Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đặc điểm tầm vóc thể lực và sinh lí của học sinh trường trung học cơ sở, là dân tộc kinh và mường trên địa bàn huyện yên lập tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

HÀ THỊ THỦY

ĐẶC ĐIỂM TẦM VĨC – THỂ LỰC VÀ SINH LÍ
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ,
LÀ DÂN TỘC KINH VÀ MƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Sinh học

Phú Thọ, 2018


ii
LỜI CẢM ƠN
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Hùng
Vương, Ban Lãnh đạo khoa Khoa học Tự nhiên các thầy cô giáo thuộc bộ
môn Sinh học khoa Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Hùng Vương đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo
hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương – người đã tận tình chỉ bảo hướng
dẫn em hồn thành kháo luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em
học sinh trường Trung học cơ sở Đồng Thịnh, Thượng Long, Thị trấn 1, Thị
trấn 2 trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ cùng bạn bè và người thân
trong gia đình đã động viên giúp đỡ để em hồn thành tốt khóa luận.
Phú Thọ, tháng 5 năm 2018


Tác giả

Hà Thị Thủy


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là của
riêng tơi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép
công bố.
Phú Thọ, ngày……..tháng……..năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hà Thị Thủy


iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa………………………………………………………...

i

Lời cảm ơn…………………………………………………………...

ii


Lời cam đoan…………………………………………………………

iii

Mục lục………………………………………………………………

iv

Danh mục từ, cum từ viết tắt…………………………………………

vii

Danh mục các bảng………………………………………………….

viii

Danh mục các hình………………………………………………….

xi

MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài………………………………………………..

1

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn…………………………


2

2.1. Ý nghĩa khoa học………………………………………..

2

2.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………..

2

3. Mục tiêu đề tài………………………………………………….
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu trong nghiên cứu……..

2
4
4

1.1.1. Các đặc điểm phát triển ở trẻ em lứa tuổi 11 - 15 tuổi

4

1.1.2. Cơ sở khoa học của một số chỉ số đánh giá thể lực…

5

1.1.3. Cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu sinh lí tuần hồn
trong nghiên cứu……………………………………………..

6


1.1.4. Cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu sinh lí dậy thì trong
nghiên cứu…………………………………………………..

7

1.2. Tình hình nghiên cứu…………………………………………

9

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới……………....... …..

9


v
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam……………………..

11

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

15

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………….

15

2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………..


15

1.1.2. Phân bố ĐTNC………………………………………

15

2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………

16

2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………..

16

2.3.1. Phương pháp luận…………………………………….

16

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu………………………….

16

2.3.3. Phương pháp phân tích và sử lí số liệu………………..

19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21


3.1. Kết quả nghiên cứu tầm vóc - thể lực của ĐTNC…………...

21

3.1.1. Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng trung bình của
ĐTNC………………………………………………………...

21

3.1.2. Kết quả nghiên cứu cân nặng trung bình của ĐTNC….

25

3.1.3. Kết quả nghiên cứu vịng ngực trung bình của ĐTNC

28

3.1.4. Kết quả nghiên cứu vịng ngực hít vào gắng sức của
ĐTNC………………………………………………………..

32

3.1.5. Kết quả nghiên cứu vịng đùi phải trung bình của
ĐTNC………………………………………………………..

35

3.1.6. Kết quả nghiên cứu vịng cánh tay phải lúc co trung
bình của ĐTNC……………………………………………...


37

3.1.7. Chỉ số pignet cuả ĐTNC………………………………

39

3.1.8. Chỉ số BMI trung bình của ĐTNC…………………….

43

3.1.9. Chỉ số QVC của ĐTNC……………………………….

46


vi
3.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh lí tuần hồn của
ĐTNC …………………………………………………………….

49

3.2.1. Kết quả nghiên cứu nhịp tim trung bình của ĐTNC…..

49

3.2.2. Kết quả nghiên cứu huyết áp của ĐTNC…………….

52


4.3. Kết quả nghiên cứu tuổi dậy thì hồn tồn của ĐTNC……….

59

4.3.1. Kết quả nghiên cứu tuổi có kinh lần đầu của nữ
ĐTNC………………………………………………………..

59

4.3.2. Kết quả nghiên cứu độ dài vòng kinh của nữ ĐTNC….

62

4.3.3. Kết quả nghiên cứu về thời gian chảy máu trong chu kì
kinh nguyệt của nữ ĐTNC…………………………………..

64

4.4.4. Kết quả nghiên cứu tuổi xuất tinh lần đầu của nam
sinh ĐTNC………………………………………………....
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66
71

1. Kết luận…………………………………………………………

71

1.1. Các chỉ số hình thái thể lực của học sinh..............................


71

1.2. Tần số tim và huyết áp động mạch của học sinh...................

71

1.3. Tuổi dậy thì hồn tồn của học sinh……………………….

71

2. Kiến nghị.....................................................................................

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

73


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố ĐTNC theo tuổi, giới tính và dân tộc ……………... 15
Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet…………………………

17

Bảng 2.3. Phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng
cho người Châu Á (IDI & WPRO)…………………………………….


18

Bảng 2.4. Phân loại thể lực theo chỉ số QVC………………………….. 18
Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình của ĐTNC theo tuổi, giới tính và
dân tộc………………………………………………………………….

21

Bảng 3.2. So sánh chiều cao đứng trung bình của ĐTNC với nghiên
cứu của các tác giả khác………………………………………………..

24

Bảng 3.3. Cân nặng trung bình của ĐTNC theo tuổi, giới tính và
dân tộc………………………………………….....................................

25

Bảng 3.4. So sánh cân nặng trung bình của ĐTNC với nghiên cứu của
các tác giả khác…………………………………………………………

28

Bảng 3.5. VNTB của ĐTNC theo tuổi, giới tính và dân tộc…………… 29
Bảng 3.6. So sánh VNTB của ĐTNC với nghiên cứu của các tác
giả khác…………………………………………………………………. 31
Bảng 3.7. Vịng ngực hít vào gắng sức của ĐTNC theo tuổi, giới tính
và dân tộc………………………………………………………………


32

Bảng 3.8. Vịng đùi phải trung bình của ĐTNC theo tuổi, giới tính và
dân tộc………………………………………………………………….

35

Bảng 3.9. Vòng cánh tay phải lúc co của ĐTNC theo tuổi, giới tính và
dân tộc………………………………………………………………….

37

Bảng 3.10. Chỉ số pignet của ĐTNC theo tuổi, giới tính và dân tộc…... 40
Bảng 3.11. So sánh chỉ số pignet của ĐTNC với nghiên cứu của các
tác giả khác……………………………………………………………..

42


ix
Bảng 3.12. Chỉ số BMI trung bình của ĐTNC theo tuổi, giới tính và
dân tộc…………

43

Bảng 3.13. So sánh chỉ số BMI của ĐTNC với một số nghiên cứu của
các tác giả khác…………………………………………………………

46


Bảng 3.14. Chỉ số QVC trung bình của ĐTNC theo tuổi, giới tính và
dân tộc……….........................................................................................

47

Bảng 3.15. Nhịp tim của ĐTNC theo tuổi, giới tính và dân tộc……….

49

Bảng 3.16. So sánh nhịp tim của ĐTNC với nghiên cứu của các tác
giả khác…………………………………………………………………

51

Bảng 3.17. Huyết áp tâm thu của ĐTNC theo tuổi, giới tính và dân
tộc……………………………………………………………………..

52

Bảng 3.18. So sánh huyết áp tâm thu của ĐTNC với nghiên cứu của
các tác giả khác…………………………………………………………

55

Bảng 3.19. Huyết áp tâm trương của ĐTNC theo tuổi, giới tính và
dân tộc…………………………………………………………………..

56

Bảng 3.20. So sánh huyết áp tâm trương của ĐTNC với nghiên cứu

của các tác giả khác……………………………………………………

58

Bảng 3.21. Tuổi có kinh lần đầu của nữ ĐTNC dân tộc Kinh…………

59

Bảng 3.22. Tuổi có kinh lần đầu của nữ ĐTNC dân tộc Mường………. 60
Bảng 3.23. Tỷ lệ HS dậy thì hồn tồn theo dân tộc…………………... 60
Bảng 3.24. So sánh tuổi dậy thì hồn tồn của nữ ĐTNC với nghiên
cứu của các tác giả khác………………………………………………..

62

Bảng 3.25. Kết quả nghiên cứu về độ dài vòng kinh của nữ dân
tộc Kinh………………………………………………………………...

62

Bảng 3.26. Kết quả nghiên cứu về độ dài vòng kinh của nữ dân
tộc Mường………………………………………………………………

63

Bảng 3.27. So sánh kết quả nghiên cứu về độ dài vòng kinh của nữ
ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác……………………………

64



x
Bảng 3.28. Kết quả nghiên cứu về số ngày chảy máu trong chu kì kinh
nguyệt của nữ dân tộc Kinh…………………………………………….

65

Bảng 3.29. Kết quả nghiên cứu về số ngày chảy máu trong chu kì kinh
nguyệt của nữ dân tộc Mường………………………………………….

65

Bảng 3.30. So sánh số ngày chảy máu trong chu kì kinh nguyệt của nữ
ĐTNC trong nghiên cứu với nghiên cứu của các tác giả khác…………

66

Bảng 3.31. Kết quả nghiên cứu tuổi xuất tinh lần đầu của nam ĐTNC
dân tộc Kinh……………………………………………………………

67

Bảng 3.32. Kết quả nghiên cứu tuổi xuất tinh lần đầu của nam ĐTNC
dân tộc Mường………………………………………………………….

67

Bảng 3.33. Tỷ lệ nam ĐTNC dậy thì lần đầu theo tuổi ở hai dân tộc….

68


Bảng 3.34. So sánh tuổi dậy thì hồn tồn của nam ĐTNC với nghiên
cứu của các tác giả khác……………………………………………….

69


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của ĐTNC theo tuổi, giới
tính và dân tộc…………………………………………………………..

23

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng chiều cao đứng của HS………

23

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện cân nặng trung bình của ĐTNC theo tuổi,
giới tính và dân tộc……………………………………………………..

27

Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng cân nặng của HS……………..

27

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện VNTB của ĐTNC theo tuổi, giới tính và
dân tộc…………………………………………………………………..


30

Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng VNTB của HS……………….. 31
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện VN hít vào gắng sức của ĐTNC theo tuổi,
giới tính và dân tộc……………………………………………………... 34
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng VN hít vào gắng sức của HS… 34
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện vịng đùi phải của ĐTNC theo tuổi, giới
tính và dân tộc…………………………………………………………..

36

Hình 3. 10. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng vòng đùi phải của HS……… 37
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện vịng cánh tay phải lúc co của ĐTNC theo
tuổi, giới tính và dân tộc………………………………………………..

39

Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng vịng cánh tay phải lúc co
của HS…………………………………………………………………..

39

Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện chỉ số pignet trung bình của ĐTNC theo
tuổi, giới tính và dân tộc………………………………………………..

41

Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng chỉ số pignet của HS………..

42


Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện chỉ số BMI của ĐTNC theo tuổi, giới tính
và dân tộc……………………………………………………………….

45

Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng chỉ số BMI của HS…………. 45
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện chỉ số QVC của ĐTNC theo tuổi, giới tính

48


xii
và dân tộc……………………………………………………………….
Hình 2.18. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng chỉ số QVC của HS………… 48
Hình 2.19. Biểu đồ thể hiện nhịp tim trung bình của ĐTNC theo tuổi,
giới tính và dân tộc………………………………………………….….. 50
Hình 2.20. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng nhịp tim của HS…………….. 51
Hình 2.21. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm thu trung bình của ĐTNC
theo tuổi, giới tính và dân tộc…………………………………………..

54

Hình 2.22. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng huyết áp tâm thu của HS…… 54
Hình 2.23. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm trương trung bình của ĐTNC
theo tuổi, giới tính và dân tộc…………………………………………... 57
Hình 2.24. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng huyết áp tâm trương của HS... 57
Hình 2.25. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dậy thì hồn tồn của nữ dân tộc Kinh 61
Hình 2.26. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dậy thì hồn tồn của nữ dân
tộc Mường……………………………………………………………….. 61

Hình 2.27. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dậy thì hồn tồn của nam dân tộc Kinh 68
Hình 2.28. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dậy thì hồn tồn của nam dân
tộc Mường………………………………………………………………

69


vii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT
Các từ, cụm từ viết tắt

Ý nghĩa

BMI

Chỉ khối cơ thể
National Center for Chronic Disease

CĐC

Chiều cao đứng

Cs

Cộng sự

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


FSH

Follicle Stimulating Hormone

HS

Học sinh

HSSH

Hằng số sinh học

IDI

Inclusive Development Index

LH

Luteinsing Hormone

NXB

Nhà xuất bản

QVC

Chỉ số quay vòng cao

SD


Độ lệch chuẩn

STT

Số thứ tự

THCS

Trung học cơ sở

VN

Vòng ngực

VNTB

Vòng ngực trung bình

WHO

World Health Organization

WPRO

Western Pacitic Reginal Office


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tồn cầu hóa đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo
đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những địi hỏi mới của xã hội và
thị trường lao động.
Trẻ em, thanh thiếu niên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, đóng
vai trị quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thời đại là nhiệm vụ của ngành giáo dục
nói riêng và tồn xã hội nói chung. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo chỉ thực sự đúng đắn, có hiệu quả khi được áp dụng phù hợp
với thực tế từng địa phương. Các kết quả điều tra cơ bản về thể lực và trí lực
học sinh chính là cơ sở để hoạch định được chiến lược, xây dựng và lựa chọn
các phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, sự phát triển về hình
thái sinh lý cơ thể người theo mỗi độ tuổi và giới tính là khác nhau. Trong
cùng độ tuổi, điều kiện sống khác nhau cũng ảnh hưởng đến các chỉ số sinh
học. Vì vậy, khơng nên sử dụng các chỉ số, kết quả điều tra đã cũ để xây dựng
chiến lược giảng dạy, hay sử dụng kết quả điều tra của vùng này cho vùng
khác, hay sử dụng kết quả điều tra của lớp tuổi này áp dụng cho lớp tuổi khác,
nhất là với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở - đây là lứa tuổi đánh dấu một
mốc quan trọng, có những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý và tâm lý gọi là tuổi
dậy thì. Các em cần được quan tâm giáo dục một cách khoa học trên cơ sở
những nghiên cứu về chính cơ thể các em, đảm bảo các em được phát triển
đúng đắn, tồn diện. Ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu, đánh giá
sự tăng trưởng, phát triển ở trẻ em. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ lẻ
ở mức độ địa phương. Mặt khác, các số liệu đã có khơng phù hợp với bối
cảnh kinh tế - xã hội phát triển hiện nay và chưa được cập nhật thường xuyên.
Vì vậy việc nghiên cứu ở học sinh THCS sẽ góp phần bổ sung các số liệu cần


2

thiết về phát triển thể chất trẻ em nước ta, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng
Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, số lượng các cơng trình nghiên cứu về các
chỉ số sinh học của trẻ em chưa dàn trải đều trên các vùng miền của đất nước,
trẻ em ở miền núi có tầm vóc - thể lực và sinh lí vẫn cịn chưa cao, đặc biệt là
học sinh các dân tộc ít người.Vì vậy, việc mở rộng phạm vi nghiên cứu nhằm
cung cấp thêm số liệu về các chỉ tiêu tầm vóc - thể lực, chức năng sinh lí các
dân tộc ở Việt Nam sẽ góp phần cung cấp các dữ liệu khoa học là cơ sở đề
xuất các giải pháp đúng đắn trong hoạch định chiến lược, cải tiến phương
pháp dạy học, rèn luyện thể chất cho học sinh [1].
Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ có 17 đơn vị hành chính
gồm thị trấn Yên Lập và 16 xã. Huyện Yên Lập có diện tích tự nhiên 437km2,
có 13 dân tộc cùng sinh sống với dân số 84.000 người. Nơi có đồng bào thuộc
nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh và Mường chiếm chủ yếu.
Chính vì vậy, việc xác định tầm vóc - thể lực và sinh lí của học sinh dân tộc
Kinh và Mường hiện đang sinh sống tại huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ là cần
thiết [21].
Xuất phát từ những lí do thục tiễn trên và với mong muốn đóng góp một
phần cơng sức của mình vào sự phát triển của quê hương, đất nước tôi thực
hiện đề tài: “ Đặc điểm tầm vóc - thể lực và sinh lí của học sinh trường
Trung học cơ sở, là dân tộc Kinh và Mường trên địa bàn huyện Yên Lập
tỉnh Phú Thọ”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm các thông tin phản ánh sự
phát triển về tầm vóc - thể lực và sinh lí, chỉ số chức năng tuần hồn, dậy thì
của HS tại KV nghiên cứu.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần xây dựng những cơ sở để nhà trường, gia đình và xã hội có thể đề



3
ra các biện pháp nhằm phát triển tầm vóc - thể lực và sinh lí của HS.
3. Mục tiêu đề tài
3.1. Nghiên cứu nhằm thu thập một số thông tin, số liệu về thực trạng tầm vóc
- thể lực và sinh lí của học sinh trường Trung học cơ sở dân tộc Kinh và
Mường trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ.
3.2. Từ kết quả nghiên cứu trên có thể đưa ra các nguyên nhân chủ yếu có ảnh
hưởng tới sự tăng trưởng về các chỉ tiêu thể lực và chức năng sinh lí.


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu trong nghiên cứu
1.1.1. Các đặc điểm phát triển ở trẻ em lứa tuổi 11 - 15 tuổi
Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em cịn có
tên gọi khác là thiếu niên. Tuổi thiếu niên trong khoảng từ 11 – 15 tuổi. Đây
là giai đoạn báo hiệu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển cá thể.
Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 4 năm với sự hoàn thiện cơ quan sinh dục và
phát triển các đặc tính sinh dục, thay đổi kích thước và hình thái của cơ thể.
Những biến đổi thường thấy như: chiều cao, cân nặng và các kích thước
ngang tăng nhanh dưới tác động của hoocmon các tuyến: tuyến yên, tuyến
giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục (tiết hoocmon Oestrogen và
Testosteron). Về mặt hình thái giải phẫu có sự phát triển nhanh của hệ xương
và hệ cơ. Sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì chiều cao đạt 98% so với chiều
cao cơ thể trưởng thành. Ở cơ thể nam, dậy thì muộn hơn ở nữ từ 1-2 năm.
Cuối thời kì dậy thì kích thước cơ thể đạt 90 - 97% kích thước của cơ thể
trưởng thành.
Có những thay đổi rõ rệt của các hệ thống chức năng sinh lí cơ bản như hệ
cơ, hệ tuần hồn, hệ hơ hấp trong thời kì hồn thiện sinh dục và đến cuối thời
kì này các chức năng sinh lí đã giống với người lớn. Tuy nhiên những phát

triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao”
bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức
năng trong cơ thể.
Ngoài sự biến đổi về thể chất, ở thời kì này cũng có những thay đổi tâm
lý. Cùng với sự phát triển về thể chất, sinh lí của tuổi dậy thì, sự biến đổi về
tâm lý cũng diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp. Xuất hiện nhiều cảm xúc về
giới tính được bộc lộ ra mà trước đây chỉ ở dạng tiềm năng. Xuất hiện nhiều
những thắc mắc băn khoăn, lo lắng trước sự biến đổi của cơ thể.
Mặt khác, sự thay đổi trong nhân cách cũng diễn ra cùng với động cơ học
tập, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi


5
trường của thiếu niên. Trong quan hệ với cha mẹ, xuất hiện các dấu hiệu từ
phản ứng, muốn thoát khỏi sự áp đặt quan điểm của người lớn về các vấn đề
khác nhau đến việc bỏ trốn khỏi nhà. Liên quan tới việc hình thành tính tích
cực nhân cách trong giai đoạn này là việc đẩy nhanh tính chất mạnh mẽ trong
hình thành các đặc điểm nhân cách ở trẻ. Chính sự đẩy nhanh tốc độ cả về cơ
thể lẫn nhân cách là bước chuyển từ trạng thái trẻ em sang người lớn. Sự phụ
thuộc vào cha mẹ và người lớn dần phải được thay thế định hướng cho trẻ
hướng tới tương lai của chính bản thân nó. Sự chuyển dịch này đưa ra yêu cầu
khá cao không chỉ đối với hệ thần kinh trung ương, mà cả hệ thống giá trị,
chuẩn mực, niềm tin vốn đã được hình thành trước đó ở trẻ [7]. Dậy thì cùng
với sự tác động của mơi trường trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn tới
sự phát triển nhân cách của các em HS.
1.1.2. Cơ sở khoa học của một số chỉ số đánh giá thể lực
Thể lực là một chỉ số tổng hợp và cơ bản có liên quan mật thiết tới tình
trạng sức khỏe, tầm vóc, sự tăng trưởng, phát triển và khả năng làm việc, học
tập của mỗi người. Do đó việc nghiên cứu thể lực ngày càng được đẩy mạnh
cùng với sự phát triển của Y – Sinh học. Để đánh giá sự phát triển thể lực,

người ta thường dùng các chỉ số về hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng
ngực, vòng đùi phải…
Đặc điểm phát triển thể lực mang tính đặc thù về mặt chủng tộc, giới tính,
lứa tuổi và nghề nghiệp trong mơi trường sống nhất định.
● Chiều cao: Chiều cao là 1 trong những chỉ số phát triển thể chất và sức
khỏe quan trọng nhất. Sự tăng kích thước của chiều cao phụ thuộc vào sự phát
triển của xương trong quá trình tăng trưởng [6]. Ngồi ra, chiều cao cịn phụ
thuộc vào khối lượng của toàn thân và của các cơ quan riêng rẽ. Sự phát triển
chiều cao mang tính đặc trưng cho chủng tộc, giới tính và chịu ảnh hưởng của
mơi trường. Việc tăng chiều cao qua từng độ tuổi diễn ra không đều nhưng
không gián đoạn. Sự không đồng đều trong quá trình tăng chiều cao thể hiện ở
sự tăng trưởng các phần của cơ thể, trong sự biến đổi tỷ lệ giữa các phần đó,


6
nghĩa là của các kích thước. Ví dụ kích thước của đầu bị giảm đi một cách
tương đối theo tuổi so với tồn thân, cịn chiều dài tương đối và tuyệt đối của
tay và chân lại được tăng lên.
● Cân nặng: Cũng như CCĐ, cân nặng là số đo thường được sử dụng
trong tất cả các nghiên cứu cơ bản về hình thái người. Mặc dù vậy, độ chính
xác của chỉ số này khơng cao lắm do nó dễ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm
nghiên cứu (buổi sáng cân nhẹ hơn buổi chiều, sau khi lao động nặng hay tập
thế dục thì cân nặng giảm, ...). Tuy nhiên cân nặng của mỗi người nói nên
mức độ và tỉ lệ giữa sự hấp thụ các chất và tiêu hao năng lượng. So với chiều
cao, cân nặng của cơ thể ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn mà có liên
quan chủ yếu tới điều kiện dinh dưỡng [8].
● Vòng ngực trung bình (VNTB): là một trong những kích thước quan
trọng do nó phối hợp với chiều cao đứng (CCĐ) và cân nặng để đánh giá thể
lực của con người. Tuy nhiên đây cũng là kích thước dễ thay đổi, người ta
nhận thấy đo nhiều lần trên cùng một người các kết quả có thể chênh lệch 2 3 cm khi hít vào hoặc thở ra gắng sức. VNTB lớn thì thể lực tốt, do nó liên

quan đến khả năng hô hấp của con người. Các tác giả rút ra từ nghiên cứu của
mình là có sự tương quan giữa vòng ngực và cân nặng [13].
● Vòng cánh tay và vòng đùi là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực.
Vịng cánh tay và vịng đùi khơng thể thiếu được trong việc đánh giá khả năng
lao động và sức khỏe của con người, đặc biệt với chỉ số QVC. Vịng cánh tay
và vịng đùi có tương quan rất chặt chẽ với cân nặng và có thể thay thế cân
nặng trong việc đánh giá thể lực. Các vòng này có ưu điểm hơn cân nặng là
biểu hiện sức tăng của cơ nhiều hơn. Dựa vào hai chỉ số này có thể đánh giá
và phát hiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là tình trạng suy dinh
dưỡng ở trẻ em [13].
Sự phát triển và tăng trưởng thể lực được đánh giá chủ yếu vào ba chỉ số
cơ bản: cân nặng, chiều cao và vòng ngực. Tuy nhiên, thể lực là một thông số
tổng hợp nên không thể đánh giá tình trạng thể lực một cách riêng rẽ mà phải


7
dựa vào mối tương quan giữa các chỉ tiêu giải phẫu – sinh lí. Các nhà khoa
học Châu Âu đã dựa vào mối tương quan này để xây dựng thêm một số chỉ
tiêu hình thái thể lực tổng hợp. Mới đầu các tác giả hợp nhất hai chỉ số thành
một chỉ số như Broca, Quetelet, GRV, Skeslie...Sau đó là những chỉ số được
hợp nhất từ 3 chỉ số trở lên như chỉ số Pignet, Vervack, Pimo, chỉ số
QVC...Việc hợp nhất nhiều chỉ số vào một chỉ số chung đã làm cho việc đánh
giá thể lực được chính xác hơn và có cơ sở khoa học riêng của nó.
Các chỉ số thể lực đều được xây dựng trên quan điểm: với chiều cao nhất
định, thể lực càng tốt nếu các kích thước ngang (vòng ngực, cân nặng, vòng
đùi, vòng cánh tay) càng lớn. Có nghĩa là thể lực càng tốt khi các mối tương
quan thuận giữa các kích thước ngang và chiều dài cơ thể. Tuy nhiên thể lực
không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố hình thái mà phụ thuộc vào điều kiện dinh
dưỡng, môi trường sống và sự rèn luyện cơ thể. Vì vậy, nghiên cứu sự tăng
trưởng và phát triển của thể lực ở các vùng địa lí khác nhau, dân tộc khác

nhau và điều kiện kinh tế khác nhau là hết sức cần thiết đối với mọi lứa tuổi,
đặc biệt là lứa tuổi dậy thì và sau dậy thì (vị thành niên).
1.1.3. Cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu sinh lí tuần hồn trong
nghiên cứu
a. Huyết áp động mạch
Tim co bóp nhịp nhàng đẩy máu trong động mạch, máu chảy trong động
mạch chịu hai 2 lực tác dụng [13]:
• Lực đẩy máu của tim
• Lực cản của thành mạch
Vì lực đẩy máu của tim thắng được lực cản của thành mạch nên máu được
chảy trong động mạch với một áp suất nhất định và gọi là huyết áp được biểu
thị bằng 2 trị số: trị số tối đa và trị số tối thiểu.
Huyết áp tối đa (Huyết áp tâm thu) là áp suất máu khi tim co, phụ thuộc
vào lực co bóp và thể tích tâm thu, bình thường là khoảng 90 - 110 mmHg.


8
Huyết áp tối thiểu (Huyết áp tâm trương) là áp suất máu khi tim dãn, phụ
thuộc vào trương lực mạch máu, bình thường khoảng 50 - 70 mmHg.
Huyết áp phụ thuộc vào trạng thái cơ thể đặc biệt là lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh,
huyết áp tối đa bằng khoảng 40 mmHg, sau vài ngày là khoảng 70 mmHg, trẻ
1 tháng tuổi là 80 mmHg, giai đoạn 15 - 50 tuổi là 105 - 120 mmHg, 60 tuổi
là 135 - 140 mmHg. Càng già huyết áp càng cao theo mức độ xơ hóa của
động mạch.
b. Nhịp tim
Nhịp tim là số lần tim co bóp trong 1 phút (khoảng 70 – 75 nhịp/ phút ở
người bình thường), phản ánh quá trình hoạt động của tim theo từng lứa tuổi
và từng trạng thái cơ thể. Trong giai đoạn dậy thì, hoạt động của tim được
tăng cường dẫn đến kích thước của nó tăng rõ rệt nhưng các mạch máu phát
triển chậm nên đã xuất hiện sự trục trặc trong hệ tuần hoàn dẫn đến có thể

nhịp tim rối loạn.
Nhịp tim và huyết áp biến đổi theo lứa tuổi: nhịp tim giảm dần theo tuổi là
do kích thước của tim tăng ở trẻ sơ sinh, mỗi lần tâm thất co chỉ đẩy được vào
động mạch 2,5ml máu, đến 1 tuổi tâm thất co đẩy được 10ml, 2 tuổi 14ml, sau
đó mỗi năm tăng trung bình 2ml. Ở trẻ em, tim co bóp khơng đều cả về tần số
và cường độ. Ở trạng thái nghỉ ngơi nhịp tim thay đổi một vài lần, đến 7 – 8
tuổi nhịp tim tương đối ổn định. Nói chung từ 4 – 15 tuổi trở lên, nhịp tim là
tương đối ổn định.
1.1.4. Cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu sinh lí dậy thì trong nghiên cứu
Sự tăng trưởng bình thường của một cơ thể chỉ có được khi cơ thể đó khỏe
mạnh. Mọi sự biến động về sức khỏe đều ảnh hưởng rõ nét lên sự tăng trưởng
bình thường của tuổi dậy thì.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích thành 2 nhóm yếu tố ảnh
hưởng đó là: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Sự hiểu biết về tác động
của từng nhóm yếu tố sẽ giúp cho chúng ta có thể tạo được những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của tuổi dậy thì.


9
Các yếu tố bên trong đóng vai trị tạo đà cho sự phát triển cho cơ thể ở
tuổi dậy thì, nó bao gồm các tuyến nội tiết, các yếu tố bẩm sinh, di truyền,
chủng tộc, giới tính.
Cùng với các yếu tố bên trong cơ thể, các yếu tố bên ngoài như dinh
dưỡng, môi trường sinh thái, môi trường xã hội cũng có tác động khơng nhỏ
đến sự phát triển thể lực của trẻ ở thời kì dậy thì.
1.2. Tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về tầm vóc thể lực
Các chỉ số sinh học đầu tiên được nghiên cứu là các chỉ số hình thái thể
lực, nhưng mãi đến thế kỉ XX thì việc nghiên cứu mới trở thành vấn đề thời

sự được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Từ thế kỷ XIII, Tenon đã
coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực.
Sau này các nhà giải phẫu học kiêm họa sỹ thời Phục hưng như
Léonardde Vinci, Mikenlangielo, Raphael... đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối
tương quan giữa các bộ phận trong cơ thể người để đưa lên những tác phẩm
hội họa của mình. Mối quan hệ giữa hình thái và môi trường sống cũng được
nghiên cứu từ rất sớm bởi các nhà nhân trắc học đại diện là Ludman, Nold,
Volanski.
Vào những năm 50 của thế kỉ XVIII, những nghiên cứu về sự tăng trưởng
ở trẻ em bắt đầu được đề cập. Năm 1729, T.A Stoeller đã xuất bản cuốn đầu
tiên về tăng trưởng chiều dài người (ở Đức) và sau đó năm 1753 Rosen Stein
soạn thảo cuốn sách giáo khoa về bệnh học trẻ em. Tuy nhiên những nghiên
cứu này chưa có số liệu đo đạc cụ thể.
Rudolf Martin là người đặt nền móng cho hình thái học và nhân trắc
học hiện đại qua 2 tác phẩm nổi tiếng: “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim
chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê” [18]. Sau Rudolf Martin đã có nhiều
cơng trình bổ sung và hồn thiện thêm các đề xuất của ông cho phù hợp với


10
từng nước. Năm 1997, Hiệp hội các nhà tăng trưởng học được thành lập, đánh
dấu một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới.
Năm 2007, WHO công bố chuẩn tăng trưởng của trẻ em học đường và
người trưởng thành, là mốc quan trọng cho các nghiên cứu ứng dụng các chỉ
số hình thái để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phát triển thể lực của con
người [19].
1.2.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về sinh lí tuần hồn
Năm 1973, Wlison nghiên cứu sự thay đổi của huyết áp trên đối tượng
nghiên cứu tuổi học đường đưa ra kết luận huyết áp tối đa và huyết áp tối
thiểu đều tăng dần theo tuổi [12].

Năm 1982, Waldo.E.Nelson nghiên cứu trên trẻ em từ 4 - 16 tuổi và ông đưa
ra kết luận: huyết áp tối đa ở trẻ 4 tuổi là 85mmHg, huyết áp tối thiểu là
60mmHg. Đến 10 tuổi huyết áp tối đa là 100mmHg, huyết áp tối thiểu là 65
mmHg. Khi 15 tuổi huyết áp tối đa đạt 115mmHg và huyết áp tối thiểu đạt 72
mmHg [12].
Nhìn chung các tác giả đều cho rằng huyết áp thay đổi theo tuổi (thấp hơn ở
trẻ nhỏ và cao hơn ở người già) và theo giới tính.
1.2.1.3. Một số cơng nghiên cứu về sinh lí dậy thì
Dậy thì là giai đoạn quan trọng trong sự sinh trưởng của con người,
một trong các biểu hiện rõ nhất của giai đoạn này chính là sự thay đổi về hình
thái. Chính vì thế, để tìm hiểu các đặc điểm sinh học tuổi dậy thì, việc nghiên
cứu các chỉ số hình thái là rất quan trọng. Nghiên cứu về các chỉ số hình thái
được coi là những chỉ số sinh học hình thể quan trọng của con người, nó cũng
có lịch sử tồn tại và phát triển hết sức phong phú thể hiện trên nhiều lĩnh vực
như sự tăng trưởng, phát triển, đặc trưng theo chủng tộc, giới tính...
Năm 1930, hai nhà khoa học là Moore và Price phát hiện ra kích tố (FSH)
và kích thể hồng tố (LH) được sinh ra từ tuyến n và từ đó cũng tìm ra vai
trò điều hòa chức năng sinh dục của tuyến yên [12].


11
Sau đó vào năm 1932, hai nhà khoa học Hohlwey và Junkman đã chứng
minh rằng, hệ thần kinh trung ương (đặc biệt là vùng dưới đồi Hypothalamus)
có vai trị quan trọng trong việc điều hòa chức năng sinh sản [12].
Trước năm 1970, các nhà khoa học chỉ nói tới vai trò của chất nội tiết
trong trong điều hòa chức năng sinh sản gồm có cơ chế thần kinh và nội tiết.
Cơ chế điều hịa thần kinh nội tiết có hai vịng điều hịa: vịng điều hịa kín và
vịng điều hịa mở.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.3.1. Một số cơng trình nghiên cứu về tầm vóc thể lực

Năm 1975, cuốn “Hằng số sinh học của người Việt Nam” được xuất bản
đầu tiên ở nước ta [16]. Đây là một cơng trình trình bày khá hồn chỉnh về các
chỉ số sinh học, sinh lí, hóa sinh của người Việt Nam.
Trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [3]
nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi. Với 31 chỉ tiêu nhân
trắc học được nghiên cứu, tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh
nhất lúc 11 - 12 tuổi ở nữ, 13 - 15 tuổi ở nam, cân nặng phát triển mạnh nhất ở
nữ lúc 13 tuổi và ở nam lúc 15 tuổi. Như vậy, đây là giai đoạn có sự gia tăng
mạnh về chiều cao và cân nặng ở lứa tuổi học sinh.
Năm 1992, Nguyễn Văn Lực và cộng sự (cs) [9] nghiên cứu về thể lực của
học sinh từ 12 - 16 tuổi ở Bắc Kạn và trường An Ninh III đã cho thấy, trẻ em
dân tôc Tày, Hmông và Kinh ở miền núi có chiều cao và cân nặng lớn hơn trẻ
miền xi. Trẻ em Hmơng có cân nặng tương đương nhưng chiều cao đứng lại
thấp hơn dân tộc Tày và Kinh.
Năm 1991 - 1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cộng sự [2], nghiên cứu
trên 13747 HS từ 8 - 14 tuổi ở các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình
về các chỉ số chiều cao, cân nặng và vịng ngực trung bình. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, so với số liệu trong cuốn “Hằng số sinh học của người Việt
Nam” [16] thì sự phát triển chiều cao của trẻ em từ 6 - 16 tuổi tốt hơn, đặc
biệt là trẻ em thành phố, thị xã, nhưng sự gia tăng cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ


12
em Hà Nội, cịn ở khu vực nơng thơn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể. Học
sinh thành phố và thị xã có xu hướng phát triển thể lực tốt hơn so với ở
nông thôn.
Năm 1998, Nguyễn Quang Mai và cs [10] nghiên cứu trên nữ sinh các dân
tộc ít người ở tỉnh Vĩnh Phúc đã cho thấy, đến 18 tuổi chiều cao và cân nặng
trung bình của nữ sinh dân tộc ít người thấp hơn so với nữ sinh vùng đồng bằng
và thành thị. Theo giải thích của các tác giả, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh

hưởng của các yếu tố tự nhiên, môi trường, chủng tộc và điều kiện kinh tế
- xã hội.
Dự án “ Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90 - thế kỉ
XX” (GTSH TK90) do trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế thực hiện trên cả
3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm nông thôn, thành thị, miền núi và đồng bằng
đã cho thấy kết quả về các chỉ số nhân trắc, huyết học…Theo kết quả nghiên
cứu của dự án này, các chỉ số sinh học chịu ảnh hưởng của môi trường sống và
yếu tố dân tộc [20].
Năm 1997, Nguyên Yên và cs [17] đã nghiên cứu trên các dân tộc Việt,
Mường, Dao thuộc các nhóm tuổi 1 - 5 và 18 - 55 ở tỉnh Hà Tây (cũ) đã cho
thấy tầm vóc - thể lực của người Việt là tốt nhất, tiếp theo là của người Mường
và sau cùng là của người Dao.
Năm 1998, Âu Xn Đơn [4] nghiên cứu về đặc điểm hình thái của học
sinh Khơ Me ở An Giang từ 11 - 14 tuổi đã cho nhận xét, chiều cao đứng, cân
nặng của học sinh Khơ Me tuy lớn hơn học sinh Vĩnh Phúc nhưng nhỏ hơn học
sinh Hà Nội, còn các chỉ số như VNTB, vòng cánh tay, vòng đùi đều lớn hơn
với kết quả trong “HSSH”.
Năm 1998 đến năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trên học sinh Hà Nội
từ 6 - 17 tuổi [7]. Tác giả cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực
của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ những
thập kỷ 80 trở về trước và so với học sinh ở Thái Bình và Hà Tây ở cùng thời
điểm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng tới sự sinh


13
trưởng và phát triển thể lực của học sinh. Năm 2009, Đỗ Hồng Cường, nghiên
cứu học sinh Trung học Cơ sở các dân tộc tỉnh Hịa Bình cho thấy tốc độ tăng
các chỉ số sinh học diễn ra không đều; chiều cao của HS nam tăng nhanh nhất
trong giai đoạn từ 13 – 15 tuổi, HS nữ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 11 –
13 tuổi; tốc độ tăng cân của HS nam diễn ra nhanh ở giai đoạn 13 – 15 tuổi,

của HS nữ ở giai đoạn 11 – 13 tuổi; vòng ngực của HS nam tăng nhanh nhất ở
giai đoạn 13 – 15 tuổi, của HS nữ tăng nhanh ở giai đoạn 11 -13 tuổi [1].
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về hình thái - thể lực của học sinh
Việt Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu trong các cơng trình khác
nhau ít nhiều, nhưng đều xác định được sự thay đổi của các chỉ số này theo
lứa tuổi và theo giới tính. Sự rèn luyện thể lực có tác động tốt tới chiều cao,
cân nặng và một số vòng của cơ thể. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sự phát
triển của cơ thể đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Có sự khác biệt về các chỉ
số hình thái - thể lực giữa nam và nữ, giữa trẻ em thành thị và nông thôn, giữa
các địa bàn khác nhau cũng như giữa các dân tộc.
1.2.3.2. Một số cơng trình nghiên cứu về sinh lí tuần hồn
Cùng với các nghiên cứu về thể lực, các chỉ số chức năng của tim - mạch
của người Việt Nam cũng được nghiên cứu từ rất sớm.
Năm 1975, trong cuốn "Hằng số sinh học của người Việt Nam" chỉ rõ
huyết áp động mạch, nhịp tim của con người thay đổi phụ thuộc độ tuổi, giới
tính, tình trạng sức khỏe, mơi trường [16] .
Năm 1998, cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mai và cộng sự về
một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lí tuổi dậy thì ở các nữ sinh dân tộc ít người
thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ cho thấy: tần số mạch của các em nữ giảm
dần theo tuổi và huyết áp thì tăng dần theo tuổi [10].
Năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trên đối tượng học sinh từ 6 - 17
tuổi cũng cho thấy: tần số tim của trẻ giảm dần cịn huyết áp tăng dần theo
tuổi và khơng có sự khác biệt về chỉ số huyết áp so với các đối tượng trẻ em
trong nghiên cứu của các tác giả khác [7].


×