Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa ở bệnh nhi tiêu chảy tại bệnh viên nhi thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.98 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nguyễn Thanh Tâm

SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ,
SINH HỐ Ở BỆNH NHI TIÊU CHẢY
TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
(Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm)

Nghệ An, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nguyễn Thanh Tâm

SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ,
SINH HỐ Ở BỆNH NHI TIÊU CHẢY
TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HOÁ

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Quang


Nghệ An, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa học thạc sĩ cũng
như luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
các cơ quan và nhiều cá nhân. Nhân dịp này tôi muốn gửi
lời cám ơn đến:
- TS. Trần Đình Quang đã tận tình hướng dẫn, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu đề tài;
- Bác sĩ Lê Tuấn Anh và các y, bác sĩ của khoa Tiêu
hoá Bệnh viện Nhi Thanh Hoá;
- Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hoá;
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Vinh;
- Bộ môn Động vật - Sinh lí, khoa Sinh học,
Trường Đại học Vinh;
- Các thầy, cơ giáo và cán bộ Phịng Đào tạo Sau
đại học, Trường Đại Học Vinh.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và
hồn thành đề tài.
Nghệ An , tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thanh Tâm



ii

MỤC LỤC
Trang
i
ii
iii

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng trong luận văn
iv
Danh mục các hình trong luận văn
v
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN
4
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lí bộ máy tiêu hố trẻ em
4
1.2. Tình hình tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam
6
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy ở trẻ em
9
1.4. Cơ chế bệnh sinh
16
1.5. Dấu hiệu thay đổi chỉ tiêu sinh lí, sinh hố khi trẻ bị tiêu chảy
19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
25
2.2. Đối tượng nghiên cứu
25
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại
25
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
26
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá
27
2.6. Thiết kế nghiên cứu
28
2.7. Phương pháp nghiên cứu
28
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
30
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
30
3.2. Sự thay đổi một số chỉ số sinh lí ở bệnh nhi tiêu chảy nghiên cứu 33
3.3. Các triệu chứng lâm sàng
35
3.4. Sự thay đổi thành phần trong công thức máu
39
3.5. So sánh các chỉ số trong công thức máu ở từng loại mức độ
tiêu chảy
42
3.6. Các thuốc đã sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy
46
3.7. Mối tương quan giữa nồng độ Na+ với K+

47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
52
PHỤ LỤC
vi
Phụ lục 1
vi
Phụ lục 2
viii


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Tên viết tắt
Hb:
NEUT:
PCR:
SDD:
UNICEF:
WBC:
WHO:

Tên đầy đủ
Huyết sắc tố Hemoglobin
Neutrophilia (Bạch cầu trung tính)
Polemerase Chain Reaction

Suy dinh dưỡng
United Nations International Children's Emergency Fun
(Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc)
White blood cell (Bạch cầu)
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


iv

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Bảng
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Tên bảng
Trang
Phân loại mức độ mất nước
20
Phân bố nhóm tuổi trẻ mắc bệnh tiêu chảy được nghiên cứu
30
33
Sự thay đổi nhiệt độ của bệnh tiêu chảy
Sự thay đổi nhịp thở của bệnh nhi bị tiêu chảy

34
35
Tính chất phân của trẻ bị tiêu chảy
Sự thay đổi các thành phần trong công thức máu
40
41
Sự thay đổi một số chỉ số sinh hoá máu
So sánh các chỉ số sinh hóa của bệnh nhân mất nước loại A

với bệnh nhân mất nước loại B
3.8 So sánh các chỉ số huyết học của bệnh nhân mất nước loại A

43

với bệnh nhân mất nước loại B
3.9 Các thuốc sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy

45
47


v

DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình số
Tên hình
3.1 Phân bố bệnh nhi theo nhóm tuổi
3.2 Phân bố bệnh nhi theo giới
3.3 Phân bố bệnh nhi theo địa lí

3.4 Số lần trẻ bị tiêu chảy trong ngày
3.5 Số ngày trẻ bị mắc tiêu chảy
3.6 Mức độ mất nước của bệnh nhi
3.7 Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ bị tiêu chảy
3.8 Tương quan giữa nồng độ Na+ với nồng độ K+

Trang
30
32
32
35
37
37
39
48


1

MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày càng cao, người ta quan tâm nhiều
hơn đến sức khoẻ con người. Sức khoẻ con người có quan hệ mật thiết với
môi trường. Sự phụ thuộc của sức khoẻ vào điều kiện môi trường sống đã
được đề cập đến từ lâu. Song song với nền cơng nghiệp hố ngày càng phát
triển là sự ô nhiễm môi trường ngày càng cao, làm cho trái đất ngày càng
nóng lên. Chính vì vậy, tình hình bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp, có
nhiều bệnh hiểm nghèo hơn. Tuy đời sống con người được nâng lên, tuổi thọ
cũng được nâng cao hơn nhưng bệnh tật cũng diễn biến phức tạp gây cản trở
cho sự phát triển của xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, thế hệ trẻ ngày càng được quan tâm. Mục tiêu của công tác chăm sóc

sức khoẻ trẻ em ở nước ta là tạo điều kiện để trẻ ở lứa tuổi học sinh phát triển
tốt về thể chất và tinh thần, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi.
Ở trẻ em dưới 5 tuổi thường có nhiều bệnh gây ảnh hưởng đến tình
trạng sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ nói chung, gây nguy hại đến
tình hình sức khỏe, sự phát triển, thậm chí cả tính mạng của trẻ. Một trong
những bệnh gây nguy hiểm cho trẻ đó là bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là nguyên
nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em. Ở các nước đang phát
triển, người ta ước tính trên thế giới hàng năm có 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
mắc ít nhất một đợt tiêu chảy và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm chết vì
bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em sau
nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính [2]. Có tới 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở
trẻ dưới 2 tuổi. Ở nước ta bình quân 1 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm mắc từ 0,8 –
2,2 đợt tiêu chảy [2], là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh
hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Bệnh tiêu chảy là vấn đề toàn cầu, là gánh
nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi
đầu cấp tính kéo dài khơng quá 14 ngày. Phần lớn các trường hợp là tiêu chảy
cấp và có thể điều trị hiệu quả bằng chế độ hợp lí. Tuy nhiên, trong số đó


2

khoảng 3-20% những đợt tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi trở thành tiêu chảy
kéo dài gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [2].
Tiêu chảy có thể do virus, hoặc vi khuẩn (Shigella, Samonella,
Esscherichia.coli sinh độc tố ruột ETEC, Campylobacter...), kí sinh trùng
đường ruột (như giun, sán, amip...) gây nên. Đây là những bệnh thường gặp ở
trẻ và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ đặc biệt là ở
các nước đang phát triển và đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh.
Do điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, tại các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam tỉ lệ mắc tiêu chảy còn khá cao. Kiến thức của cha mẹ

trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy còn hạn chế, tỉ lệ suy dinh dưỡng tuy đã
giảm nhưng vẫn còn cao, hơn thế nữa việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị
tiêu chảy cấp có thể là các yếu tố nguy cơ làm cho tiêu chảy có xu hướng kéo
dài hơn.
Vì vậy mà có thể nói rằng, có ba “hung thần” đối với trẻ em ở các nước
đang phát triển là viêm phổi, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Vậy chúng ta phải
làm thế nào để phòng tránh và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em có hiệu quả
nhằm chặn đứng lưỡi hái “hung thần” này? Đây cũng là mối quan tâm lớn của
các bậc cha mẹ, của gia đình, cũng như ngành y tế và tồn xã hội, nó ảnh
hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ [2]. Bệnh tiêu chảy cũng thu
hút nhiều quan tâm của nhà nghiên cứu, hàng năm có nhiều hội thảo khoa
học, nhiều đề tài báo cáo liên quan đến dịch tễ học lâm sàng, phòng và điều trị
bệnh tiêu chảy cho trẻ em.
Việc chẩn đoán tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu dựa vào dịch tể, lâm sàng,
cận lâm sàng, các xét nghiệm giúp xác định tác nhân gây bệnh như soi trực
tiếp, nuôi cấy, tets nhanh ELISA, PCR. ELISA, PCR là 2 phương pháp cho
kết quả nhanh và độ chính xác cao nhưng do giá thành sản phẩm cao nên chưa
được tiến hành rộng rãi. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu thiết lập giữa lâm
sàng và cận lâm sàng, từ đó định hướng tác nhân gây bệnh. Về chỉ số huyết
học thì đánh giá mức độ thiếu máu, xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu đa


3

nhân trung tính, số lượng bạch cầu... Về chỉ số sinh hố thì đánh giá sự thay
đổi nồng độ Na+, Ca++, K+ và Bicacbonat...
Các nghiên cứu về sự biến đổi chỉ tiêu sinh lí, sinh hố và huyết học
trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em còn chưa nhiều và chưa đầy đủ. Đối với
trẻ em bị tiêu chảy thì nồng độ một số chỉ số hố sinh máu và huyết học có
thay đổi khơng vẫn cịn là một câu hỏi chưa được trả lời thấu đáo. Để tìm hiểu

sâu hơn về các vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Sự biến đổi
một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hố trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh
viện Nhi Thanh Hoá”. Hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần vào việc chẩn đoán
và theo dõi điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại tỉnh Thanh Hố và là tài liệu
hữu ích cho công tác y tế trong cả nước.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng bệnh tiêu chảy theo giới tính, theo tuổi và theo mùa
trong năm tại Bệnh viện nhi Thanh hố;
- Mơ tả sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lí, sinh hố ở bệnh nhi tiêu chảy ở trẻ
từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện nhi Thanh Hố;
- Tìm hiểu hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy tại Bệnh viện nhi Thanh Hố.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Điều tra tình hình/tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em tỉnh Thanh Hố.
- So sánh các chỉ số sinh lí, sinh hóa nghiên cứu với trẻ bình thường.
- Tìm hiểu việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em từ 1 tháng
đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lí bộ máy tiêu hố trẻ em
Để tồn tại và phát triển, cơ thể cần được cung cấp nguồn nguyên, nhiên
liệu lấy từ thức ăn. Nhưng hầu hết các chất có trong thức ăn có cấu tạo phức
tạp như glucide, lipid và protein, cơ thể không thể hấp thu ngay được. Q
trình tiêu hố biến đổi các chất phức tạp này thành các chất đơn giản như
glucose, axít béo, glycerol, axít amin, có thể hồ tan và hấp thụ được là nhờ
hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hố trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn mà phải 2 - 3 tuổi mới

bắt đầu hoàn thiện. Chẳng hạn, trẻ em dưới 1 tuổi thì khoang miệng nhỏ, hẹp,
niêm mạc mỏng, nhiều mạch máu, dễ xây xát [24]. Xương hàm trên kém phát
triển, hòn mỡ Bichat tương đối lớn, lợi có nhiều nếp nhăn, cơ mơi và các cơ
nhai phát triển mạnh. Lưỡi tương đối dày và rộng, có nhiều nang tân và gai
lưỡi. Những yếu tố trên có tác dụng rất lớn đối với động tác bú của trẻ, khi bú
khoang miệng và lưỡi hoạt động như một pít tơng.
Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh cịn ở trạng thái phôi thai và đến tháng
thứ 3 - 4 tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, do vậy trong mấy tháng
đầu sau sinh, niêm mạc trẻ thường khô. Ở trẻ em, nước bọt trung tính hoặc
toan tính nhẹ (pH = 6 - 7,8), trong nước bọt có các men tiêu hố tinh bột
amylase. Hoạt tính của các men amylase trong nước bọt tăng dần theo tuổi.
Trẻ sơ sinh chưa có răng. Răng sữa bắt đầu mọc từ tháng thứ 6 và kết
thúc vào tháng 24-30 (trẻ mọc đủ 20 răng sữa). Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu
mọc khi trẻ lên 6 tuổi và chúng sẽ thay thế dần răng sữa [2], [4], [24].
Thực quản trẻ sơ sinh có hình phễu. Thành thực quản của trẻ mỏng, có
ít tổ chức tuyến, nhiều mạch máu. Cơ và tổ chức đàn hồi phát triển yếu. Chiều
dài thực quản thay đổi theo tuổi. Đường kính lịng thực quản của trẻ em tăng
theo lứa tuổi [4], [24].


5

Dạ dày của trẻ nhỏ hơi tròn, nằm ngang, cao. Do đó, trẻ dễ bị nơn, trớ.
Khi trẻ biết đi, dạ dày chuyển sang thẳng đứng. Đến tuổi mẫu giáo, dạ dày có
vị trí như người lớn, ⅔ đứng, ⅓ nằm ngang [2], [4], [24]. Phần đáy, hang vị
và tổ chức tuyến chưa phát triển. Cơ dạ dày của trẻ nhỏ phát triển còn yếu,
nhất là cơ thắt tâm vị. Cịn cơ thắt mơn vị thì phát triển tốt và đóng chặt, do
đó trẻ rất dễ nơn trớ sau khi ăn. Độ pH dịch vị tuỳ theo lứa tuổi. Dịch vị của
trẻ gồm các men: pepsin, labferment, catepsin, lipase [4].
Ruột của trẻ em tương đối dài hơn so với người lớn. Ruột của trẻ em

dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể, trong khi ruột của người lớn chỉ dài gấp 4 lần.
Ruột của trẻ sẽ dài ra khi bị giảm trương lực cơ và thường gặp trong các bệnh
như suy dinh dưỡng, còi xương, ỉa chảy kéo dài.
Niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, nhiều lơng ruột, nhiều mạch máu, do
đó dễ hấp thụ, song cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập.
Mạc treo ruột dài, manh tràng ngắn dễ di động nên dễ bị xoắn ruột, vị
trí ruột thừa khơng cố định. Ở trẻ dưới 1 tuổi, ruột thừa thường nằm sau manh
tràng.
Trực tràng dài, cơ yếu, niêm mạc lỏng lẻo nên dễ bị sa trực tràng khi ho
nhiều, rặn nhiều. Thức ăn tiêu hoá ở ruột nhờ tác dụng của các men trong dịch
ruột, dịch tuỵ, mật [4], [24].
Đặc điểm về vi khuẩn ở đường ruột trẻ em: trong vòng 8 giờ sau đẻ,
trong dạ dày và ruột của trẻ em hầu như khơng có vi khuẩn gọi là giai đoạn vô
khuẩn. Sau đẻ 8 giờ, vi khuẩn xâm nhập vào ruột qua miệng, hô hấp và trực
tràng, do đó mức độ và thành phần vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào mơi trường.
Đó là các vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, cầu khuẩn ruột, trực khuẩn
ruột, trực trùng Bifidus, trực trùng Perfringens, trực trùng acidophilus...
Đến ngày thứ 3 sau đẻ, lượng vi khuẩn trong ruột tăng rất cao (giai
đoạn nhiễm trùng phát triển). Sau đó chuyển sang một giai đoạn khác phụ
thuộc vào chế độ ăn của trẻ.
Trẻ bú mẹ: vi khuẩn Bifidus chiếm ưu thế và ức chế E. coli.


6

Trẻ ăn dặm: có nhiều vi khuẩn E. coli.
Vi khuẩn ở ruột có tác dụng tổng hợp các vitamin nhóm B, vitamin K
và làm tăng tiêu hoá đạm, mỡ, đường, sinh ra khí sulfua hydro, tạo nên mùi
hơi điển hình của phân.
Tuỵ của trẻ sơ sinh có hình lăng trụ (3 mặt), phần đầu tương đối nhỏ

hơn phần thân và đi. Đến 5 - 6 tuổi tuỵ của trẻ có hình dáng như người lớn.
Tuỵ vừa có chức năng nội tiết vừa có chứa năng ngoại tiết: Tuỵ tiết vào
máu insulin, tham gia vào quá trình chuyển glucose thành glycogen tích trữ
trong tế bào; đồng thời, tụy tiết vào ruột các men trypsin (chuyển hố đạm)
hoạt động trong mơi trường pH=8, lipase (chuyển hoá mỡ) và các men chuyển
hoá tinh bột như amylase, maltase.
Gan của trẻ sơ sinh tương đối to, chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể, trong
khi gan của người lớn chỉ chiếm 2,4 - 2,8%. Thuỳ trái của gan của trẻ sơ sinh
to hơn thuỳ phải, sau này thuỳ phải phát triển nhanh hơn nên sẽ to hơn. Gan
trẻ nhỏ dễ di động, do đó dễ bị xê dịch khi có nước ở màng phổi. Tổ chức gan
có nhiều mạch máu, tế bào phát triển chưa đầy đủ, còn nhiều hốc sinh sản
máu. Chức năng gan ở trẻ nhỏ chưa hồn thiện, dễ có phản ứng khi trẻ bị
nhiễm trùng, nhiễm độc và dễ bị thoái hoá mỡ [4].
1.2. Tình hình tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc bệnh và tử vong
1.2.1.1. Trên thế giới
Tần suất và tỉ lệ mắc tiêu chảy kéo dài thay đổi theo từng vùng và từng
nghiên cứu. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành tại 5
nước châu Á và châu Mĩ - La tinh cho thấy từ 8 - 23% tổng số các đợt tiêu
chảy kéo dài trên 14 ngày [32].
Theo nghiên cứu của Cruz (1992) ở Guatemala trên 321 trẻ em từ 0 đến
35 tháng tuổi trong thời gian 7 tháng theo dõi dọc, tỉ lệ tiêu chảy kéo dài
chiếm 21% [35].


7

Tỉ lệ mắc tiêu chảy kéo dài của 414 trẻ tại Brazil theo nghiên cứu của
Moore (2011) là 5% [41].
Polat và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 92 trẻ suy dinh dưỡng nhận

thấy tỉ lệ mắc tiêu chảy kéo dài là 12% [43].
Lima và cộng sự (2000) theo dõi 189 trẻ trong 47 tháng nhận thấy tỉ lệ
mắc tiêu chảy kéo dài trong nhóm nghiên cứu là 8% và tần suất mắc tiêu chảy
kéo dài ở trẻ em là 5,25 đợt/trẻ/năm [40].
Nghiên cứu của Huttly và cộng sự (1989) trên trẻ em Bangladesh cho
thấy tần suất mắc tiêu chảy kéo dài là 3,8 lần/trẻ/năm [39].
Nghiên cứu của Pathela (2006) trên 252 trẻ em Bangladesh cho thấy
tần suất mắc tiêu chảy là 4,25 đợt/trẻ/năm [42].
Tại các nước đang phát triển, trẻ em dưới 5 tuổi, mỗi năm có thể bị đến
10 đợt tiêu chảy/trẻ/năm. Trung bình 3 - 4 đợt/trẻ/năm. Có tới 70 - 80%
những đợt tiêu chảy này xảy ra dưới 7 ngày có thể điều trị dễ dàng bằng hồi
phục nước điện giải thông qua đường uống và tiếp tục cung cấp dinh dưỡng
cho trẻ. Nghiên cứu của WHO (2000) tiến hành tại 5 nước châu Á và châu Mĩ
- La tinh cho thấy từ 8 - 23% tổng số các đợt tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày
[32].
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu theo dõi dọc trên 1279 trẻ từ 0 đến 5 tuổi của
Nguyễn Gia Khánh (2009) cho thấy chỉ số mới mắc tiêu chảy là 0,63 đợt tiêu
chảy/trẻ/năm và có 4,3% đợt tiêu chảy cấp chuyển thành tiêu chảy kéo dài
trong đó ở bệnh viện chiếm tỉ lệ là 2,82 - 5,3% [18]. Trong số các bệnh nhân
nghiên cứu có 90% bệnh nhi mắc tiêu chảy kéo dài ở tuổi dưới 2 tuổi [19].
Phân bố bệnh theo mùa trong tiêu chảy kéo dài thay đổi theo địa dư, ở
các nước ôn đới bệnh xảy ra nhiều vào các tháng mùa lạnh trong khi đó ở các
nước nhiệt đới tỉ lệ tiêu chảy cao ở các tháng mùa mưa và nóng [12], [32].


8

1.2.2. Chương trình phịng chống tiêu chảy ở trẻ em [31]
Hằng Năm, khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết do bị bệnh tiêu chảy, chiếm

một phần năm số trẻ chết bởi các nguyên nhân khác trên toàn thế giới.
Các chuyên gia nhận định, ở trẻ, chết do tiêu chảy nhiều hơn chết vì
AIDS, bệnh sốt rét và bệnh sởi cộng lại [4]. Một số thống kê mới đây cho
thấy mỗi năm bệnh tiêu chảy cũng đã làm tử vong hơn một triệu người trong
độ tuổi 13 đến 17 và người già.
Ngoài ra, trong một báo cáo của Quĩ Nhi đồng liên Hợp quốc
(UNICEF) và WHO cho biết, 60% trong số trường hợp tử vong do tiêu chảy
tại các nước đang phát triển đã không được điều trị theo đúng yêu cầu của
pháp đồ diều trị. Ở đây UNICEF và WHO cũng đưa ra một chương trình hành
động 7 điểm để điều trị và phòng chống bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy làm cơ thể
mất nước và làm giảm lượng kẽm - một loại khoáng chất cần thiết cho sự tăng
trưởng và phát triển.
Từ 5 năm trước, việc bổ sung kẽm đã được UNICEF và WHO đề nghị
đưa vào phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy. Các tổ chức này cũng đã khuyến cáo
bù dịch cơ thể bằng dung dịch Oresol cải tiến.
Dung dịch Oresol cải tiến có nồng độ Natrichlorid 2,6 g/l: Glucose 13,5
g/l và có tổng nồng độ thẩm thấu (24 mOsm/L), trong khi đó dung dịch
Oresol cũ có nồng độ natrichlorid 3,5 g/l, glucose 20 g/l và tổng nồng độ thẩm
thấu (311 mOsm/L). Như vậy, dung dịch Oresol mới có tỉ trọng thấp hoặc có
tổng nồng độ thẩm thấu thấp hơn dung dịch cũ.
Các nghiên cứu cho thấy: nhóm trẻ dùng dung dịch Oresol có tỉ trọng
thấp có cải tiến làm giảm tới 33% số trẻ phải truyền dịch, làm giảm 20% số
lượng phân bài tiết và làm giảm 30% số trẻ bị nơn so với nhóm trẻ dùng dung
dịch Oresol có tỉ trọng cao.
Tuy nhiên, bổ sung kẽm ở phần lớn các nước đang phát triển vẫn còn
rất khó khăn và bù nước cho trẻ bằng dung dịch cũng gặp nhiều hạn chế.


9


Một nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ là do nhiễm virus Rota.
Tại Việt Nam, bệnh tiêu chảy do virus Rota xuất hiện quanh năm ở miền Nam
nhưng đỉnh cao là tháng 3, tháng 9 và miền Bắc bệnh thường diễn ra vào mùa
đông.
Các chuyên gia y tế công cộng đã đề nghị cho uống vaccin Rotavirus
trong tất cả các chương trình tiêm chủng quốc gia. Nhưng điều này khó thực
hiện hết vì vaccin này hiện chưa cung cấp ở nhiều nước đang phát triển.
Với những khó khăn trên nên các phương pháp điều trị cải tiến mới,
phù hợp với từng quốc gia hơn và đang được nghiên cứu áp dụng.
Các chuyên gia nói trẻ em bị tiêu chảy cần được tiếp tục cho ăn đầy đủ
chất dinh dưỡng và các em bé phải được thường xuyên được nuôi bằng sữa
mẹ. Trẻ em cũng được khuyến cáo tiêm vaccin sởi và uống vaccin Rotavirus
để phòng bệnh tiêu chảy. Hơn nữa, các chuyên gia cũng kêu gọi cải thiện việc
cung cấp nước sạch tại các quốc gia đang phát triển.
Một phương pháp khác được nhắc đến đó là rửa tay với xà phòng. Đây
cũng là phương pháp khá hiệu quả, không những làm cho bàn tay trẻ được
sạch hơn cịn nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ. Bệnh tiêu chảy rất dễ
phịng tránh. Điển hình là các chương trình hành động đã mang lại nhiều hiệu
quả trong thập niên 70 và 80 của thế kỉ trước.
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy ở trẻ em
1.3.1. Nguyên nhân
1.3.1.1. Nguyên nhân do virut
Virut Rota là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm
dạ dày ruột mà không do vi khuẩn ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, người ta
cũng quan sát thấy ở trẻ lớn hơn và cả ở người lớn [5], [27].
Ở các nước phát triển có 35% - 52% trẻ em bị tiêu chảy cấp do virut
Rota. Ở các nước đang phát triển, virut Rota là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tiêu chảy và tử vong ở trẻ em dưới 2 tuổi. Ước tính hàng năm ở



10

nước này có trên 12,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp do virut Rota
và khoảng 873000 trường hợp tử vong. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra
rằng ở các nước ơn đới có tới 50% các trường hợp tiêu chảy có liên quan đến
virus Rota [27].
Ở Việt Nam, theo Đoàn Thị Ngọc Anh (1987), các tháng 11, 12 và một
tỉ lệ phát hiện virus tới 25 - 39,5% so với các tháng 4, 5, 6 là 5 - 10% [8].
Theo báo cáo của chương trình giám sát (07/2000 đến 06/2001) tại các
bệnh viện ở miền Bắc, tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp do virut Rota nhiều nhất
từ các tháng 1- 6 (tỉ lệ dao động từ 62,5% đến 80,55%). Hầu hết các tháng
khác đều có bệnh nhân bị nhiễm bệnh tuy ở tỉ lệ thấp (15% - 17%) [27].
Cũng theo chương trình giám sát này ở các bệnh viện miền Nam, tỉ lệ
trẻ bị tiêu chảy cấp do virut Rota khơng có sự thay đổi nhiều giữa các tháng
kể cả đó là mùa mưa hay mùa khô. Hầu hết các tháng trong năm đều có bệnh
nhân bị nhiễm bệnh ở tỉ lệ khá cao (từ 55% - 70%) [21].
Như vậy, virut Rota là nguyên nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa
tính mạng cho trẻ. Ngồi ra cịn có các virut khác gây bệnh tiêu chảy như:
Adenovirus, Enterovirus, Norovirus nhưng chiếm tỉ lệ ít [5].
1.3.1.2. Nguyên nhân do vi khuẩn
Ở các nước đang phát triển, vi khuẩn cũng là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Gồm có các dạng vi khuẩn sau:
E. col đường ruột gây 25% tiêu chảy cấp, có 5 tuýp gây bệnh:
- E. coli sinh độc tố ruột (E.T.E.C: Entero Toxigenic Escherichia coli)
- E. coli bám dính (E.A.E.C: Entero Adherent Escherichia coli)
- E. coli gây bệnh (E.P.E.C: Entero Pathogenic Escherichia coli)
- E. coli xâm nhập (E.I.E.C: Entero Invasive Escherichia coli)
- E. coli gây chảy máu ruột (E.H.E.C: Entero Hemorhagia Escherichia
coli).
Trong 5 nhóm trên, E. coli sinh độc tố ruột (E.T.E.C.) là tác nhân quan

trọng gây tiêu chảy cấp phân toé nước ở người lớn và trẻ em các nước đang


11

phát triển, E.T.E.C. không xâm nhập vào niêm mạc ruột mà gây tiêu chảy do
các độc tố: độc tố không chịu nhiệt và độc tố chịu nhiệt. Độc tố không chịu
nhiệt gần giống như độc tố tả.
Trực trùng lị (Shigella) là tác nhân gây lị trong 60% các đợt lị. Trong
các đợt lị nặng có thể xuất hiện phân toé nước. Có 4 nhóm huyết thanh: S.
Flexneri, S.dysenteriae, S.body, S. Sonei, Nhóm S.flexneri là nhóm bệnh phổ
biến nhất tại các nước đang phát triển. Nhóm S. Dysenteriae tuýp 1 thường
gây bệnh nặng nhất và gây ra các vụ dịch. Kháng sinh hiệu quả với lị là
cotrimoxarol và acid nalidixic.
Campylobacter jejunni: Gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ, lây qua tiếp xúc
với phân, uống nước bẩn, ăn sữa và thực phẩm bị ô nhiễm. C. jejuni gây tiêu
chảy toé nước ⅔ trường hợp và ⅓ trường hợp gây hội chứng lị. Bệnh thường
diễn biến nhẹ và chỉ kéo dài 2 - 5 ngày, khó phân biệt với tiêu chảy do các
nguyên nhân khác.
Salmonella không gây thương hàn: do lây từ súc vật nhiễm trùng hoặc
thức ăn động vật bị ô nhiễm. Salmonella gây tiêu chảy phổ biến ở các nước sử
dụng rộng rãi các loại thực phẩm chế biến - kinh doanh. Tiêu chảy do
Salmonella thường gây tiêu chảy phân toé nước, đôi khi cũng biểu hiện như
hội chứng lị. Kháng sinh khơng hiệu quả cịn có thể làm Salmonella chậm đào
thải qua ruột.
Vi khuẩn Vibrio Cholerae 01: Có 2 tuýp sinh vật (tuýp cổ điển và Eltor)
và 2 tuýp huyết thanh (Ogawa và Inaba). Vi khuẩn tả gây tiêu chảy xuất tiết
qua trung gian độc tố tả, gây xuất tiết ồ ạt nước và điện giải ở ruột non. Tiêu
chảy có thể nặng dẫn tới mất nước, điện giải nặng trong vài giờ. Trong vùng
lưu hành dịch, người lớn đã có miễn dịch nên tả chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Ở

vùng không lưu hành dịch trẻ em cũng bị tả như người lớn. Kháng sinh có thể
rút ngắn thời gian kéo dài của bệnh [2].


12

1.3.1.3. Nguyên nhân do kí sinh trùng
Kí sinh trùng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh têu chảy ở trẻ em và
người lớn. Gồm có các dạng sau:
- Entamoeba histolytica ( Amíp): Gây bệnh qua xâm nhập vào liên bào
đại tràng hay hồi tràng gây các ổ áp xe nhỏ và loét (90% số người bị nhiễm
các chứng Amip không gây độc lực, trường hợp này dù thấy kén amip cũng
khơng gây bệnh và cũng khơng thấy triệu chứng vì vậy chỉ điều trị khi thấy
Enteamoeba histolytica. Metronidazol có tác dụng tốt đối với Enteamoeba
histolytica [1], [3].
- Giardia lambia: là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non gây tiêu
chảy do giảm hấp thu [2], [5].
- Cryptosporidium: Là một kí sinh trùng thuộc họ Coccidian gây tiêu
chảy ở trẻ nhỏ, ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch và ở nhiều loại gia súc. Tiêu
chảy thường nặng và kéo dài khi ra ở trẻ suy dinh dưỡng và người mắc bệnh
suy giảm miễn dịch mắc phải. Cryptosporidium bám dính lên liên bào ruột
gây teo nhung mao ruột và tiêu chảy [2], [5].
1.3.1.4. Nguyên nhân khác
Tiêu chảy còn do một số nguyên nhân khác như là sai lầm chế độ ăn, dị
ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh...
1.3.2. Các yếu tố thuận lợi
1.3.2.1. Tuổi
Tần suất mắc phải tiêu chảy kéo dài cao nhất ở nhóm trẻ từ 6 - 24 tháng
tuổi [11], [15], [19], [23], [26], [230]. Nguy cơ một đợt tiêu chảy cấp trở
thành một đợt tiêu chảy kéo dài giảm dần theo tuổi. Tỉ lệ mắc tiêu chảy kéo

dài ở trẻ dưới 1 tuổi là 22%, 1 - 2 tuổi là 10% và 2 - 3 tuổi là 7% [25]. Theo
nghiên cứu của Pathela (2006) lứa tuổi mắc tiêu chảy kéo dài cao nhất là trẻ
từ 6 đến 18 tháng [42] trong khi đó nghiên cứu của Huttly và cộng sự (1989)
cho thấy 25% các trường hợp tiêu chảy kéo dài xảy ra ở trẻ dưới 5 tháng tuổi
[39]. Theo Lima và cộng sự (2000) tỉ lệ mắc tiêu chảy kéo dài cao nhất ở


13

nhóm trẻ 13 - 24 tháng tuổi với tần suất 6,2 - 6,8 đợt/trẻ/năm [40]. Ngiên cứu
tại Bắc Ấn Độ cho thấy tỉ lệ mắc tiêu chảy kéo dài cao nhất ở nhóm tuổi 0 11 tháng (31 đợt/100 trẻ), nhóm tuổi 12 - 23 tháng là 9 đợt/100 trẻ và giảm
xuống cịn 6 đợt/100 trẻ ở nhóm tuổi 24 - 35 tháng [14]. Theo nghiên cứu của
Phạm Thị Kim Ngân (1991) trên 83 trẻ mắc tiêu chảy kéo dài, 50% xảy ra ở
trẻ dưới 6 tháng [24].
1.3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng
Thiếu hụt một vài yếu tố vi lượng (vitamin hay một số muối khoáng
như kẽm, sắt, acid folic, vitamin A...), suy dinh dưỡng có thể là yếu tố thuận
lợi cho tiêu chảy kéo dài. Thời gian trung bình một đợt tiêu chảy trẻ suy dinh
dưỡng thường dài hơn so với trẻ bình thường. Theo nghiên cứu của Lima và
cộng sự (2000) tại Brazil, chỉ số mắc tiêu chảy kéo dài ở trẻ có chiều cao dưới
90%, cân nặng dưới 70% so với chuẩn cao gấp 2 lần trẻ bình thường [40].
Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn cũng như tốc độ đổi mới của
tế bào hấp thu ở ruột. Bình thường tốc độ đổi mới các tế bào hấp thu là 4 - 5
ngày, tốc độ này chậm hơn ở trẻ suy dinh dưỡng [19], [42]. Lớp chất nhày và
Glucoprotein ở ruột non mỏng ở bệnh nhân suy dinh dưỡng có thể tạo điều
kiện hình thành những tổn thương ở niêm mạc ruột non hay làm gia tăng vi
khuẩn gây tiêu chảy kéo dài [19], [42].
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng nồng độ Globulin miễn dịch trong huyết
thanh có thể bình thường nhưng có hiện tượng giảm sản xuất các kháng thể
đặc hiệu đặc biệt là IgA tiết. Đây là globulin tham gia miễn dịch trực tiếp và

tại chỗ ở niêm mạc ruột IgA tiết càng giảm càng dễ gây tiêu chảy kéo dài
nặng. Ngoài ra, các phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, giảm khả năng
diệt khuẩn của bạch cầu hạt và phức hợp bổ thể đều giảm xuống rõ rệt ở trẻ
suy dinh dưỡng [25].
1.3.2.3. Sự suy giảm miễn dịch
Tình trạng miễn dịch: Những trẻ có phản ứng bị yếu thường dễ bị tiêu
chảy kéo dài hơn những trẻ có phản ứng bình thường [25].


14

Tình trạng miễn dịch suy giảm ở trẻ sau mắc sởi, nhiễm các virus khác
hoặc bị suy giảm miễn dịch mắc phải có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao
hơn trẻ bình thường 2 - 4 lần [25].
1.3.2.4. Các bệnh lí nhiễm trùng trước đó
Nhiễm trùng tại ruột: Tiêu chảy kéo dài có thể xảy ra sau một nhiễm
trùng cấp tính hoặc do nhiễm khuẩn ruột. Tình trạng này đặc biệt nặng nề hơn
ở các bệnh nhân có tình trạng nhiễm phối hợp nhiều loại vi khuẩn hoặc có
tình trạng tiêu chảy tái diễn. Điều này có thể được giải thích là do niêm mạc
ruột bị tổn thương trong đợt tiêu chảy trước đó chưa kịp hồi phục tồn vẹn
hoặc do những thay đổi khác trong sự đề kháng của chủ thể, khi đó yếu tố
phịng vệ đường tiêu hóa bị giảm sút đã tạo tiền đề cho tiêu chảy kéo dài.
Ngồi ra cịn có thể do trẻ được săn sóc kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi
khuẩn tiếp tục xâm nhập vào ống tiêu hoá.
Ngiên cứu ở Guatemala và Peru cho thấy ở những trẻ có tiền sử mắc
một đợt tiêu chảy cấp xảy ra trong vòng 2 tháng gần đây có nguy cơ mắc tiêu
chảy kéo dài gấp 2 - 4 lần so với trẻ bình thường và có nguy cơ tăng (có thể
lên tới 3 - 6 lần) nếu bệnh nhân mắc một đợt tiêu chảy kéo dài trước đó [18].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Gia Khánh và cộng sự (1996)
21,6% - 44,2% trẻ bị tiêu chảy kéo dài có tiền sử mắc nhiều đợt tiêu chảy

trước đó [20].
Nhiễm trùng ngồi ruột: Những đợt nhiễm trùng tái diễn hay sau sởi
(trong vòng 1 - 2 tháng) là điều kiện để kéo dài thời gian tiêu chảy hơn trẻ
khác. Nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài ở các bệnh nhân sau mắc sởi hoặc các
bệnh nhiễm virus khác hoặc ở các bệnh nhân bị các bệnh suy giảm miễn dịch
mắc phải cao hơn trẻ bình thường từ 2 - 4 lần [32]. Nghiên cứu tại Peru cho
thấy tỉ lệ tiêu chảy cấp diễn biến thành tiêu chảy kéo dài ở nhóm trẻ sau mắc
sởi cao hơn nhóm khơng bị mắc sởi. Nghiên cứu ở Ấn Độ về nhiễm khuẩn
ngoài ruột cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai giữa... không phải nguy cơ
gây tiêu chảy kéo dài [42]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Vĩnh (1995) trên


15

trẻ em bị tiêu chảy kéo dài, 54,4% trẻ có mắc các bệnh hô hấp, tai mũi họng
trong tiền sử, 21,5% trẻ có bệnh kèm theo trong đó chủ yếu là viêm phế quản
phổi [30].
1.3.2.5. Yếu tố dinh dưỡng
Tập quán nuôi dưỡng trước khi bị bệnh: không cho trẻ bú mẹ thường
xun, cho trẻ ăn bằng bình khơng hợp vệ sinh, sử dụng thực phẩm không
đảm bảo sạch và an toàn, thức ăn chứa lectine, những chất ức chế enzyme tiêu
hố, hay tập qn cho ăn bổ sung khơng hợp lí.
Dinh dưỡng trong khi tiêu chảy: Hạn chế ăn uống trong khi trẻ bị tiêu
chảy, cai sữa sớm, bú sữa bò trong thời gian tiêu chảy hoặc ăn kiêng kéo dài
khi trẻ bị tiêu chảy cấp [20], [33], [42].
1.3.2.6. Sử dụng thuốc khơng hợp lí trong giai đoạn tiêu chảy
Điều trị khơng thích hợp khi trẻ bị tiêu chảy cấp có thể kéo dài thời
gian đợt tiêu chảy như sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định hoặc sử dụng
kéo dài, sử dụng các thuốc cầm ỉa có thể gây nên tình trạng tăng sinh vi khuẩn
ở phần trên ống ruột non, tăng sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn dẫn

đến rối loạn hấp thu, rối loạn những chức năng khác của niêm mạc dẫn đến
tiêu chảy kéo dài[18], [20], [41].
1.3.2.7. Yếu tố tiên lượng
Có một số biểu hiện của tiêu chảy cấp làm chỉ điểm báo hiệu một đợt
tiêu chảy cấp sẽ có nguy cơ trở thành tiêu chảy kéo dài như số lần tiêu chảy,
sự xuất hiện của hồng cầu, bạch cầu trong phân [5].
1.3.2.8. Đời sống kinh tế xã hội
Trong điều kiện hiện nay nhu cầu về đời sống kinh tế văn hoá, xã hội
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Ở các nước đang phát triển
nhiều nơi cơ sở hạ tầng đời sống kinh tế xã hội còn thấp, sự chăm sóc sức
khoẻ đối với trẻ em chưa cao sẽ là nguy cơ gây bệnh tật và tử vong trong đó
đáng kể là tiêu chảy.


16

Thanh Hố là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, đơng dân đứng thứ 2
trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh). Người dân sống tập trung chủ
yếu ở nơng thôn (90,20% dân số), nơi mà kinh tế chủ yếu dựa vào nghề nông
nghiệp, mức thu nhập theo đầu người cịn thấp, số người trong độ tuổi lao
động khơng có việc làm cao, nên đời sống kinh tế văn hoá cịn khó khăn ở
nhiều vùng trong Tỉnh.
Chính vì đời sống kinh tế văn hoá xã hội thấp dẫn đến thiếu kiến thức
khoa học về bệnh tật, bệnh không được chẩn đoán điều trị đúng kịp thời, thiếu
phương tiện điều trị hiệu quả [14].
1.4. Cơ chế bệnh sinh
Theo lí thuyết thì tiêu chảy có thể bị kéo dài do các yếu tố gây bệnh
tiếp tục làm tổn thương thành ruột và sự hồi phục chậm của niêm mạc ruột.
1.4.1. Niêm mạc ruột tiếp tục bị tổn thương
1.4.1.1. Các mầm bệnh xâm lấn vào niêm mạc hay tấn cơng bám dính lên bề

mặt tế bào biểu mơ ruột có thể là ngun nhân trực tiếp làm tổn thương tiếp
tục thành ruột [18], [32].
1.4.1.2.Chế độ ăn khơng hợp lí: Chế độ ăn có nhiều đường, protein và điện
giải thấp [26].
1.4.1.3. Sự thay đổi chuyển hố muối mật trong lịng ruột
Theo lí thuyết thì sự giảm hấp thu muối mật ở ruột non có thể làm tăng
một lượng muối mật xuống đại tràng, dẫn đến tăng sự tiết dịch từ hổng tràng,
hồi tràng và đặc biệt là ở đại tràng.
Chenodeoxycholic acid hay deoxycholic acid gây nên hiện tượng giống
như tổn thương trong bệnh tả là tăng tiết nước và điện giải qua cơ chế tăng
AMP vịng. Dẫn đến hiện tượng gia tăng tính thấm và gây tổn thương tế bào
niêm mạc ruột [18], [32].


17

1.4.1.4.Các vi khuẩn tăng sinh ở ruột non
Các vi kuẩn tăng sinh có thể phân huỷ muối mật gây nên tình trạng kém
hấp thu chất béo, làm tiêu chảy mỡ và tiêu chảy kéo dài [32], [36].
1.4.2. Sự hồi phục của niêm mạc ruột
Sự hồi phục niêm mạc ruột non bị tổn thương trong tiêu chảy cấp hay
tiêu chảy kéo dài phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau của 3 yếu tố đó là mức
độ trầm trọng của tổn thương khả năng loại bỏ tác nhân gây bệnh và khả năng
phân bào của lớp tế bào thượng bì để thay thế những tổn thương đã bị mất
hoặc bị huỷ hoại [18].
Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm các vi khuẩn hay kí sinh trùng, việc sử
dụng các kháng sinh để loại bỏ tác nhân gây bệnh là cần thiết. Ngoài ra khi
nhiễm các tác nhân gây bệnh, có thể thấy sự xuất hiện của miễn dịch đặc hiệu.
Đây là một trong những yếu tố chính quyết định việc loại bỏ những yếu tố
gây bệnh, điều này có thể là lời giải thích cho tính tự giới hạn của phần lớn

những trường hợp tiêu chảy cấp [32].
Sự hồi phục niêm mạc ruột phụ thuộc vào sự thay đổi lớp tế bào thượng
bì bị tổn thương bởi những tế bào lành được cấu tạo và trưởng thành từ những
thành phần khác nhau từ hẽm tuyến lierberkuhn. Lớp tế bào thượng bì của
ruột non được đổi mới và hoàn thành trong khoảng 4 - 5 ngày và xảy ra nhanh
nhất ở vùng hồi tràng [36].
1.4.2.1. Các yếu tố điều hoà sự đổi mới các tế bào ruột non
- Vi khuẩn ruột, mật, dịch tuỵ, thức ăn đã làm thay đổi vận tốc đổi mới.
- Gastrin kích thích sự đổi mới của tế bào thượng bì.
- Thyroxin, hormon tăng trưởng và prolatin có thể có tác dụng điều
chỉnh sự đổi mới.
- Thuốc ức chế beta hay kích thích alpha như Norepinephrine làm gia
tăng hiện tượng đổi mới.
- Catecholamine cũng có thể can thiệp vào sự điều hoà quần thể ở tế
bào niêm mạc ruột.


18

- Corticoid làm giảm sự đổi mới của tế bào thượng bì ở dạ dày và ruột
non [32], [36].
1.4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi niêm mạc ruột
- Trẻ suy dinh dưỡng thể Marasmus, cấu trúc của niêm mạc ruột vẫn
bình thường nhưng mỏng, chỉ số gián phân giảm [18].
- Trẻ suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor, cấu trúc của niêm mạc bị thay
đổi nhưng độ dày của niêm mạc được duy trì, bề mặt tế bào biểu mô ruột bị
tổn thương và chỉ số gián phân chỉ giảm một cách vừa phải [36].
- Thiếu VitaminB12 làm giảm chỉ số gián phân [14].
- Bệnh Coeliac làm rối loạn trầm trọng sự đổi mới của tế bào biểu mô
ruột. Trong bệnh Sprue hay Coeliacd đều tăng chỉ số gián phân [43].

- Tia bức xạ làm giảm hoạt tính gián phân một cách trầm trọng và
nhanh chóng. Trong vịng 72 giờ sau khi ngừng sử dụng tia bức xạ, hoạt tính
gián phân trở lại bình thường [14], [18].
- Bệnh nhân cần sử dụng Methotrexate điều trị cũng gây rối loạn sự đổi
mới của tế bào thượng bì ở ruột non, nó kèm theo tình trạng rối loạn của siêu
cấu trúc của tế bào ruột [14].
1.4.3. Hậu quả
1.4.3.1.Kém hấp thu carbohydrate
Bất dung nạp hay kém hấp thu carbohydrate dường như xảy ra thường
xuyên trong và ngay sau tiêu chảy, nhất là ở trẻ em. Đây là hiện tượng thoáng
qua do thiếu disacharidase thứ phát do lớp tế bào bàn chải bị tổn thương bởi
nhiễm trùng, viêm, nhiễm độc, dị ứng và một số yếu tố cơ học. Mức độ thiếu
disacharidase thứ phát có liên hệ trực tiếp đến độ rộng và độ trầm trọng của
niêm mạc bị tổn thương [18].
- Lactase dễ bị thương tổn nhất và cũng là hồi phục chậm nhất.
- Thiếu succrase isomaltase cũng thường gặp nhưng thiếu maltase ít
gặp nhất.


×