Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Dừa – nước bổ mùa hè ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.59 KB, 6 trang )




Dừa – nước bổ mùa hè


Dừa còn có khả năng kích thích sinh tân dịch, ích khí, kiện tỳ, lợi
thuỷ, nên rất thích hợp cho người vị âm bất túc, tân dịch tổn
thương, miệng khát, khí hư, phù nề. Đông y cho rằng dừa có vị
ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát khuẩn, tác dụng bổ dưỡng
và tăng cường thể trạng, ích khí, khử phong, trị bệnh cam, viêm
nhiệt, háo khát, tân dịch bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù
nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, diệt côn trùng,
bị lở loét, viêm da,
Ăn cùi dừa và uống nước dừa sẽ giúp cho da dẻ mịn màng, giữ sắc
mặt vui vẻ, làm cho người càng thêm đẹp. Song cũng có tài liệu lại
còn nói nước dừa có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, giải
độc, giảm mệt nhọc, chữa thổ huyết, phù thũng, trừ phong nhiệt (đó là
sự kết hợp giữa phong tà với nhiệt tà mà sinh ra các triệu chứng như
phát sốt, nhức đầu, gai rét, sợ gió, ra mồ hôi, tắc mũi, ho, đau rát
họng, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hay hơi vàng, mạch phù
sác), Hoặc còn nói là thứ bình bổ, mùi vị thơm ngon, giàu dinh
dưỡng, nên được mọi người ưa thích.

Để cùng tham khảo và có thể áp dụng được hiệu quả, dưới đây xin
trình bày những phương thuốc trị bệnh từ dừa.

* Chữa chứng viêm nhiệt, háo khát, tân dịch tổn thương, mồ hôi
nhiều, phù thũng, tiểu ít đỏ: Ngày uống nước dừa 3 lần, mỗi lần
150ml – 200ml.


* Dùng cho người xuất huyết, miệng nôn, trôn tháo, suy yếu, mệt rã
rời: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 ly nước dừa (khoảng 150ml), cho
thêm đường và vài hạt muối ăn, khuấy tan rồi uống.

* Làm giảm cholesterol và điều hoà huyết áp: Hàng ngày thường
xuyên ăn và uống nước dừa còn non sẽ tác dụng điều hoà được huyết
áp và góp phần làm hạ cholesterol máu.

* Là thức ăn tốt cho bệnh nhân béo phì: Đối với bệnh béo phì thì cùi
dừa và nước của nó có tác dụng tốt trong khẩu phần ăn thường ngày.
Vì người ta đã nghiên cứu thấy trong 100g nước dừa chỉ cung cấp cho
cơ thể có 2 calorie. Còn 100g cùi dừa non cũng chỉ cho có 41calorie;
nếu đem so sánh với gạo ta sẽ thấy 100g gạo cung cấp tới 350calorie,
như vậy mỗi khi ăn cùi dừa non và uống nước dừa này sẽ tạo ra được
cảm giác no để giảm được ăn.

* Trị truỵ tim và tính sung huyết, bệnh phù: Khi đang chữa chứng
bệnh này kết hợp uống nước dừa non tươi vừa phải thì hiệu quả trị
liệu sẽ tăng cao nhờ tác dụng của nước dừa làm khoẻ tim và lợi tiểu.

* Chữa sán sơ mít, sán lát: Mỗi lần lấy nửa quả đến một quả dừa lúc
đầu uống nước, sau đó ăn cùi dừa vào buổi sáng khi đang đói. Ăn hết
một lần, không cần uống thuốc xổ, đến 3 giờ sau có thể ăn thức khác.

* Chữa táo bón, bí đại tiện: Hàng ngày ăn nửa quả cùi dừa đến 1 quả
vào lúc sáng và tối, cần ăn vài ngày liền sẽ hiệu quả.

* Chữa suy nhược cơ thể, ăn uống kém: Lấy cùi dừa nạo thái thành
miếng nhỏ, nấu với chút gạo nếp nhừ thành cháo, ngày ăn 2 lần, có tác
dụng kiện tỳ, khai vị. Cần ăn liền vài ngày.


* Chữa ghẻ lở, nấm, nẻ: Lấy loại dầu dừa được ép từ cùi dừa, hàng
ngày bôi ngoài da trên chỗ có bệnh, ngày 2 – 3 lần, bôi cho đến khi
khỏi bệnh.

* Chữa trúng phong, đau tim, đau khớp: Lấy vỏ quả dừa 30g, sắc lấy
nước đặc uống, ngày 2 lần, có tác dụng hoạt huyết hết đau.

* Giải độc, mẩn ngứa, nấm da: Lấy vỏ quả dừa đập dập, sắc lấy nước
rửa ngoài vết thương, nơi bị ngứa, hay nấm sẽ có tác dụng thanh nhiệt
giải độc, trừ thấp, sát khuẩn

* Chữa bệnh ăn không ngon: Lấy cùi dừa cắt miếng nhỏ cho vào nồi
đất có nắp đậy cùng gạo nếp, thịt gà lượng mỗi thứ vừa ăn cho 1 bữa.
Đậy nắp kín và tất cả cho vào nấu cách thuỷ chín và ăn.

* Trị viêm dạ dày, ruột: Lấy nước dừa vô khuẩn từ trong quả dừa tươi
mới hái để tiêm tĩnh mạch, mỗi lần từ 300 – 500ml. (chỉ làm ở cơ sở
có điều kiện vì dễ sảy ra nguy hiểm cho tính mạng). Một quả dừa
chứa từ 500 – 800ml nước dừa.

* Dùng cho trường hợp khí huyết đều hư, cơ thể suy nhược: Cùi dừa
nạo thành miếng hoặc sợi rồi ép lấy nước cho vào hầm cùng với 30g
cẩu kỷ tử, hắc táo 50g, gà mái 1 con (rửa sạch chặt miếng), đến khi
thịt gà nhừ đem ra ăn, chia làm nhiều lần ăn trong ngày. Mỗi tuần có
thể ăn 2 đến 3 lần. Cần ăn trong 2 – 3 tuần liền.

×