TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
LAOCHAN BOUNCHAN
XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH TINH DẦU
CÂY HOẮC HƯƠNG (Pogostemon cablin (Blanco)
Benth.) VÀ THỬ NGHIỆM KHỬ MÙI LÓT GIÀY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Hóa học
Phú Thọ, 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
LAOCHAN BOUNCHAN
XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH TINH DẦU
CÂY HOẮC HƯƠNG (Pogostemon cablin (Blanco)
Benth.) VÀ THỬ NGHIỆM KHỬ MÙI LÓT GIÀY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Hóa học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. PHÙNG THỊ LAN HƯƠNG
Phú Thọ, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Khố luận tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng quy trình
chiết tách tinh dầu cây hoắc hƣơng (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) và
thử nghiệm khử mùi lót giày” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không
sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!
Phú Thọ, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Ngƣời cam đoan
Laochan Bounchan
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Khoa học Tự nhiên, trƣờng
Đai học Hùng Vƣơng và q trình làm khóa luận với đề tài “Xây dựng quy
trình chiết tách tinh dầu cây hoắc hƣơng (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.)
và thử nghiệm khử mùi lót giày”, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo, bạn bè và ngƣời thân.
Lời đầu tiên Em xin gửi tới Ban Giám Hiệu nhà trƣờng, các thầy cơ
giáo bộ mơn Hóa học, khoa Khoa học Tự nhiên, trƣờng Đại học Hùng Vƣơng
lời cảm ơn chân thành nhất. Nhờ sự quan tâm, dạy dỗ, tạo điều kiện hết mức
mà em có thể hồn thành tốt khóa luận này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Phùng Thị Lan
Hƣơng – giảng viên hƣớng dẫn đề tài. Trong q trình nghiên cứu Cơ ln
quan tâm, đơn đốc em thực hiện đúng tiến trình khóa luận. Nhờ sự động viên
kịp thời và tận tình hƣớng dẫn của cơ em mới có đƣợc kết quả ngày hơm nay.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những ngƣời bạn đã ln quan tâm,
ủng hộ, động viên, khích lệ, và giúp đỡ để tơi hồn thành khóa luận này. Tôi
xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tác giả
Laochan Bounchan
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................... 4
1.1. Giới thiệu về cây hoắc hƣơng (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) ....... 4
1.1.1. Đặc điểm thực vật cây Hoắc hƣơng (P.cablin) ....................................... 4
1.1.2. Giá trị của cây Hoắc hƣơng..................................................................... 5
1.2. Giới thiệu tinh dầu cây hoắc hƣơng ........................................................... 6
1.2.1. Thành phần hóa học tinh dầu hoắc hƣơng .............................................. 6
1.2.2. Giá trị của tinh dầu hoắc hƣơng .............................................................. 8
1.3. Các nghiên cứu về tinh dầu hoắc hƣơng .................................................... 9
1.3.1. Trong nƣớc .............................................................................................. 9
1.3.2. Ngồi nƣớc ............................................................................................ 11
1.4. Q trình chiết tách tinh dầu từ thực vật .................................................. 12
1.4.1. Phƣơng pháp chiết xuất ......................................................................... 13
1.4.2. Phƣơng pháp chƣng cất ......................................................................... 14
1.5. Phƣơng pháp phân tích sắc ký khí với detectơ khối phổ ......................... 15
1.6. Một số sản phẩm thuốc, chức năng đang lƣu hành trên thị trƣờng tại Việt
Nam có thành phần chính là hoắc hƣơng ........................................................ 16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU19
2.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu................................................................. 19
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 19
iv
2.1.2. Vật liệu và thiết bị ................................................................................. 19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.2.1. Phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc ........................................... 20
2.1.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm xây dựng quy trình chiết tách tinh dầu ....... 20
2.2. Phƣơng pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoắc hƣơng ......... 21
2.2.1. Thử nghiệm sản xuất lót giày khử mùi ................................................. 21
2.2.2. Phƣơng pháp ủ phân hữu cơ.................................................................. 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27
3.1. Thu hái, xử lý mẫu ................................................................................... 27
3.2. Xây dựng quy trình chiết tách tinh dầu hoắc hƣơng ................................ 27
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian chƣng cất ................................... 27
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ NaCl ............................................ 28
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ nƣớc/nguyên liệu. ............................. 29
3.2.4. Quy trình chiết tách tinh dầu từ lá hoắc hƣơng..................................... 31
3.2.5. Tách chiết tinh dầu theo quy trình đã xây dựng.................................... 32
3.3. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoắc hƣơng........................... 33
3.4. Sản xuất thử nghiệm lót giày khử mùi ..................................................... 36
3.4.1. Chế tạo tấm lƣới khử mùi từ tinh dầu hoắc hƣơng ............................... 36
3.4.2. Chế tạo lót giày khử mùi ....................................................................... 37
3.5. Ủ phân hữu cơ từ bã lá hoắc hƣơng sau khi chiết tách tinh dầu .............. 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 42
Kết luận ........................................................................................................... 42
Kiến nghị ......................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh một số thành phần hoá học của tinh dầu hoắc hƣơng của
Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới [12]. ................................................... 7
Bảng 1.2. Thành phần hóa học chính của tinh dầu Hoắc hƣơng [15]............... 7
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự ảnh hƣởng của thời gian chƣng cất tới thể tích
tinh dầu thu đƣợc............................................................................................. 27
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát sự ảnh hƣởng của nồng độ NaCl tới thể tích tinh
dầu thu đƣợc .................................................................................................... 28
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát sự ảnh hƣởng của tỷ lệ nƣớc/ nguyên liệu tới thể
tích tinh dầu thu đƣợc...................................................................................... 30
Bảng 3.4. Một số cấu tử chính trong tinh dầu từ lá hoắc hƣơng..................... 34
Bảng 3.5. So sánh một số cấu tử chính trong tinh dầu từ lá hoắc hƣơng trồng
tại Phú Thọ và Hà Nội [12,13] ........................................................................ 35
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây Hoắc hƣơng (P.cablin) .............................................................. 4
Hình 1.2 .Cấu trúc phân tử patchoulol thành phần chính trong tinh dầu hoắc
hƣơng [15]. ........................................................................................................ 8
Hình 1.3 . Sơ đồ phƣơng pháp công nghiệp phân lập tinh dầu từ nguyên liệu
thực vật ............................................................................................................ 13
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống chƣng cất lơi cuốn hơi nƣớc .................................. 14
Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí với detectơ khối phổ (GC/MS) ............. 15
Hình 1.6. Một số sản phẩm thƣơng mại có thành phần chính là tinh dầu hoắc
hƣơng ............................................................................................................... 16
Hình 1.7.Tinh dầu hoắc hƣơng........................................................................ 17
Hình 1.8. Nƣớc hoa có thành phần tinh dầu hoắc hƣơng ............................... 18
Hình 2.1.Thiết bị chƣng cất lơi cuốn hơi nƣớc dung tích 15 lít ...................... 19
Hình 2.2. Quy trình chế tạo tấm lƣới khử mùi từ tinh dầu hoắc hƣơng ......... 22
Hình 2.3. Quy trình chế tạo lót giày khử mùi ................................................. 23
Hình 2.4. Quy trình ủ phân hữu cơ từ bã lá hoắc hƣơng (2; 14)..................... 25
Hình 3.1. Thu hái mẫu..................................................................................... 27
Hình 3.2.Kết quả khảo sát sự ảnh hƣởng của thời gian chƣng cất tới thể tích
tinh dầu thu đƣợc............................................................................................. 28
Hình 3.3. Kết quả khảo sát sự ảnh hƣởng của nồng độ NaCl tới thể tích tinh
dầu thu đƣợc .................................................................................................... 29
Hình 3.4. Kết quả khảo sát sự ảnh hƣởng của tỷ lệ nƣớc/nguyên liệu tới thể
tích tinh dầu thu đƣợc...................................................................................... 30
Hình 3.5. Quy trình chiết tách tinh dầu từ lá hoắc hƣơng............................... 31
Hình 3.6. Kết quả chiết tách tinh dầu từ lá hoắc hƣơng.................................. 33
Hình 3.7. So sánh một số cấu tử chính trong tinh dầu từ lá hoắc hƣơng trồng
tại Phú Thọ và Hà Nội [12,13]. ....................................................................... 35
Hình 3.8. Nguyên liệu chế tạo tấm lƣới khử mùi từ tinh dầu hoắc hƣơng ..... 36
Hình 3.9. Chế tạo tấm lƣới khử mùi từ tinh dầu hoắc hƣơng ......................... 37
Hình 3.10. Q trình chế tạo lót giày khử mùi ............................................... 38
vii
Hình 3.11. Lót giày khử mùi thành phẩm ....................................................... 38
Hình 3.12. Nguyên liệu ủ phân hữu cơ ........................................................... 39
Hình 3.13. Qúa trình ủ phân hữu cơ tại vƣờn thực nghiệm trƣờng Đại học
Hùng Vƣơng .................................................................................................... 40
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong danh mục thuốc cổ truyền thiết yếu (Ban hành kèm theo Thông
tƣ số 19/2018/TT-BYT ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Y tế)
có một số lồi cây có tiềm năng khai thác tinh dầu lớn, trong đó có cây Hoắc
hƣơng, đây là một trong số dƣợc liệu cổ truyền, có tên trong nhiều bài thuốc
q khác nhau, với cơng dụng đa dạng. Hoắc hƣơng là một dƣợc liệu quý, lá
khô đem thái nhỏ dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán
(Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển), hoặc phun nƣớc cho ngấm đều, thái
phiến, phơi khô để dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Hiện trên thị trƣờng
có một số dƣợc phẩm có thành phần chính là Hoắc hƣơng nhƣ: Hoắc hƣơng
chính khí tán, Chính khí – KG…với cơng dụng chữa ngoại cảm phong nhiệt,
phổi nóng, huyết áp cao, sƣng đau họng, viêm phế quản, viêm phổi; và chữa
bệnh dạ dày, giúp tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngồi,…[1, 9,12]
Tinh dầu Hoắc hƣơng có mùi gỗ độc đáo, thơm, cay, là thành phần
không thể thiếu và không thể thay thế của nhiều loại nƣớc hoa, cũng nhƣ mỹ
phẩm và dƣợc phẩm nói chung. Gần đây, có những nghiên cứu đã công bố
rằng tinh dầu hoắc hƣơng có hoạt tính chống các tế bào khối u, ung thƣ, mở
ra tiềm năng ứng dụng lớn của loại tinh dầu này. Sản lƣợng tinh dầu hoắc
hƣơng trên toàn cầu hiện nay là 1800-1900 tấn mỗi năm và hầu hết đƣợc sản
xuất ở Indonexia. Tính theo số lƣợng lớn, đây là loại tinh dầu quan trọng thứ
10 đƣợc sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Mức giá hiện nay là 61 - 63
USD/kg tinh dầu, đối với tinh dầu chất lƣợng tốt có thể lên tới 150 USD/kg.
Tính theo doanh thu, tinh dầu hoắc hƣơng nằm trong 15 loại tinh dầu quan
trọng nhất, ƣớc tính doanh thu hiện tại ở mức xấp xỉ 75 triệu đô la. Tại Việt
Nam, qua khảo sát nhanh, giá tinh dầu hoắc hƣơng hiện dao động khá lớn,
trong khoảng từ 200.000 đến 400.000 đồng trên một đơn vị 10 ml tinh dầu
và hầu hết tinh dầu hoắc đang đƣợc bán trên thị trƣờng Việt Nam và tỉnh
2
Phú Thọ đều đƣợc nhập khẩu từ Malaysia và Ấn Độ. Do vậy, nghiên cứu
phát triển vùng trồng hoắc hƣơng và sản xuất tinh dầu hoắc hƣơng để đáp
ứng nhu cầu tinh dầu trong nƣớc và thế giới là một việc làm rất quan trọng
và cần thiết [5,7].
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có tổng diện tích tự nhiên
3.534.5 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 98.370.17 ha, có
khả năng trồng cây dƣợc liệu nói chung và cây hoắc hƣơng nói riêng. Với
đặc điểm đất có tầng canh tác dầy 70 - 100 cm, dễ thốt nƣớc, thống khí;
nhiệt độ trung bình hàng năm 23,5 - 24,20oC, số giờ nắng trung bình năm
1350 - 1519 giờ, độ ẩm khơng khí 82 - 86 %, lƣợng mƣa 1.500 - 1.600 mm
rất phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây hoắc hƣơng để sản xuất
tinh dầu - một thị trƣờng có tiềm năng lớn.
Mặc dù đã có một số thành tựu trong chiết tách tinh dầu hoắc hƣơng,
tuy nhiên tính đến hiện nay chƣa có cơng bố về thành phần hóa học của tinh
dầu hoắc hƣơng đƣợc trồng tại tỉnh Phú Thọ. Căn cứ vào quyết định số
1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển dƣợc liệu dến năm 2020 và định hƣớng đến
năm 2030, trong đó sản phẩm tinh dầu đƣợc ƣu tiên phát triển; Quyết định
số 206/QĐ-BYT ngày 22/1/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành ƣu tiên phát
triển dƣợc liệu, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng quy trình chiết tách
tinh dầu cây hoắc hƣơng (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) và thử
nghiệm khử mùi lót giày”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng đƣợc quy trình chiết tách tinh dầu hoắc hƣơng trồng tại tỉnh Phú Thọ;
- Xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoắc hƣơng trồng tại tỉnh Phú Thọ;
- Nghiên cứu ứng dụng của tinh dầu hoắc hƣơng.
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài đống góp thơng tin cho lĩnh
vực nghiên cứu hóa thực vật về tinh dầu cây Hoắc hƣơng (Pogostemon cablin
(Blanco) Benth.) trồng tại tỉnh Phú Thọ .
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp cơ sở khoa học định hƣớng cho
việc nghiên cứu, sử dụng tinh dầu loài cây Hoắc hƣơng (Pogostemon cablin
(Blanco) Benth.) của Việt Nam; đồng thời góp phần nâng cao kiến thức về
thực nghiệm chiết tách, xác định thành phần hóa học của tinh dầu. Bên cạnh
đó đề tài còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành hóa học và cán bộ
nghiên cứu hóa học hữu cơ và hóa học phân tích.
4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu về cây hoắc hƣơng (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.)
1.1.1 Đặc điểm thực vật cây Hoắc hương (P.cablin)
Cây hoắc hƣơng (P.cablin) thuộc họ Lamiacecae có nguồn gốc từ
Philipines và mọc hoang ở nhiều nƣớc Nam Á, hiện nay đƣợc trồng với quy
mô thƣơng mại ở Ấn Độ, Indonexia, Malaysia, Trung Quốc, Singapo, Tây Phi
và Việt Nam. Từ “cablin” có nguồn gốc từ “cabalam” là tên địa phƣơng của
cây hoắc hƣơng ở Philipines.
Cây hoắc hƣơng là cây cỏ hay bụi nhỏ, thân hình vng hay trịn; lá
mọc đối, cụm hoa là các xim co tập hợp thành hình bng hay hình chùm ở
đỉnh cành. Thân hình trụ vng, phân nhiều cành, cành hơi cong, dài 30 cm
đến 60 cm, đƣờng kính 2 mm đến 7 mm, có lơng tơ. Chất giịn, dễ gãy, ở mặt
gãy thất tủy rõ. Thân già gần hình trụ, đƣờng kính 10 mm đến 1,2 mm, màu
nâu xám.
Hình 1.1. Cây Hoắc hƣơng (P.cablin)
Lá mọc đối, thƣờng là một khối nhàu nát; lá nguyên hình trứng hoặc
hình elip, dài 4 cm đến 9 cm, rộng 3 cm đến 7 cm, cả hai mặt lá màu lục xám
có lơng mƣợt nhƣ nhung, chop lá hơi nhọn hoặc tròn, gốc lá vát nhọn hoặc
trịn, mép lá có rang cƣa khơng đều, cuống lá thon nhỏ dài 2 cm đến 5 cm, có
5
lông. Mùi thơm đặc trƣng, vị hơi đắng. Hoắc hƣơng đƣợc trồng tại nƣớc ta
chƣa thấy ghi nhận trƣờng hợp nào ra hoa [1,7,8].
1.1.2 Giá trị của cây Hoắc hương
Cây hoắc hƣơng là một loài thảo mộc quan trọng, đƣợc sử dụng rộng
rãi trong ngành công nghiệp nƣớc và sản xuất dƣợc phẩm, mỹ phẩm, đặc biệt
là ở Ấn Độ và Trung Quốc đã sử dụng hoắc hƣơng để kích thích chống nơn và
thèm ăn. Ngồi ra, hoắc hƣơng cịn đƣợc sử dụng rộng rãi các ngành công
nghiệp mỹ phẩm và sản xuất các sản phẩm điều trị các bệnh viêm nhiễm. Tại
Trung Quốc, Nhật Bản và Malaysia hoắc hƣơng đƣợc sử dụng rộng rãi điều
trị các bệnh về cảm lạnh, đau đầu, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, côn
trùng và rắn cắn.
Ở Việt Nam, cây hoắc hƣơng đã đƣợc biết từ lâu đời và coi là một vị
thuốc dân gian, các tài liệu y học cổ truyền từ xa xƣa đã ghi lại hoắc hƣơng có
tác dụng kháng khuẩn rộng. Nƣớc sắc hoắc hƣơng có tác dụng ức chế các loại
nấm gây bệnh: Leptopirrosis. Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli,
trực khuẩn ly, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn,
Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối (Trung Dƣợc Học) [6].
Tầm quan trọng thƣơng mại của hoắc hƣơng là do tinh dầu hoắc hƣơng,
tinh dầu hoắc hƣơng có thể thu đƣợc từ lá hoắc hƣơng khô bằng cách chƣng
cất lôi cuốn hơi nƣớc. Trung Quốc các loài cây lấy tinh dầu, hoắc hƣơng đƣợc
coi là lồi cây có tiềm năng kinh doanh rất lớn trên thị trƣờng thế giới và
hƣơng thơm độc đáo và hoạt tính sinh học của nó.
Tinh hoắc hƣơng có thành phần chính patchoulol, α-bunesine và αguaiene, α-patchoulene, đây là những chất có giá trị kinh tế cao, có khả năng
chống lại vi khuẩn gram dƣơng: Staphylococcus, Bacillus và Streptococcus và
một số các tế bào da liễu [15,16].
6
1.2 Giới thiệu tinh dầu cây hoắc hƣơng
1.2.1 Thành phần hóa học tinh dầu hoắc hương
Tinh dầu hoắc hƣơng là chất lỏng, sánh, nhẹ hơn nƣớc, màu vàng hoặc
xanh vàng, không tan trong nƣớc, tan trong dung dịch hữu cơ, tinh dầu này
chứa khoảng 97% các hợp chất không ảnh hƣởng đến mùi thơm, trong số 40 45% này thuộc về nhóm Sesquiterpenes và thành phần chính là patchoulol
(chiếm 30 - 40%), các sesquiterpenes hydrocarbon và 2-mino sesquiterpene
alcaoid [3,19].
Thành phần hóa học của tinh dầu hoắc hƣơng khác nhau giữa các mẫu
lá hoắc hƣơng thu đƣợc từ các vị trí địa lý khác nhau và phƣơng pháp chiết
tách tinh dầu khác nhau. Luo và cộng sự (2002), đã chứng minh tác động
đáng kể của môi trƣờng sống, thời gian thu gom, và phƣơng pháp chiết tách
đối với năng suất và các thành phần chính của sản phẩm thu đƣợc. Trong
nghiên cứu này hàm lƣợng tinh dầu từ lá hoắc hƣơng trồng ở Hải Nam Trung
Quốc thu hoạch từ tháng 6 và tháng 8 lần lƣợt 0,8%, 0,7% và 0,6%, nồng độ
patchoulol cao nhất trong tháng 6 [20].
Trần Huy Thái (2006) đã sử dụng hai phƣơng pháp sắc ký khối phổ
(GC-MS) và cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR) để nghiên cứu thành phần hóa
học của tinh dầu hoắc hƣơng trồng tại Việt Nam, tác giả đã chỉ ra các hợp
chất chính đƣợc xác định là α-,β- and δ-patchoulene, β-enlemene, βcaryophyllene, α-and δ-guaiene, seychellene, α-bulnesene, δ-cardinene,
pogostol và patchoulol. Trong đó patchoulol là thành phần chính (32 - 37%)
quyết định mùi hƣơng của tinh dầu.
Tác giả cũng khẳng định nếu so sánh thành phần hoá học của tinh dầu
hơắc hƣơng Việt Nam với tinh dầu hoắc hƣơng thƣơng phẩm đƣợc ƣa chuộng
trên thế giới, đặc biệt về hàm lƣợng α- guaiene, α-bulnesene và patchoulol ta
thấy tinh dầu hoắc hƣơng Việt Nam thuộc loại tốt và có chất lƣợng cao [12].
7
Bảng 1.1. So sánh một số thành phần hoá học của tinh dầu hoắc hƣơng
của Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới [12].
Tên nƣớc
Trung
Việt Nam Inđônêxia Singapo
Braxin
Quốc
Đơn chất
p-patchoulene
3,22
2,9 - 3,0
3,2
4,8
1,7
- guaiene
13,47
13,1 - 15,2
14,9
11,4
9,9
caryophyllene
2,77
3,3 - 3,9
3,8
2,1
2,0
seychellene
7,47
8,6 - 9,4
9,0
8,3
5,9
α-bulnesene
14,67
14,7 - 16,8
16,6
16,8
13,1
2,4
1,9-2,2
2,0
2,4
2,7
32,9
32,3
46,0
pogostol
patchoulol
38,0- 45,0 32,0 - 33,0
Supawan Bunrathep và cộng sự (2006) đã tiến hành tách tinh dầu hoắc
hƣơng từ lá hoắc hƣơng tƣơi, phƣơng pháp GC-MS đƣợc sử dụng để phân
tích thành phần hóa học của tinh dầu chiết tách đƣợc. Thành phần tinh dầu
đƣợc tìm thấy là 0,3 % (v/w) trọng lƣợng lá tƣơi. Hai mƣơi hai hợp chất đƣợc
xác định bởi GC/MS trong đó có mƣời tám hợp chất sesquiterpen và ba
sesquiterpen oxy. Trong số này, Patchoulol (60,30 %) là thành phần chính,
tiếp theo là germacrene A (11,73%) [15]. Các thành phần chính của tinh dầu
hoắc hƣơng đƣợc thể hiện trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thành phần hóa học chính của tinh dầu Hoắc hƣơng [15]
STT
Hợp chất
Kovat’s Index
% Area
Sesquiterpens
1
trans – caryophyllene
1418
2.24
2
α-guaiene
1439
7.22
3
Γ- patchoulene
1441
3.89
4
Ger-macrene A
1503
11.73
1659
60.30
Oxygenated sesquiterpens
5
Patchouli alcohol
8
Hình 1.2 .Cấu trúc phân tử patchoulol thành phần chính trong tinh dầu
hoắc hƣơng [15].
Tinh dầu hoắc hƣơng là một hỗn hợp phức tạp của nhiều hợp chất hoá
học khác nhau. Sự thay đổi tỷ lệ hàm lƣợng của các hợp chất này làm cho
chất lƣợng tinh dầu thay đổi theo. Sự thay đổi này phụ thuộc vào nhƣng yếu
tố nhƣ điều kiện tự nhiên, canh tác, các lứa cắt khác nhau, bảo quản cũng nhƣ
việc xử lý nguyên liệu, phƣơng pháp chƣng cất ... [12,13].
1.2.2 Giá trị của tinh dầu hoắc hương
Trong công nghiệp mỹ phẩm, tinh dầu hoắc hƣơng đƣợc sử dụng rộng
rãi trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa. Đây cũng là một trong những loại
tinh dầu quan trọng nhất của ngành công nghiệp nƣớc hoa, vì tinh dầu hoắc
hƣơng có khả năng định hƣớng tốt khi pha trộn với các loại tinh dầu cỏ vetiver,
gỗ đàn hƣơng, hoa phong lữ, hoa oải hƣơng, dầu đinh hƣơng … Bên cạnh đó
tinh dầu hoắc hƣơng cũng đƣợc sử dụng làm thành phần hƣơng vị trong các sản
phẩm thực phẩm đóng gói. Ở vùng c, tinh dầu hoắc hƣơng cịn đƣợc sử dụng
thuốc trừ sâu và cơng trùng. Trong liệu pháp mùi hƣơng, tinh dầu hoắc hƣơng
đƣợc sử dụng để làm giảm trầm cảm, căng thẳng, làm thần kinh, kiểm sốt,
kháng nấm, giảm đau, chống oxi hóa và chống viêm, tiêu sợi huyết và gây độc
tế bào [19].
Tinh dầu hoắc hƣơng đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
dƣợc phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm… Với hƣơng vị hấp dẫn tinh dầu hoắc
hƣơng đƣợc coi nhƣ một phần không thể thiếu trong chế biến thực phẩm nhƣ
trong các loại đồ uống có và chứa cồn; các phẩm kem sữa tráng miệng, bánh
kẹo, thịt và sản phẩm chế biến từ thịt. Tuy nhiên hiện nay chƣa có nhiều cơ sở
9
sản xuất tinh dầu hoắc hƣơng cho sản lƣợng và chất lƣợng cao. Hầu hết nguồn
tinh dầu hoắc hƣơng đáng bán trên thị trƣờng đều là sản phẩm nhập khẩu, có
nguồn gốc từ một số quốc gia nhƣ Ấn Độ, Pháp…, giá hoắc hƣơng dao động
trong khoảng từ 180.000 đến 414.000 đồng /10 ml.
1.3 Các nghiên cứu về tinh dầu hoắc hƣơng
1.3.1 Trong nước
Ở nƣớc ta cây hoắc hƣơng đã đƣợc biết, đƣợc sử dụng và trồng từ rất
lâu đời. Tuy nhiên cây hoắc hƣơng mới đƣợc trồng nhỏ lẻ trong các vƣờn gia
đình tại một số tỉnh nhƣ Hải Hƣng (Mỹ Văn,Châu giang …), Thái Bình
(Hƣng Hà,Thái Thụy, Tiền Hỉa, Kiến Xƣơng,..), Nam Hà (Hải Hậu, Ý Yên,..),
Hà Nội (Thanh Trì, Từ Liên, Gia Lâm…), Vĩnh Phúc (Lập Thạch, Yên Lãng,
Tam Đảo,…), Thanh Hóa (Cẩm Thủy)… Cây thƣờng đƣợc trồng trong gia
đình hoặc phơi khơ để bán cùng thuốc các vị thuốc khác tại địa phƣơng. Cho
đến nay vẫn chƣa có một cơ sở nào có diện tích trồng hoắc hƣơng đáng kể và
thực tế việc chƣng cất tinh dầu hoắc hƣơng cũng chỉ dừng ở phạm vi nghiên
cứu trong phịng thí nghiệm [2,12,13].
Những năm gần đây, tại Việt Nam hoắc hƣơng đƣợc khai thác liên tục
và thƣờng xuyên, nhu cầu đối với dƣợc liệu và tinh dầu hoắc hƣơng ngày
càng tăng do nhiều tác dụng chữa bệnh của nó. Do đó trữ lƣợng của cây giảm
sút nghiêm trọng, việc cung cấp nguyên liệu với số lƣợng lớn và số lƣợng ổn
định để sản xuất thuốc và tinh dầu đang trở thành nhu cầu bức thiết [3,10].
Tác giả Trần Huy Thái (2006), đã điều tra đánh giá sự phân bố của cây
hoắc hƣơng tại 5 địa phƣơng ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc
tính sinh học, quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây hoắc hƣơng, và xác
định thành phần hóa học của tinh dầu hoắc hƣơng và so sánh chúng với tinh
dầu hoắc hƣơng của các nƣớc khác trên thế giới. Thành phần hóa học tinh dầu
hoắc hƣơng của Việt Nam gồm 17 cấu tử, trong đó các chất chủ yếu là
patchouli alcohol, α-guaiene, và α-bulnesene có hàm lƣợng khá cao, đặc biệt
là patchoulol đạt tới 37,8-45,0%.
10
Nghiên cứu cũng đã tiến hành so sánh thành phần hóa học, các chỉ số lý
hóa học của cây P.cablin đƣợc thu hái từ 5 địa phƣơng: Thái Thụy (Thái
Bình), Mỹ Văn (Hải Hƣng), từ Liêm (Hà Nội) Hải Hậu (Nam Hà), Cai Lậy
(Tiền Giang). Kết quả cho thấy hoắc hƣơng đƣợc trồng ở điểm địa điểm khác
nhau có thành phần hóa học và các chỉ số hóa lý khác nhau. Hàm lƣợng tinh
dầu trong lá hoắc hƣơng thu đƣợc ở các địa điểm Thái Bình và Hải Hƣng là
tƣơng đƣơng nhau (2,04 và 2,05 %) và thấp hơn so với hoắc hƣơng đƣợc thu
hái ở Hà Nội (2,77 %), mẫu thu hái đƣợc ở Tiền Giang có hàm lƣợng cao nhất
ở cao hơn hẳn 3,15 %. Tỷ trọng, chỉ số chiết quay và góc quay cực của tinh
dầu hoắc hƣơng trồng ở Tiền Giang cao hơn so với ở Thái Bình, Hà Nội và
Hải Hƣng song chêch lệch khơng nhiều. Hàm lƣợng patchoulol trong tinh dầu
ở các địa phƣơng Thái Bình, Hải Hƣng, Hà Nội khá cao (37,8 đến 44,26 %),
trong khi tinh dầu thu đƣợc từ Tiền Giang thì hợp chất này chỉ từ 32-38%
[12,13].
Theo tác giả ng Thị Ngọc Hà và Lê Ngọc Thạch (2012), đã nghiên
cứu chiết tách tinh dầu từ lá hoắc hƣơng trồng tại tỉnh Lào Cai và chỉ ra lá
hoắc hƣơng có hàm lƣơng tinh dầu cao hơn so với các thành phần khác của
cây và lá ủ có hàm lƣợng cao nhất so với lá héo và lá tƣơi. Phƣơng pháp
chƣng cất lơi cuốn hơi nƣớc truyền thống thích hợp với việc chiết tách tinh
dầu từ lá hoắc hƣơng. Lá hoắc hƣơng sau khi thu đƣợc thu hái đƣợc xử lý
bằng cách phơi khơ và phơi khơ sau đó lên men đạt hiệu suất cao hơn lá tƣơi.
Sau 7-90 ngày bảo quản hàm lƣợng tinh dầu hoắc hƣơng giảm từ 0-13%, hàm
lƣợng patchoulol tăng từ 5-20%.
Tinh dầu hoắc hƣơng trên cây trồng tại Cại Lậy, Tiền Giang có hàm
lƣợng patchoulol cao hơn so với tinh dầu tại Nghĩa Đô (Hà Nội), cao hơn
nhiều so với trồng tại Ấn Độ và Brazil, chỉ kém hơn trồng Thái Lan. Với hoạt
tính kháng khuẩn thì ngồi việc có giá trị trong ngành hƣơng liệu, tinh dầu
hoắc hƣơng cịn có giá trị cao trong ngành dƣợc [3,12,13].
11
1.3.2 Ngồi nước
Cây hoắc hƣơng (P.cablin) thuộc họ Lamiaceae có nguồn gốc từ
Philippines và mọc hoang ở nhiều nƣớc Nam Á, hiện đƣợc trồng với quy mô
thƣơng mại ở Ấn Độ, Indonexia, Malaysia, Trung Quốc, Singapo, Tây Phi và
Việt Nam. Từ “cablin” có nguồn gốc từ “cabalam” là tên địa phƣơng của cây
hoắc hƣơng ở Philippines.
Về mặt hình thái, cây hoắc hƣơng là một loại thảo dƣợc lâu năm, thích
nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, có thể phát triển chiều cao lên tới 1 1,2m với thân thẳng và lá rộng. Rìa của lá có thùy và có nhiều lơng trên bề
mặt lƣng, trong lá tích lũy nhiều tinh dầu. Cây có hoa nhỏ màu trắng hồng
nhạt. Là loại cây lâu năm, đƣợc canh tác khoảng 3-4 năm, cho ba vụ thu
hoạch lá hàng năm [22,24].
Hiện nay, số lƣợng tinh dầu hoắc hƣơng đƣợc mua bán trên thị trƣờng
thế giới hàng năm thay đổi từ 500 - 550 tấn. Các nƣớc sản xuất tinh dầu hoắc
hƣơng nhiều nhất là Inđônêxia, Trung Quốc, Malaixia và Singapo, các nƣớc
nhập khẩu tinh dầu hoắc hƣơng nhiều nhất là Pháp, Đức, Anh…
Donelian và cộng sự (2009) đã nghiên cứu so sánh tinh dầu hoắc hƣơng
chiết tách từ lá hoắc hƣơng khô trồng ở Indonexia với hai phƣơng pháp:
phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc và phƣơng pháp chiết suất CO2 siêu
tới hạn (SC-CO2). Phƣơng pháp chiết suất CO2 siêu tới hạn đƣợc tiến hành ở áp
suất 100-200 bar, dịch chiết đƣợc cố định ở 20oC. Do ảnh hƣởng của sự gia
tăng áp lực dẫn đến năng suất của phƣơng pháp SC - CO2 cao hơn so với
phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc, điều này đƣợc giải thích do dƣới áp
suất cao nhiều hợp chất có thể hịa tan tốt hơn, đặc biệt thu hồi đƣợc một số
hợp chất không bay hơi. Tuy nhiên điều này khiến cho tinh dầu chiết suất bằng
phƣơng pháp SC - CO2 sẽ bị lẫn các chất không mong muốn [17]. Phƣơng pháp
SC-CO2 tuy ƣu việt hơn nhƣng lại đòi hỏi một lƣợng lớn năng lƣợng và dung
mơi, dẫn tới chi phí sản xuất cao.
Một nghiên cứu xác định thành phần tinh dầu đƣợc trồng tại Trung
Quốc cho thấy thành phần hóa học và tỷ lệ các chất trong các bộ phận của cây
12
là khác nhau. Và các chất pogostone (30,99 % trong thân, 21,31 % trong lá),
patchoulol (10,26 % trong thân, 37,53 % trong lá), trans-caryohyllene (4,92%
trong thân, 6,75 % trong lá), α-guaiene (2,27 % trong thân, 6,18 % trong lá)
và seychellene (1,56 % trong thân, 1,99 % trong lá) là thành phần chính trong
tinh dầu hoắc hƣơng trồng tại Trung Quốc.
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu cơng bố về việc cô
lập các hợp chất riêng lẻ từ P.cablin để tìm hiểu cơ chế của chúng có liên
quan đến các hoạt động dƣợc lý khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng P.cablin
chứa nhiều chất phytochemical bao gồm nhiều monoterpenoids, triterpenoids,
sesquiterpenoids, phytosterol, flavonoid, axit hữu cơ, lignin, glycoside,
alcohols và aldehyd [15,21].
Trên thế giới hiện nay, phƣơng pháp phổ biến nhất để chiết tách tinh
dầu từ lá hoắc hƣơng là phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc, do đây là
phƣơng pháp đơn giản, chi phí đầu tƣ thấp. Tuy nhiên phƣơng pháp này cũng
có những nhƣợc điểm nhƣ: thời gian chiết dài, năng suất thấp và dƣới tác
dụng của nhiệt độ cao gây ra sự xuống cấp của một vài thành phần hóa học
kém bền nhiệt trong tinh dầu, ảnh hƣởng tới hƣơng thơm và hoạt tính sinh học
của tinh dầu hoắc hƣơng [17].
1.4 Quá trình chiết tách tinh dầu từ thực vật
Trong vài nghìn loại thực vật có tinh dầu, chỉ có 200 - 300 loại có giá
trị công nghiệp. Hàm lƣợng tinh dầu trong thực vật dao động trong giới hạn từ
1% đến vài chục %.
Những phƣơng pháp chủ yếu để tách tinh dầu trong công nghiệp là ép,
chiết xuất, chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc,… Ép lấy tinh dầu là một phƣơng
pháp tách tinh dầu từ thực vật đƣợc sử dụng từ lâu, bởi sự đơn giản của
phƣơng pháp.
Quá trình chiết xuất hƣơng liệu từ những phần có hƣơng thơm của thực
vật bằng mỡ động vật đun nóng (bị, lợn) hoặc bằng dầu ơ liu đã đƣợc biết
đến từ thời cổ đại. Một phƣơng pháp chiết tƣơng tự trong công nghệ hƣơng
13
liệu gọi là ngâm, dầm. Nó là q trình khuyếch tán trực tiếp các chất thơm từ
một pha của chất lỏng (hoặc rắn) sang một pha chất lỏng khác mà khơng hịa
trộn với chất lỏng ban đầu.
Những phƣơng pháp phổ biến nhất hiện nay của việc chiết tách tinh dầu
là chiết xuất và chƣng cất [5].
1.4.1 Phương pháp chiết xuất
Các phƣơng pháp chiết xuất thƣờng đƣợc sử dụng trong những trƣờng
hợp khi các chất thơm đƣợc trích rút ra kém bền vững về mặt nhiệt năng và
cũng không bền ở 100oC (nhiệt độ chƣng cất với lôi cuốn hơi nƣớc).
Trong các phƣơng pháp chiết xuất hiện đại chiết xuất tinh dầu từ
nguyên liệu thực vật có sử dụng chất chiết (extractant) là các dung mơi có độ
bay hơi cao, có thể tách dễ dàng chúng khỏi dầu bằng phƣơng pháp bay hơi.
Với vai trị là các dung mơi đƣợc dùng để chiết, dung môi thƣờng đƣợc sử
dụng là butan, ete dầu hỏa có nhiệt độ sơi thấp (đây là hỗn hợp các
hidrocacbon với 4 – 6 nguyên tử cacbon), các ancol no mạch thẳng với số
cacbon thấp, benzen, toluen. Hiện nay phƣơng pháp đang đƣợc sử dụng rộng
rãi và có hiệu quả cao là thực hiện chiết tách tinh dầu ở nhiệt độ thấp bằng
cacbonđiơxit lỏng.
Hình 1.3 . Sơ đồ phƣơng pháp công nghiệp phân lập tinh dầu từ
nguyên liệu thực vật
14
Trong quá trình tách tinh dầu bằng phƣơng pháp chiết xuất, nguyên liệu
đƣợc xử lý bằng butan (hoặc hỗn hợp ete dầu hỏa, cacbonđioxit lỏng hoặc
một dung mơi thích hợp khác), trong dung mơi này sẽ có các thành phần hịa
tan đƣợc của thực vật. Dịch chiết sau đó đƣợc tách riêng và bay hơi dung mơi,
phần tinh dầu cịn lại đƣợc gọi là concret (cặn chiết): bao gồm các chất thơm
dễ bay hơi và hỗn hợp hidratcacbon no không bay hơi và các chất dạng sáp
[5,10].
1.4.2 Phương pháp chưng cất
Phần lớn tinh dầu đƣợc chiết tách từ nguyên liệu thực vật bằng phƣơng
pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc. Ngay từ thế kỷ XI, Abu Ali Ibn Sina
(Avinsenna) đã mô tả phƣơng pháp tổng hợp các loại tinh dầu có khả năng trị
liệu bằng phƣơng pháp chƣng cất này.
Nhƣng chỉ từ thế kỷ XVI, quá trình chiết tinh dầu từ thực vật bằng
phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc mới trở nên phổ biến trong các
phịng thí nghiệm. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng không chỉ để chiết xuất một
mà nhiều loại tinh dầu có tác dụng làm hƣơng liệu và trị liệu khác nhau với quy
mô đáng kể.
Nguyên tắc: nhiệt độ sôi của hỗn hợp gồm nƣớc và tinh dầu thấp hơn
rất nhiều so với nhiệt độ sơi của tinh dầu, do đó có thể tách riêng tinh dầu ra
khỏi nguyên liệu mà không cần đạt đến nhiệt độ sơi của nó. Ngƣời ta thực
hiện việc này bằng dụng cụ gọi là thiết bị chƣng cất tinh dầu bằng hơi nƣớc.
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
15
Bản chất của phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc, sự có mặt của
hơi nƣớc trên bề mặt của hỗn hợp đƣợc xử lý sẽ dẫn đến việc giảm áp suất
riêng phần của những thành phần tinh dầu đƣợc chƣng cất và do đó sẽ làm
giảm nhiệt độ sơi của chúng (áp suất tổng không đổi, trên bề mặt dung dịch,
nếu khơng có hơi nƣớc, nhiệt độ sẽ tăng cao đến mức tinh dầu có thể bị phân
hủy). Tinh dầu dễ bay hơi cùng với hơi nƣớc đƣợc chuyển sang pha khí và
hỗn hợp khí này đƣợc đi qua thiết bị sinh hàn, nơi đƣợc làm lạnh và chuyển từ
pha khí sang pha lỏng và ngƣng tụ trong bình chứa, tại đây hỗn hợp đƣợc tách
làm hai lớp tinh dầu và nƣớc. Tinh dầu sau đó đƣợc tách gạn, ly tâm hoặc
chiết và thu đƣợc sản phẩm [17,6].
1.5 Phƣơng pháp phân tích sắc ký khí với detectơ khối phổ
Sắc ký khí với detectơ khối phổ là một trong những lĩnh vực hiện đại
quan trọng đƣợc ứng dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành khoa học: sinh
học, vật lý, địa chất, khoa học môi trƣờng, thực phẩm, dƣợc học, pháp y,..
Khoảng 80% các hợp chất hữu cơ đƣợc phân tích bằng sắc ký.
Sắc ký khí là một trong các phƣơng pháp hóa lý dùng để tách thành
phần của các hỗn hợp, nó đã đƣợc sử dụng từ lâu trong việc phân tích tinh dầu
nói riêng và các hợp chất tự nhiên nói chung.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tinh dầu do tính
ƣu việt: tiết kiệm thời gian phân tích, độ phân giải cao, có thể định tính đƣợc
các chất dựa vào thời gian lƣu, có thể định lƣợng đƣợc, độ nhậy cao.
Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí với detectơ khối phổ (GC/MS)
16
Nguyên tắc của phƣơng pháp: tách chất trên cột các chất bay hơi. Chất
phân tích và khí mang chạy qua cột có nhồi pha tĩnh đƣợc lƣu giữ với các
mức độ khác nhau và rời khỏi cột cùng với luồng khí mang sau đó đƣợc phát
hiện trong dectector khối phổ nhƣ là một hàm của thời gian.
Nhƣ vậy với kỹ thuật phân tích GC/MS khi các chất trong hỗn hợp
đƣợc tách ra khỏi nhau sau khi lần lƣợt đi ra khỏi cột sắc ký khí chúng đi
vào hệ thống khối phổ. Khí mang sẽ đƣợc tách ra khỏi hỗn hợp và đi vào
vùng chân khơng để đƣợc hút ra ngồi. Chất nghiên cứu sẽ đƣợc bắn phá để
tạo thành các mảnh ion có số khối khác nhau sau đó sẽ thu đƣợc phổ khối
lƣợng của từng chất, từ đó qua thƣ viện phổ sẽ xác định đƣợc công thức cấu
tạo của chất [21].
1.6
Một số sản phẩm thuốc, chức năng đang lƣu hành trên thị trƣờng
tại Việt Nam có thành phần chính là hoắc hƣơng
Hoắc Hƣơng chính khí
Tác dụng: Giải biểu, hịa trung, lý khí hóa thấp.
Tác dụng lâm sàng: Chữa ngoại cảm kèm ỉa chẩy, nôn mửa, viêm
đƣờng ruột cấp có triệu chứng: biểu hàn nội thấp. Trƣờng hợp làm thuốc
thang sắc uống nếu chứng tiểu nặng gia tô điệp để sơ tán tiểu phong thƣờng
hợp thực tích bụng đầu tức bỏ táo. Cam thảo gia thần khúc, kê nội kim để
tiêu cực nếu thấp nặng.
Hình 1.6. Một số sản phẩm thƣơng mại có thành phần chính là tinh
dầu hoắc hƣơng