Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.9 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC ................................................................. 1
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................. 1
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH
MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC QUA TÁC PHẨM: BÁO CÁO VỀ BẮC KỲ, TRUNG
KỲ VÀ NAM KỲ; ĐÔNG DƯƠNG 1 VÀ ĐÔNG DƯƠNG 2 ............................................ 2
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc ....................................... 2
2.1.1. Nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa ........................................................................ 2
2.1.2. Mục tiêu và của cách mạng giải phóng dân tộc ......................................................... 3
2.2. Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vơ sản mới
giành được thắng lợi hồn tồn ......................................................................................... 3
2.3. Cách mạng giải phóng dân tộc thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo .... 4
2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đồn kết tồn dân, trên cơ sở liên
minh cơng nơng ................................................................................................................... 5
2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc .......................................... 7
2.6. Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo
lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang ................................................ 8
2.7. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải gắn bó chặt chẽ với cách mạng
thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới trên cơ sở tự lực cánh sinh ........................ 10
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 12



1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lý luận
Tháng 07/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được “Luận cương về những vấn đề dân tộc và
thuộc địa” của Lênin. Từ đây Người sáng tỏ được nhiều điều và đã tìm ra con đường giải
phóng dân tộc mình. Người rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng
có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Đó là con đường cách mạng dân
chủ tư sản kiểu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ Đế
quốc và Phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó
tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cápa công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh
thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng
con người. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành cơ sở lý luận cho hệ tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung và về cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, bắt đầu đặt chế độ đô hộ hà khắc lên nhân
dân ta, bóc lột, cướp bóc trắng trơn của cải của nhân dân. Từ đó, đất nước lầm than, nhân
dân đói khổ. Đã có nhiều phong trào cách mạng nổ ra nhằm đánh đuổi Thực dân Pháp, đánh
đổ triều đình phong kiến nhà Nguyễn bất tài nhưng tất cả đều đi vào bế tắc. Trước tình cảnh
đó, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Trong suốt hơn
30 năm bơn ba nước ngồi, Người đã xây dựng được con đường cứu nước cho dân tộc ta,
đưa dân tộc thoát khỏi tối tăm, cùng khổ.
Để đúc kết được con đường cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã phải rút ra những bài học, đường lối từ các cuộc cách mạng công nhân của Pháp, và cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917, bên cạnh đó là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa trên thế giới. Người đã phân tích đường lối, nguyên nhân thắng lợi và thất bại để
nâng lên thành quan điểm giải phóng dân tộc của mình. Đồng thời dựa trên cơ sở thực tiễn
cách mạng Việt Nam với sự phát triển của phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở

nước ta.


2
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH
MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC QUA TÁC PHẨM: BÁO CÁO VỀ BẮC KỲ, TRUNG
KỲ VÀ NAM KỲ; ĐÔNG DƯƠNG 1 VÀ ĐÔNG DƯƠNG 2
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc
2.1.1. Nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
*Trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, phần II B. Cuộc đấu tranh giai
cấp:
Về mặt giai cấp, Nguyễn Ái Quốc cho rằng, ở Đông Dương cũng như ở Trung Quốc và
Ấn Độ,… tuy có sự phân hố giai cấp, nhưng không sâu sắc và triệt để như ở phương Tây.
Sự đối lập về tài sản: “nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng khơng có tài sản gì
lớn”, phương tiện sinh hoạt và mức sống: “nơng dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết
thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa” giữa địa chủ và nông dân, giữa tư sản
và cơng nhân khơng lớn: “Người thì cam chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự
tham lam của mình.” do đó sự xung đột về quyền lợi của họ khơng những khơng quyết liệt
mà cịn được giảm thiểu. Người cũng khẳng định: “Điều đó, khơng thể chối cãi được”.
Về mặt xã hội, Nguyễn Ái Quốc còn bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng
dân tộc học phương Đơng, thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình khơng thể có
được, đó chính là nêu vấn đề các dân tộc Viễn Đơng, trong đó có Việt Nam, trong lịch sử
khơng trải qua chế độ nô lệ và chế độ phong kiến nông nô như sự phân tích của C. Mác về
sự phát triển các xã hội.
Chế độ phong kiến ở Việt Nam khơng có chế độ lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nơng
nơ, khơng có cát cứ lâu dài và tầng lớp tăng lữ, chứa đựng nhiều yếu tố dân chủ và tính tự
trị của làng xã. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải chống ngoại xâm,
phải huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành thắng lợi, nên có tính cố kết
cộng đồng bền vững. “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”.
Do vậy, cũng không thể áp dụng rập khuôn lý luận đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác.

Ở các nước thuộc địa, nông dân là nạn nhân chính bị bóc lột bởi chủ nghĩa đế quốc. Nơng
dân có hai u cầu: độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng yêu cầu độc lập dân tộc luôn được


3
đặt cao hơn so với yêu cầu ruộng đất. Hay nói cách khác, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
thuộc địa là: “Đấu tranh chống lại thực dân xâm lược, giành lại độc lập dân tộc”.
2.1.2. Mục tiêu và của cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực
dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.
Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của
mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của tồn dân tộc. Đó là những mục tiêu của chiến lược
đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải
phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân.
2.2. Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vơ sản mới
giành được thắng lợi hồn tồn
*Trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ
Từ thực tiễn các nước thuộc địa phương Đông và Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đặt vấn
đề cần vận dụng sáng tạo lý luận của Mác vào thực tiễn của mỗi nước, từ đó bổ sung và
phát triển chủ nghĩa Mác. Người nhận định Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một
triết lý nhất định của lịch sử nhưng là lịch sử châu Âu, mà châu Âu chưa phải là tồn thể
nhân loại. Do đó, cần “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng
dân tộc học phương Đơng”. Từ tình trạng các nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở phương
Đông, ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc nêu lên nhiều vấn đề lý luận làm cơ sở cho đường lối
và phương pháp giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản.
Đầu tiên, rút kinh nghiệm từ những thất bại bắt nguồn từ một nguyên nhân chung chính
là chưa tìm được đường lối đấu tranh đúng đắn do còn ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng phong
kiến hay hệ tư tưởng tư sản. Người đúc kết được rằng cần phải xác định rõ nhiệm vụ của
cuộc đấu tranh là giải quyết những mâu thuẫn cơ bản nào, cần phải tập hợp lực lượng toàn
dân tộc để triệt để mâu thuẫn ấy.

Sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của Hồ Chí Minh cịn thể hiện ở việc xác định kẻ thù
chung của khơng chỉ cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa mà cịn là cách mạng vơ
sản ở chính quốc chính là chủ nghĩa đế quốc thực dân. Để có thể chiến thắng hồn tồn chủ
nghĩa đế quốc thì phải phối hợp chặt chẽ giữa hai cách mạng.


4
2.3. Cách mạng giải phóng dân tộc thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
*Trong tác phẩm Đông Dương in trên Tạp chí La Revue Communiste, số 15, tháng 5-1921:
Hồ Chí Minh đã đưa ra một loạt ví dụ rất cụ thể và thuyết phục về tính khả thi của chế
độ cộng sản ở châu Á nói chung và Đơng Dương nói riêng:
Đầu tiên là Nhật Bản, “nước duy nhất mắc phải một cách trầm trọng nhất chứng bệnh
truyền nhiễm là chủ nghĩa tư bản đế quốc”, đã thành lập một đảng xã hội nhằm “phá tan
chủ nghĩa tư bản” – thứ mà theo Hồ Chí Minh chính là “vực thẳm của hiện tượng phương
Tây hố khơng thể cứu vãn nổi”. Mặc dù bị chính phủ Thiên hồng đàn áp, phong trào công
nhân của Nhật Bản do Đảng Xã hội Nhật Bản lãnh đạo phát triển khá nhanh. Bên cạnh đó,
Người cịn đề cập đến tính chất “vừa thức tỉnh” của phong trào công nhân ở Nhật Bản bên
cạnh châu Âu và châu Mỹ, hàm ý muốn nói đến tính thời đại mới trong cách mạng giải
phóng dân tộc.
Tiếp theo là Trung Quốc – “con bò sữa của tư bản Âu, Mỹ”. Hồ Chí Minh có dẫn về sự
thành lập chính quyền của Tơn Trung Sơn – người mà sau này đã đề xuất và phát triển chủ
nghĩa Tam Dân ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam.
Châu Á đau khổ:
Triều Tiên nghèo đói đang ở trong tay của chủ nghĩa tư bản Nhật và Ấn độ đơng dân,
giàu có nhưng bị đè nặng dưới ách bóc lột Anh. Cả hai quốc gia này đang chuẩn bị từ từ
nhưng khôn khéo cho cuộc đấu tranh tối cao và giải phóng sau khi được ảnh hưởng bởi một
cuộc cổ động cách mạng.
Cuối cùng là Đơng Dương! Hồ Chí Minh lên án mạnh mẽ tội ác bóc lột của chủ nghĩa
tư bản Pháp tại Đông Dương để làm giàu cho một số cá mập, từ đại diện cho một bộ phận
đại gia trên thương trường vẫn đang được sử dụng cho đến nay. Người đưa ra rất nhiều dẫn

chứng cũng như số liệu cụ thể như “đưa người Đông Dương vào chỗ chết trong cuộc chém
giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì àm chính họ khơng hề biết”, “dìm họ trong ngu
dốt”,… và “20 triệu dân bị bóc lột tàn nhẫn trong tay một nhúm kẻ cướp thực dân”.
Người đưa ra lý do lịch sử nhằm chứng minh luận điểm “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập
vào châu Á dễ dàng hơn là châu Âu” từ 5000 năm trước của chế độ tỉnh điền, Triều đại nhà
Hạ với chế độ lao động bắt buộc cho đến Khổng Tử vĩ đại và học trò Mạnh Tử với thuyết


5
đại đồng. Người cũng khẳng định Tự do chính là điều kiện cơ bản nhất để trở thành cộng
sản, để hành động, để lật đổ ách của những kẻ bóc lột.
*Trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ,
Phân tích những mặt yếu kém cũng như tiềm năng cách mạng các giai cấp xã hội dựa
trên điều tra dân số năm 1921, Hồ Chí Minh cũng có nhận định: Cơng nhân: “ít ngu dốt và
cam phận hơn (nơng dân). Biết chống đối nhưng hồn tồn thiếu tổ chức”.
Dõi theo dòng lịch sử, dễ dàng nhận thấy các lực lượng lãnh đạo cách mạng giải phóng
dân tộc trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (năm 1930) đều thất bại do chưa có một
đường lối đúng đắn, chưa có một cơ sở lý luận dẫn đường.
Thấm nhuần tư tưởng Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng giải phóng dân
tộc muốn thành cơng phải có Đảng đại diện cho giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Đảng có vững,
cách mạng mới thành cơng. Đảng của giai cấp công nhân được trang bị lý luận Mác – Lênin,
lý luận cách mạng và khoa học mới đủ sức để ra chiến lược và sách lược giải phóng dân
tộc theo quỹ đạo cách mạng vơ sản, đó là tiền đề đầu tiên đưa cách mạng giải phóng dân
tộc đến thắng lợi.
2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên
minh công nông
Trên cơ sở kế thừa và phát huy chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách
mạng muốn thắng lợi phải đoàn kết toàn dân, phải làm cho sĩ, cơng, nơng, thương đều nhất
trí chống lại cường quyền.” Trong đó lấy cơng nơng là người chủ cách mệnh, là gốc cách
mệnh.

*Trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, phần II A. Các giai cấp xã hội:
Người đã phân tích những yếu kém của các giai cấp xã hội đương thời nhưng song song
đó là nhận định về tiềm năng cách mạng của họ:
• Tầng lớp ưu tú: “khơng có uy tín gì đối với quần chúng và có xu hướng mất dần cùng
với thế hệ cũ”
• Tiểu tư sản:
❖ Nơng thơn: “nhận thức lạc hậu và khơng có vị trí trong q trình phát triển của đất
nước”.


6
❖ Thành thị: “truyền bá vô ý thức nhưng rất nhanh chóng trong nhân dân nền văn minh
vật chất của phương Tây”
• Quần chúng:
❖ Nơng dân: “dốt đặc, vơ tổ chức và cam phận”
❖ Cơng nhân: “ít ngu dốt và cam phận hơn. Họ bắt đầu biết chống đối. Nhưng họ cịn
hồn tồn thiếu tổ chức”
❖ Bồi: “hiện đại nhất. Tiếp xúc hàng ngày với Tây, những tên mà họ ăn cắp và khinh
rẻ”.
❖ Phu kéo xe: “đáng được đặt biệt chú ý. Đông đảo và khốn khổ nhất. Đội quân làm
cách mạng trong tương lai”.
❖ Quân đội: “quân đội bản xứ là nơi có thể cung cấp những người cách mạng”.
• Phụ nữ:
❖ Thành thị: “bắt đầu hiện đại hố”
❖ Nơng thơn: “vẫn ngu dốt, có phần mê tín và hồn tồn vơ tổ chức và cam phận”
• Người Hoa ở Đơng Dương: “những người trung lưu có thể giúp ích, những người dân
chủ đã trở thành cộng sản”.
Người cũng khẳng định “Âm mưu đáng sợ” của chính quốc chính là “chia để trị”, là
“chia rẽ giới thượng lưu với quần chúng, và ngay trong giới thượng lưu, dùng thế hệ này
chống thế hệ kia; chia rẽ Đông Dương với Trung Quốc… v.v. gây nghi ngờ lẫn nhau giữa

người bản xứ, v.v..”
Để đoàn kết dân tộc, Người đã chủ trương xây dựng Mặt trận thống nhất rộng rãi để liên
kết sức mạnh toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiệm
vụ của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta là đánh đổ đế quốc và đại địa chủ phong
kiến tay sai, thực hiện song song nhiệm vụ giai cấp và nhiệm vụ dân tộc. Đảng cần phải hết
sức liên lạc với tất cả các tầng lớp như: tiểu tư sản, trí thức… để giác ngộ cách mạng cho
họ. Cịn với bọn trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam thì giữ thái độ trung lập và lợi dụng.
Đây chính là điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong khi, theo quan điểm của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, lực lượng của cách mạng chỉ là liên minh công nông, bó hẹp trong giai cấp
cơng nhân và nơng dân thì theo quan điểm của Người, lực lượng cách mạng được mở rộng
hơn ra nhiều tầng lớp, và đặc biệt là biết lợi dụng tầng lớp tiểu địa chủ, tư bản đã giác ngộ.


7
Ngoài ra những bộ phận nào đã ra mặt phản động cách mạng thì phải tiêu diệt hồn tồn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời có dạy: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức
mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”, và khi đất nước cần tận dụng tồn bộ bộ phận
“tài” thì Người đã là người tiên phong, luôn giữ một mối quan hệ ổn định mà ở đó người
tài sẽ được lợi dụng mà khơng có tiềm năng gây hoạ.
2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc
Mác – Ăngghen chưa có điều kiện bàn nhiều về cách mạng giải phóng dân tộc, các ông
mới tập trung bàn về thắng lợi của giai cấp vô sản. Năm 1919, Quốc tế Cộng sản ra đời đã
chú ý tới cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng vẫn còn đánh giá thấp vai trò của nó và cho
rằng thắng lợi của cách mạng giải phóng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vơ sản ở chính
quốc. Ngay Tun ngơn ngày thành lập Quốc tế Cộng sản có viết: “Cơng nhân và nơng dân
khơng những ở An Nam, Algeria, Bengal mà cả ở Ba Tư hay Armenia chỉ có thể giành
được độc lập khi mà công nhân ở ác nước Anh và Pháp lật đổ được Lloyd Georges và
Clemenceau, giành chính quyền nhà nước vào tay mình”. Cho đến tháng 09/1928, Đại hội
VI của Quốc tế Cộng sản vẫn cho rằng: “Chỉ có thể thực hiện hồn tồn cơng cuộc giải

phóng thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến.
Hồ Chí Minh đã vận dụng quan điểm của Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng ở chính
quốc với cách mạng giải phóng ở thuộc địa, quan điểm của Người thể hiện rõ ràng ở:
* Trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ
Nguyễn Ái Quốc đề ra Phương hướng chung: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân
danh Quốc tế Cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, thì đã lâu lắm rồi, phần
lớn thế giới sẽ Xơviết hố và lúc đó, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ quấy rối chủ nghĩa
đế quốc Pháp và bằng việc làm này, Quốc tế Cộng sản sẽ được lợi trực tiếp.”.
Đây là luận điểm quan trọng, không chỉ thể hiện sự vận dụng sáng tạo mà còn là một
bước phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ chí Minh. Tháng 06/1924, tại đại hội V
của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới
và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với
vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa… Nọc độc và sức sống của con rắn


8
độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung vào các thuộc địa”. Vì vậy, nếu khinh thường cách
mạng ở thuộc địa tức là “muốn đánh chết rắn bằng đuôi”.
Trong Điều lệ của Hội liên hiệp quốc tế, Mác viết: “Việc giải phóng giai cấp cơng nhân
phải do chính giai cáp cơng nhân giành lấy”. Vào năm 1925, khi nói với các dân tộc thuộc
địa, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Vận dụng công thức Các Mác, chúng tôi xin
nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phsong anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ
lực của bản thân anh em”.
Từ việc nhận thức được rằng, thuộc địa là khâu yếu nhất trong hệ thống của chủ nghĩa
đế quốc, cịn chủ nghĩa u nước chân chính ở thời hiện đại đã trở thành động lực của cách
mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng giải phóng ở thuộc địa
có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, rồi sau đó giúp đỡ
cho những người anh em của mình ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hồn tồn.
*Trong tác phẩm Đơng Dương in trên Tạp chí La Revue Communiste, số 15, tháng 5-1921
Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và

áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lịng tham khơng đáy,
họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện
tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em
mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hồn tồn”.
Luận điểm sáng tạo này của Người đã được thực tiễn cách mạng ở một số nước thuộc
địa và cách mạng Việt Nam chính là minh chứng xác thực nhất trong việc thực hiện, phát
triển và vận dụng linh hoạt Chủ nghĩa Mác – Lênin.
2.6. Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo
lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
* Trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ
Người nhận định về dân tộc rằng sau 10 thế kỷ nô dịch, vẫn nghĩ đến giải phóng và tiếp
tục sống một cách dũng cảm và táo bạo, sức sống và sự kiên trì của dân tộc ấy thiết tha
được tự do. Qua những cuộc chinh phục mạnh dạn, họ thể hiện tính khí hiếu chiến ẩn sâu
bên trong bề ngoài yên lành và nhẫn nhục. Nhận định này thể hiện rất rõ niềm tin của Hồ
Chí Minh về tiềm lực cách mạng cũng như khát khao được giải phóng, được tự do của nhân
dân An Nam.


9
Theo Mác, bạo lực là bà đỡ của mọi chính quyền cách mạng vì giai cấp thống trị bóc lột
khơng bao giờ tự giao chính quyền cho lực lượng cách mạng. Hồ Chí Minh dựa vào đó đã
khẳng định cách mạng bạo lực là sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân để
chống lại bạo lực phản cách mạng của bọn xâm lược cấu kết với những kẻ phản động. Quán
triệt quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, Người cho rằng việc thực
hiện phương pháp cách mạng bạo lực ở Việt Nam nghĩa là kết hợp những hình thức đấu
tranh chính trị của quần chúng nhân dân với những hình thức đấu tranh vũ trang phù hợp.
Trong phần kết luận, Hồ Chí Minh nhận định về điều kiện thắng lợi của khởi nghĩa vũ
trang ở Đơng Dương: Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải
một cuộc nổi loạn. Điều này thể hiện sự sáng tạo của Người trong việc áp dụng nguyên lý
chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường bạo lực cách mạng. Theo Người, khởi nghĩa vũ trang

khơng chỉ là dùng vũ khí, chiến đấu bằng lực lượng vũ trang, mà là nhân dân vùng dậy,
dùng vũ khí đuổi quân cướp nước. Người khẳng định đây không chỉ là một cuộc đấu tranh
quân sự đơn thuần mà đó cịn là một cuộc đấu tranh to tát về chính trị, là việc cực kì quan
trọng, làm đúng thì thành cơng, làm sai thì thất bại.
Vì cơ sở đó, con đường bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh vạch ra chính là xây dựng
lực lượng chính trị và vũ trang, trong đó trước hết phải là lực lượng chính trị. Điều này thể
hiện qua việc Người khẳng định thanh niên An Nam, những người còn thiếu kinh nghiệm
cách mạng cần phải sang Moscow học ở trường đại học miễn phí cho người phương Đơng
để tìm thấy con đường giải phóng cho Tổ quốc, khơng chỉ bồi đắp tri thức cho lực lượng
cách mạng đấu tranh chính trị mà là còn chuẩn bị cho lực lượng đấu tranh ngoại giao. Thực
hành con đường bạo lực của Người là tiến hành đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, khi
điều kiện cho phép thì thực hành đấu tranh ngoại giao, đồng thời phải biết kết hợp cả 03
hình thức đấu tranh để giành và giữ chính quyền.
Bên cạnh việc khẳng định cách mạng chỉ có thể thành cơng bằng con đường bạo lực theo
nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cũng đề cao hồ bình. Xuất phát từ tình
yêu thương con người, quý trọng sinh mệnh, Hồ Chí Minh ln tranh thủ khả năng giành
và giữ cho chính quyền ít đổ máu. Trước khi phải bắt buộc sử dụng vũ trang, Người luôn
tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết xung đột bằng đàm phán, thương lượng, thậm chí
là nhượng bộ nhưng vẫn có quy tắc. Tư tưởng bạo lực cách mạng và nhân đạo hồ bình


10
thống nhất biện chứng với nhau trong đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh. Người chủ
trương yêu nước, thương dân, u thương con người, u chuộng hồ bình, tự do, cơng lý,
tranh thủ mọi khả năng hồ bình để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể tránh
khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng bạo lực cách
mạng để giành, giữ và bảo vệ hồ bình vì lý tưởng độc lập tự do.
2.7. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải gắn bó chặt chẽ với cách mạng
thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới trên cơ sở tự lực cánh sinh
* Trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ

Hồ Chí Minh đã kết luận về điều kiện thắng lợi của khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương:
“Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương thắng lợi cần phải được nước Nga ủng hộ. Các
xơviết sẽ cung cấp vũ khí, tiền bạc và các kỹ thuật viên, các binh sĩ, các thuỷ thủ bản xứ
được đào tạo trước đó ở Moscow. Ngồi ra, nước Nga có một hạm đội khá mạnh ở Thái
Bình Dương, đủ sức ngăn cản sự can thiệp của một vài cường quốc có thoả thuận với Pháp
trong việc chống người bàn xứ”; “Cuộc khởi nghĩa phải trùng hợp với cách mạng vô sản
ở Pháp” và “Sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế
giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành được chút ít thắng lợi trong một nước nào đó, nhất
là trong một quốc gia đế quốc chủ nghĩa (nước Đức chẳng hạn) thì đó càng là thắng lợi cả
cho người An Nam”.
Quốc tế cộng sản đã khẳng định cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng Đơng
Dương nói chung là một bộ phận của cách mạng vô sản trên toàn thế giới, gắn liền với cách
mạng của các nước Pháp, Nga,… Muốn giành được thắng lợi cuối cùng, giai cấp vô sản
các nước phải liên minh với nhau để tạo thành một lực lượng thống nhất. Thấm nhuần tư
tưởng đó, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải gắn bó
chặt chẽ với phong trào giải phóng thuộc địa của các nước khác trên thế giới. Cách mạng
Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm, con đường đúng đắn ở những nơi cách mạng đã nổ ra
và thành cơng (điển hình là Cách Mạng Tháng Mười Nga), đồng thời tranh thủ được sự
giúp đỡ của các nước khác. Người đã kêu gọi các nước thuộc địa anh em thành lập Hội liên
hiệp các nước thuộc địa nhằm để tổng hợp sức mạnh chống lại đế quốc. Tuy nhiên khơng
vì thế mà đâm ra ỷ lại, phụ thuộc mà vẫn phải tự lực cánh sinh, tự lực tự cường. Tự lực
cánh sinh là một phương châm chiến lược hết sức quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn


11
sức mạnh chủ quan của dân tộc. Như vậy, cách mạng nước ta phải có sự kết hợp giữa sức
mạnh quốc tế và sức mạnh dân tộc để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù.
KẾT LUẬN
Không chỉ thấm nhuần và kế thừa Chủ nghĩa Mác – Lênin, những quan điểm của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc cịn là sự phát triển, sáng tạo dựa trên tình hình thực

tế ở các nước thuộc địa và Việt Nam. Những quan điểm của Người luôn theo sát từng chặng
đường cách mạng của nước ta, luôn là hệ tư tưởng vững chắc soi đường ch ocacsh mạng
nước ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Thông qua việc tìm hiểu những quan điểm sáng tạo của
Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta nhận thức được rõ hơn vai trò của
Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam cùng các nước thuộc địa nói riêng và
sự nghiệp cách mạng của tồn thế giới nói chung. Từ cơ sở đó, ta có thể xây dựng cho bản
thân mình một hệ tư tưởng vững chắc để có thái độ đúng đắn với những đường lối tư tưởng
của Đảng và Nhà nước.


12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.ĂngghenV.I.Lênin và Hồ Chí Minh (PGS.TS Lê Minh
Quân)
2. Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ (Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2011, tập 1, tr. 500-520)
3. Đơng Dương (Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 1, tr.
45-48, tr. 49-50).
4. Báo cáo về Đông Dương (9-1923)
5. Thư gửi Quốc tế Cộng sản (4-1924)
6. Thư gửi Quốc tế Cộng sản (9-1924)
7. Thư gửi Ban Phương Đông - Quốc tế Cộng sản (5-1928)
8. Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản (2-1930)
9. Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản (7-1940)
10. Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nhận thức cơ bản. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
11. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị quốc gia




×