Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất triterpenoid từ cây kim ngân (lonicerajaponica) họ cơm cháy (caprifoliaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

HOÀNG THỊ HƯƠNG HƯƠNG

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC
HỢP CHẤT TRITERPENOID TỪ CÂY KIM NGÂN
(Lonicera japonica) HỌ CƠM CHÁY (Caprifoliaceae)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Hóa học

Phú Thọ, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

HOÀNG THỊ HƯƠNG HƯƠNG

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC
HỢP CHẤT TRITERPENOID TỪ CÂY KIM NGÂN
(Lonicera japonica) HỌ CƠM CHÁY (Caprifoliaceae)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Hóa học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Triệu Quý Hùng
Trường Đại học Hùng Vương



Phú Thọ, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Triệu Quý Hùng. Các số liệu, kết quả nêu trong
Khóa luận là trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong các cơng trình
nghiên cứu trước đây. Tồn bộ các thơng tin trích dẫn trong Khóa luận đã
được chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sinh viên

Hoàng Thị Hương Hương


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình bạn bè.
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. TRIỆU QUÝ
HÙNG. Thầy là người hướng dẫn, chỉ bảo và có những lời nhận xét tỉ mỉ,
cung cấp cho em những kiến thức và phương pháp nghiên cứu thiết yếu đầu
tiên. Thầy cũng là người ln giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong q
trình thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo
Trường Đại học Hùng Vương, Khoa Khoa học Tự nhiên-Trường Đại học
Hùng Vương, các Thầy, các Cô Trường Đại học Hùng Vương đã tạo cho em
một môi trường học tập khoa học, nghiêm túc.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn sinh viên
K12. ĐHSP Hóa học-Trường Đại học Hùng Vương đã hỗ trợ, động viên em

trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận này.
Trên mỗi chặng đường đã đi qua, em cảm thấy may mắn vì ln có gia
đình bạn bè, thầy cô quan tâm, động viên và giúp đỡ. Chúc cho tất cả mọi
người nhiều sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc
sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 02 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Hương Hương


-i-

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1 Giới thiệu về thực vật chi Lonicera ............................................................ 3
1.1.1 Đặc điểm hình thái của chi Lonicera ....................................................... 3
1.1.2 Một số loài thuộc chi Lonicera ở Việt Nam............................................. 3
1.2 Đặc điểm thực vật loài Kim ngân ............................................................... 5
1.3 Các nghiên cứu về hóa thực vật chi Lonicera ............................................. 6
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ................................................................................................................ 11
2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 11
2.2 Nguyên vật liệu, thiết bị ............................................................................ 11
2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 13
2.3.1 Phương pháp phân lập ............................................................................ 13
2.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc .............................................................. 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 24
3.1 Quá trình phân lập hợp chất JC3 ............................................................... 24
3.2 Xác định cấu trúc của JC3 ......................................................................... 26


-ii-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 41
1. Kết luận: ...................................................................................................... 41
2. Kiến nghị: .................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 42


-iii-

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
 Các phương pháp sắc ký
TLC

Thin Layer Chromatography: Sắc ký lớp mỏng

CC

Column Chromatography: Sắc ký cột


 Các phương pháp phổ
1

H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy: Phổ cộng
hưởng từ hạt nhân proton

13

Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy: Phổ cộng

C-

NMR

hưởng từ hạt nhân carbon 13

COSY

Correlation Spectroscopy: Phổ tương tác 2 chiều đồng hạt nhân 1H1

HSQC

H

Heteronuclear Single Quantum Correlation: Phổ tương tác hai chiều
trực tiếp dị hạt nhân

HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation: Phổ tương tác đa liên kết
hai chiều dị hạt nhân

s: singlet

d: doublet

t: triplet

brs: broad singlet

 Các chữ viết tắt khác
TMS

Tetramethyl silan

CTPT

Công thức phân tử

 Tên của các hợp chất được viết theo nguyên bản Tiếng Anh


-iv-

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cành mang hoa của cây Kim ngân ................................................... 5
Hình 2.1: Hệ thống cất quay dưới áp suất giảm.............................................. 12
Hình 2.2: Cột sắc ký ........................................................................................ 12
Hình 2.3: Máy soi UV ..................................................................................... 13
Hình 2.4: Cấu hình phẳng của sắc ký lớp mỏng ............................................. 14
Hình 2.5: Hộp silica gel 60 F254 của hãng Merck ......................................... 16
Hình 2.6: Phổ 1H NMR của isobutyl acetat .................................................... 18

Hình 2.7: Độ chuyển dịch hóa học của carbon ............................................... 20
Hình 2.8: Phổ IR của ba hợp chất có cơng thức C3H7O2N ............................. 22
Hình 3.1: Khảo sát TLC F2.10.3.5 .................................................................. 24
Hình 3.2: Sắc kí cột silica gel phân đoạn F2.10.3.5........................................ 25
Hình 3.3: TLC các bình hứng dung dịch rửa giải ........................................... 26
Hình 3.4: TLC của JC3 ................................................................................... 26
Hình 3.5: Cấu trúc hợp chất JC3 ..................................................................... 27
Hình 3.6: Phổ ESI-MS của JC3 ...................................................................... 27
Hình 3.7: Phổ IR của JC3................................................................................ 28
Hình 3.8: Phổ 13C-NMR của JC3 .................................................................... 29
Hình 3.9: Phổ 13C-NMR giãn rộng của JC3.................................................... 30
Hình 3.10: Phổ DEPT của JC3........................................................................ 31
Hình 3.11: Phổ DEPT giãn rộng của JC3 ....................................................... 32
Hình 3.12: Phổ 1H-NMR của JC3 ................................................................... 33
Hình 3.13: Phổ 1H-NMR giãn rộng (1) của JC3 ............................................. 34
Hình 3.14: Phổ 1H-NMR giãn rộng (2) của JC3 ............................................. 35
Hình 3.15: Phổ HSQC của JC3 ....................................................................... 36


-v-

Hình 3.16: Phổ HSQC giãn rộng của JC3....................................................... 37
Hình 3.17: Phổ COSY của JC3 ....................................................................... 38
Hình 3.18: Phổ HMBC của JC3 ...................................................................... 39

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Độ chuyển dịch hóa học của proton ............................................... 19


-1-


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới gió mùa, có khoảng ¾ diện
tích đất đai là đồi núi với địa hình phức tạp [4]. Điều kiện đó đã tạo cho khu
hệ thực vật Việt Nam nói chung và họ Cơm cháy (Caprifoliaceae) nói riêng
rất phong phú và đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Song, để
khai thác , phát tiển , sử dụng và bảo tồn tính đa dạng sinh học của chúng thì
chúng ta phải có những kiến thức đầy đủ, mang tính hệ thống về đặc tính sinh
học, sinh thái mà trước hết là thành phần loài cũng như triển vọng trong phát
triển kinh tế xã hội.
Chi Lonicera thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae) là một chi tương đối
lớn với nhiều loài và rất đa dạng về hình thái. Theo tác giả Võ Văn Chi, chi
Lonicera ở Việt Nam có khoảng 10 lồi. Hầu hết các lồi đó đều được sử
dụng như: làm thuốc trị địn ngã tổn thương, thanh nhiệt giải độc để trị phong
nhiệt cảm mạo, đau họng, viêm phổi, lỵ, mụn nhọt lở ngứa và đơn độc [1].
Cho đến nay đã có rất nhiều lồi thuộc chi Lonicera được nghiên cứu về hóa
thực vật. Trong nghiên cứu về thành phần hóa học các loài thuộc chi Lonicera
cho thấy chúng chứa các hợp chất phenolic, flavonolid, terpenoid, ... Với
những đặc trưng về cấu trúc các lớp chất trong cây và công dụng thực tế của
các loài thuộc chi Lonicera, tiếp tục được các nhà khoa học trong và ngồi
nước quan tâm.
Gần đây nhóm tác giả Đỗ Trần Đăng, Trần Thị Hồng Ngọc đã bước đầu
nghiên cứu thành phần hóa học cây Kim Ngân, đã phân lập và xác định cấu
trúc của một số hợp chất steroid, terpenoid. Tuy nhiên thành phần hóa học của
cây Kim Ngân trên địa bàn Phú Thọ vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nhằm tìm
kiếm các hợp chất thiên nhiên có trong các lồi thực vật của Việt Nam nói
chung và chi Lonicera nói riêng, góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho
việc sử dụng các loài thực vật này, em lựa chọn đề tài “Phân lập và xác định



-2-

cấu trúc hợp chất triterpenoid từ cây Kim ngân (Lonicerajaponica) họ
Cơm cháy (Caprifoliaceae)” làm đối tượng nghiên cứu của Khóa luận.
2. Mục tiêu đề tài
- Phân lập chất sạch từ 2-3 phân đoạn nhỏ của dịch chiết n-hexane cây
Kim ngân.
- Xác định cấu trúc chất phân lập được bằng các phương pháp phổ cộng
hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng, phổ hồng ngoại.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đóng góp thơng tin cho lĩnh vực nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên
nhiên về thành phần hóa học của cây Kim ngân (

Lonicerajaponica)họ Cơm

cháy (Caprifoliaceae) của Việt Nam.
Cung cấp dữ liệu về phổ: Cộng hưởng từ hạt nhân, phổ hồng ngoại, phổ
khối lượng,… của một số hợp chất thiên nhiên được phân lập từ loài thực vật
được nghiên cứu từ cây Kim ngân và quy trình chiết tách, xác định cấu trúc
các hợp chất thiên nhiên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp cơ sở khoa học định hướng cho việc
nghiên cứu, sử dụng cây Kim ngân trong cuộc sống, đồng thời góp phần nâng
cao kiến thức về phân lập hợp chất thiên nhiên, về phổ cộng hưởng từ hạt
nhân, phổ hồng ngoại, phổ khối lượng cho sinh viên.
Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành hóa học và cán bộ
nghiên cứu hóa học hữu cơ.



-3-

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về thực vật chi Lonicera
1.1.1 Đặc điểm hình thái của chi Lonicera
Chi Kim ngân hay cịn gọi là chi nhẫn đơng có (danh pháp khoa học:
Lonicera, đồng nghĩa: Caprifolium Mill.) là chi thực vật gồm một số loài cây
bụi hoặc dây leo trong họ Kim Ngân(Caprifoliaceae) thực vật bản địa của Bắc
bán cầu.
Các lồi thuộc chi Lonicera có các đặc điểm chung như: ở dạng cây bụi
mọc đứng hoặc dây leo, có nhánh có lơng mịn. Lá dễ rụng, tồn tại hoặc nửa
tồn tại, mọc đối, có cuống ngắn hay khơng lơng, nguyên, có khi chia thùy và
có lá kèm. Hoa xếp từng đôi ở nách lá, với 2 hay 4 lá bắc. Đài có 5 răng.
Tràng có ống gù, khơng đều, 5 nhị, bầu dưới. Quả mọng nước với 2 – 3 hoặc
5 lá nỗn.
Chi Lonicera có 180 lồi, phân bố từ Bắc bán cầu đến Mêhicô và Đông
Nam Á (Việt Nam, Mianma, Lào). Ở Việt Nam chi này có khoảng 10 loài
phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc như : Lào Cai, Thái
Nguyên, Bắc Cạn, Hịa Bình, Thanh Hóa… [1].
1.1.2 Một số lồi thuộc chi Lonicera ở Việt Nam
Theo tác giả Võ Văn Chi, chi Lonicera ở Việt Nam có 9 lồi [1]:
Lonicera acuminata Wall.– Kim ngân nhọn: Cây Kim ngân nhọn có
dạng dây leo, thân và lá có lơng màu nâu. Lá lồi Kim ngân nhọn này có
phiến bầu dục, gốc trịn hay hình tim, ngọn có mũi, gân lồi ở mặt dưới, cuống
5-7mm. Các lồi Kim ngân nhọn có cụm hoa ngắn ở ngọn nhánh, hoa vàng có
sọc đỏ hay cam, quả mọng.
Lonicera bournei Hemsl. – Kim ngân rừng: Loài này được phân bố ở
Mianma, Lào, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, có gặp tại Lai Châu và
cịn được gọi là Kim ngân rừng. Cây Kim ngân rừng có một số đặc điểm như:
cây nhỡ, leo, hình trụ, có lơng ngắn màu hơi vàng. Lá Kim ngân nhọn có



-4-

phiến hình trái xoan- ngọn giáo, dài 2-7cm, rộng 2-3,5cm. Hoa của Kim ngân
rừng có màu vàng, ống mảnh và dài, 5 cánh hoa mà 2 cái hợp thành một môi.
Lonicera cambodiana Pierre ex Danguy. – Kim ngân lông: Cây thuộc
loại dây leo bằng thân quấn nhiều khi cao tới 9m. Cành cây Kim ngân lơng
có nhiều lơng xù xì gồm lơng đơn, cứng, hơi xám và lơng tuyến có cuống, sau
nhẵn, hơi đỏ.Cụm hoa xim hai hoa ở nách lá gần ngọn có lơng xù xì.
Lonicera confusa DC. – Kim ngân lẫn hay còn gọi Kim ngân núi: Cây
leo từ 2-4m, cành có lơng, hơi xám. Lá có lơng, phiến lá hình trái xoan, dài 46cm, rộng 1,5-3cm, trịn hay gần hình tim ở gốc, nhọn hay gần nhọn ở đầu,
nhẵn ở mặt trrn, có lơng ở mặt dưới. Cụm hoa là xim hai hoa ở nách các lá ở
ngọn: hoa dài 1,6-2cm, lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu vàng.
Cây thường mọc hoang ở rừng núi, có khi tập hợp thành bụi lớn.
Lonicera dasystyla Rehd. – Có tên tiếng việt là Kim ngân dại hay Kim
ngân vòi nhám: Cây leo bằng thân quấn. Các nhánh non có lơng rồi nhẵn,
màu nâu đỏ. Lá mọc đối, có phiến mỏng, hình trái xoan- ngọn giáo dài 2-8cm,
rộng 1-4cm, trịn hay hình tim ở gốc, nhọn thành mũi ở đâu, mặt trên nhẵn,
mặt dưới nhạt và hơi có lơng mịn, với 3-4 cặp gân phụ, cuống lá hơi hẹp có
rãnh ở trên, dài 2-8cm. Hoa trắng, thành xim 2 hoa ở nách các lá ở ngọn,
cuống có lơng. Qủa đơn, nhẵn, hình cầu đường kính 8mm.
Lonicera hildebrandiana Coll. Et Hesml. – Kim ngân quả to ngoài ra
Kim ngân quả to cịn có tên gọi khác là Kim ngân Hildebrand: cây thuộc loại
dây leo, to; Thân cây Kim ngân quả to có thể dài đến 20-25m, nhánh cây
khơng lơng. Lá kim ngân quả to có phiến hình bầu dục, lá đài nhỏ. Tràng to,
màu vàng hay da cam, có ống dài 3,5-4cm, môi dưới gần bằng môi trên, môi
trên 2,5-3cm, nhị 5, ngắn hơn tràng, bầu 3 ô, không lông. Kim ngân quả to có
qủa hình trái xoan, cao khoảng 2,5cm.
Lonicera hypoglauca Miq. – Kim ngân lá mốc hay còn gọi là Kim ngân

mặt dưới mốc: Dây leo của Kim ngân lá mốc khá mảnh. Thân non, cuống,
mặt dưới lá có lơng mịn dày vàng. Lá của cây có phiến hình trái xoan, dài 310cm, rộng 2,5-3,5cm, gốc tròn hay hơi lõm, chóp lá tù, mặt dưới mốc, có


-5-

lông mịn, cuống 1cm. Cụm hoa xim 2 hoa dài 3,5- 4,5 cm, màu trắng rồi
vàng. Bầu và lá dài có lơng mịn. Tràng có lơng dài ở mặt ngồi, ống tràng
2,5cm, môi dài 1,5cm, môi dưới hẹp. Qủa dài 7-8mm có màu đen.
Lonicera japonica Thund. – Kim ngân, Dây nhẫn đông: Cây dây leo thân
cuốn. Cành Dây nhẫn đông non và có lơng mịn, thân già xoắn. Lá ngun,
mọc đối. Phiến lá hình trứng, dài 4-7cm rộng 2-4cm, cả hai mặt lá đều có lơng
mịn.
Hoa mọc từng đơi một ở các nách lá gần ngọn. Hoa khi mới nở có màu
trắng, nở ra lâu chuyển sang vàng nhạt nhạt, mùi thơm nhẹ, 5 cánh hoa dính
liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 mơi, 5 nhị thị ra ngồi cánh.
Bầu dưới. Qủa có dạng hình trứng, dài chừng 5mm, màu đen. Mùa hoa tháng
3-4, quả tháng 6-8. Cây mọc phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Ngồi ra cịn được
trồng ở một số nơi.
Lonicera macrantha (D. Don) Spreng. – Kim ngân hoa to:Là loại dây leo
quấn to. Nhánh có lơng cứng vàng. Lá Kim ngân hoa to có phiến bầu dục có
thể dài 4-11cm, rộng 3-4,5cm, có lơng. Cụm hoa ở nách lá, dạng xim co, có
cuống, mang 2-3 hoa. Hoa to màu vàng. Đài có răng cưa nhỏ. Tràng cao 56cm, mơi trên có thùy, môi dưới 1. Bầu 3 ô. Qủa mọng to 7-8mm, màu đen.
1.2 Đặc điểm thực vật lồi Kim ngân

Hình 1.1: Cành mang hoa của cây Kim ngân


-6-


Cây Kim ngân ở dạng cây leo bằng thân quấn, dài tới 10m, cành có lơng
mịn, thân già xoắn. Lá nguyên, mọc đối; phiến lá hình trứng hoặc hơi bầu
dục, đỉnh nhọn, gốc tròn, dài 4 – 7cm, rộng 2 – 4cm, xanh đậm ở mặt trên và
nhạt hơn ở mặt dưới; cả hai mặt lá đều có lơng mịn (Hình 1.1) [1].
Lồi Kim ngân có hoa mọc từng đơi một ở cách nách lá gần ngọn. Khi
mới nở cánh hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, 5
cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 mơi, 5 nhị thị
ra ngồi cánh hoa. Bầu dưới, quả hình trứng, dài chừng 5mm màu đen.
Cây Kim ngân thường mọc ở ven rừng và trên các đồi cây bụi, ưa ẩm và
ưa sáng. Thường leo lên các cây bụi, cây gỗ nhỏ ở ven rừng đá vơi, rừng thứ
sinh, nơi ẩm mát. Có thể trồng bằng cách giâm cành vào tháng 9 – 10 hoặc
tháng 2,3. Mùa hoa tháng 2 – 5, kéo dài đến tháng 6 – 7, có quả tháng 6 – 8
[1].
Sau một năm là chúng ta có thể thu hoạch được Kim Ngân, cây càng
nhiều năm thì sản lượng hoa càng nhiều
Khi thu hoạch cần hái hoa vào lúc hoa sắp nở hoặc hoa mới nở, hoa vẫn
còn màu trắng chưa chuyển sang màu vàng. Có thể thu hoạch riêng hoa, hoặc
thu hoạch kèm cả hoa, cả thân cành lá, rồi phân tách riêng sau tùy theo mục
đích sử dụng.
Trong dân gian, cây Kim ngân thường dùng làm thuốc chữa các bệnh
ngoài da như: chữa mụn nhọt, các chứng ngữa, lở, dị ứng, lên đậu, rôm sẩy…
1.3 Các nghiên cứu về hóa thực vật chi Lonicera
Theo từ điển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất
Lợi hoạt chất của kim ngân là một chất có trạng thái dầu, khơng bay hơi, có
thể tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ [5]. Đến nay một số cơng
trình nghiên cứu về thành phần hóa học các loài kim ngân cho thấy chúng
chứa các hợp chất phenolic, flavonoid, terpenoid, ...
Ở Việt Nam, năm 2005 nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên-ĐH Quốc gia Hà Nội đã cơng bố một số thành phần hóa học của



-7-

hoa cây kim ngân: trong đó có một số hợp chất như caffeic acid (1),
chlorogenic acid (2), apigenin (3) [13].

Cũng trong năm 2005, nhóm tác giả Phan Minh Giang đã phân lập được
một số hợp chất phenolic từ hoa cây L. japonica như: methyl ester of
chlorogenic acid (4), tricin (5), 4’-O-methyl ether of apigenin (acacetin) (6),
quercetin (7) và 3’-O-methyl ether of quercetin (8) [13].


-8-

Từ cây L. japonica của Trung Quốc, nhóm tác giả Youyuan Peng cũng
đã xác định được một số hợp chất như: hyperoside(quercetin-3-Ogalactopyranoside) (9), luteolin (10) [15].

Bên cạnh các hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc từ các loài
thuộc chi Japonica, tinh dầu của một số loài Kim ngân đã được phân tích và
xác định thành phần hóa học. Đáng chú ý là cơng trình nghiên cứu của nhóm
tác giả của Romania đã cơng bố năm 2014 về hàm lượng một số triterpenoid
có trong tinh dầu hoa L. japonica như: germacrene D (11) 19,72%, farnesol
(12) 41,5%, và một số chất khác như 3- hexenyl benzoate (13) 0,57%; 3hexenyl tiglate (14) 6.79%, farnesyl acetate(15) 3,41%. Hợp chất cis-jasmone
(16) có giá trị về hương liệu trong nước hoa được tìm thấy với hàm lượng
thấp (0.58 - 0.85%) trong mẫu tinh dầu của loài L. japonica [11].


-9-

Gần đây, vào năm 2015, khi nghiên cứu thành phần hóa học hoa của lồi

L. japonica, các nhà khoa học Trung Quốc Wei-Xia Song đã phân lập được
hai hợp chất homosecoiridoid mới (17, 18) [17].

Năm 2016 các tác giả Đỗ Trần Đăng, Trần Thị Hồng Ngọc thực hiện đề
tài Khóa luận tốt nghiệp đại học về bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học
cây Kim ngân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phân lập và xác định được cấu
trúc một số hợp chất thứ cấp từ cây Kim ngân như hỗn hợp sitosterol+stigmasterol (19), -Tocopherylquinone (20), hexacosanol (21) và
hỗn hợp triglyceride (22) [2], [6].


-10-


-11-

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Phân đoạn F2.10 (519 mg) dịch chiết n-hexan của Cây Kim ngân (mẫu
cây đã được thu hái tại xã Quang Húc- huyện Tam Nông- Tỉnh Phú Thọ vào
tháng 6/ 2015. Tên cây được nhà thực vật Đỗ Văn Hài-Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam giám định. Mẫu tiêu bản cây kí hiệu QHT_06
được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật-Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam và tại Phịng Nghiên cứu hợp chất thiên nhiênBộ mơn Hóa học –Khoa Khoa học Tự nhiên-Trường Đại học Hùng Vương.)
[2], [6].
Phạm vi nghiên cứu: Phân đoạn nhỏ thứ cấp từ phân đoạn F2.10 dịch
chiết n-hexane của cây Kim ngân [2], [6].
2.2 Nguyên vật liệu, thiết bị
2.2.1 Hóa chất
Hóa chất sử dụng trong quá trình nghiên cứu như n-hexane, CH2Cl2,

EtOAc, Acetone, MeOH, EtOH.
Chọn dung mơi phải có tính trung tính, khơng độc, khơng q dễ cháy,
hịa tan được hợp chất cần khảo sát, dung mơi đó có thể loại bỏ dễ dàng. Cần
tránh các dung môi độc như benzene hoặc dễ cháy do có nhiệt độ sơi thấp như
diethyl ether, ...[7].
Các dung mơi sử dụng nghiên cứu đều là hóa chất kỹ thuật của Việt
Nam, Hàn Quốc và được chưng cất lại trước khi sử dụng.
2.2.2 Thiết bị nghiên cứu
Việc chưng cất các dung dịch được tiến hành trên hệ thống máy cất
quay IKARV 10 của hãng IKA (Anh).


-12-

Hình 2.1: Hệ thống cất quay dưới áp suất giảm
Việc xử lý cặn dịch chiết thành các phân đoạn nhỏ được thực hiện bằng
sắc ký cột silica gel với các cột sắc ký có kích thước khác nhau tùy theo lượng
cặn dịch chiết và khối lượng các phân đoạn như 1, 2, 2,5, 4, 10.

Hình 2.2: Cột sắc ký
Hiện màu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm, 254nm bằng
máy CAMAG của Switzerland (Thụy Sỹ).


-13-

Hình 2.3: Máy soi UV
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), phổ hồng ngoại (IR), phổ khối
lượng (ESI - MS) được đo tại Viện Hóa học –Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.

2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp phân lập
2.3.1.1 Phương pháp kết tinh
Kết tinh là một trong các phương pháp phổ biến nhất để tinh chế các chất
rắn. Dựa vào sự khác nhau về độ tan của các chất trong một dung mơi thích
hợp, và sự khác nhau về độ tan ở nhiệt độ khác nhau của một chất trong dung
mơi đó [7].
Kết tinh là một quá trình biến đổi pha của một chất từ rắn sang lỏng khi
hòa tan chất rắn trong một dung dịch bão hịa, sau đó làm lạnh dung dịch bão
hịa đó thu được chất rắn kết tinh. Phương pháp kết tinh được dùng để tách và
tinh chế các chất hữu cơ rắn, dựa trên nguyên tắc là các chất khác nhau có độ
hịa tan khác nhau trong cùng một dung mơi. Dung mơi thích hợp được lựa
chọn thường là dung mơi trong đó độ hịa tan của chất cần tinh chế tăng khá
nhanh theo nhiệt độ, tan kém ở nhiệt độ thường. Dung môi không tan trong


-14-

tạp chất, dung mơi khơng có lực tương tác về mặt hóa học đối với chất cần kết
tinh. Dung mơi sau khi kết tinh lại phải dễ bay hơi.
Bằng cách kết tinh lại một số lần trong cùng một dung mơi, hoặc trong
các dung mơi khác nhau, người ta có thể thu được tinh thể chất cần tinh chế ở
dạng khá tinh khiết.
Trong quá trình tinh chế việc chọn dung môi rất quan trọng sao cho chất
hữu cơ cần tinh chế tan nhiều khi đun nóng và ít tan khi để nguội, cịn đối với
tạp chất thì hoặc là khơng tan hoặc là tan tốt hơn chất cần tinh chế. Quá trình
kết tinh được lặp lại nhiều lần và sử dụng những dung môi khác nhau.
2.3.1.2 Phương pháp sắc ký
Sắc ký là một phương pháp vật lý để tách một hỗn hợp gồm nhiều loại
hợp chất ra riêng thành từng loại đơn chất, dựa vào tính ái lực khác nhau của

những loại hợp chất đó đối với một hệ thống (hệ thống gồm hai pha: một pha
động và một pha tĩnh) [7].
i. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Hình 2.4: Cấu hình phẳng của sắc ký lớp mỏng
Sắc ký lớp mỏng còn gọi là sắc ký phẳng (planar chromatography),dựa
trên khả năng hấp phụ khác nhau của các chất trên silica gel trong đó pha
động là một dung mơi hoặc hỗn hợp các dung môi, di chuyển ngang qua một
pha tĩnh là một chất hấp phụ trơ, khi đi lên theo lực mao quản sẽ phân tách


-15-

(giải hấp) ở các vị trí khác nhau trên đường đi của dung mơi. Chất có độ phân
cực kém hơn sẽ đi lên nhanh hơn chất có độ phân cực cao hơn [7], [12].
Sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật sắc ký khá nhanh gọn và tiện lợi. Nó giúp
nhận biết nhanh được số lượng thành phần có trong hỗn hợp đem sắc ký.
Trong phương pháp sắc ký lớp mỏng, thành phần trong hỗn hợp được xác
định nhờ so sánh hệ số lưu của hỗn hợp Rf và hệ số lưu Rf của một số chất đã
biết.
Trong sắc ký lớp mỏng, các nguyên liệu được sử dụng làm chất hấp thu
được tráng thành một lớp mỏng, phủ đều lên trên bề mặt một tấm kiếng, tấm
kim loại thường là nhôm hoặc tấm nhựa. Các tấm này là các sản phẩm thương
mại hoặc có thể tự tráng lấy trong phịng thí nghiệm. Sắc ký lớp mỏng gồm đủ
các loại sắc ký: hấp thu, phân chia, trao đổi ion, lọc gel. Chất hấp thu thông
dụng trong sắc ký lớp mỏng là silica gel, là loại pha tĩnh với tính chất rất phân
cực. Pha động luôn luôn là chất lỏng .
Với sắc ký lớp mỏng người ta sử dụng yếu tố làm chậm trễ(retardation
factors), thường gọi tắt là Rf, để phân tích định tính sự hiện diện của một loại
hợp chất nào đó(so với chất chuẩn) [7].

Sắc ký lớp mỏng có ưu điểm: sử dụng ít chất hấp thu, cần rất ít mẫu phân
tích(vi lượng), q trình triển khai sắc ký nhanh nên trong một thời gian ngắn
có thể biết ngay kết quả mẫu cần phân tích có chứa bao nhiêu chất khác nhau.
Độ linh động của chất được đánh giá thông qua hệ số Rf.
Rf =

Quãng đường di chuyển của chất
Quãng đường di chuyển của dung môi

Sắc ký lớp mỏng dùng để khảo sát thành phần và sắc ký lớp mỏng điều
chế đều được thực hiện trên bản mỏng đế nhôm tráng sẵn Silica gel 60 F254
của hãng Merck có độ dày 0,25 mm. Dung môi triển khai là 1 hoặc hỗn hợp
một số dung môi thông dụng như n-hexane,CH2Cl2, EtOAc, acetone, MeOH,
EtOH.


-16-

Hình 2.5: Hộp silica gel 60 F254 của hãng Merck
Thuốc thử hiện màu được sử dụng là vanilin.
ii. Phương pháp sắc ký cột (CC)
Sắc ký cột thường, với pha tĩnh là silica gel 60, cỡ hạt 0,040 0,063 mm
(230- 400 mesh) của hãng Merck, pha động là dung môi rửa giải, chủ yếu
dùng các hệ dung môi như n-hexane/CH2Cl2, n-hexane/EtOAc, nhexane/acetone, CH2Cl2/MeOH,… với tỉ lệ thích hợp.
Về nguyên lý của phương pháp sắc ký cột silica gel cũng tương tự
phương pháp sắc ký lớp mỏng ở trên; chỉ khác là trong sắc ký cột silica gel
dung mơi được rót liên tục vào đầu cột. Nhờ trọng lực, dung môi di chuyển từ
trên đỉnh cột đi xuống dưới cột, xuyên ngang qua pha tĩnh rồi ra khỏi cột và
hệ dung môi được lựa chọn từ TLC sẽ được tăng dần độ phân cực hoặc có thể
chỉ là một dung mơi duy nhất. Chất có độ phân cực kém hơn sẽ được rửa giải

trước rồi đến chất có độ phân cực cao hơn.
2.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc
2.3.2.1 Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Tương tự như electron, các hạt nhân nguyên tử có spin. Sự quay của các
phần tử tích điện này – sự tuần hồn của điện tích – sinh ra momen từ dọc
theo trục spin, do đó các hạt nhân này có tác dụng giống như một nam châm
nhỏ. Một trong các hạt nhân như vậy được nói đến ở đây là proton, hạt nhân
của nguyên tử hidro 1H.


×