Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Môn Tham vấn Nguyễn Thị Kim Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.06 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TIỂU LUẬN MÔN THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU THAM VẤN

Chủ đề 01: Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo hành gia
đình

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Anh
Lớp: Liên thông Công tác xã hội K1

Năm 2022


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU......................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.................................................................................4
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tham vấn cá nhân với phụ nữ bị
bạo hành gia đình............................................................................................4
I. Các khái niệm liên quan........................................................................4
1. Khái niệm Gia đình..................................................................................4
2. Khái niệm bạo lực.....................................................................................4
3. Bạo lực gia đình........................................................................................4
4. Phụ nữ bị bạo lực gia đình........................................................................5
II. Một số vấn đề về tham vấn cá nhân......................................................5
1. Khái niệm chung về tham vấn..................................................................5
2. Mục đích ý nghĩa của tham vấn................................................................6
2.1. Mục đích................................................................................................6
2.2. Ý nghĩa của tham vấn.............................................................................7
3. Tham vấn cá nhân.....................................................................................8


III. Mơ tả tình huống...................................................................................8
1. Xây dựng tình huống..........................................................................8
2. Áp dụng tiến trình tham vấn để xử lý tình huống theo trình tự các bước. 9
3. Với tình huống được xây dựng thì các nguyên tắc được áp dụng ở đây.10
4. Xây dựng bản phúc trình 03 buổi tham vấn giữa nhà với khách hàng....12
PHẦN III: KẾT LUẬN..............................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................17

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được
Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc cơng bố ngày 25 tháng 11 năm 2010 cho thấy:
Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo lực tại một thời điểm nào đó
trong cuộc đời. Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã trải qua bạo lực
thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng qua. Tỷ
lệ bạo lực tinh thần ở mức cao: có 54% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực tinh thần
trong cuộc đời và 25% bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tất cả những phụ nữ
cho biết đã trải qua bạo lực thể chất tình dục thì đồng thời cũng chịu bạo lực tinh thần.
Nếu kết hợp dữ liệu của cả 3 hình thức bạo lực cho thấy 58% phụ nữ đã từng trải qua
cả bạo lực thể chất, tình dục và tinh thần. 27% phụ nữ cho biết đã chịu ít nhất một
trong 3 hình thức bạo lực này trong 12 tháng qua. Các số liệu mới được đưa ra đã nêu
bật một thực trạng là đa số phụ nữ Việt Nam đều có nguy cơ tiềm tàng bị bạo lực gia
đình ở một hay một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ. Tại một số vùng ở
Việt Nam đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số cứ 10 phụ nữ thì có 4 người nhận thấy gia đình khơng phải là nơi an tồn đối
với họ. Mặc dù bạo lực gia đình là một hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề này vẫn
bị giấu giếm nhiều. Sự kỳ thị và sự xấu hổ khiến phụ nữ phải giữ im lặng, nhiều phụ
nữ còn nghĩ rằng bạo lực trong quan hệ vợ chồng là điều “bình thường” và người phụ

nữ cần bao dung, nhẫn nhịn chịu đựng để gìn giữ sự êm ấm cho gia đình. Rõ ràng là
bạo lực gia đình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thể chất và
tinh thần của người phụ nữ. Ở Việt Nam, cứ bốn phụ nữ từng bị chồng bạo hành thể
chất hoặc tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên
cơ thể và hơn một nửa trong số này cho biết họ đã bị thương tích nhiều lần. So với
những phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những người đã từng bị chồng bạo hành có
nhiều khả năng bị bệnh tật và sức khỏe kém hơn gần hai lần và khả năng nghĩ đến việc
tự tử nhiều hơn gấp ba lần. Chính vì vậy bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam là một
trong các vấn đề xã hội cấp bách cần được quan tâm, tập trung giải quyết, nhất là ở
khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đây cũng là

3


lý do em chọn chủ đề “ tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo hành gia đình” để viết tiểu
luận kết thúc học phần.

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tham vấn cá nhân với phụ nữ bị
bạo hành gia đình
I. Các khái niệm liên quan

1. Khái niệm Gia đình
Theo luật Hơn nhân và gia đình “ gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
trên cơ sở hơn nhân, huyết thống và ni dưỡng. Từ đó phát sinh các quyền và nghĩa
vụ đối với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần, và nuôi dạy con
cái dưới sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội”
2. Khái niệm bạo lực
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc
lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng

trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội
nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực
cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn
nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực khơng nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ
em…
3. Bạo lực gia đình
Là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình
gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều
1, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là
việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”.
Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có
thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau.
Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn
thương tới sức khỏe, tính mạng của họ

4


– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh
dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành
viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các
quan hệ Tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật
Phịng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính
mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng;
4. Phụ nữ bị bạo lực gia đình
- Phụ nữ bị bạo lực gia đình là hiện tượn người phụ nữ bị các thành viên trong gia
đình đánh đập, đe dọa , gây sức ép về vật chất, tâm lý, kinh tế và tình dục gây ra
những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về vật chất, tinh thần, kinh tế đối vơi phụ
nữ.
- Các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ: bạo lực thể xác với phụ nữ là
những hành vi các thành viên trong gia đình chửi bới, mắng nhiếc, đe dọa và im lặng
khơng nói chuyện trong một thời gian dài...đối với phụ nữ. Thậm chí một số trường
hợp không cho người phụ nữ được tiếp xúc với bạn bè, người thân, cấm tiết lộ thông
tin; bạo lực tình dục đối với phụ nữ là hành vi khi người phụ nữ khơng muốn, khơng
có nhu cầu quan hệ Tình dục bị cưỡng ép quan hệ Tình dục hoặc ép người phụ nữ
quan hệ Tình dục bằng hành vi loạn luân...; bạo lực kinh tế với phụ nữ là hành vi
ngườ phụ nữ bị các thành viên trong gia đình tước đoạt tiền bạc, ép buộc phải đưa tiền,
không cho đi làm hoặc bắt người phụ nữ phải lệ thuộc về kinh tế.
II. Một số vấn đề về tham vấn cá nhân
1. Khái niệm chung về tham vấn
Carl Rogers (1952) mô tả tham vấn như là một quá trình nhà tham vấn hay trị liệu
sử dụng mối quan hệ tích cực để tạo nên mơi trường an toàn giúp đối tượng chia sẻ,
chấp nhận và hướng tới thay đổi. Hoạt động tham vấn không chỉ dừng lại ở việc giúp

5


đối tượng có lối thốt mà cịn hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tự nhận thức và
tự giải quyết vấn đề.
Tác giả C. Patterson (1954) cho rằng, tham vấn là sự tương tác giữa một bên là
người tham vấn với một hoặc một số thân chủ, ở đây người tham vấn sử dụng kiến
thức hiểu biết về nhân cách, phương pháp tâm lý để giúp người kia giải quyết vấn đề

và cải thiện sức khỏe tâm thần.
Tương tự tác giả W.D.Froehlich (1993) nhận xét, “ Tham vấn chỉ sự giúp đỡ quyết
định hay định hướng thông qua các nhà chun mơn (Ví dụ như bác sỹ, các nhà tâm lý
học, các nhà giáo dục học, các cán bộ xã hội) trong những cuộc đàm thoại cá nhân hay
nhóm. Tham vấn thường được kết hợp với những cuộc trao đổi thăm dị diễn ra trước
đó cũng như những nghiên cứu trắc nghiệm và gắn với các chương trình can thiệp hỗ
trợ khác”.
Trong quan niệm của mình về tham vấn, tác giả Trần Thị Minh Đức nhấn mạnh
vai trò của thái độ đạo đức nghề nghiệp, của kỹ năng chia sẻ giúp thân chủ hiểu và
chấp nhận thực tế, tự tìm kiếm tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của mình.
Như vậy dù tiếp cận tham vấn theo những cách khác nhau, các nhà chuyên môn đều đề
cập tới một số đặc trưng sau của tham vấn, đó là:
- Tham vấn là một quá trình.
- Hoạt động tham vấn nhằm giúp con người tự giải quyết vấn đề của chính họ.
- Thơng qua tham vấn con người có khả năng nâng cao khả năng thích nghi và cải
thiện cuộc sống.
- Nhà tham vấn cần được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp tham vấn.
Tổng hợp các quan niệm trên về tham vấn có thể đi đến khái niệm tham vấn như
sau: Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến
thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác
tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm
xúc, suy nghĩ và hành vi để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình. Đối tượng tác
động của tham vấn có thể là cá nhân, gia đình hay nhóm người có cùng vấn đề hay
mối quan tâm.
Vì vậy người ta đưa ra các hình thức tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham
vấn nhóm.

6



2. Mục đích ý nghĩa của tham vấn
2.1. Mục đích
* Hutchinson Haney James cho rằng, tham vấn có 3 mục tiêu cụ thể như sau:
- Thứ nhất tham vấn nằm thúc đẩy sự nhận biết của thân chủ về cảm xúc, hành vi
và những trải nghiệm của bản thân.
- Thứ hai, tham vấn nhằm thúc đẩy việc ra quyết định của thân chủ một cách đúng
đắn thông qua khám phá cảm xúc, hành vi và giải pháp.
- Thứ ba tham vấn giúp cho thân chủ triển khai hành động và tăng cường chức
năng xã hội của cá nhân.
* Xét một cách cụ thể hoạt động tham vấn nhằm giúp cá nhân và gia đình:
- Giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hồn cảnh khó khăn.
- Tăng cường hiểu biết bản thân và nguồn lực của chính mình.
- Giải quyết được vấn đề tâm lý đang tồn tại.
- Nâng cao sự tự tin, biết cách đưa ra những quyết định lành mạnh và thực hiện
các quyết định đó.
- Tăng cường khả năng ứng phó với hồn cảnh có vấn đề tại thời điểm đó cũng
như trong tương lai.
Tóm lại, mục đích của tham vấn không phải là giúp đỡ thân chủ bằng những lời
khuyên đơn thuần, đưa ra những hướng dẫn về giải pháp mà là giúp họ tăng cường
hiểu biết về bản thân, về mơi trường xung quanh từ đó thay đổi cảm xúc, thay đổi hành
vi tiêu cực. Tham vấn giúp cá nhân và gia đình tăng cường khả năng giao tiếp, khả
năng phân tích vấn đề, đưa ra các giải pháp hợp lý và thực hiện giải pháp một cách có
hiệu quả. Nói một cách ngắn gọn tham vấn hướng tới giúp đỡ thân chủ hiểu được suy
nghĩ, cảm xúc và hành từ đó có khả năng đưa ra quyết định và thực hiện giải pháp làm
nền tảng cho việc nâng cao chức năng xã hội của cá nhân và gia đình.
2.2. Ý nghĩa của tham vấn
- Tham vấn là công cụ quan trọng không những giúp cá nhân và gia đình giải
quyết vấn đề kịp thời mà còn giúp họ phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể bột
phát trong L huống khủng hoảng.

- Tham vấn khơng chỉ dừng lại ở mục đích giải quyết vấn đề mà còn hướng tới
việc giúp cá nhân tăng cường kĩ năng sống, biết cách nhìn nhận vấn đề, tự tin vào
chính mình.

7


- Tham vấn khơng chỉ có tác dụng giúp con người giải quyết vấn đề mà cịn có ý
nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường khả năng thích nghi xã hội của cá nhân và
gia đình.
- Tham vấn với chức năng nhiệm vụ đã được xác định đang là một trong lĩnh vực
đóng góp tích cực cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và gia
đình, cho nền an sinh và sự ổn định xã hội.
3. Tham vấn cá nhân
Là một quá trình trao đổi tương tác tích cực giữa nhà tham vấn – người được đào
tạo và cá nhân – người có vấn đề mà họ không tự giải quyết được để giúp họ thay đổi
cảm xúc, hành vi và suy nghĩ, tìm ra gải pháp cho vấn đề đang tồn tại. Cá nhân cần
tham vấn là bất kỳ ai, họ có thể là nam hay nữ, họ có thể ở bất cứ độ tuổi nào, họ có
thể là trẻ em, vị thành niên hay người trưởng thành hoặc người già. Tất cả họ đều là
người đang có vấn đề mà khơng tự giải quyết được và cần tới sự trợ giúp của người
bên ngồi, trong đó có sự trợ giúp mang tính chun mơn đó là sự can thiệp của nhà
tham vấn.
III. Mơ tả tình huống
1. Xây dựng tình huống

Anh Nguyễn Văn A và chị Đàm Thị BÊ là người cùng xã, khác thôn chị BÊ
tốt nghiệp cấp 2, trước khi lấy anh A chị đã có 01 đời chồng và có 01 con gái
riêng, sau ly hôn được 4 năm chị tái hơn với anh A và có thêm 1 con gái 2 tuổi
Anh A học hết tiểu học. Hai vợ chồng ở đất nhà ngoại, đã ra ở riêng, 2 vợ chồng
ở nhà làm vườn ươm cây giống để bán, lúc nơng nhàn anh A đi Phụ xây. Vì kinh

tế khó khăn, cuộc sống ngày càng vất vả nên hai anh chị thường xuyên cãi vã,
cứ mỗi lần anh A đi làm thêm bạn bè lại rủ tụ tập uống rượu, chơi bài thua hết
tiền cơng, rồi bạn bè khích bác “trai tân mà phải sợ gái già à” khi về nhà thấy
chồng say chị BÊ khơng hài lịng nói vài câu là anh A lại sử dụng vũ lực với chị
BÊ. Thường thì cứ hàng tuần lại có một trận xung đột, có khi lâu hơn thì hai ba
tuần một lần. Anh A vẫn yêu vợ yêu con nhưng cứ uống rượu vào là anh ta
thượng cẳng chân hạ cẳng tay với chị BÊ, chửi bới chị suốt ngày đi làm mà
khơng có tiền cho chồng.
8


Hình thức bạo lực: Thể chất, tinh thần và kinh tế: Mỗi lần xung đột, anh
A thường chửi bới, đánh vợ bằng cách tát vào mặt, đá vào mạn sườn,... Sau khi
đánh xong thì anh ta chửi bới, chì chiết rồi bỏ đi… Lần gần đây nhất, anh ta
uống rượu say rồi về nhà cho rằng chị lấy anh rồi vẫn qua lại ngoại tình với
chồng cũ và tỏ ra tức giận, ghen tuông vô cớ, lôi chị vào buồng chốt cửa lột
quần áo và bắt chị quan hệ tình dục dù chị không muốn, khiến chị cảm thấy rất
đau đớn và tủi nhục chị đã bỏ về nhà bà ngoại gần đó
2. Áp dụng tiến trình tham vấn để xử lý tình huống theo trình tự các bước
- Bước 1. Xác định vấn đề can thiệp: Mỗi lần anh A đi uống rượu hay đánh bạc về
nhà hay dùng vũ lực để đánh đập, chửi bới chị BÊ; kinh tế gia đình gặp khó khăn; Chị
BÊ bị chồng bạo hành nhưng vẫn im lặng chịu đựng do đã từng ly hôn 1 lần.
- Bước 2. Các giải pháp thực hiện: chị BÊ chỉ biết về nhà ngoại đến khi chồng hết
rượu mới dám về; chị BÊ vẫn còn tư tưởng "xấu chàng hổ ai" nên không chịu thừa
nhận họ là người đã gây ra những tổn hại đến thể xác và tinh thần cho mình; Nên im
lặng là vàng khi chồng say xỉn. Sau khi bị bạo hành tình dục tàn bạo thì chị BÊ lên nhà
ngoại khơng dám về nhà
- Bước 3. Những thuận lợi và bất lợi trong mỗi giải pháp
Thuận lợi: Chính quyền, hàng xóm khơng biết chị BÊ bị bạo hành gia đình, vẫn
sống trong cái vỏ bọc là một gia đình hạnh phúc.

Khó khăn: Không được tiếp cận các văn bản về bạo lực gia đình, chị BÊ phải chịu
tổn thương về mặt tinh thần, thể chất mà cứ nghĩ đấy là việc thường ngày của các cặp
vợ chồng.
- Bước 4. Các giải pháp tối ưu
+ Giải pháp 1: Chị BÊ làm đơn kiện anh A vì tội bạo hành. Căn cứ vào các quy
định của điều luật số 02/2007/QH12 ngày 21/12/2007 của Quốc hội về phịng, chống
bạo lực gia đình thì suốt khoảng thời gian qua anh A thường xuyên chửi mắng, đánh
đập, lăng mạ chị BÊ, do vậy chị BÊ hoàn toàn có cơ sở pháp lý để kiện anh A. Nhưng
xét về mặt tình thì đây là phương án khơng phù hợp do: chị BÊ vẫn cịn tình cảm với
anh A, mục đích chị muốn đạt được sau lần giải quyết này là làm cho cuộc sống gia
đình chị được cải thiện êm ấm. Nếu chị BÊ kiện anh A về những hành vi bạo hành vừa

9


qua thì tình cảm vợ chồng sẽ khơng được như trước và việc ly hôn sẽ xẩy ra, mà cả 2
người đều không mong muốn.
Ưu điểm của giải pháp này là tính răn đe cao, chấm dứt ngay được hành vi bạo hành
của anh A đối với chị BÊ. Có sức ảnh hưởng mạnh đến những trường hợp bạo hành
tương tự trên địa bàn xã.
Hạn chế: Hợp lý nhưng không hợp tình. Nguy cơ hạnh phúc gia đình sẽ bị tan vỡ
+ Giải pháp 2: Chị BÊ nói với anh A và nhờ sự can thiệp của hai bên gia đình
Ưu điểm: Vợ chồng chị BÊ có thêm cơ hội hiểu nhau và lắng nghe ý kiến của
nhau về vấn đề đang xảy ra, vấn đề được giải quyết êm đẹp mà không cần đến pháp
luật.
Hạn chế: Mất thời gian và phải lựa chọn thời gian thích hợp, mức độ răn đe khơng
đủ mạnh có thể anh A vấn tái diễn tình trạng bạo hành với vợ.
+ Giải pháp 3. Chị BÊ nói chuyện với anh A và đề nghị tìm đến nhân viên tham
vấn để được tham vấn về vấn đề đang gặp phải.
- Bước 5. Đưa ra những yêu cầu cần trợ giúp để giải quyết vấn đề

Trở lại cuộc sống gia đình hạnh phúc, anh A khơng còn chửi bới, đánh đập vợ
- Bước 6. Lượng giá
Lượng giá thường xuyên thực hiện trong suốt quá trình tham vấn nhằm giúp thân
chủ cảm nhận được mức độ tiến triển của sự việc và giúp nhà tham vấn kịp thời điểu
chỉnh và thay đổi phương cách nhằm trợ giúp có hiệu quả nhất cho thân chủ.
Lượng giá kết thúc địi hỏi đánh giá tồn bộ những việc thân chủ đã làm, các
nguồn lực được trợ giúp, chỉ ra những cái chưa làm được.
3. Với tình huống được xây dựng thì các nguyên tắc được áp dụng ở đây
- Nguyên tắc tôn trọng, chấp nhận thân chủ
Một trong những nguyên tắc cơ bản trước tiên mà nhà tham vấn
cần

phải

đảm bảo đó là tơn trọng nhân phẩm của thân chủ. Nhà tham vấn cần
cần chấp nhận tất cả những biểu hiện thấy được ở thân chủ. Tuy
nhiên điều này khơng có nghĩa là nhà tham vấn đồng tình với điều
họ làm, cách họ nghĩ, cách họ đánh giá sự vật hiện tượng… cần nhìn
nhận rằng những hành vi những suy nghĩ tiêu cực đó là hậu quả của
một nguyên nhân nhất định chứ khơng phải do chính họ gây ra. Thể

10


hiện sự tôn trọng thân chủ trước tiên cần chú ý những vấn đề như:
Cử chỉ: gần gũi, thân thiện, cởi mở (mời thân chủ ngồi, mời nước
uống, cầm tay để chấn an…); trang phục: ăn mặc lịch sự, trang nhã,
tránh mặc quần áo mầu mè sặc sỡ, quá cầu kỳ, quá kiểu cách, hở
hang…; Lời nói: nhẹ nhàng, truyền cảm, khơng nói ngọng, nói lắp…
- Ngun tắc dành quyền tự quyết cho thân chủ

Nhà tham vấn không phải là cho lời khuyên, không quyết định
thay thân chủ, tạo mọi điều kiện để thân chủ tự giải quyết vấn đề
của mình và tin tưởng vào khả năng tự giải quyết vấn đề của thân
chủ.
Nhà tham vấn cần có cái nhìn tích cực, tin tưởng rằng thân chủ có khả
năng tự giải quyết vấn đề của chính họ, từ đó mạnh dạn trao quyền tự quyết, tích
cực trao đổi, tương tác với thân chủ, hỗ trợ, xúc tác để thân chủ tự mình lựa
chọn được các giải pháp tối ưu nhất, động viên, khích lệ thân chủ tự giải quyết
vấn đề xã hội của mình, kiên trì với sự tiến bộ từng bước, thậm chí thất bại của
thân chủ. Việc thân chủ tự đưa ra quyết định cịn có tác dụng giúp cho họ có trách
nhiệm với lựa chọn của mình cũng như sự tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề.
Việc không lệ thuộc của thân chủ vào nhà tham vấn thể hiện rằng sự tự tin ở họ đã
được tăng cường. Chính điều này sẽ giúp họ học được cách thức giải
quyết vấn đề.
- Nguyên tắc không phê phán, phán xét thân chủ
Khi thân chủ đến với nhà tham vấn, họ mong muốn được thông cảm,
lắng
nghe và thấu hiểu. Chính vì vậy nhà tham vấn khơng chỉ trích thân
chủ

khi

thân chủ có những hành vi, nhận thức, suy nghĩ, trang phục, đầu tóc


theo

nhà

tham vấn là khơng phù hợp.

Ngun tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với sự chấp nhận thân chủ

nghĩa là nhà tham vấn cần phải tơn trọng những giá trị vốn có ở con
người

thân

11


chủ của mình mặc dù những giá trị đó khơng phù hợp với giá trị,
quan

điểm

của

nhà tham vấn. Nhà tham vấn cần chân thành và không lên án họ khi
họ

mắc

những sai lầm.
Trong hoạt động tham vấn, sự phê phán, phán xét đối với thân chủ


đó

chỉ là một ánh mắt, một cử chỉ, một lời nói cũng đủ làm cho thân chủ
co


cứng,

gồng người, khựng lại, thu mình, giấu giếm, phân trần, khơng dám
chia

sẻ

hợp

tác thậm chí trốn chạy….
- Nguyên tắc đảm bảo tính bí mật thơng tin của thân chủ
Đây là một ngun tắc quan trọng trong hoạt động tham vấn. Tất
cả
những điều mà cán bộ xã hội đã được nghe thân chủ giãi bày, tâm sự
phải

được

giữ kín, khơng nên chia sẻ với người khác nếu khơng được sự đồng ý
của

thân

chủ. Mục đích của việc giữ bí mật thơng tin về thân chủ là nhằm bảo
vệ

thân

chủ trong khuôn khổ pháp luật, bảo vệ thân chủ khỏi những tình

huống

xấu



thể xảy ra khi thơng tin bị lộ ra ngồi. Giữ bí mật thơng tin bí mật
của

thân

chủ

cũng chính là sự tơn trọng thân chủ và củng cố được lòng tin của
thân

chủ

đối

với nhà tham vấn và nhà tham vấn mãi mãi là chỗ dựa tin cậy của
thân

chủ.

Tuy nhiên trong trường hợp này khi tính mạng của thân chủ
bị đe dọa (khi thân chủ bị đánh đập…) nhà tham vấn có thể trao đổi

12



với cơ quan hay cá nhân có liên quan mà không cần sự chấp thuận
của

thân

chủ

(theo quy định của pháp luật).
4. Xây dựng bản phúc trình 03 buổi tham vấn giữa nhà với khách hàng
Buổi thứ nhất: Ngày 22 tháng 12 năm 2021
Địa điểm: Tại phòng làm việc của NTV
TC: Chào em, chị có thể vào khơng?
NTV: Vâng, mời c vào ạ. Em có thể giúp được gì cho chị:
TC: Lặng im, khơng nói gì ( nét mặt buồn rầu)
NTV: Chị có thể gọi em là Kim Anh, em có thể biết tên chị được không?
TC: Chị tên là BÊ.
NTV: Nhà chị BÊ có gần đây khơng ạ?
TC: Nhà chị ở gần đây thơi em à.
NTV: Nhìn chị khơng được khỏe, chị bị ốm hay sao?
TC: Cám ơn em! Chị thấy buồn và chưa biết nói với em như thế nào
NTV: Chị n tâm và khơng phải lo nghĩ gì cả, mọi thơng tin mà chị em mình trao
đổi với nhau sẽ được giữ bí mật.
TC: Cám ơn em, em có thể giúp chị hiểu hơn về Luật phòng chống bạo lực gia
đình khơng?
NTV: em rất sẵn lịng , chị muốn tìm hiểu nội dung gì trong Luật đó ạ?
TC: Gia đình chị gặp một số rắc rối nên chị muốn nhờ em tham vấn giúp chị để
chị tìm được hướng giải quyết, chị thấy mệt mỏi và bế tắc.
Xin lỗi, chị nghe điện thoại đã, Cám ơn em đã nói chuyện với chị, hơm nay chị
cịn có chút việc nên khơng nói rõ với em được, hơm sau chị sẽ thu xếp thời gian để kể

cho em nghe.
NTV: Vâng, chị có thể tin tưởng em thì em rất sẵn lịng giúp chị, hẹn chị vào ngày
gần nhất ạ.
TC: Chị chào em!
NVT: Em chào chị, chị về ạ.
Buổi thứ 2: ngày 23 tháng 12 năm 2021
Ngay hôm sau ngày làm việc thứ nhất
Địa điểm: Tại phòng làm việc của NTV

13


TC: Chào Kim Anh, hơm nay chị nói chuyện với em một chút được không?
NTV: Vâng, mời chị vào ạ. Em có thể giúp được gì cho chị:
TC: Chị xấu hổ lắm khơng biết có nên nói ra khơng nữa
NTV: Chị cứ thoải mái chia sẻ ạ, em cam đoan mọi thơng tin chị nói em đảm bảo
sẽ giữ bí mật cho chị.
TC: Chẳng biết nói từ đâu nhưng chị bị chồng đánh em ạ (nét mặt e dè, tỏ rõ sự
mệt mỏi, buồn phiền)
NTV: (Tỏ ra cảm thông trước sự việc của chị Bê). Sự việc sảy ra lâu chưa ạ? Chị
bị chồng đánh nhiều lần không? Bây giờ chị cảm thấy trong người thế nào ạ?
TC: Trầm ngâm, lộ rõ vẻ sợ hãy, xấu hổ lắm em ạ, chồng chị nó đánh chị dã man
lắm em ạ, có lúc chị nghĩ chết đi cho song. Lấy làn 2 rồi mà số vẫn khổ
NTV: Chị lấy anh lâu chưa, có mấy cháu rồi?
TC: Chị lấy chồng từ năm 2019 giờ có chung với nhau 01 đứa con gái, trước chị
cũng từng ly hơn 1 lần và có 1 con gái riêng, định ly hôn tiếp mà nhưng lại thương con
mình cịn bé và một phần cũng sợ mang tiếng nên chị nhẫn nhịn chịu đựng.
NTV: (Quan sát thấy nét mặt chị Bê có vẻ vẫn cịn có điều chưa dám nói). Hiện tại
chị cơ thẻ chị cịn chỗ nào khơng khỏe khơng?
TC: (Nhìn xung quanh và nhìn ra cửa). Em có thể đóng cửa vào được khơng chị sợ

đang nói chuyện với em lại có người khác vào.
NTV: Chị n tâm vì đã hẹn trước nên hơm nay em chỉ làm việc với 1 mình chị
thơi (để chị B yên tâm hơn vừa nói em vừa ra đóng cửa lại) chị cứ thỏa mái chia sẻ các
thông tin về gia đình cũng như điều chị mong muốn nhé
TC: anh chồng chị đánh và hành hạ chị dã man lắm, nó véo vào đùi và vùng kín
của chị và cắn vào ngực chị giờ vẫn còn đau
NTV: Chị đã chia sẻ việc này với người thân nào trong gia đình khơng? Bố mẹ 2
bên chẳng hạn Hay có chia sẻ với chị em thân thiết chẳng hạn?
TC: Chị không dám nói đâu, nói ra cũng xấu hổ lắm, hơm vừa rồi bị đánh dã man
quá chị chạy sang nhà bà ngoại cũng chỉ bảo vợ chồng cãi nhau thôi, em xem có cách
nào để chồng chị nó khơng ghen và không đánh đập hành hạ chị nữa được không? Hay
em có cho chị mượn Luật đấy về nhà đọc mấy hơm, chị phải đi đón con bé con đã,
mấy nay nó ốm. Lại hẹn em mấy hơm nữa nhé. Chị về đây.

14


NTV: Vâng em sợ chị khơng có thời gian đọc hết mấy quyển luật nên em sẽ cho
chị mượn 2 cuốn hỏi đáp về Luật hơn nhân gia đình và Luật Phịng Chống bạo lực gia
đình để chị xem cho rễ nhé, hẹn gặp lại chị vào ngày gần nhất.
TC: Chị chào em.
NTV: Em Chào chị!
Buổi thứ 3: 03 ngày sau đó ngày 26 tháng 12 năm 2021
Địa điểm: Tại phịng làm việc của NTV
TC: Chào em, hơm nay lại làm phiền em rồi?
NTV: không sao đâu chị, lắng nghe và chia sẻ là việc mà chúng em cần làm mỗi
ngày, chị ngồi đi để em lấy nước cho chị nhé
TC: Chị không cần uống nước đâu, mấy ngày vừa qua đọc đi đọc lại mấy cuốn
sách hỏi đáp em cho mượn chị cũng hiểu hơn nhiều rồi
NTV: Vậy chị cịn chỗ nào băn khoăn thì cứ chia sẻ tiếp đi ạ. Em sẽ vẫn lắng nghe

và giữ bí mật cho chị.
TC: Chị thấy ly hôn là biện pháp tốt nhất với chị lúc này, nhưng ly hôn chị lo
không biết con mình rồi sẽ ra sao. Mà tố cáo chồng tội bạo hành liệu có làm thay đổi
được khơng?
NTV: Vâng, Uống nước trà hoa cúc đi chị, (chờ TC uống nước xong) chị nghĩ cho
con cái cũng rất đúng nhưng chị có chịu được những trận địn và chửi bới của chồng
chị mãi được khơng, pháp luật có nhiều biện pháp giáo dục răn đe làm cho con người
ta biết sửa cái sai của mình chị ạ. Mọi sự quyết định là ở chị.
TC: (Suy nghĩ một lát) Chị sẽ quyết định về làm đơn tố giác chồng tội bạo lực gia
đình cho cơng an làm việc, chứ khơng chị cũng chẳng n được. Nếu khơng được nữa
thì cuối cùng cũng đành ly hôn.
Kết quả người vợ sau khi được tham vấn đã quyết định lựa chọn dựa vào pháp luật
để thay đổi chồng minh. Anh chồng sau khi bị vợ tố giác và công an vào cuộc đã phải
chịu phạt vi phạm Luật phòng chống bạo lực gia đình, chịu sự giáo dục tại cộng đồng,
03 tháng trơi qua gia đình anh A và Chị BÊ hiện đang chung sống hòa thuận

15


PHẦN III: KẾT LUẬN

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính tồn cầu, để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia
của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho
bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, tồn xã hội và vi phạm nghiêm
trọng các quyền con người. Nhiều thập kỷ qua, cùng với các chủ trương phát
triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội Nhà nước và nhiều cấp ở địa phương chú
trọng; vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ nay được tín nhiệm,
đề cử vào nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền và xã hội. Theo Ủy ban về
Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do

tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng ở nước ta.
Từ lâu nay, chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ kéo theo sự bất
bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống
phụ thuộc chủ yếu vào chồng. Khi nền kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ có
nhiều thay đổi và thành đạt hơn chồng thế nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi.
Mặc dù ở nước ta Luật Phịng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ
tháng 7-2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Làm thế nào để
đưa luật vào cuộc sống, ngăn chặn được tình trạng bạo lực gia đình. Ðiều đáng
quan tâm nữa là một số nạn nhân của bạo lực gia đình có tâm lý cam chịu,
khơng muốn tố cáo, sợ vạch áo cho người xem lưng. Nhiều vụ bạo lực gia đình
gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như cịn q nhẹ.
Vì vậy tính phịng ngừa răn đe hạn chế. Phịng, chống bạo lực gia đình phải
được kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song lấy phịng ngừa là chính; cần
chú trọng trước hết là cơng tác tun truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt
cơng tác tư vấn hịa giải và đi đơi với phịng, chống tệ nạn xã hội. Làm tốt cơng
tác tuyên truyền sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, từ
đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia
đình Việt Nam.
Trên đây là bài tiểu luận kết thúc học phần môn tham vấn và trị liệu tham
vấn, trong thời gian ngắn viết bài cịn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự chỉ
16


bảo thêm từ quý thày cô giáo giảng viên Trường Đại học khoa học Đại học Thái
nguyên để em được học hỏi nhiều hơn.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày ... tháng 4 năm 2022
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Nguyễn Thị Kim Anh


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình mơn Tham vấn và trị liệu tham vấn Trường Đại học khoa học Đại học
Thái Nguyên
2. Luật số 02/2007/QH12, ngày 21/11/2007 về phòng chống bạo lực gia đình
3. Trang Text.123docz.net

18



×