẽ thải ra càng nhiều. Điều này có ý nghĩa thống kê vì
sig = 0.025 < 0.05 (Xem Phụ Lục 1)
300.00

Lượng rác/tháng/hộ

250.00

200.00

150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 0.143

0.00
0

5000

10000


15000

20000

25000

30000

Tong Thu (1000/Thang)

Biểu đồ 2. Mối tương quan giữa tổng thu nhập với lượng rác (kg/tháng/hộ)
b) Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến lượng rác thải.
7


Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa trình độ văn hóa và lượng rác thải
cho thấy chúng có mối tương quan lẫn nhau. Trình độ càng cao thì lượng rác thải phát
sinh càng nhiều có thể do ý thức thu gom tốt, nhu cầu tiêu dùng càng tăng…. Nhưng
mối tương quan này khơng có ý nghĩa thống kê vì sig = 0.116 > 0.05 ( xem phụ lục 2).

L ư ợ n g rác th ải/ th án g / h ộ

300.00

250.00

200.00

150.00


100.00

50.00
R Sq Linear = 0.073

0.00
2

2.5

3

3.5

4

Trinh do van hoa

Biểu đồ 3. Mối tương quan giữa trình độ văn hóa với lượng rác (kg/tháng/hộ)
c) Ảnh hưởng của số nhân khẩu đến lượng rác thải
Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa số nhân khẩu và lượng rác thải
cho thấy chúng có mối tương quan lẫn nhau. Số nhân khẩu trong hộ càng cao thì
lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Nhưng mối tương quan này khơng có ý nghĩa
thống kê vì sig = 0.105 > 0.05 ( xem phụ lục 3).

L ư ợ n g rá c / th á n g / h ộ

300.00

250.00


200.00

150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 0.078

0.00
2

3

4

5

6

7

So nhan khau (Nguoi)

Biểu đồ 4. Mối tương quan giữa số nhân khẩu với lượng rác (kg/tháng/hộ)
d) Ảnh hưởng của giới tính đến lượng rác thải
8



Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa giới tính và lượng rác thải cho
thấy chúng khơng có mối tương quan lẫn nhau. Tức giới tính nam hay nữ không ảnh
hưởng đến việc phát sinh lượng rác nhiều hay ít. Khơng có ý nghĩa thống kê vì sig =
0.997 > 0.05 ( xem phụ lục 4).
300.00

L ư ợ n g rá c / th á n g / h ộ

250.00

200.00

150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 5.891E-7

0.00
0

0.2

0.4

0.6

0.8


1

Gioi Tinh

Biểu đồ 5. Mối tương quan giữa giới tính với lượng rác (kg/tháng/hộ)
e) Ảnh hưởng giữa công tác tuyên truyền phổ biến các quy định về mơi trường
đến lượng rác thải
Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa công tác tuyên truyền các quy
định về môi trường và lượng rác thải cho thấy chúng có mối tương quan lẫn nhau và
tương quan âm. Tức cơng tác tun truyền càng tăng thì lượng rác càng giảm. Nhưng
mối tương quan này khơng có ý nghĩa thống kê vì sig = 0.163 > 0.05 ( xem phụ lục 5).

L ư ợ n g rá c / th á n g / h ộ

300.00

250.00

200.00

150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 0.058

0.00
0


0.2

0.4

0.6

0.8

1

Pho Bien Quy Dinh Ve Rac

Biểu đồ 6. Mối tương quan giữa công tác tuyên truyền phổ biến các quy định với
lượng rác (kg/tháng/hộ)
9


Tóm lại, dựa trên các mối tương quan trên ta thấy được giữa lượng rác phát
sinh tại các hộ dân bị ảnh hưởng bới các yếu tố như: tổng thu nhập, trình độ văn hóa,
số nhân khẩu, phổ biến các quy định pháp luật, cịn yếu tố giới tính khơng ảnh hưởng
đến lượng rác phát sinh. Tuy nhiên, để xác định được yếu tố nào ảnh hưởng quyết
định đến việc phát sinh rác thải trong điều kiện thực tế thì phải xét đến phương trình
hồi quy đa biến với biến Y (lượng rác) và X (tổng thu nhập, trình độ học vấn, số nhân
khẩu, phổ biến các quy định pháp luật).
 Phương trình hồi quy tương quan đa biến:
Từ phân tích hồi quy ANOVA ta có phương trình hồi quy ước lượng nhu sau:
Y = - 12.684 + 0.003X1 + 20.081X2 + 14.368X3 – 43.562X4
(xem phụ lục 6)
Với : - Y là Lượng rác phát sinh trong tháng (kg/ tháng/hộ)
- X1 là tổng thu nhập (1000/tháng)

- X2 là trình độ học vấn.
- X3 là số nhân khẩu (người/hộ)
- X4 là số lần phổ biến các quy định pháp luật ( lần/năm)
+ Nếu tổng thu nhập của gia đình tăng thêm 1000/tháng thì lượng rác phát sinh
trong tháng sẽ tăng 0.003 kg/tháng.
+ Nếu trình độ học vấn tăng thêm 1 cấp thì lượng rác phát sinh trong tháng sẽ
tăng 20.081 kg/tháng.
+ Nếu số nhân khẩu tăng thêm 1 khẩu thì lượng rác phát sinh trong tháng sẽ
tăng 14.368 kg/tháng.
+ Nếu số lần phổ biến các quy định tăng thêm 1 lần thì lượng rác phát sinh
trong tháng sẽ giảm 43.562 kg/tháng.
- R2 = 0.297 => 29,7% lượng rác phát sinh trong tháng được quyết định bởi
các yếu tố trên; 71,3 % lượng rác bị quyết định bởi các yếu tố khác.
6.2.3. Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn khảo sát.
Dựa trên phiếu phỏng vấn, ta thấy người dân có ý thức giữ gìn vệ sinh tại nơi
họ sinh sống bằng việc trang bị các thùng rác tại các vị trí trong nhà. Một số hộ có
thực hiện phân loại rác để bán hoặc tái sử dụng lại nhưng tỉ lệ này khá thấp so với so
hộ không thực hiện phân loại.

10


Biểu đồ 7. Thể hiện tỉ lệ phân loại rác tại khu vực khảo sát
Theo khảo sát về mức độ hài lịng của hộ dân về cơng tác quản lý chất thải rắn
tại địa phương thì tỉ lệ người dân đánh giá dịch vụ thu gom tốt là (31,4%), trung bình
là (65,7%) và chưa tốt là (2,9%). Nhìn chung, đa số người dân khá hài lịng với cơng
tác quản lý. Một số ít vẫn chưa hài lịng do cơng tác thu gom còn hạn chế.

Biểu đồ 8. Thể hiện mức độ hài lịng về cơng tác quản lý chất thải tại khu vực khảo sát


11


Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền và phổ biến những văn bản, quy định của
nhà nước về bảo vệ môi trường khá cao chiếm tỉ lệ (80%), nhưng vẫn còn 20% số hộ
chưa được tuyên truyền và phổ biến.

Biểu đồ 9. Thể hiện mức độ phổ biến các văn bản, quy định của địa phương đến người dân
Tóm lại, theo số liệu điều tra phỏng vấn, có thể đưa ra một số nhận xét về tình
hình thu gom, xử lý và quản lý rác thải tại địa bàn khảo sát như sau:
- Công tác thu gom tại 02 phường được thực hiện khá tốt, hầu hết lượng rác
thải sinh hoạt của hộ dân đã được thu gom. Tuy nhiên do nhận thức của người dân nên
công tác thu gom rác của hộ gia đình vẫn chưa triệt để.
- Cơng tác tuyên truyền phổ biến các qui định của nhà nước về công tác bảo vệ
môi trường chưa rộng khắp, vẫn còn 20% số hộ chưa được tiếp cận.
6.3. Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Thành phố Cần Thơ
qua 4 quận khảo sát.
6.3.1 Thông tin chung.
Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, tiến hành khảo sát tại 4 Quận: Bình Thủy (40
hộ), Cái Răng (40 hộ), Ơ mơn (40 hộ) và Ninh Kiều ( 35 hộ). Tổng số hộ được khảo
sát là 155 hộ. Trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 4 nhân khẩu (4.35 ± 1.549
người/hộ). Trong đó tỉ lệ nam chiếm 48%, tỉ lệ nữ chiếm 52%. Số người trong độ tuổi
lao động chiếm tỉ lệ rất cao 66,8 % so với nhân khẩu. Trung bình thu nhập của các hộ
gia đình khoảng 9,67 ( 9,674 ± 13,318 triệu/tháng). Các chủ hộ có độ tuổi trung bình
là 46.63 tuổi (46.63 ± 12.38) và trình độ học vấn của các chủ hộ với 4,5% mù chữ,
cấp 1 là 25,8%, cấp 2 là 32,3%, cấp 3 là 17,4% và cao hơn là 20%. Trong tổng số hộ
khảo sát thì có 56,1% số hộ khơng có phân loại rác, cịn lại 43,9% có phân loại rác.
Trung bình lượng rác phát sinh hàng ngày/hộ của tồn Thành phố là 2.144
kg/ngày/hộ (2.144 ± 1.6538 kg/ngày/hộ). Quận có lượng rác trung bình nhiều nhất là
Ninh Kiều (3,686 kg/ngày/hộ), thấp nhất là Quận Ơ Mơn (1,62 kg/ngày/hộ). Hộ dân

sống ở thành thị chiếm tỉ lệ cao hơn với 60,6%, nông thôn chiếm 39,4% .
12


6.3.2 Đánh giá thực trạng rác thải trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
a) Ảnh hưởng của thu nhập đến lượng rác thải
Theo biểu đồ ta thấy tổng thu nhập trung bình của các hộ dân và lượng rác thải
phát sinh có mối tương quan với nhau và tương quan dương. Tức khi thu nhập của hộ
dân càng cao thì lượng rác thải sẽ thải ra càng nhiều. Điều này có ý nghĩa thống kê vì
sig = 0.016 < 0.05 (Xem Phụ Lục 7)
300.00

Lượng rác/tháng/hộ

250.00

200.00

150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 0.037

0.00
0

20000


40000

60000

80000

100000

120000

140000

Tong Thu (1000/Thang)

Biểu đồ 10. Mối tương quan giữa tổng thu nhập với lượng rác (kg/tháng/hộ)
b) Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến lượng rác thải
Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa trình độ văn hóa và lượng rác thải
cho thấy chúng có mối tương quan lẫn nhau. Trình độ càng cao thì lượng rác thải phát
sinh càng nhiều có thể do ý thức thu gom tốt, nhu cầu tiêu dùng càng tăng…. Nhưng
mối tương quan này có ý nghĩa thống kê vì sig = 0.000 < 0.05 ( xem phụ lục 8).
300.00

Lượng rác/tháng/hộ

250.00

200.00

150.00


100.00

50.00
R Sq Linear = 0.19

0.00
0

1

2

3

4

Trinh do van hoa

Biểu đồ 11. Mối tương quan giữa trình độ văn hóa với lượng rác (kg/tháng/hộ)
13


c) Ảnh hưởng của số nhân khẩu đến lượng rác thải
Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa số nhân khẩu và lượng rác thải
cho thấy chúng có mối tương quan lẫn nhau. Số nhân khẩu trong hộ càng cao thì
lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Nhưng mối tương quan này khơng có ý nghĩa
thống kê vì sig = 0.081 > 0.05 ( xem phụ lục 9).
300.00

Lư ợ ng rác/th án g/hộ


250.00

200.00

150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 0.02

0.00
0

2

4

6

8

10

12

So nhan khau (Nguoi)

Biểu đồ 12. Mối tương quan giữa số nhân khẩu với lượng rác (kg/tháng/hộ)

d) Ảnh hưởng của giới tính đến lượng rác thải
Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa giới tính và lượng rác thải cho
thấy chúng có mối tương quan lẫn nhau. Nhưng mối tương quan này rất ít. Khơng có ý
nghĩa thống kê vì sig = 0.147 > 0.05 ( xem phụ lục 10).
300.00

Lư ợ n g rác /th án g/h ộ

250.00

200.00

150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 0.014

0.00
0

0.2

0.4

0.6

0.8


Gioi Tinh

Biểu đồ 13: Mối tương quan giữa giới tính với lượng rác (kg/tháng/hộ)

14

1


e) Ảnh hưởng giữa công tác tuyên truyền phổ biến các quy định về môi
trường đến lượng rác thải
Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa cơng tác tun truyền các quy
định về môi trường và lượng rác thải cho thấy chúng có mối tương quan lẫn nhau. Tuy
nhiên mối quan hệ này khơng đáng kể. Khơng có ý nghĩa thống kê vì sig = 0.614 >
0.05 ( xem phụ lục 11).
300.00

Lượng rác/thang/hộ

250.00

200.00

150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 0.002


0.00
0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

Pho Bien Quy Dinh Ve Rac

Biểu đồ 14. Mối tương quan giữa công tác tuyên truyền phổ biến các quy định với
lượng rác (kg/tháng/hộ)
f) Mối quan hệ giữa khu vực với lượng rác thải
Theo kết quả phân tích mối tương quan giữa khu vực thành thi và nông thôn
với lượng rác thải cho thấy chúng có mối tương quan lẫn nhau. Nghĩa là hộ dân ở khu
vực thành thị có lượng rác phát thải nhiều hơn so với hộ dân ở nông thôn. Điều này có
ý nghĩa thống kê vì sig = 0.000 > 0.05 ( xem phụ lục 12).

L ư ợ n g r á c /th á n g /h ộ

300.00

250.00

200.00


150.00

100.00

50.00
R Sq Linear = 0.081

0.00
0

0.2

0.4

0.6

0.8

Phan nhom Khu vuc

Biểu đồ 15. Mối tương quan giữa khu vực với lượng rác (kg/tháng/hộ)
15

1


Tóm lại, dựa trên các mối tương quan trên ta thấy được giữa lượng rác phát
sinh tại các hộ dân bị ảnh hưởng bới các yếu tố như: tổng thu nhập, trình độ văn hóa,
số nhân khẩu, phổ biến các quy định pháp luật, giới tính, khu vực. Tuy nhiên, để xác

định được yếu tố nào ảnh hưởng quyết định đến việc phát sinh rác thải trong điều kiện
thực tế thì phải xét đến phương trình hồi quy đa biến với biến Y (Lượng rác) và X
(tổng thu nhập, trình độ học vấn, số nhân khẩu, phổ biến các quy định pháp luật, giới
tính, khu vực).
 Phương trình hồi quy tương quan đa biến:
Từ phân tích hồi quy ANOVA ta có phương trình hồi quy ước lượng nhu sau:
Y = - 7.46 + 0.000X1 + 15.674X2 + 5.602X3 – 6.537X4 + 4.941X5 + 18.244X6
( xem phụ lục 13)
Với:

- Y là Lượng rác phát sinh trong tháng (kg/tháng/hộ).
- X1 là tổng thu nhập (1000/tháng).
- X2 là trình độ học vấn.
- X3 là số nhân khẩu (người/hộ).
- X4 là số lần phổ biến các quy định pháp luật (lần/năm).
- X5 là giới tính.
- X6 là khu vực.

+ Khi phân tích mối tương quan hồi quy giữa nhiều yếu tố với lượng rác phát
thải thì tổng thu nhập của gia đình khơng ảnh hưởng đến lượng rác thải. Nhưng nếu
chỉ phân tích giữa tổng thu và lượng rác thải thì nó sẽ ảnh hưởng.
+ Nếu trình độ học vấn tăng thêm 1 cấp thì lượng rác phát sinh trong tháng sẽ
tăng 15.674 kg/tháng.
+ Nếu số nhân khẩu tăng thêm 1 khẩu thì lượng rác phát sinh trong tháng sẽ
tăng 5.602 kg/tháng.
+ Nếu số lần phổ biến các quy định tăng thêm 1 lần thì lượng rác phát sinh
trong tháng sẽ giảm 6.537 kg/tháng.
+ Nếu thay đổi giữa giới tính nữ thành giới tính nam thì lượng rác phát sinh
trong tháng sẽ tăng 4.941 kg/tháng.
+ Nếu thay đổi giữa khu vực nông thôn thành khu vực thành thị thì lượng rác

phát sinh trong tháng sẽ tăng 18.244 kg/tháng.
- R2 = 0.255 => 25.5% lượng rác phát sinh trong tháng được quyết định bởi
các yếu tố trên, 74.5 % lượng rác bị quyết định bởi các yếu tố khác.

16


Từ kết quả phân tích trên ta thấy yếu tố trình độ văn hóa là yếu tố quyết định nhiều
nhất đến lượng rác thải(sig = 0.000 < 0.05), yếu tố số nhân khẩu quyết định kế tiếp
(sig = 0.017 < 0.05), yếu tố khu vực đứng thứ 3 (sig = 0.021 < 0.05), còn lại là các yếu
tố khác trong q trình phân tích cũng có mối tương quan nhưng mối tương quan này
khơng có ý nghĩa thống kê.
6.3.3. Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại Thành phố Cần
Thơ.
Lượng rác phát sinh toàn Thành phố là rất lớn tuy nhiên cơng tác thu gom vẫn
cịn hạn chế ở khu vực nông thôn, ở những nơi mà các phương tiện thu gom chưa tiếp
cận được. Trong số lượng rác được thu gom thì việc phân loại rác tại hộ gia đình ở các
địa bàn khảo sát vẫn chưa cao. Điều này cho thấy người dân vẫn chưa quen với việc
phân loại rác.

Biểu đồ 16. Thể hiện mức độ phân loại rác tại 04 quận khảo sát
Phương pháp xử lý rác rác của các hộ gia đình trên địa bàn khảo sát đã nói lên
thói quen vứt rác xuống sơng ở khu vực nơng thơn cịn cao chiếm 11% điều này làm
ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường. Song song với đó là cơng tác quản lý rác
của thành phố còn nhiều hạn chế.

Biểu đồ 17. Tỉ lệ các hộ xử lý rác thải
17



Theo khảo sát về mức độ hài lòng của người về công tác quản lý chất thải rắn
tại địa phương nếu tính ln tỉ lệ người dân khơng ý kiến vào mức bình thường thì
cơng tác thu gom chỉ phần nào đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng ( 71%). Nhưng
mức độ khơng hài lịng vẫn cịn cao chiếm tỉ lệ 4.5%, còn lại là mức độ hài lòng. Qua
đó cho thấy tình trạng ơ nhiễm vẫn là mối quan tâm do công tác quản lý chưa thật sự
tốt.

Biểu đồ 18. Mức độ hài lịng về cơng tác quản lý chất thải tại địa phương
Bên cạnh đó, cơng tác tuyên truyền và phổ biến những văn bản, quy định của
nhà nước về bảo vệ mơi trường cịn rất hạn chế tỉ lệ không phổ biến chiếm 47.1%.
Qua đây cho thấy công tác quản lý chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền đến hộ
dân.

Biểu đồ 19. Mức độ phổ biến các văn bản, quy định của địa phương đến người dân
Tóm lại, theo số liệu phỏng vấn, chúng tơi có một số nhận xét về tình hình thu
gom và quản lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại Thành phố Cần Thơ chỉ ở
mức độ trung bình, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của thành phố.
18


7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
7.1. Kết luận.
7.1.1. Quận Ninh Kiều.
- Quận Ninh Kiều là địa phương có khối lượng rác thải hằng ngày lớn nhất với
lượng rác 312 tấn rác/ngày. Đa số lượng rác thải ra đều được thu gom, vận chuyển và
xử lý. Tuy nhiên hình thức xử lý hiện nay vẫn là xử lý mùi và chôn lấp (tại bãi rác Tân
Long).
- Theo khảo sát tỉ lệ người dân hài lịng của người về cơng tác quản lý chất thải
rắn tại địa phương là tương đối (31,4%), tỉ lệ khơng hài lịng chiếm tỷ lệ là 2,9%. Tuy
nhiên nhìn chung mức độ hài lịng là trung binh (65,7%).

- Công tác tuyên truyền và phổ biến những văn bản, quy định của nhà nước về
bảo vệ môi trường đã được nâng cao, đa số người dân đều được phổ biến và tiếp thu
(80%).
7.1.2. Địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Tỉ lệ rác được thu gom là 48,4%, còn lại một lượng rác khá lớn chưa được thu
gom, xử lý triệt để là 51%, lượng rác chưa được thu gom. Lượng rác chưa được thu
gom, vận chuyển và xử lý hầu hết thuộc khu vực nông thôn, các phương tiện thu gom
chưa tiếp cận được
- Công tác tuyên truyền và phổ biến những văn bản, quy định của nhà nước về
bảo vệ mơi trường nhìn chung vẫn cịn hạn chế (47%), đa số người dân vẫn chưa được
tiếp cận với các quy định và chưa có ý thức về bảo vệ môi trường.
- Lượng rác được thu gom vẫn chưa được phân loại, công nghệ xử lý hiện nay
vẫn đơn giản, đa số là xử lý mùi và chôn lấp.
7.2. Kiến nghị.
- Công tác tuyên truyền phổ biến cần được quan tâm toàn diện hơn nữa, các
hinh thức tuyên truyền phổ biến cần được nâng cao và sâu rộng đến từng hộ dân để
từng bước nâng cao ý thức của người dân trong ý thức giữ gìn vệ sinh, phân loại và xử
lý rác đúng cách và bảo vệ môi trường, nhất là đối với các hộ dân sinh sống ở khu vực
nông thôn và dọc các tuyến kênh, rạch, sông.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án xử lý rác trên địa bàn thành phố Cần
Thơ, cụ thể là khu xử lý rác bên khu vực Cái Cui, quận Cái Răng và nhanh chóng đẩy
nhanh xây dựng dự án xử lý nước thải 29ha bên khu vực Cái Sâu, Cái Răng.
- Công tác phân loại rác cần được quan tâm hơn. Bên cạnh việc tuyên truyền
cho người dân ý thức tự phân loại rác trước khi xử lý, cần có chính sách tăng kinh phí
cho các đơn vị làm công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác để công tác
phân loại được triệt để hơn.
19


- Cần tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ dân tồn diện. Những khu

vực có đường sá cịn nhỏ hẹp có thể tổ chức bằng phương tiện thu gom nhỏ. Đối với
các khu vực trên, có thể vận động các đoàn thể như đoàn thanh niên có thể tổ chức tự
thu gom, vận chuyển ra khu vực lấy rác. Cơng tác trên có thể đảm bảo các khu vực
đều được thu gom, vận chuyển rác vừa tao điều kiện tăng thêm việc làm cho địa
phương (mô hình tại khu vực 3 Sơng Hậu của phường Cái Khế- quận Ninh Kiều).
- Đối với các vị trí lấy rác hoặc các điểm trung chuyển rác cần được quy hoạch
hợp lý và đúng quy cách hơn, đảm bảo không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
xung quanh.
- Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển rác cần phối hợp với chính quyền dịa
phương thống nhất và phổ biến đồng loạt cho người thời gian thu gom rác hợp lý
tránh tình trạng ứ đọng rác gây mùi hơi, cũng như giáo dục thái độ của nhân viên phục
vụ nhằm tạo sự hài lòng cho người dân tham gia bảo vệ môi trường chung.

20



×