Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nét Đẹp Nghệ Thuật Gốm Hoa Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ
CÔNG CHÚNG

MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

NÉT ĐẸP NGHỆ THUẬT GỐM
HOA LAM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hồng
MSSV: 1911840167
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Trâm Anh

Năm học 2021 – 2022


2


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
NỘI DUNG ...................................................................................................................... 5
I.

Khái Niệm ............................................................................................................. 5
1. Gốm hoa lam là gì? ........................................................................................... 5
2. Sự hình thành và phát triển ............................................................................. 6

II.



Nét Đẹp Của Gốm Hoa Lam............................................................................ 8

III.

Bảo Tồn Và Phát Triển Nghệ Thuật Gốm Hoa Lam .................................. 13

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 19
Tài Liệu Tham Khảo ...................................................................................................... 20

3


LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa và truyền thống đã ảnh hưởng sâu sắc đến đất nước và con người Việt Nam.
Nghệ thuật thủ công truyền thống của đồ gốm là một ví dụ về điều này, nghệ thuật gốm
sứ ở Việt Nam là một quá trình lâu đời, được truyền qua nhiều thế hệ. Nghệ thuật gốm
sứ truyền thống ở Việt Nam đã có từ 5000 năm trước. Làng nghề thủ công là một phần
không thể thiểu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh tồn bộ những
thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín của làng xã xưa. Mặc khác, làng nghề lại là
nơi biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nơng dân trong q trình thích ứng
với điều kiện kinh tế xã hội nhất định, thể hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông.
Từ sau khi giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc
sau hơn mười thế kỷ, đất nước ta từng bước chuyển mình vào kỷ nguyên độc lập – tự
chủ, nền văn hóa của nước ta cũng trở nên phát triển rực rỡ, nghệ thuật gốm nói chung
và sự ra đời của gốm Hoa Lam nói riêng. Từ cuối thế kỷ 14, gốm hoa nâu và gốm men
ngọc đã dần được thay thế bằng gốm hoa lam với chất liệu và phong cách nghệ thuật
mới, có thể nói gốm hoa lam đã đánh dấu mốc thứ ba trong tiến trình phát triển của
nghệ thuật làm gốm Việt Nam.
Theo những tư liệu khảo cổ về gốm thì gốm hoa lam thời Lê – Sơ được sản xuất từ

hai trung tâm gốm lớn là làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) và làng gốm Nam Sách (Hải
Dương), trải qua nhiều thăng trầm trong sự phát triển, gốm hoa lam tại làng gốm Bát
Tràng vẫn phát triển đến ngày hôm nay. Đồ gốm hoa lam Nam Sách chỉ sản xuất cho
nhu cầu xuất khẩu trong suốt giai đoạn triều Lê, nhưng đã đánh một dấu ấn trên bản đồ
giao thương trên vùng biển Việt Nam thời đó.
Ngày nay, gốm hoa lam vẫn được tiếp tục sản xuất tại các cơ sở làng gốm trên khắp
cả nước, kế thừa truyền thống nghệ thuật gốm cổ từ phát triển rực rỡ một thời, các nghệ
nhân đã kết hợp hài hòa với nền nghệ thuật hiện đại nhưng không làm mất đi bản sắc
dân tộc, nhằm đáp ứng những nhu cầu cũng như thị hiếu thẩm mỹ trong và ngoài nước.
4


NỘI DUNG
I. Khái Niệm
1. Gốm hoa lam là gì?
Gốm hoa lam là một cụm từ dùng để chỉ các loại sản phẩm gốm được trang trí bằng
hoa văn màu lam. Chất liệu chủ yếu là oxi coban màu xanh lam hay còn gọi là màu
chàm. Phần lớn các sản phẩm từ gốm hoa lam được làm từ loại đất sét trắng, được
người nghệ nhân tinh luyện khá kỹ, nung ở nhiệt độ 1300 độ C. Khác với kỹ thuật vẽ
gốm hoa nâu thời Trần trước đó người thợ dùng bút lơng chấm men màu lên tác phẩm
thì với gốm hoa lam người thợ đã thực sự vẽ lên thân của của sản phẩm với những họa
tiết, màu sắc phải hài hịa với dáng gốm.
Phương pháp vẽ trang trí dưới men và giữ của gốm hoa lam đã tạo nên sự khác biệt
của dòng gốm hoa lam với các dòng gốm khác. Khi sản phẩm đã đi qua lò nung, cá hoa
văn trang trí cũng trở nên lung linh, sống động hơn. Có ba lối vẽ trang trí trên dịng
gốm này là: vẽ dưới men, vẽ giữa men và vẽ trên men, ngoài lối vẽ bằng màu trực tiếp
lên sản phẩm, sau này người thợ gốm còn sáng tạo lối trang trí đắp nổi, hoa lam kết
hợp với hoa nâu, hoa lam với nhiều màu khác. Hay một số sản phẩm sản xuất ra nước
ngoài được dát vàng kim, đây là một trong những kỹ thuật trang trí mang tính đột phá
với chất liệu quý hiếm, tạo cho sản phẩm có vẽ đẹp lộng lẫy sang trọng.

Thợ gốm thời Lê sơ đã sáng tạo ra hàng loạt những sản phẩm đủ các tạo hình, kiểu
dáng phong cách phong phú, ngồi các loại hình gia dụng như bát đĩa, ấm, chén, bình,
lọ,..thì cịn có những đồ gốm đặc biệt như ấm hình quả bầu, ấm hình tượng chim, lọ hai
bầu, lạo ba bầu, hộp đựng phấn trang điểm,...một số dùng trong các nghi thức như bát
hương, chân đèn, đài thờ,... và các tượng nghệ thuật như tượng phụ nữ quý tộc, tượng
vẹt ôm quả đào, tượng quan,...

5


Bút pháp của những người nghệ nhân làm gốm vô cùng sinh động và mang đậm nét
dân gian. Theo những nghiên cứu bút pháp thời Lê sơ có hai phong cách thể hiện, với
những lối vẽ thống đậm và phóng bút của những người nghệ nhân thời Lê sơ thì
những hình ảnh rồng, phượng, chim, ngựa, cá... trở nên gần gũi với đời sống của người
dân Việt thời đó. Nhiều đồ dùng gia dụng được tạo hình theo kiểu truyền thống như bát
đĩa, chén, lọ, tuy nhiên vẫn xuất hiện những loại hình mới độc đáo như: ấm hình rồng,
chén hình quả đào,...

Hình 1: Đĩa, chén hình quả đào tìm được trong tàu cổ Cù Lao Chàm, TK 15.
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia.

2. Sự hình thành và phát triển
Trong lịch sử gốm của Việt Nam, gốm hoa lam đã có được vị trí đặc biệt và xem là
một thành tựu to lớn trong nền nghệ thuật làm gốm truyền thống Việt Nam. Những sản
phẩm gốm hoa lam được tạo ra không chỉ là những mặt hàng đáp ứng tiêu dùng trong
nước mà còn là một trong những mặt hàng tiêu biểu được xuất khẩu ra nước ngoài
trong nhiều thế kỷ.
Khoảng bảy mươi năm trước đây, thế giới đều được biết rằng dòng gốm hoa lam
được sản xuất tại Trung hoa. Nhưng sau đó đến năm 1933 – 1934, L.R Hobson đã phát
hiện dịng văn ghi trên vai bình một tấc phẩm gốm hoa lam được trưng bày trong bảo

6


tàng Topkapi Saray, Istanbul ( Thổ Nhĩ Kỳ), từ đó người ta mới biết được dòng gốm
hoa lam cũng được sản xuất tại Việt Nam từ hơn 500 năm trước, được gọi là “Gốm An
Nam” và coi đây là một hiện tượng mới trong lịch sử phát triển của đồ gốm. Xét về
hình dáng và hoa văn chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ giữa gốm hoa lam Việt
Nam và gốm hoa lam Trung Quốc qua từng thời kỳ. Nhưng qua những phân tích cự thể
hơn, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa gốm hoa lam Việt Nam và gốm hoa
lam Trung Quốc, sự khác biệt khơng chỉ phản ánh qua cách trang trí, hình dáng và kỹ
thuật chế tác, mà còn biểu hiện rõ về cách tư duy và nhìn nhận mơi trường xung quanh.
Đây là điều cốt lõi tạo nên nét riêng độc đáo và phong cách riêng biệt cho dòng gốm
hoa lam Việt Nam.
Qua số lượng gốm được các nhà khảo cổ phát hiện được trên các con tàu đắm ngoài
đại dương mênh mơng hay sâu trong lịng đất, nhờ đó mà chúng ta có thể hiểu sâu hơn
về dịng gốm hoa lam rực rỡ một thời trong lịch sử. Tuy nhiên, những thắc mắc về niên
đại hình thành của dịng gốm này vẫn còn thiếu các bằng chứng khảo cổ để xác định rõ
hơn để các nhà nghiên cứu khẳng định về địa điểm sản xuất, các bước phát triển của
dòng gốm sứ hoa lam này.
Theo trang Bảo tàng lịch sử viết: “Phát hiện tàu cổ Pandanan ở vùng biển Tây Nam
Philippines tháng 6 năm 1993 và việc khai quật con tàu này trong khoảng tháng 2 đến
tháng 5 năm 1995, đã mang lại nhiều kết quả lý thú về đồ gốm Việt Nam, Trung Quốc
và Thái Lan, thế kỷ 15. Trong đó theo thống kê số lượng đồ gốm Việt Nam có 4.722
chiếc, chiếm 75,6%.”.
Cũng trong cuốn Gốm Hoa Lam Việt Nam, tác giả Bùi Minh Trí đã viết :“Những
phát hiện bên ngoài Việt Nam đã chứng minh rằng ngay từ thế kỷ 14 đế thế kỷ 17, một
số lượng lớn đồ gốm hoa lam Việt Nam đã sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng đơn đặt
hàng của khách.” Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng trong giao đoạn này, gốm hoa
lam đã có vị trí đứng trong giao lưu thương mại quốc tế.
Theo nhiều bằng chứng khảo cổ khác cho thấy nhiều nước châu Âu và các nước

châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Đông Nam Á, Tây Á đã nhập một lượng lớn các đồ
7


gốm của Việt Nam vào thế kỷ XIV đến XVI. Từ đó, các nhà nghiên cứu lịch sử đã đữa
ra những kết luận mới về con đường biển thông thương từ Nhật Bản, con đường này
được các nước Đông Nam Á và Việt Nam gọi là “con đường gốm” thay cho “con
đường tơ lụa” trước đây.
Cho nên chúng ta có thể thấy được đồ gốm hoa lam ở thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 là
một mảng tranh tươi sáng và phát triển rực rỡ nhất trong toàn cảnh phát triển của nghệ
thuật gốm hoa lam Việt Nam. Bức tranh xuất khẩu gốm Việt Nam đã được khắc họa
nhờ những phát hiện mới trong vùng hải đảo Đông Nam Á và Đông Á. Tuy nhiên,
chúng ta chưa thể thấy được một con tàu chỉ chuyên chở đồ gốm sứ Việt Nam và việc
giao thương thường được bắt nguồn từ phía bên ngoài.
II.

Nét Đẹp Của Gốm Hoa Lam

Gốm sứ truyền thống Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ trước, gốm hoa lam cũng
không ngoại lệ. Nét đẹp của gốm hoa lam được truyền tải qua hình dáng và hoa văn
của nó, sự chuyển đổi kỹ thuật dùng bút lơng để vẽ hoa văn bằng màu lam dưới men đã
đem lại những nét mới mẻ và dẫn đến sự ra đời của dòng gốm mới – gốm hoa lam.
Gốm hoa lam thừa hưởng và phát triển kỹ thuật gốm cổ truyền từ thời Lý – Trần,
cùng với đó những yếu tố giao thương lúc bấy giờ đã tạo đã cho sự phát triển của dòng
gốm hoa lam, dựa theo thời gian, dịng gốm hoa lam Trung hoa được hình thành vào
thời Minh, lúc này Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1368 – 1399) đang ban hành
chính sách cấm biển khơng cho dân tự tiện ra biển và trao đổi với thương nhân nước
ngồi. Nhờ đó, dịng gốm loa lam Việt Nam có cơ hội để vươn mình ra thế giới khi
vắng đi sự cạnh tranh của thương buôn Trung Hoa. Gốm hoa lam phát triển vượt bậc
về mặt kĩ thuật, hình dáng, hình họa sắc men, cốt gốm, men thuốc,...

Hình dáng và nét vẽ trên gốm ban đầu rất đơn giản, màu lam được vẽ dưới men gốm
lộ rõ màu sắc, men bám chặt và sản phẩm hồn thiện có độ bền cao. Vào thời điểm đó
gốm hoa lam đã được phát triển cho đến ngày hôm nay, mặc dù cách nhìn nhận nghệ
thuật mỗi thời đều có sự thay đổi và khơng hồn tồn giống nhau. Gốm hoa lam
8


thường được trang trí dưới men nhưng khơng khắc vạch mà đi theo phong cách vẽ nhẹ
nhang như một bức tranh thủy mặc, với các hình tượng trang trí như chim phượng,
rồng, hoa sen, cây cối, hoa cỏ,..
Vẻ đẹp tiêu biểu của nghệ thuật gốm sứ hoa lam là lối vẽ phóng khống, mềm mại
lên các lọ hoa, chân đèn, bát đĩa từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17. Với chất mực
xanh lam ngà xám trên nền trắng. Hình dạng của loại gốm hoa lam có rất nhiều đặc
điểm độc đáo so với loại gốm sứ khác như: bát, đĩa có chân đỡ rất to, các chân đèn, lọ
hoa có dáng vẻ vững chắc nhưng khơng mất đi sự thanh nhã vốn có. Việc thay đổi hình
dạng chân của gốm hoa lam đều được dựa trên những yêu cầu về kỹ thuật, mặt lợi kinh
tế và thị hiếu thẩm mỹ lúc bấy giờ. Các học giả nghiên cứu về nghệ thuật gốm Việt
Nam trong và ngoài nước trước đây nhận định việc thay đổi độ lớn của chân gốm thuộc
về mặt tư duy hoặc thuộc về mặt tơn giáo đều khơng hồn tồn đúng, như dù vậy,
người nghệ nhân lúc bây giờ đã phối hợp thuần thục giữa kỹ thuật và nghệ thuật rất tài
tình, dù thay đổi hình dạng chân đế nhưng khơng làm mất đi vẻ đẹp vốn có của dịng
gốm hoa lam.

Hình 2: Ang, ấm gốm hoa lam tìm được trong tàu cổ Cù Lao Chàm, TK 15. Nguồn:
Bảo tàng lịch sử Quốc gia.

9


Tùy vào hình dáng và kích thước của từng loại mà người thợ gốm sẽ trang trí cho

phù hợp. Mỗi loại hoa văn đều mang những ý nghĩa , bố cục, cách thể hiện riêng biệt
kết hợp với kỹ thuật trang trí nổi và vẽ màu trên men tạo nên sự đa dạng cho dịng gốm
này. Kỹ thuật trang trí gốm bằng bút lông đã cho ta thấy được sự khéo léo của người
thợ gốm đương thời, đó là một kỹ thuật điêu luyện và cần sự tỉ mỉ rất nhiều, chỉ với
những nét mực tưởng như đơn giản, người thợ gốm đã có thể họa lên thân gốm những
bức tranh non sông đất nước, hay những cảnh sinh hoạt gần gũi với người nông dân
như cảnh gà chọi nhau, cô gái bên bờ sông các chủ đề như chim muông, côn trùng, ong
bướm được phác họa đã dạng,.. như thế có thể cho chúng ta biết được người thợ đương
thời đã có sự quan sát thần tình thế giới tự nhiên mới có thể vẽ nên một bức tranh sinh
động đến thế.
Ngoài ra, vào khoảng giữa thế kỷ 15, nhiều sản phẩm gốm được ghi, bằng cách khắc
hoặc vẽ bằng màu men lên thân: ngày tháng, nơi sản xuất và tên người sáng tạo ra nó.
Đây là điều rất hiếm trong nghệ thuật cổ đại Việt Nam. Nói giúp chúng ta xác định
chính xác nơi sản xuất, niên đại và lò gốm mà sản phẩm được tạo ra. Đặc biệt là vẻ đẹp
của gốm hoa lam Chu Đậu đã từng khiến cho các chuyên gia gốm trên thế giới lầm
tưởng về dòng sản phẩm này được xuất xứ từ kinh đô gốm sứ Trung Hoa, chứ không
phải là đất nước đại Việt, cho đến khi phát hiện con tàu đắm ở Cù Lao Chàm ( Quảng
Nam) vào năm 1990 cùng những lò gốm cổ tạo vùng Chu Đậu (Hải Dương) mới có thể
khẳng định đây chính là một điều kỳ diệu trong lịch sử gốm Việt.
Như đã nói trên dòng gốm Chu Đậu là dòng gốm phát triển vượt bậc nhất. Người
thợ gốm Chu Đậu đã biểu đạt hết vẻ đẹp của những tạo hình trên sản phẩm. Hình ảnh
thủy quái được hiện lên rất rõ ràng trên các tác phẩm gốm, mọi hình dạng đều được thể
hiện đúng với bản chất của nó, khn mặt phượng hồng độ duyên dáng, yêu kiều,
cách điệu, cặp đôi thủy quái Timingila và Makara cũng được thể hiện rõ nét.

10


Timingila và Makara rất hiếm khi xuất hiện trên đồ án trang trí, điêu khắc, hội
họa…; ngay hệ thống đền tháp Hindu giáo khu vực Đông Nam Á cũng chưa

từng gặp hình tượng cặp đơi này. Vậy mà trên bình gốm Chu Đậu xưa, hình ảnh
đơi thủy qi được thể hiện rõ nét: Makara với ánh mắt sắc lạnh của kẻ săn mồi,
đang sử dụng vịi của mình tóm gọn con cá khác; trong khi Timingila được thể
hiện với đầy vẻ dữ tướng, vây căng bơi lượn dưới đáy đại dương.

Hình 3: Chiếc bình hoa lam đắt giá vẽ cặp đôi thủy quái Timingila và Makara ở
Bảo tàng Văn minh châu Á (Singapore). Nguồn: thanhnien.vn

11


Những sản phẩm đều toát lên sự khoáng đạt nhưng cũng mềm mại, tinh tế dưới
sắc màu xanh lam khi đạm khi nhạt đều có chủ ý. Đến ngày nay, dịng gốm hoa lam
Chu Đậu dù có phong cách xuất sắc về cách trang lẫn kỹ thuật nhưng chỉ nổi lên thị
trường một thời gian rồi thất truyền. Có lẽ vì ảnh hưởng do chiến tranh, nội chiến
mà dịng gốm này khơng cịn được sản xuất sau đó thì khơng còn sản xuất trên thị
trường sau này.
Nghiên cứu về gốm Việt Nam trong các triều đại, chúng ta đều thấy được sự khác
biệt giữa các khâu làm đất, tạo hình, vẽ hoa văn và kỹ thuật nung, có thể coi dịng
gốm hoa lam rất đặc trưng, khơng thể trộn lẫn với các dòng gốm nào của mọi thời
đại ở hầu hết quốc gia. Sự riêng biệt của dường gốm hoa lam Việt Nam cũng được
nhận ra qua các trung tâm sản xuất khác nhau và trong một thời đại quy định.

Hình 4: Bình, gốm hoa lam vẽ thiên nga (Bảo vật Quốc gia).
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia.
12


III. Bảo Tồn Và Phát Triển Nghệ Thuật Gốm Hoa Lam
Lịch sử ngàn năm dựng nước gắn liền với việc giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo

nên một nền văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nền văn hóa đó đã làm tạo nên sức sống
mãnh liệt, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao thăng trằng trong dòng chảy lịch sử.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập với thế giới, văn hóa và nghệ thuật được xem là nền
tảng tinh thần của xã hội nói chung và nghệ thuật gốm hoa lam nói riêng. Trong dịng
chảy lịch sử, văn hóa và nghệ thuật chưa bao được đề cao đến như vậy. Nhà nước đã và
đang từng ngày phát triển và xây dựng nột nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam mang
đậm bản sắc dân tộc.
Trong quá trình phát triển của văn hóa, nghệ thuật cần gắn kết chặt chẽ và đồng bộ
với sự phát triển kinh tế. Các cơ quan có thẩm quyền nên tạo ra nhiều cơ hội cho các
làng nghề làm gốm, đặc biệt là các làng nghề sản xuất dòng gốm hoa lam để thúc đẩy
tinh thần của những người thợ làm gốm. Vì để tạo ra những tác phẩm gốm với kỹ thuật
cao thì khơng thể thiếu được bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của những nghệ nhân
này, họ giữ trong mình là nhưng bí quyết, những kỹ thuật mà cha ơng ta đã truyền lại
từ bao đời nay. Với bản thân của những nghệ nhân họ không chỉ là những tài năng
sống mà họ cịn nắm giữ cho mình một sứ mệnh quan trọng, đó là truyền dạy lại những
kỹ thuật mà ông cha ta đúc kết được qua hàng thế kỷ cho các thế hệ sau này. Vai trò
của người thợ làm gốm hết sức quan trọng. Quá trình tạo nên một sản phẩm gốm hoa
lam vô cùng phức tạp, từ việc chọn đất, tạo hình đến lúc đưa vào lò nung đều được bàn
tay khéo léo của người thợ tỉ mỉ làm từ bước một, không dễ để trở thành một người thợ
giỏi và lành nghề, tất cả đều phải trải qua một quá trình lâu dài cùng sự u nghề của
họ. Khơng có nghệ nhân thì khơng có làng nghề, hay ít nhất là khơng tồn tại làng nghề
nổi tiếng, chính bản thân người nghệ nhân là một điều quý giá, họ đã tạo nên những
sản phẩm quý giá, độc đáo góp phần làm đẹp cho nền văn hóa, nghệ thuật của Việt
Nam.

13


Nói đến gốm hoa lam khơng thể qn làng nghề gốm Bát Tràng, nơi đây là một
trong những trung tâm sản xuất gốm hoa lam nổi tiếng. Tuy nhiên, nhu cầu ngày sử

dụng và nền kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng loại gốm loa lam ngày càng ít đi. Việc
bảo quản dòng gốm nghệ thuật này là điều quan trọng để duy trì tính chân thực trong
lịch sử gốm Việt Nam. Nhà gốm sử học Joh Guy và Joh Stenvenson trong tác phẩm
gốm Việt Nam – một truyền thống riêng biệt đã nói rằng “ gốm Việt Nam có lịch sử
lâu đời và phát triển theo một truyền thống riêng, khác biệt với mọi cường quốc gốm
sứ khác, kể cả với Trung Quốc láng giềng, luôn được thế giới mệnh danh là một siêu
cường quốc về gốm sứ.” Để dịng gốm hoa lam khơng bị mai một, chúng ta cần tìm
được sự cân bằng giữa việc bảo tồn và phát triển. Từ nhiều thế kỷ trước, gốm Bát
Tràng chủ yếu sản xuất các sản phẩm chủ yếu là các đồ thờ, trong đó có các sản phẩm
của gốm hoa lam, về sau gốm Bát Tràng đã sản xuất thêm các loại đồ gốm gia dụng
như bát, chén, dĩa, bình,... Người tiêu dùng thường ưa chuộng các loại gốm hoa lam vì
vẻ trang trọng, thanh lịch của nó. Qua đó cho chúng ta thấy được rằng, một trong
những yêu cầu phát triển của nghệ thuật gốm nói chung, nghệ thuật gốm hoa lam nói
riêng là người nghệ nhân phải biết các sáng tạo và cân bằng giữa truyền thống và hiện
đại, tạo ra những sản phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng không
làm cho kỹ thuật truyền thống bị mai một đi.
Nghệ nhân Vũ Đức Thắng một trong ba nghệ nhân ưu tú của Bát Tràng được
Nhà nước phong tặng từ năm 2010, Ông nổi tiếng trong làng gốm với tài đắp
nổi, khắc hoa văn trên gốm, từ sưu tầm chế thử cho đến trực tiếp sản xuất thành
công nhiều sản phảm đặc biệt của nghề gốm mà hiện chỉ cịn rất ít người làm
gốm ở Bát Tràng làm được. Ơng cho biết : “Nói về các sản phẩm truyền thống
của Việt Nam được yêu thích thì chủ yếu được làm bằng làm tay. Gốm làm
bằng tay, biểu cảm được cảm xúc, nhưng xu thế hiện nay thì đang mai một bởi
cơng nghệ. Vì vậy tơi cũng có một thơng điệp và mong muốn là tất cả các người
thợ, ngoài việc bắt kịp với xã hội và thời đại nhưng đồng thời mình cũng vẫn
phải giữ được bản sắc. Cái đó tơi nghĩ rằng khơng phải tôi mà thế hệ sau cũng
nhận ra giá trị này”.
14



Hình 5: Nghệ nhân Phùng Thế Huỳnh bên những sản phẩm gốm.
Nguồn: internet
Việc phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa Đảng ta đã khẳng định di san văn hóa
nói chung và các di săn văn hóa cổ vật nói riêng là tài sản của nhân dân, phục vụ nhân
dân, phục vụ lợi ích của xã hội, mọi cá nhân, tổ chức, mọi ngành, mội cáp cần phải có
nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ các di sản vă hóa đó. Trong q trình phát triển kinh tế,
việc gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển văn hóa, nghệ thuật. Di săn văn hóa cổ vật
và cổ vật gốm sứ nói riêng cổ vât gốm hoa lam Chu Đậu là một bộ phận cấu hành quan
trọng cảu di sản văn hóa Việt. Trong những năm qua, việc bảo vệ di sản văn hóa, di
tích và cổ vật nói riêng, dịng gốm hoa lam Chu Đậu đã có những chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, giá trị truyền thống của các làng nghề, các làng nghề gốm Việt Nam,
cịn chứ đựng vơ cùng nhiều những di sản vật thể và phi vật thể. Nhưng dường như
15


một số nơi vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu và phát triển một cách có hệ thống, từ đó
nhà nước có thể nhận thấy cách phù hợp để đổi mới, cải tiến một cách phù hợp để có
thể mở cửa và hội nhập với vong thương mại thế giới. Tuy đây được coi là trách nhiệm
của các tổ chức bảo tồn di sản, bảo tàng, các nhà nghiên cứu,... Nhưng chủ yếu vẫn là
cộng đồng làng nghề, cần phải nhìn nhận vấn đề cải tiến một cách chủ động hơn, tiếp
thu những cái mới có chọn lọc và đào thài những giá trị đã lỗi thời không phù hợp với
xã hội hiện đại, chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn và có tính tích cực hơn. Nhằm phát huy
thương hiệu của làng nghề thủ công, đặc biệt là làng nghề gốm, việc giao thương với
nước ngoài sẽ giúp cho những sản phẩm của làng nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong nền
kinh tế của nước nhà.
Hiện nay, các nhà bảo tàng, các nhà đầu tư hiện này đang quan tâm đến tiềm năng
phát triển của các di sản văn hóa dân tộc, các buổi trưng bày, triển lãm kết hợp với lễ
hội, du lịch góp phần truyền bá thơng tin của các di sản văn hóa. Điển hình là buổi triễn
lãm được tổ chức vào ngày 19/11, tại bảo tàng Lịch sử quốc gia với chuyên đề “ Gốm
Việt Nam – Một truyền thống riêng biệt – nhìn từ sưu tập An Biên”. Tại đây, chúng ta

có thể thấy được sự xuất hiện của dòng gốm hoa lam với nhiều hình dáng khác nhau
như ấm đào, dĩa,... ngồi ra với khoảng 70 hiện vật tiêu biểu được lựa chọn từ bộ sưu
tập cổ vật An Biên của nhà sưu tập Trần Đình Thăng (Hải Phịng) và một số hiện vật
của Bảo tàng Lịch sử quốc gia được trưng bày, đây là dịp giới thiệu tới công chúng
triển lãm bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị mỹ thuật cao trải dài suốt gần
2.000 năm tồn tại trong lịch sử nghệ thuật và phát triển của gốm Việt Nam, từ đó nâng
cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.

16


Hình 6: Các đại biểu tham quan triển lãm. Nguồn: baonga.com

Việc các nhà đầu tư, nghiên cứu,bảo tàng, nhiều bộ sưu tập cá nhân mở các cuộc
trưng bày, triển lãm, hội chợ, giao lưu, đấu giá ngày một nhiều hơn đã góp phần nâng
cao nhận thức của nhân dân về giá trị di sản văn hóa dân tộc, khơi dậy lịng tự hào, tự
tơn dân tộc của các tầng lớp nhân dân.Cơng chúng cũng đón nhận và trân trọng, góp
phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
của đất nước.
Tuy bên cạnh những chuyển biên tích cực đó, mặc dù trước đây pháp luật không
thừa nhận sở hữu tư nhân di sản cổ vật gốm Việt Nam và nghiêm cấm mọi hành vi mua
bán, trao đổi cổ vật nhưng vẫn tồn tại một thị trường “đen” về hành vi này. Điều đó gây
ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật của Việt
Nam. Nhiều cổ vật gốm của Việt Nam được các “dân buôn” bán với giá trị cao và phần
lớn người sưu tầm là người nước ngoài. Riêng cổ vật gốm sứ, việc đào bới, trục vớt trái
phép cổ vật ở trong lòng đất và dưới biển cũng gia tăng không ngừng, đặc biệt, hiện
tượng tranh giành, mua bán, lừa đảo cổ vật gốm sứ diễn ra một cách cơng khai, có khi
17



rất sôi động, trái với những quy định của pháp luật đã đưa ra, tạo nên sự không lành
mạnh trong thị trường hàng hóa văn hóa. Việc bng lỏng quản lý khiến cho các hoạt
động “buôn bán đen” diễn ra dễ dàng hơn, mặc nhiên trở thành hàng hóa bị tiêu thụ
một cách trái phép. Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng đến việc Việt Nam bị thất thoát một
khối lượng khơng nhỏ di sản cổ vật nói chung và di sản gốm cổ nói riêng, nhà nước
phải bỏ ra rất nhiều tiền để mong mua lại những cổ vật của dân tộc mình.
Khơng những vậy, hiện nay vẫn cịn một số bảo vật của Việt Nam được bảo tồn tại
các bảo tàng nước ngoài. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa vốn có của các di sản văn hóa nới chúng và các di sản gốm
sứ nói riêng.

18


KẾT LUẬN
Gốm hoa lam kế thừa những kỹ thuật của gốm thời Lý, Trần nhưng vẫn không mất
đi sự sáng tạo của mình. Dịng gốm hoa lam cũng tồn tại song song với các loại gôm
khác như gốm men nâu, gốm xanh men ngọc, những dòng gốm này đều tồn tại song
song, giữa chúng cịn có những mối quan hệ gắn bó khơng chỉ về hình dáng mà cịn có
cả màu men và hoa văn. Sự kết hợp sáng tạo này đã tạo nên sự khác biệt giữa dòng
gốm hoa lam đối với các loại dòng gốm khác.
Trong suốt dòng chảy lịch sử, trên nền tảng của gia trị truyền thống, gốm hoa lam đã
không ngừng phát triển và biến đổi riêng biệt theo từng thời kỳ, và để lại những dấu ấn
khó phai cho sự khởi đầu mới. dù có chịu ảnh hưởng bởi sự du phận từ các nền văn hóa
bên ngồi, đặc biệt là Trung Quốc – nơi được gọi là trung tâm của gốm sứ, thì dịng
gốm hoa lam cũng mang trong mình những sắc thái riêng biệt. Nhìn chung, vào khoảng
thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII, dịng gốm hoa lam cơ bản đã có lịch sử phát triển cơ bản
của nó. Dường như, thế kỷ XV đến thế kỷ XIV là thời kỳ phát triển ổn định và phồn
thịnh nhất của dòng gốm này. Dịng gốm hoa lam đã có nhiều sự đóng góp quan trọng,
nhất là việc xuất khẩu tra thị trường thương mại của nước ngoài, giúp cho đất nước

phát triển kinh tế.
Vẻ đẹp của dịng gốm hoa lam khơng chỉ nằm ở hình dáng và hoa văn trên sản phẩm
mà cịn là những giá trị văn hóa mà nó mang lại. Mà cịn là giá trị truyền thống mà nó
mang lại vô cùng lớn lao. Gốm hoa lam Việt Nam rất có ưu thế để phát triển trong hiện
tại. Mặc dù hiện nay, một số dịng gốm nước ngồi thâm nhập vào thị trường và cạnh
tranh với nhau. Thì gốm hoa lam vẫn giữ được nét truyền thống, nét đặc sắc của bản
thân và có thương hiệu cho riêng mình. Bên cạnh các làng gốm đang dân bị mai một,
làng gốm Bát Tràng – một trong hai trung tâm sản xuất gốm hoa lam ngày càng phát
triển và đem sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước.

19


Tài Liệu Tham Khảo
Bùi Minh Trí – Kerry Nguyễn – Long (2001), Gốm hoa lam Việt Nam, NXB Khoa học
Xã Hội Social Sciences Publishing House Hà Nội, tr.12
Trường Đại học Mở Hà Nội ( tháng 4 – 2020 ), Tạp chí khoa học trường Đại học Mở
Hà Nội, B101 Nguyễn Hiền – Bách Khoa Hai Bà Trưng – Hà Nội, tr.55
(truy cập ngày 13/1/2021)
(truy cập
ngày 15/11/2021)
/>cập ngày 19/11/2021)

20

(

truy




×