Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tiểu luận kỹ năng phối hợp và làm việc hiệu quả trong nhóm của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.85 KB, 28 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
-------------------------

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG PHỐI HỢP VÀ LÀM VIỆC HIỆU
QUẢ TRONG NHÓM HỌC TẬP VÀ NHÓM
NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Phan Thị Tố Oanh
Lớp: DHMK15E

Mã học phần: 420300348011

Nhóm thực hiện: 14

Trưởng nhóm
Lê Cơng Minh
Thành viên
Nguyễn Thị Minh Thư
Nguyễn Đình Chương
Nguyễn Thị Xn Thùy

TP HCM, THÁNG 06 NĂM 2021


LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới cô Phan Thị Tố Oanh - Giảng viên môn
Kỹ năng giao tiếp - Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã


dành thời gian quý báu cho chúng em cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho bài tiểu
luận của nhóm để nhóm đạt được kết quả tốt nhất.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu - Trường Đại Học Cơng Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh đã cung cấp cho chúng em điều kiện tốt nhất trong việc giảng dạy,
đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên được cọ xát thực tế, bổ sung kinh nghiệm cũng
như kiến thức cho chuyên môn sau này.
Chúng em mong sẽ nhận đươc sự đóng góp ý kiến của Cơ.
TP HCM, tháng 6 năm 2021
Nhóm thực hiện

Nhóm 14


MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................. 2
5. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................ 2
5.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................. 2
5.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ CỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm:
1.1 Kỹ năng......................................................................................................................................... 3
1.2 Phối hợp ....................................................................................................................................... 3
1.3 Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm ................................................................................................... 4
2. Đặc điểm ............................................................................................................................................ 4
3. Vai trò của phối hợp ......................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KỸ NĂNG PHỐI HỢP VÀ LÀM VIỆC TRONG NHÓM HỌC TẬP
VÀ NHÓM NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN
1. Thực trạng ......................................................................................................................................... 5
1.1 Mức độ quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và nghề nghiệp của sinh
viên .................................................................................................................................................... 6
1.2 Mức độ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và nghề nghiệp của sinh
viên .................................................................................................................................................... 7
1.3 Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng làm việc
nhóm .................................................................................................................................................. 8
1.4 Mức độ thực hiện của sinh viên về các kỹ năng trong kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và
làm việc .............................................................................................................................................. 9
1.5 Thực trạng mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên....................... 10
2. Nguyên nhân .................................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN ................. 12
PHẦN III: KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 13


PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Ngày nay, đất nước ngày càng phát triển, việc nâng cao chất lượng và bồi
dưỡng nhân tài là một vấn đề hoàn toàn cấp thiết; với việc nâng cao chất lượng đào
tạo, sinh viên cần phải năng động và sáng tạo trong các hoạt động như học tập, làm
việc,...Hơn thế nữa, sinh viên cần phải có những kỹ năng cần thiết trong quá trình
học và làm việc. Một trong những kỹ năng quan trọng của sinh viên bậc đại học đó
là kỹ năng phối hợp.
Hầu hết các sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng, lợi ích của kỹ năng
phối hợp trong học tập và làm việc đem lại, chưa có tính tự giác, tinh thần hợp tác
cao trong khi làm việc tập thể, sinh viên còn lơ là việc học tập, chưa có kỹ năng
phối hợp. Bên cạnh đó, tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không hiệu quả
trong học tập, công việc, chưa phát huy được khả năng của từng cá nhân,...Việc

phối hợp với nhau trong học tập và làm việc sẽ giúp sinh viên kết hợp nhuần
nhuyễn giữa kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng xã hội, giúp sinh viên vừa trau
dồi kiến thức chuyên môn vừa nâng cao các kỹ năng xã hội cho bản thân mình. Vì
vậy, kỹ năng phối hợp là hết sức cần thiết đối với sinh viên trong xã hội hiện nay.
Từ những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài "Kỹ năng phối
hợp và làm việc hiệu quả trong nhóm học tập và nhóm nghề nghiệp hiện nay của
sinh viên” là mong muốn các sinh viên hiểu hơn về kỹ năng phối hợp quan trọng
như thế nào trong xã hội hiện nay, thông qua đó chúng em sẽ tìm hiểu về những
khó khăn mà các sinh viên thường gặp phải trong quá trình làm việc nhóm, cơng
việc và đưa ra một số biện pháp giúp các sinh viên có thể khắc phục được những
trở ngại, giúp các bạn có thể thuận lợi và dễ dàng hơn trong q trình làm việc
nhóm trong học tập và công việc sau này.

1


2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng phối hợp và làm việc nhóm của sinh viên, từ đó đưa
ra một số giải pháp để nâng cao, giúp đỡ các bạn tham gia vào q trình làm việc
nhóm hiệu quả hơn, khơi dậy khả năng tiềm tàng, tính sáng tạo của sinh viên. Tăng
cường tính hợp tác của sinh viên để có nhiều động lực hồn thành cơng việc, năng
suất công việc hiểu quả hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng phối hợp trong học tập và làm việc hiện
nay của sinh viên, từ đó đề xuất một số biện pháp.
- Các kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp thêm lý luận tâm lý học và thực
tiễn đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo đại học trên phạm vi cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tư liệu có sẵn.

- Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Lập những câu hỏi trắc nghiệm khảo sát
trong làm việc nhóm, những khó khăn, thuận lợi tồn tại trong làm việc theo nhóm.
- Phương pháp quan sát khoa học: Đã có những buổi tham gia hoạt động nhóm trên
lớp, các hoạt động trong trường.
5. Đối tượng nghiên cứu:
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng kỹ năng phối hợp và làm việc hiệu quả trong nhóm học tập và nhóm
nghề nghiệp hiện nay của sinh viên.

2


5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian từ 24/5/2021- 14/6/2021.
- Khách thể nghiên cứu: lựa chọn 100 sinh viên ngẫu nhiên tại trường Đại học
Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ CỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm:
1.1 Kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực
hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn
hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…
Kỹ năng là yếu tố tâm lý không thể thiếu trong đời sống hiện đại, là yếu tố quan
trọng trong các hoạt động của con người ở mọi lĩnh vực khác nhau. Kỹ năng giúp
con người thực hiện hoạt động một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và cơng
sức, đồng thời đem lại hiệu quả cao trong công việc.
1.2 Phối hợp:
Phối hợp là quá trình kết nối các hoạt động, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau của con người

nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong công tác. Sự phối hợp diễn ra
trong suốt quá trình quản lý, từ xây dựng kế hoạch, đến việc tổ chức, chỉ đạo điều
hành và kiểm tra kết quả.
Phối hợp cần cho nhiều môi trường khác nhau: kinh doanh, học tập, làm việc,…
Khi phối hợp với nhau để học tập hoặc làm việc sẽ giúp tăng hiệu quả công việc.
Mỗi cá nhân khi phối hợp học tập, làm việc với nhau họ sẽ tự nhận ra khả năng
thật của bản thân qua việc chia sẻ với nhau về kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm,…
3


từ đó họ tự nâng cao kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm,… của mình, những điều mà
cá nhân khơng thể có được khi làm việc một mình.
1.3 Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm:
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích
cực với các thành viên khác để hồn thành tốt đẹp các mục tiêu chung.
Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm đối với sinh viên là một kỹ năng rất quan trọng.
Vì khi hợp tác cùng thực hiện các cơng việc trong nhóm, từng cá nhân sẽ phải kết
hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng chuyên môn với các kỹ năng xã hội. Điều này
giúp sinh viên vừa nâng cao kiến thức chuyên môn vừa trau dồi các kỹ năng xã hội
của bản thân mình. Kỹ năng phối hợp là điều kiện cần thiết cho hoạt động học tập
và làm việc của sinh viên, nhằm tiếp thu hệ thống tri thức khoa học, chuyên ngành,
hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của người chuyên gia
tương lai. Thực hiện thành công kỹ năng phối hợp làm việc nhóm trong học tập đối
với sinh viên được coi như môi trường thực hành quan trọng giúp sinh viên có khả
năng hịa nhập tốt vào các nhóm xã hội sau khi ra trường.
2. Đặc điểm:
Bản chất của phối hợp là sự phối phối hợp hành động với nhau một cách hiệu quả.
Phối hợp cùng nhau đòi hỏi các cá nhân vừa có tính độc lập vừa có tính phụ thuộc,
sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau (để giúp nhau cùng phát triển, cùng tến bộ). Trong
quá trình phối hợp các cá nhân sẽ nỗ lực điều chỉnh, tìm kiếm các giải pháp để sao

cho phát huy cao nhất sức mạnh của từng cá nhân, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất
cho sản phẩm chung của cả nhóm. Do vậy có thể hiểu phối hợp khơng đơn thuần là
làm việc nhóm cùng nhau mà là sự nỗ lực gắn kết, sự phối hợp, sự cộng tác của
từng cá nhân mọt cách tự giác, tự nguyện và hướng tới việc hoàn thiện các nhiệm
vụ chung. Trong quá trình nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để có thể cùng làm việc
hiệu quả, kinh nghiệm, kỹ năng của từng cá nhân cũng đưược hồn thiện. Tính
hiệu quả của phối hợp hành động thể hiện ở những nỗ lực đề cùng làm việc với
nhau của từng thành viên, nỗ lực phát huy điểm mạnh của từng thành viên và nỗ
4


lực để tạo sự cân bằng, hạn chế mâu thuẫn trong sự đa dạng của các khác biệt cá
nhân. Nhóm làm việc hiệu quả khi nó phát huy được tồn bộ sức mạnh của mỗi
thành viên trong nhóm. Nhóm khơng phải là phép cộng đơn thuần của các cá nhân
riêng lẻ, mà là phép cộng hưởng sức mạnh của cá nhân. Nhờ hoạt động nhóm mà
sức mạnh của mỗi cá nhân được tăng lên gấp bội lần nhờ sự hỗ trợ của các thành
viên khác trong nhóm.
3. Vai trị của phối hợp:
Phối hợp là công cụ tạo nên:
- Thống nhất ý chí và hành động của mỗi cá nhân, tổ chức.
- Gắn kết giữa các cá nhân, tổ chức với nhau.
- Đồng bộ thống nhất trong quản lý để nâng cao hiệu quả trong học tập.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KỸ NĂNG PHỐI HỢP VÀ LÀM VIỆC
TRONG NHÓM HỌC TẬP VÀ NHÓM NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY CỦA
SINH VIÊN
1. Thực trạng:
Để nghiên cứu thực trạng việc kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay,
nhóm 14 đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 100 sinh viên thuộc các Khoa khác nhau
của Trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và sử dụng một số

phương pháp để nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp
quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp trò chuyện, phương
pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê xử lý số liệu. Để tìm hiểu thực trạng kỹ
năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc của sinh viên Trường Đại học Cơng
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh một cách chính xác và đầy đủ nhất, đề tài đã khảo
sát về mức độ quan trọng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên, mức độ quan tâm
đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, nhận thức về mức độ cần thiết và mức
5


độ thực hiện của các kỹ năng bộ phân và thành phần kỹ năng, mức độ sử dụng kỹ
năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc của sinh viên.
1.1 Mức độ quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và nghề
nghiệp của sinh viên:
Kết quả mức độ đánh giá của sinh viên về vai trị của kỹ năng làm việc nhóm trong
học tập và nghề nghề nghiệp được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ: Mức độ quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và nghề
nghiệp của sinh viên

Từ kết quả trên có thể nhận thấy, có 71% sinh viên lựa chọn mức độ rất quan trọng
và có 21% sinh viên lựa chọn mức độ quan trọng. Nhìn chung khi tham gia học
theo nhóm, sinh viên đã nhận thức rõ nếu khơng có kỹ năng, mọi người khó có thể
làm việc chung với nhau. Vì để giải quyết nhiệm vụ học tập và làm việc của nhóm,
mỗi người phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình là gì?. Nếu khơng, khi
làm việc nhóm với nhau thì đó chỉ là hình thức, khơng đem lại hiệu quả gì, kết quả
là khơng hồn thành nhiệm vụ và nhóm cũng có nguy cơ tan rã.

6



Mức độ đánh giá tiếp theo là mức độ bình thường với số lượng sinh viên lựa chọn
chiếm tỉ lệ 8% đứng thứ 3. Điều đó cho thấy chỉ có một số ít sinh viên chưa đánh
giá đúng vai trị của kỹ năng làm việc nhóm, các bạn có thể chưa hiểu biết hoặc
hiểu biết chưa đúng về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc.
Qua khảo sát trực tiếp một số sinh viên, sinh viên cho rằng khi phối hợp làm việc
nhóm giúp các bạn được san sẻ công việc, học hỏi kiến thức nhiều hơn từ các bạn
khác và nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân. Nếu làm việc độc lập một mình
thì sẽ khơng biết là mình giỏi hay yếu, cảm thấy rất áp lực và không biết chia sẻ
cùng ai, ý tưởng cũng bó hẹp. Chính vì vậy, sinh viên cần nhận thấy được vai trò,
tầm quan trọng cũng như những tác dụng và động cơ của kỹ năng làm việc nhóm
trong học tập một cách đúng đắn và lâu dài.
1.2 Mức độ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và
nghề nghiệp của sinh viên:
Biểu đồ: Mức độ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và
nghề nghiệp của sinh viên

7


Kết quả khảo sát trên cho thấy số sinh viên lựa chon mức độ quan tâm và rất quan
tâm đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập chiếm tỷ lệ cao. Mức
độ quan tâm chiếm 27%, rất quan tâm chiếm 65% sinh viên lựa chọn. Chỉ có 8%
sinh viên đơi khi quan tấm đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Qua trao
đổi, các bạn sinh viên cho biết trong q trình làm việc nhóm các bạn gặp rất nhiều
khó khăn khơng biết làm thế nào để tập hợp các thành viên tham gia, một số sinh
viên ý thức và trách nhiệm còn kém,… Và sinh viên rất mong muốn được rèn
luyện về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc để đạt kết quả tốt hơn
chính vì vậy mức độ rất quan tâm và quan tâm được đánh giá rất cao.
Một trong những phương pháp học tập nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo,
nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu…thì học nhóm đối với sinh viên là điều

tất yếu. Nhưng nếu học theo nhóm, mà bản thân sinh viên lại khơng biết cách hịa
nhập với mọi người, khơng biết cách trình bày ý tưởng hay khơng biết chấp nhận
và lắng nghe người khác…thì cũng khơng thể phát huy được tối đa vai trị tích cực
của mình.
1.3 Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần
trong kỹ năng làm việc nhóm:
Nhằm tìm hiểu sâu hơn mức độ đánh giá và thực hiện của sinh viên về các nhóm
kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc, nhóm đã tập trung nghiên cứu 5
nhóm kỹ năng cơ bản và để sinh viên tự đánh giá theo 3 mức độ biểu hiện.
Kết quả nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần
trong kỹ năng làm việc nhóm được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ: Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng bộ phận
trong kỹ năng làm việc nhóm

8


Từ kết quả trên cho thấy, hầu hết các sinh viên được khảo sát nhận thức được mức
độ rất cần thiết và sự quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm. Phối hợp trong
làm việc nhóm rất quan trọng, có vai trị gắn kết các thành viên trong nhóm gần
nhau hơn, giải quyết công việc tốt hơn, thể hiện được tinh thần đồn kết của nhóm.
1.4 Mức độ thực hiện của sinh viên về các kỹ năng trong kỹ năng làm việc
nhóm trong học tập và làm việc:
Biểu đồ: Mức độ thực hiện của sinh viên về các kỹ năng bộ phận trong kỹ năng
làm việc nhóm trong học tập và làm việc

9


Theo kết quả khảo sát ở biểu đồ trên, sinh viên thực hiện 5 kỹ năng thành phần

chiếm tỷ lệ cao ở mức độ chưa thành thạo. Điều này cho thấy, kỹ năng làm việc
nhóm của sinh viên chưa thực sự hiệu quả bởi việc thực hiện các thành phần kỹ
năng hỗ trợ còn chưa thành thạo, còn lúng túng dẫn đến tình trạng kết quả cơng
việc khơng được cao.
Chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức độ chưa thành thạo là kỹ năng thảo luận với hơn 50%
sinh viên được khảo sát. Trong q trình làm việc nhóm, mọi người chỉ đưa ra ý
kiến qua loa, thậm chí một số sinh viên cịn làm việc riêng hoặc im lặng khơng đưa
ra bất kì ý kiến gì để thể hiện quan điểm hay phản hồi trong khi thảo luận. Dẫn đến
tình trạng trì trệ cơng việc và khơng đưa ra được hướng giải quyết cho nhóm.
Tiếp đến là kỹ năng lập kế hoạch, số lượng sinh viên thành thạo chiếm tỉ lệ thấp là
những sinh viên là cán bộ, nhóm trưởng hay tham gia các hoạt động thực hiện. Vì
vậy, có hơn 50% sinh viên chưa thành thạo kỹ năng này.
Kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng hợp tác có tỷ lệ số sinh viên thực hiện ở mức
độ thành thạo gần bằng với kỹ năng lắng nghe. Tuy nhiên, số lượng sinh viên thực
hiện ở mức độ chưa thành thạo của kỹ năng hợp tác lại cao hơn so với kỹ năng
lắng nghe. Do đó, nếu sinh viên khơng được rèn luyện thường xun các kỹ năng
này thì sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực và độc lập trong q trình làm việc nhóm và
làm cho kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên bị giảm sút.
1.5 Thực trạng mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh
viên:
Biểu đồ: Mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc của
sinh viên

10


Kết quả khảo sát ở cho thấy, có 60% sinh viên chọn mức độ sử dụng rất nhiều,
27% chọn mức độ sử dụng nhiều. Mức độ bình thường chiếm 11%, số sinh viên
khơng sử dụng nhiều chiếm rất ít 2%.
Như vậy, số sinh viên cho rằng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở

mức rất nhiều và nhiều. Với môi trường học tập ở đại học, phát huy tối đa năng lực
tự học, tự nghiên cứu, khả năng ứng xử giao tiếp, sinh viên bắt đầu làm quen với
hình thức làm việc nhóm, một trong những cách thức dạy và học phổ biến ở đại
học. Khi làm việc nhóm, sinh viên phải trang bị cho mình một số kỹ năng cần thiết
như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng trao đổi thảo luận…Khi mỗi
thành viên có kỹ năng làm việc nhóm sẽ trở thành động lực và khơng có gì là khó
khăn. Với mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm cao sẽ giúp sinh viên có thể rèn
luyện được nhiều kỹ năng khác tốt và thành thạo hơn.
2. Nguyên nhân:
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên như trên thường do nhiều yếu tố.
Đó có thể là do yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan.
* Yếu tố chủ quan (ngun nhân chủ quan)


Khơng có tinh thần trách nhiệm, khơng có thái độ hợp tác cùng mọi người



Lười biếng, ỉ lại, đùn đẩy, so bì, tỵ nạnh nhau
11




Bất đồng ý kiến



Cái tôi quá cao, bảo thủ, không có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.
Khơng chịu thấu hiểu, cảm thơng với người khác




Thiếu sự chủ động khi làm việc cùng các thành viên khác



Thiếu sự gắn kết, hòa nhập với mọi người, chia bè kéo cánh gây mất đồn
kết nội bộ



Khơng biết cách hồn thành cơng việc



Nhận thức chưa đúng, đầy đủ về nhóm và cách làm việc nhóm

* Yếu tố khách quan (ngun nhân khách quan)


Nhóm trưởng khơng có kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt mọi người, bảo thủ, áp
đặt



Nhóm khơng thống nhất được các ngun tắc để cùng làm việc




Nhóm khơng có giờ giấc, kỷ luật



Nhóm trưởng khơng phân cơng rõ ràng cơng việc cho các thành viên



Các thành viên khơng tập trung vào cơng việc, thường xuyên ăn uống, nói
chuyện, dùng điện thoại giải trí,…

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG LÀM VIỆC
NHÓM CỦA SINH VIÊN
* Đối với nhà trường, giáo viên:


Thường xun tổ chức các buổi thảo luận nhóm, làm việc nhóm



Xây dựng các đề tài, bài tập nhóm đa dạng, phong phú



Nâng cao nhận thức về nhóm và tầm quan trọng, hiệu quả của cách làm
việc nhóm



Giáo viên cần sát sao hơn với các nhóm, đánh giá, nhận xét rõ ràng

12




Hướng dẫn các sinh viên về cách làm việc nhóm hiệu quả



Với sinh viên năm nhất, nhà trường và các thầy cơ nên chú trọng tới kỹ
năng làm việc nhóm. Khi các bạn đã quen thì những năm học sau sẽ rất dễ
dàng và làm việc đạt hiệu quả cao.

* Đối với sinh viên:


Hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm



Chủ động và tích cực trau dồi kỹ năng, rèn luyện tinh thần học tập tự chủ



Tơn trọng các thành viên trong nhóm



Gạt bỏ cái tơi cá nhân, hịa nhập cùng mọi người trong nhóm




Cố gắng hồn thành thật tốt nhiệm vụ của mình, làm việc vui vẻ, lạc
quan, nghiêm túc,…



Nhóm cần lựa chọn được nhóm trưởng có năng lực, thái độ tốt. Nhóm
trưởng cần theo dõi, nắm bắt được tình trạng của nhóm. Nhóm trưởng
cũng cần biết cách làm thế nào để mọi người phối hợp làm việc tốt, khấy
động tinh thần làm việc của mọi người,…

PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực tế sinh viên Trường Đại học Cơng Nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh bằng phiếu hỏi và phỏng vấn về thực trạng rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
của sinh viên, ta thấy rằng phần lớn sinh viên đã nhận thấy được tầm quan trọng
của kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc, cũng như quan tâm đến việc
rèn luyện kỹ năng này tuy nhiên hiệu quả của làm việc nhóm chưa cao bởi phần
lớn sinh viên còn nhận thức đầy đủ vai trò của các kỹ năng thành phần và thực hiện
thành thạo các kỹ năng này. Như vậy cho thấy rất cần những biện pháp để rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm
của sinh viên cần được nhìn nhận thẳng thắn. Có như vậy, những phương pháp cải
thiện mới thực sự đạt được hiệu quả. Có kỹ năng làm việc nhóm tốt cũng là cách
13


để rèn luyện các loại kỹ năng mềm, kỹ năng sống,… Nâng cao nhận thức cho sinh
viên về kỹ năng phối hợp làm việc nhóm hiệu quả. Tăng cường sự hỗ trợ của giảng
viên dành cho sinh viên một cách gián tiếp để góp phần cải thiện tất cả các kỹ
năng, giúp cho quá trình phối hợp và làm việc của nhóm sinh viên trong học tập và

làm việc được hiêu quả hơn.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình, tài liệu:
PHAN THỊ TỐ OANH (Chủ biên) – NGUYỄN THU HÀ – TRẦN VĂN TÂM –
VÕ THỊ THU THỦY (2019)
Giáo trình KỸ NĂNG GIAO TIẾP
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIÊP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Đường link tham khảo:
1. />2. />3. />4. />5. />

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ KỸ NĂNG PHỐI HỢP VÀ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
TRONG NHÓM HỌC TẬP VÀ NHÓM NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY CỦA
SINH VIÊN
(Trường Đại học Công Nghiệp TpHCM)
1. Bạn là sinh viên năm thứ mấy?


Năm nhất



Năm hai




Năm ba



Năm tư

2. Bạn học ngành nào?


Quản trị kinh doanh



Kế toán



Thương mại du lịch



Cơ khí



Điện tử



Cơng nghệ thơng tin




Xây dựng



Tài chính ngân hàng



Khác

3. Giới tính?


Nam



Nữ


4. Mức độ quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và nghề
nghiệp của sinh viên?


Rất quan trọng




Quan trọng



Bình thường



Khơng quan trọng

5. Mức độ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của
sinh viên?


Rất quan tâm



Quan tâm



Đôi khi



Không quan tâm

6. Mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng làm việc

nhóm:

Rất cần thiết

Cần thiết

Khơng cần thiết

Kỹ năng lập kế hoạch







Kỹ năng lắng nghe







Kỹ năng thảo luận








Kỹ năng hợp tác







Kỹ năng giải quyết vấn đề








7. Mức độ thực hiện của sinh viên về các kỹ năng bộ phận trong kỹ năng làm
việc nhóm trong học tập và làm việc:

Thành thạo Tương đối thành thạo Chưa thành thạo
Kỹ năng lập kế hoạch








Kỹ năng lắng nghe







Kỹ năng thảo luận







Kỹ năng hợp tác







Kỹ năng giải quyết vấn đề








8. Mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc của sinh
viên:


Rất nhiều



Nhiều



Bình thường



Khơng nhiều


BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT
(100 sinh viên ngẫu nhiên IUH thực hiện khảo sát)

STT
1

Câu hỏi
Bạn là sinh viên năm thứ mấy?

Năm nhất: 13

Năm hai: 65

Năm ba: 18

Số lượng

Bạn học ngành nào?

2

3

Năm tư: 4

Quản trị kinh doanh

58

Kế toán

10

Thương mại du lịch

15

Cơ khí


3

Điện tử

3

Cơng nghệ thơng tin

2

Xây dựng

3

Tài chính ngân hàng

5

Điện

1

Giới tính?

Nam: 48

Nữ: 52

Mức độ quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và nghề
4


nghiệp của sinh viên?
Rất quan trọng:

Quan trọng:

Bình thường:

Khơng quan trọng:

71

21

8

0

Mức độ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập
5

6

của sinh viên?
Rất quan tâm:

Quan tâm:

Bình thường:


Khơng quan tâm:

65

27

8

0

Mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng làm việc
nhóm:


Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Kỹ năng lập kế hoạch

72

26

2

Kỹ năng lắng nghe


74

25

1

Kỹ năng thảo luận

67

32

1

Kỹ năng hợp tác

74

25

1

Kỹ năng giải quyết vấn đề

73

25

2


Mức độ thực hiện của sinh viên về các kỹ năng bộ phận trong kỹ năng
làm việc nhóm trong học tập và làm việc:
Thành thạo
7

Tương đối

Chưa thành

thành thạo

thạo

Kỹ năng lập kế hoạch

18

28

54

Kỹ năng lắng nghe

48

22

30

Kỹ năng thảo luận


15

30

55

Kỹ năng hợp tác

18

33

49

Kỹ năng giải quyết vấn đề

16

29

55

Mức độ sử dụng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập và làm việc của
8

sinh viên:
Rất nhiều: 60

Nhiều: 27


Bình thường: 11

Khơng nhiều: 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 2 (2020-2021)
Mơn: Kỹ năng giao tiếp
Nhóm: 14
Buổi làm việc lần thứ: 1
1. Địa điểm làm việc: Online thông qua phần mềm Zoom
2. Thời gian làm việc: từ 8 giờ đến 11 giờ, ngày 28 tháng 05 năm 2021
3. Thành phần:
- Chủ trì: Lê Cơng Minh (Nhóm trưởng)
- Thư ký: Nguyễn Thị Xuân Thùy
- Thành viên: Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Đình Chương
Vắng: 0
4. Nội dung cơng việc:
- Nhóm trưởng Lê Cơng Minh đề nghị cả nhóm thảo luận đề tài trong 15 phút.
- Bạn Nguyễn Thị Minh Thư trình bày khái qt nội dung của đề tài.
- Nhóm trưởng phân công:
+ Bạn Lê Công Minh, Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Xuân Thùy phụ
trách tìm hiểu nội dung đề tài tiểu luận.
+ Bạn Nguyễn Đình Chương phụ trách tổng hợp nội dung vào file word.
- Công việc cho buổi họp nhóm lần sau là tổng hợp nội dung và trao đổi ý kiến.



- Tất cả thành viên khơng có ý kiến gì thêm.
- Thư ký Nguyễn Thị Xuân Thùy ghi nhận lại biên bản cuộc họp.
5. Cuộc họp kết thúc lúc: 11 giờ, ngày 28 tháng 05 năm 2021.

Tp.HCM, ngày 28 tháng 05 năm 2021
Trưởng nhóm

Thư Ký

Lê Cơng Minh

Nguyễn Thị Xn Thùy

LẦN 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 2 (2020-2021)
Mơn: Kỹ năng giao tiếp
Nhóm: 14
Buổi làm việc lần thứ: 2
1. Địa điểm làm việc: Online thông qua phần mềm Zoom
2. Thời gian làm việc: từ 13 giờ 30 đến 15h giờ, ngày 04 tháng 06 năm 2021


×