Tải bản đầy đủ (.docx) (213 trang)

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 213 trang )

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LIÊN

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM ĐỐI VỚI
TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN CÁC CƠ SỞ
CHĂM SÓC TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2022


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LIÊN

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM ĐỐI VỚI
TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN CÁC CƠ SỞ
CHĂM SĨC TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành : Cơng tác xã hội
Mã số : 976 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội
dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hồn toàn trung thực. Những kết
luận khoa học của luận án chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Liên


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, NCS xin được bày tỏ lịng biết ơn tới Ban Giám
đốc, Khoa Cơng tác xã hội, các Thầy, Cô giáo thuộc Học viện Khoa học Xã hội đã
nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho NCS trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại Học viện.
Đặc biệt, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim
Hoa là người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ NCS trong suốt quá trình thực
hiện đề tài luận án.
NCS xin được cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo, nhân viên công tác xã hội,
các trẻ của Trung tâm Bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong quá trình học tập, khảo sát, thu thập thơng tin
cho luận án.
Dù NCS đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên, luận án
này chắc chắn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong các Nhà khoa
học, các Thầy, Cơ giáo phản biện, góp ý cho luận án được hồn thiện hơn.


Tác giả luận án

Nguyễn Thị Liên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 11
1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi.................................................11
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ cơi......................11
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ cơi................12
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động, phương pháp và tiến
trình cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi......................... 13
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam................................................ 16
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ cơi......................16
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ côi................17
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động, phương pháp và tiến
trình cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi......................... 17
1.3. Đánh giá chung tình hình tổng quan nghiên cứu.................................24
1.3.1. Những kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện...........24
1.3.2. Những vấn đề chưa được các cơng trình quan tâm nghiên cứu......25
1.3.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết.....................................25
Tiểu kết chương 1..........................................................................................26
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC XÃ HỘI
NHĨM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI..........................................................27
2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và nội dung liên quan............................27
2.1.1. Khái niệm trẻ em............................................................................27
2.1.2. Khái niệm trẻ em mồ côi................................................................28

2.1.3. Khái niệm công tác xã hội nhóm................................................... 31
2.1.4. Khái niệm cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi................32
2.1.5. Khái niệm nhân viên công tác xã hội.............................................33


2.1.6. Nhu cầu của trẻ em mồ côi............................................................ 35
2.2. Lý luận về cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi......................38
2.2.1. Mục đích và ngun tắc cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em
mồ cơi...................................................................................................... 38
2.2.2. Một số hoạt động cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi.....41
2.2.3. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi.................51
2.3. Các lý thuyết ứng dụng trong cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ
em mồ côi........................................................................................................53
2.3.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow...........................................53
2.3.2. Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura.....................................54
2.3.3. Thuyết hệ thống sinh thái...............................................................56
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cơng tác xã hội nhóm đối
với trẻ em mồ cơi............................................................................................57
2.4.1. Trẻ em mồ côi................................................................................ 57
2.4.2. Nhân viên công tác xã hội..............................................................58
2.4.3. Người quản lý................................................................................ 59
2.4.4. Chính sách và cơ sở vật chất.......................................................... 61
2.5. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, các chính sách pháp luật liên quan
tới trẻ em mồ cơi..................................................................................... 61
2.5.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước liên quan tới trẻ em mồ cơi........61
2.5.2. Các chính sách, pháp luật liên quan tới trẻ em mồ cơi...................62
2.6. Khung phân tích lý thuyết..................................................................... 65
Tiểu kết chương 2..........................................................................................66
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CƠI TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC TRẺ EM

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................67


3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu................67
3.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.................................................... 67
3.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu................................................ 70
3.2. Thực trạng các vấn đề và nhu cầu của trẻ em mồ cơi về cơng tác xã
hội nhóm......................................................................................................... 73
3.2.1. Thực trạng các vấn đề trẻ em mồ côi gặp phải.............................. 73
Những khó khăn ảnh hưởng tới học tập, cuộc sống của trẻ em mồ côi...75
3.2.2. Thực trạng nhu cầu của trẻ em mồ cơi về cơng tác xã hội nhóm...78
3.3. Thực trạng hoạt động cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ
cơi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em..................................................................84
3.3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống................................ 85
3.3.2. Thực trạng hoạt động hướng hướng nghiệp...................................89
3.3.3. Thực trạng hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức.................95
3.3.4. Thực trạng hoạt động can thiệp, trị liệu......................................... 99
3.4. Thực trạng các yếu tố tác động tới hoạt động công tác xã hội nhóm
đối với trẻ em mồ cơi....................................................................................104
3.4.1. Yếu tố từ trẻ em mồ côi............................................................... 104
3.4.2. Yếu tố từ nhân viên xã hội...........................................................107
3.4.3. Yếu tố từ lãnh đạo quản lý...........................................................108
3.4.4. Yếu tố về chính sách....................................................................109
3.4.5. Yếu tố về cơ sở vật chất...............................................................111
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 112
Chương 4: THỰC NGHIỆM TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
NHĨM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CƠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP............................................................................................................ 114
4.1. Thực nghiệm tiến trình cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi........114



4.1.1. Cơ sở thực nghiệm...................................................................... 114
4.1.2. Thiết kế thực nghiệm...................................................................116
4.1.3. Kết quả thực nghiệm tiến trình cơng tác xã hội nhóm đối với
trẻ em mồ cơi.........................................................................................116
4.1.4. Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm................................... 137
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động công tác xã
hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em................141
4.2.1. Các giải pháp chung.....................................................................141
4.2.2. Các giải pháp cụ thể.....................................................................150
Tiểu kết chương 4........................................................................................ 154
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 155
1. Kết luận.................................................................................................... 155
2. Khuyến nghị.............................................................................................157
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ................................................................161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 163
1. Tài liệu tiếng Việt.......................................................................................163
2. Tài liệu nước ngoài.................................................................................... 175


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CTXH

Cơng tác xã hội


CTXHN

Cơng tác xã hội nhóm

LĐTB & XH

Lao động Thương binh và xã hội

NVXH

Nhân viên xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

TEMC

Trẻ em mồ côi

TTBTXH 4

Trung tâm Bảo trợ xã hội 4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại các Làng trẻ em SOS,
Birla và TTBTXH4..........................................................................................71
Bảng 3.2. Thống kê số TEMC của Làng trẻ em Birla Hà Nội, Làng trẻ em
SOS Hà Nội, Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 (ĐVT: Trẻ).....................................72
Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ trẻ gặp khó khăn tại ba cơ sở (Làng trẻ em SOS,
Làng trẻ em Birla và TTBTXH4)....................................................................74
Bảng 3.4: Tỷ lệ những khó khăn ảnh hưởng tới cuộc sống của TEMC..........76
Bảng 3.5. Mức độ trẻ dễ dàng làm quen với các bạn mới...............................77
Bảng 3.6: Tỷ lệ trẻ thích sống tại TTBTXH4/Làng trẻ em SOS, Làng trẻ
em Birla...........................................................................................................81
Bảng 3.7. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống..........85
Bảng 3.8. So sánh về tần suất TEMC đã tham gia vào nhóm giáo dục kỹ
năng sống giữa ba cơ sở.................................................................................. 86
Bảng 3.9. Nội dung của các buổi giáo dục kỹ năng sống................................86
Bảng 3.10. Kết quả hoạt động của nhóm giáo dục kỹ năng sống...................88
Bảng 3 11. So sánh nhu cầu tham gia vào nhóm hướng nghiệp (Trẻ từ 1416 tuổi).............................................................................................................90
Bảng 3.12. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm hướng nghiệp......................90
Bảng 3.13: Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp........................................ 92
Bảng 3.14. Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp so sánh giữa ba cơ sở.....93
Bảng 3.15. Kết quả hoạt động nhóm hướng nghiệp........................................94
Bảng 3.16. Tần suất trẻ tham gia vào nhóm tun truyền nâng cao kiến
thức..................................................................................................................96
Bảng 3.17. Hình thức tổ chức nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức cho
TEMC tại Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và TTBTXH4...................... 98
Bảng 3.18. Kết quả hoạt động nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức..........99


Bảng 3.19. Tần suất trẻ tham gia vào nhóm can thiệp...................................100
Bảng 3.20. Các nội dung của hoạt động can thiệp nhóm.............................. 101

Bảng 3.21. Hình tổ chức nhóm can thiệp...................................................... 102
Bảng 3.22. Kết quả hoạt động nhóm can thiệp.............................................102
Bảng 4.1. Điểm mạnh, hạn chế của nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội 118
Bảng 4.2. Thông tin về các thành viên trong nhóm TEMC Làng trẻ em Birla 118
Bảng 4.3. Nội quy hoạt động nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội....121
Bảng 4.4. Kế hoạch can thiệp nhóm hướng nghiệp cho TEMC tại làng trẻ
em Birla Hà Nội.............................................................................................122
Bảng 4.5. Kết quả Test trước khi can thiệp cho nhóm TEMC tại Làng trẻ
em Birla Hà Nội.............................................................................................124
Bảng 4.6. Tổng hợp điểm mạnh, hạn chế của các thành viên trong nhóm....125
Bảng 4.7. Kết quả trị chơi “Tơi đi tìm tơi”...................................................127
Bảng 4.8. Kết quả phần thi vẽ tranh nhóm trẻ em Làng trẻ Birla................128
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả phần thi vẽ tranh lần 1 và lần 2........................129
Bảng 4.10. Kết quả lượng giá mục tiêu 1......................................................129
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả thi “Ai là triệu phú”........................................131
Bảng 4.12. Kết quả lượng giá mục tiêu 2......................................................132
Bảng 4.13. Kết quả các thành viên trong nhóm xác định được ngành nghề
cho bản thân sau thời gian tham gia nhóm hướng nghiệp.............................133
Bảng 4.14. Kết quả lượng giá mục tiêu 3......................................................134
Bảng 4.15. Kết quả lượng giá hoạt động hướng nghiệp tại Làng trẻ Birla.. .135
Bảng 4.16. Kết quả bài Test sau q trình tham vấn hướng nghiệp cho
nhóm trẻ em tại Làng trẻ em Birla Hà Nội....................................................138
Bảng 4.17. Kết quả đạt được sau q trình can thiệp nhóm trẻ Birla Hà Nội..138


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích lý thuyết..............................................................65
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ những khó khăn trẻ em mồ cơi gặp phải........................... 73
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trẻ có nhu cầu tham gia các hoạt động cơng tác xã hội

nhóm....................................................................................................83
Biểu đồ 3.3. Hình thức tổ chức hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống.......87
Biểu đồ 3.4. Các nội dung thực hiện trong nhóm hướng nghiệp...................91
Biểu đồ 3.5. Các nội dung tuyên truyền nâng cao kiến thức...........................97
Hình 4.1. Kết quả thảo luận nhóm và vẽ cửa sổ Johary................................125
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tương tác giữa các thành viên trong nhóm........................ 126
Hình 4.2. Kết quả phần thi vẽ ước mơ của em..............................................128
Hình 4.3. Kết quả các thành viên trong nhóm tìm kiếm thơng tin về ngành
nghề mình u thích tại Thư viện Làng trẻ em Birla Hà Nội............130
Hình 4.4. Kết quả một số thành viên tham gia học việc tại một số cơ sở.....137
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tương tác nhóm sau thời gian tham vấn hướng nghiệp......139
tại Làng trẻ Birla........................................................................................... 139


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em ln là đối tượng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, trong Cơng ước Quốc tế
về Quyền trẻ em đã khẳng định: “…Để phát triển đầy đủ và hài hồ nhân cách của mình, trẻ em cần được
trưởng thành trong mơi trường gia đình, trong bầu khơng khí hạnh phúc, u thương, đùm bọc và thơng cảm”
(Lời nói đầu trong Cơng ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989) [33].
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan tới các hoạt
động hỗ trợ, chăm lo cho đời sống các đối tượng có hồn cảnh khó khăn, nhất là trẻ em mồ côi.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đã nhấn mạnh: “Phát triển văn hóa, thực hiện dân
chủ, tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân,
…bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; cơng tác gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ” [150].
Như vậy, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi luôn nằm trong những chiến
lược, quyết sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm trợ giúp, bảo vệ, chăm sóc cho nhóm đối tượng là trẻ em mồ
cơi không nơi nương tựa. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành như: Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em
năm 1989 trong đó, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước này

vào ngày 20 tháng 2 năm 1990, điều này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với thế giới về việc bảo
đảm quyền trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm
HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên
tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020.
Song song với những Chính sách và Luật pháp được ban hành hướng tới bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ
cơi, các cơ sở chăm sóc trẻ em cũng được thành lập trên phạm vi cả nước. Năm 2012, tổng số trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt trên phạm vi toànquốc là gần 1,4 triệu trẻ em, trong đó bao gồm 256.000 trẻ em mồ côi và trẻ em
bị bỏ rơi, 280.000 trẻ em khuyết tật nặng và trẻ nhiễm chất độc hóa học, 96.650 trẻ nhiễm HIV/AIDS, 600.000
trẻ em bị tự kỷ, bị down, bị thiểu năng trí tuệ và 163.000 trẻ em là nạn nhân của thảm họa thiên tai [13, tr.5].
Tính đến tháng 12 năm 2018 cả nước có 26,3 triệu trẻ em, trong đó có 1,43 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
chiếm 5,43% tổng số trẻ em [25, tr.2].
Tại Hà Nội, trong tổng số 30 quận, huyện có hơn 836.000 trẻ em dưới 6 tuổi,
14.000 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và hơn 50.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt [24,
tr.2-4]. Với số lượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và trẻ em mồ côi ngày càng gia tăng, Hà Nội đã phần nào đáp
ứng nhu cầu chăm sóc trẻ em mồ cơi thơng qua các các cơ sở chăm sóc trẻ em cơng lập và ngồi cơng lập (trong
đó bao gồm các cơ sở do cá nhân, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tơn giáo tham gia ni dưỡng, chăm sóc)
với gần 120 cơ sở và gần 1000 trẻ em mồ côi. Trong gần 120 cơ sở chăm sóc, ni dưỡng trẻ em mồ cơi có
khoảng 100 cơ sở có số lượng dưới 10 trẻ [24, tr.2-4], [36], [147]. Tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trong cả nước
nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho trẻ em mồ côi, nhưng hoạt
động can thiệp công tác xã hội nhóm cịn nhiều hạn chế và chưa được vận dụng một cách đồng bộ, hiệu quả.

13


Mặc dù, trẻ sống tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ cơi được quan tâm, chăm sóc và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
cơ bản nhưng các em vẫn gặp nhiều khó khăn về: tâm lý, tình cảm; giáo dục kỹ năng sống; hướng nghiệp... Với
những khó khăn đó, nếu được can thiệp theo phương pháp cơng tác xã hội nhóm sẽ giúp giải quyết một lúc cho
nhiều trẻ và giúp các em được tương tác, trao đổi cũng như chia sẻ với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay rất ít cơ sở thực hiện hoạt động can thiệp cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi một cách khoa học và

đồng bộ, trong khi phương pháp cơng tác xã hội nhóm là một phương pháp quan trọng và cần thiết trong hỗ trợ
trẻ em mồ cơi – những trẻ có chung vấn đề, nhu cầu. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Công
tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội” làm đề
tài nghiên cứu luận án.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về cơng tác xã hội nhóm (CTXHN) đối với trẻ em mồ cơi (TEMC), tìm hiểu
thực trạng hoạt động CTXHN và các yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC. Từ đó, đề xuất một số
giải pháp cải thiện hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ 05 nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động CTXHN đối với TEMC;
- Mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động CTXHN với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em
trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm
sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Thực nghiệm tiến trình CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc TEMC trên địa bàn thành phố
Hà Nội;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, tiến tới nâng cao chất lượng hoạt động CTXHN tại các cơ sở
chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
CTXHN đối với TEMC từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội.


3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án là TEMC nằm trong độ tuổi từ 11 tới 16 tuổi (159 trẻ - đây là độ
tuổi được xem là có những biểu hiện khó khăn về tâm lý, hướng nghiệp, kỹ năng sống rõ nét); lãnh đạo (6), cán
bộ, nhân viên (9) làm việc tại các cơ sở chăm sóc TEMC tại thành phố Hà Nội.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu lý luận về CTXHN, thực trạng hoạt động CTXHN cũng như đánh giá
những yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với

14


TEMC, từ đó tiến hành thực nghiệm phương pháp CTXHN tại một cơ sở và đề xuất một số giải pháp
nhằm cải thiện hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù có
nhiều hoạt động CTXHN nhưng trong nội dung của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu 4 hoạt động cơ bản của
CTXHN: hoạt động giáo dục kỹ năng sống; hoạt động tham vấn hướng nghiệp; hoạt động tuyên truyền nâng cao
kiến thức và hoạt động can thiệp trị liệu.

3.3.2. Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu
Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội (Tập
trung vào 3 cơ sở chăm sóc trẻ em mang tính đại diện là Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla Hà Nội và Trung
tâm Bảo trợ xã hội 4)
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2019; Các số liệu, dữ liệu về CTXHN
đối với TEMC được thu thập, tổng hợp từ năm 2010 tới năm 2019.
Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu (1): Thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em

trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu (2): Những yếu tố nào tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở
chăm sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội?

- Câu hỏi nghiên cứu (3): Quy trình thực hiện CTXHN đã đảm bảo chưa?
Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết (1), Thực trạng hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc TEMC trên địa
bàn Hà Nội chưa được triển khai một cách đồng bộ.
- Giả thuyết (2), Có nhiều yếu tố tác động tới hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm
sóc trẻ em trên địa bàn Hà Nội. Một số TMEC chưa chủ động chia sẻ những khó khăn và nỗ lực tham gia các
hoạt động CTXHN; nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) chưa đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng thực hiện hoạt động can thiệp CTXHN; đội ngũ quản lý các cơ sở chăm sóc TEMC chưa chú trọng đúng
mức về việc yêu cầu NVCTXH vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm vào can thiệp, hỗ trợ cho TEMC;
cơ sở vật chất chưa đáp ứng đượcyêu cầu cho việc tổ chức hoạt động CTHXN đối với TEMC; các chính sách hỗ
trợ cho NVCTXH và TEMC chưa được đáp ứng kịp thời .
- Giả thuyết (3), Quy trình tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp CTXHN chưa đảm bảo đúng tiến
trình.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về vấn đề chăm sóc và bảo vệ TEMC. Bên cạnh đó luận án cũng được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp
thu có chọn lọc các học thuyết, quan điểm về quyền con người như: thuyết nhu cầu của Maslow; thuyết học tập


xã hội của Bandura; thuyết vai trị... Từ đó vận dụng vào trong q trình hỗ trợ cho các nhóm TEMC theo
phương pháp CTXHN.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: thu thập thơng tin từ các cơng trình nghiên cứu khoa
học; các sách, báo, tạp chí; các số liệu đã được thống kê, cơng bố; các nghiên cứu chính thức liên quan tới
CTXHN với TEMC (với 155 cơng trình nghiên cứu trong nước và 31 cơng trình nghiên cứu nước ngồi). Trên
cơ sở đó, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá và đưa ra những quan điểm về hoạt động CTXHN đối
với TEMC, những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN và ứng dụng tiến trình can thiệp CTXHN đối với
TEMC tại một cơ sở chăm sóc trẻ em cũng như đề xuất một số giải pháp giúp hoạt động can thiệp CTXHN
được triển khai một cách khoa học.

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo, tư vấn về các khía cạnh liên quan tới TEMC, các hoạt động
CTXHN với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em; các yếu tố liên quan tới đặc điểm tâm sinh lý của
TEMC; các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXH với TEMC; các khía cạnh liên quan tới những giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động CTXH đạt hiệu quả. Tác giả đã tham khảo ý kiến và nhận được sự hỗ
trợ, tư vấn của các chuyên gia hướng dẫn trực tiếp cho đề tài, các chuyên gia, nhà khoa học của Học
viện Khoa học xã hội; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Đại học Hùng
Vương; Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương...

- Phương pháp quan sát: thực hiện quan sát không tham dự và bán tham dự vào các hoạt động sinh hoạt,
học tập, vui chơi... hàng ngày của TEMC tại một số cơ sở chăm sóc trẻ em; quan sát về các hoạt động
CTXH, can thiệp, trợ giúp cho trẻ từ phía cán bộ, nhân viên tại các cơ sở chăm sóc trẻ em; quan sát về
hành vi, ứng xử, phản ứng, biểu cảm... của các thành viên trong nhóm..., từ đó có cái nhìn tổng thể và đa
chiều làm cơ sở cho những hoạt động can thiệp, trợ giúp CTXHN cũng như đưa ra những giải pháp nhằm
cải thiện chất lượng dịch vụ CTXHN tại các cơ sở chăm sóc TEMC.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phương pháp này được thực hiện với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên đang
làm việc trực tiếp tại một số cơ sở chăm sóc TEMC, nhằm tìm hiểu, đánh giá về thực trạng các hoạt động
CTXHN đối với TEMC; những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN. Với phương pháp này, tác giả đã tiến
hành phỏng vấn sâu lãnh đạo ba cơ sở chăm sóc trẻ em, mỗi cơ sở 2 người (tổng số 6 người); tiến hành phỏng
vấn sâu NVCTXH mỗi cơ sở 3 người (tổng số 9 nhân viên); tiến hành phỏng vấn sâu mỗi cơ sở 3 TEMC (tổng
số 9 TEMC). Như vậy, tổng số khách thể tham gia phỏng vấn sâu là 24 người.
Với đề cương phỏng vấn sâu số 1, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu Lãnh đạo của ba cơ sở chăm sóc
TEMC gồm Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 1).

Với đề cương phỏng vấn sâu số 2, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đội ngũ NVCTXH làm việc tại
Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 2).
Với đề cương phỏng vấn sâu số 3, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 9 TEMC ở Làng trẻ em SOS, Làng
trẻ em Birla và Trung tâm bảo trợ xã hội 4 (Phụ lục 3).

- Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm thu thập các thơng tin bổ sung cho q trình khảo
sát, quan sát thực tế tại ba cơ sở.


- Cách thức tiến hành phỏng vấn sâu: dựa vào đề cương phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn và có sự
linh hoạt trao đổi giống như các buổi vấn đáp giữa NVCTXH với đối tượng được phỏng vấn. Người
được phỏng vấn thoải mái chia sẻ và tác giả có thể hỏi thêm một số câu hỏi ngồi những câu hỏi trong
đề cương phỏng vấn sâu.

- Chọn mẫu tham gia phỏng vấn sâu:
+ Với đội ngũ là lãnh đạo: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 02 người là Giám đốc và trưởng, phó
phịng của Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla Hà Nội.
+ Với đội ngũ là NVCTXH: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 03 người tham gia trả lời phỏng vấn
sâu. Họ là các mẹ, các dì và NVCTXH đang làm việc tại Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS và Làng
trẻ em Birla Hà Nội.
+ Với đối tượng là TEMC: tác giả tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 03 trẻ tham gia trả lời phỏng vấn sâu
với tiêu chí: trẻ tự nguyện và chủ động tham gia, trẻ trên 11 tuổi.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Trong tổng số gần 120 cơ sở chăm sóc, ni dưỡng TEMC trên địa
bàn Hà Nội, có khoảng 10 cơ sở có ni dưỡng và chăm sóc TEMC với số lượng từ 10 trẻ trở lên và chỉ có
khoảng 3-4 cơ sở có số lượng trẻ từ 9 tới 16 tuổi chiếm tỷ lệ cao là Trung tâm bảo trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS
Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội. Bảng hỏi dành cho nhóm đối tượng là TEMC đang sống tại Trung tâm bảo
trợ xã hội 4, Làng trẻ em SOS Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội.
Mục đích bảng hỏi: nhằm đánh giá thực trạng hoạt động CTXHN tại các cơ sở cũng như những yếu tố
ảnh hưởng tới hoạt động CTXHN, từ đó đề xuất và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện hoạt động CTXHN.
Chọn mẫu: Vì đặc thù ba cơ sở có số lượng trẻ hạn chế, nên tác giả tiến hành lựa chọn tất cả những trẻ

từ 11 tới 16 tuổi. Tổng số trẻ được điều tra bảng hỏi tại 3 cơ sở là 159 trẻ (Làng trẻ em Birla Hà nội: 46 trẻ;
Làng trẻ em SOS: 75 trẻ và Trung tâm bảo trợ xã hội 4: 38 trẻ). Như vậy, tổng số phiếu điều tra tại ba cơ sở là
159 phiếu (Phụ lục 4).
Cách thức thực hiện: trước khi tiến hành khảo sát toàn bộ 159 trẻ, tác giả thử nghiệm khảo sát một vài
trẻ trước sau đó có những điều chỉnh phiếu khảo sát cho phù hợp và tiến hành khảo sát tổng số 159 TEMC. Các
khách thể được trả lời độc lập theo ý kiến của bản thân mà khơng có sự tác động hay can thiệp từ các yếu
tốkhách quan bên ngoài. Với những cá nhân cần sự hỗ trợ, tác giả phối hợp với đội ngũ NVCTXH tại các cơ sở
tham gia hỗ trợ trẻ với những câu hỏi mà trẻ chưa rõ.
Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm tiến trình cơng tác xã hội nhóm):
Mục đích: tiến hành thực nghiệm tiến trình CTXHN đối với một nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà
Nội nhằm đo lường tính hiệu quả của phương pháp CTXH đối với TEMC.
Cách thức thực hiện: từ kết quả của quá trình khảo sát tác giả tiến hành thực nghiệm tiến trình CTXHN tại
một cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội (Nhóm hướng nghiệp cho TEMC tại Làng trẻ em Birla
Hà Nội). Ở phương pháp này, tác giả tiến hành tuyển chọn nhóm viên bao gồm 7 thành viên (3 nam và 4 nữ) các
em đang học lớp 11 có khó khăn về hướng nghiệp. Sau quá trình can thiệp phương pháp CTXHN đối với nhóm
TEMC, 100% các thành viên trong nhóm đã có thay đổi về quan điểm, nhận thức về ngành nghề cũng như khả năng


của bản thân. Giúp các em có được định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, hồn cảnh
của các em và mang tính thực tiễn.
Phương pháp thảo luận nhóm:
Mục đích: phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện với nhóm NVCTXH nhằm thu thập các thơng
tin bổ sung cho q trình khảo sát, thực tế.
Khách thể tham gia thảo luận nhóm là NVCTXH: tiến hành lựa chọn mỗi cơ sở 7 NVCTXH tự nguyện
tham gia vào các buổi thảo luận nhóm.
Như vậy, tổng số khách thể tham gia thảo luận nhóm là 21 khách thể.
Cách thức tiến hành: thành lập nhóm tham gia thảo luận nhóm, sau đó lên kế hoạch thảo luận nhóm
với các chủ đề được phác thảo trước. Sau khi đã thống nhất được thời gian, địa điểm, tác giả tổ chức thảo luận
nhóm trên tinh thần khách quan, chủ động và thoải mái chia sẻ. Quá trình tham gia thảo luận nhóm ln có một
thư ký ghi chép biên bản các buổi thảo luận nhóm.

Phương pháp thống kê tốn học: xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án mang tới những điểm mới cơ bản như: nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu về phương
pháp CTXHN dành cho một đối tượng cụ thể là TEMC; luậnán đã chỉ rõ được thực trạng về hoạt động CTXHN
tại các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội hiện nay; đánh giá được các yếu tố tác động tới hoạt
CTXHN; chỉ ra được những nhu cầu của TEMC cũng như vai trị của NVCTXH tại các cơ sở chăm sóc TEMC.
Với kết quả của quá trình thực nghiệm, tác giả đã can thiệp thành cơng một nhóm TEMC gặp khó khăn về
hướng nghiệp tại Làng trẻ em Birla Hà nội. Cả 7/7 thành viên của nhóm đã xác định được điểm mạnh của bản
thân và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của mình. Trong đó có 2 thành viên đã kết
nối được với các cơ sở dạy nghề và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trong khi cách thành viên còn lại cũng
đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp cho mình. Cũng từ thực trạng và kết quả của quá trình thực nghiệm, tác
giả đề xuất một số giải pháp, trong đó nhấn mạnh tới vai trị của NVCTXH nhằm cải thiện hoạt động CTXHN
tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hiện nay.
Bên cạnh đó, với sự thành cơng của quá trình can thiệp CTXHN sẽ là bước đệm để tác giả có thể thực
hiện các hoạt động can thiệp nhóm khác cũng như triển khai các hoạt động tập huấn, hỗ trợ NVCTXH tại các cơ
sở chăm sóc TEMC thực hiện can thiệp cho các nhóm trẻ có chung vấn đề, nhu cầu cần được hỗ trợ. Hoạt động
này có thể được nhân rộng và sẽ mang tới những sự hỗ trợ phù hợp cho các nhóm TEMC đang sống tại các cơ
sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung.

6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo cho các cơ sở chăm sóc các đối tượng yếu thế
nói chung, TEMC nói riêng cũng như làm tài liệu tham khảo cho các nhà làm công tác xã hội (CTXH), nhà
hoạch định chính sách, nhà quản trị CTXH.
Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các trường
Đại học, Cao đẳng chuyên ngành CTXH và các cơ quan liên quan tới CTXH. Đặc biệt, với những kết quả thực


nghiệm CTXHN đối với TEMC, luận án sẽ là tài liệu hữu ích cho các chuyên gia làm việc về CTXHN nói
chung và CTXHN đối với TEMC nói riêng.



7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các cơng trình đã công bố của tác giả liên
quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối trẻ em mồ cơi tại các cơ sở chăm sóc trẻ
em tại thành phố Hà Nội

- Chương 3: Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi tại các cơ sở chăm sóc
trẻ em tại thành phố Hà Nội

- Chương 4: Thực nghiệm tiến trình cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi và đề xuất một số giải
pháp.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ cơi
TEMC ngồi những đặc điểm giống như trẻ em bình thường, các em cũng có những đặc điểm riêng
biệt. Có nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề trên như tác giả Ninan, E., 2010 với bài viết Assessing the costs
of providing care to Orphans and Vulnerable Children (OVC) by Home Based Care (HBC) Programs in South
Africa và nghiên cứu Guidance for orphans and vulnerable children programming của tổ chức The U.S.
President’s Emergency Plan for AIDS Relief năm 2012 đều nhấn mạnh tới những đặc điểm nhận diện TEMC
như: tự ti, sống khép mình, dễ bị tổn thương, sống lang thang không nơi nương tựa... Cũng trong hai nghiên cứu
trên, các tác giả đã nhấn mạnh tới việc cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, hỗ trợ lương thực, dinh dưỡng
cho TEMC lang thang cũng như những trẻ em sống trong các trung tâm nuôi dưỡng TEMC, trẻ em bị cha mẹ

bạo hành và có nguy cơ trở thành TEMC. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc cần thành lập các nhóm phụ
huynh tham gia hỗ trợ, đánh giá kịp thời những gia đình có trẻ dễ bị tổn thương để kịp thời hỗ trợ và ngăn chặn
tình trạng trẻ trở thành TEMC [173], [181].
Trong nghiên cứu về Guidance for Orphans and Vulnerable Children Programming của The U.S.
President’s Emergency Plan for AIDS Relief (PEPFAR), 2012, đề cập tới nhu cầu của TEMC như: nhu cầu được
tới trường với môi trường học đường an toàn và hoàn thành giáo dục tiểu học; nhu cầu được sống chung với bố
mẹ; nhu cầu được tăng cường tiếp cận các dịch vụ về trẻ em; nhu cầu thực hiện đào tạo hướng nghiệp; nhu cầu
được hỗ trợ tâm lý – xã hội; nhu cầu được giữ bí mật đối với TEMC có HIV/AIDS; nhu cầu được trải nghiệm
ngồi mơi trường xã hội [181, tr.7].
Như vậy, các nghiên cứu đều chỉ ra những điểm chung về TEMC là những trẻ dễ bị tổn thương, hay
nổi nóng, tị ti, sống khép mình, tính khí thất thường và rất dễ bị kích động... các em ln khao khát được sống
cùng gia đình, được tới trường [173], [181].

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ côi
Trong nghiên cứu của tác giả Cox, A (2017) đã đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn tới tình trạng
gia tăng số lượng TEMC. Các nguyên nhân chủ yếu do đại dịch HIV/AIDS, nghèo đói, di dân, ly hơn... cũng
trong nghiên cứu đó, tác giả đã chỉ rõ trong giai đoạn 2003-2008 các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ khoảng 2
tỷ USD cho trẻ em có HCĐB trong đó có TEMC nhằm cải thiện cuộc sống, học tập và đáp ứng nhu cầu cơ bản
cho trẻ em tại một số nước ở Châu Phi [165], [181].
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề cập mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ TEMC:
Thứ nhất, xây dựng các dịch vụ và hệ thống tiếp cận trực tiếp tới người dân và cộng đồng, giúp trẻ có
điều kiện đi học;
Thứ hai, tăng cường phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động hỗ trợ từ nhiều nguồn khác
nhau, nhằm ngăn ngừa tình trạng trẻ em bị bỏ rơi;
Thứ ba, tăng cường tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng tới từng gia đình cũng như trong nhà
trường;


Thứ tư, khi lập kế hoạch can thiệp cho TEMC cần nhắm tới giải quyết các nhu cầu chăm sóc ưu tiên
thơng qua gia đình thay thế. Cần tập trung vào tập huấn, hỗ trợ cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giúp họ hiểu và

biết cách đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho con mình.
Thứ năm, cần tăng cường thực thi Luật bảo vệ trẻ em với những chiến lược phù hợp để phịng ngừa và
ứng phó với lạm dụng, bóc lột, bạo lực gia đình, thơng qua: 1) Thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em; 2) Hỗ trợ
cộng đồng phịng ngừa và ứng phó với những vấn đề trẻ em có thề gặp phải; 3) Tăng cường mối liên kết giữa
các hệ thống bảo vệ trẻ em chính thức và phi chính thức; 4) Nâng cao năng lực của chính phủ để thực hiện và
cải thiện các phản ứng bảo vệ trẻ em [181, tr.1-8].
The African Child Policy Forum (ACPF), 2013, chỉ ra một thực tế: Trên tồn cầu, tính tới năm 2013
ước tính có khoảng 153 triệu trẻ em bị mất mẹ hoặc bố; 17,8 triệu người trong số họ đã mất cả bố và mẹ.
Ngun nhân chính được xác định là do nghèo đói, thiếu tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, bị lạm dụng, bị bỏ bê,
bệnh tật, khuyết tật và các trường hợp khẩn cấp. Cũng trong nghiên cứu này đã chỉ ra thực tế số lượng TEMC
trên toàn cầu đang có xu hướng gia tăng và mâu thuẫn với hướng dẫn tồn cầu và các chính sách đã được các
Chính phủ đưa ra nhằm hướng tới giảmỷ lệ TEMC. Điển hình tại Ghana, mặc dù nỗ lực phối hợp nhằm giảm sử
dụng các trại TEMC, nhưng số lượng TEMC được ghi nhận sống tại các trại TEMC đã tăng từ 3.388 trẻ trong
năm 2006 lên 4.432 vào năm 2012 [179].
Từ những kết quả nghiên cứu cũng như những thống kê bằng con số cụ thể, chúng ta nhận thấy đa số
các nghiên cứu đã đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng TEMC gia tăng và có mâu thuẫn với chiến
lược của Chính phủ một số nước trong hoạt động giảm thiểu tình trạng TEMC. Chính những phát hiện này của
các nghiên cứu sẽ làm kim chỉ nam cho tác giả có được cái nhìn nhận mới hơn và có hướng phân tích, nghiên
cứu tốt hơn.

1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động, phương pháp và tiến trình cơng tác xã hội nhóm
đối với trẻ em mồ cơi
Các hoạt động cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi:
Trong q trình trợ giúp các nhóm đối tượng gặp khó khăn nói chung và TEMC nói riêng, có khá
nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn, nhất là TEMC. Các hoạt động như: giáo
dục kỹ năng sống, can thiệp, phục hồi…
Một số nghiên cứu chỉ ra các hoạt động trong CTXHN đối với TEMC như: chăm sóc sức khỏe, y tế;
dinh dưỡng; bảo vệ sự an toàn; hoạt động về nhà ở, nơi cư trú… [165], [176].
Một số nghiên cứu khác tập trung vào các hoạt động như:
Các hoạt động can thiệp, phục hồi: Các hoạt động này được thực hiện để hỗ trợ cho các cá nhân và

nhóm TEMC được nuôi dưỡng trong các nhà thờ, các trại trẻ mồ côi và các nhà mở. Tại đây, các em được
NVCTXH, các Sơ và các mẹ hỗ trợ, can thiệp, và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giúp các nhóm TEMC phục
hồi các chức năng của bản thân, tháo gỡ được những khó khăn và tiến tới chủ động trong học tập. Các kết quả
đó được đề cập trong nghiên cứu [165], [180].
Mặc dù các nghiên cứu có đề cập tới một số hoạt động dành cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, nhưng
mới chỉ mang tính chất bao quát, chưa đi sâu cụ thể vào các nhóm TEMC. Các nghiên cứu cũng chưa cụ thể hóa
các hoạt động đó được thực hiện như thế nào? Kết quả ra sao?


Các nghiên cứu về phương pháp, tiến trình cơng tác xã hội nhóm nói chung và tiến trình cơng tác xã
hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi:
Trên thế giới, phương pháp CTXHN đã được ứng dụng từ những năm 30 của thế kỷ XX nhưng tới
những năm 1940 và 1950 phương pháp CTXHN thực sự phát triển và mang tính khoa học cũng như đạt được
những kết quả đáng kể [73, tr.17].
Trong nghiên cứu Association for the Advancement of Social Work with Groups, Inc., (2010)
Standards for Social Work Practice with Groups đã đề cập tới những khía cạnh trong phương pháp CTXHN: cần
tuân theo những quy tắc đạo đức của Hiệp hội Công tác xã hội Quốc gia; dựa vào các lý thuyết nhóm từ các
khoa học xã hội; dựa vào những kiến thức về cá nhân, môi trường và lịch sử hình thành phương pháp CTXHN.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ rõ khi ứng dụng phương pháp can thiệp CTXHN cần chú ý tới hỗ
trợ tâm lý, tập trung tới các loại hình nhóm, tiến trình CTXHN cũng như những đặc tính riêng của từng nhóm
[159].
Bên cạnh đó, phải kể tới nghiên cứu của Trevithick, P., 2013. Nghiên cứu đã đề cập tới cơ sở lý thuyết,
kiến thức và cách can thiệp nhóm. Để trợ giúp cho một nhóm, NVCTXH cần hiểu được: loại hình nhóm; cách
thức tiếp cận nhóm; lợi thế/điểm mạnh, hạn chế của nhóm; chú ý tới cấu trúc và ranh giới của nhóm; địa điểm,
thời gian, thành viên, quy mơ nhóm; phong cách làm việc của nhóm; nguyện vọng, mong muốn của nhóm….
[183].
Cũng trong nghiên cứu trên của Trevithick, P., 2013 đã đề cập tới 4 giai đoạn hình thành và phát triển
của can thiệp nhóm: 1) Giai đoạn tập hợp, định hướng nhóm; 2) Giai đoạn thăm dị nhóm; 3) Giai đoạn thực
hiện và đạt được những kết quả; 4) Giai đoạn kết thúc [183].
Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ ra được mặt tích cực của phương pháp CTXHN cũng như những yêu

cầu khi thực hiện phương pháp này, trong đó cần tuân thủ các bước cũng như chú ý tới quy mơ nhóm và các cách
tiếp cận, can thiệp nhóm.
Các cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cơng tác xã hội nhóm:
CTXHN là một phương pháp có tiến trình, quy tắc cũng như những hoạt động và mục tiêu cụ thể cho
từng nhóm đối tượng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hoạt động can thiệp cho các nhóm TEMC có
nhiều yếu tố ảnh hưởng tớicác hoạt động đó, có thể là những yếu tố thuộc về người lãnh đạo, NVCTXH, từ
phía TEMC hay các yếu tố về chính sách hoặc cơ sở vật chất.
Trong một số nghiên cứu có chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động làm việc nhóm trong CTXH
như: các yếu tố thuộc về lĩnh vực hoạt động của nhóm; các yếu tố thuộc về kỹ năng tương tác nhóm; các yếu tố
thuộc về mơi trường hoạt động nhóm; các yếu tố thuộc về sự kỳ vọng của các thành viên trong nhóm và các yếu
tố thuộc về bầu khơng khí và sự hứng thú trong nhóm. Quan điểm này được đề cập trong các nghiên cứu [181],
[184].
Như vậy, việc tổ chức các hoạt động CTXHN thường chịu tác động bởi một số yếu tố. Trong nhận
thức của tác giả, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại những tác động thuộc về các yếu tố như: sở thích của nhóm,
sự tương tác của các thành viên trong nhóm, mà chưa đề cập tới những tác động từ phía người quản lý; kiến
thức, kỹ năng chun mơn của NVCTXH; các tác động từ phía chính sách…
Các cơng trình nghiên cứu về các giải pháp liên quan tới hoạt động cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ
em mồ côi:


Có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập tới các giải pháp, trong đó phải kể tới các nghiên cứu hướng tới
mơ hình gia đình thay thế. Với mơ hình này, trẻ vẫn được sống trong các gia đình có bố, mẹ, anh chị em và dễ
dàng được đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Giải pháp này được đề cập cụ thể trong các nghiên cứu: The African
Child Policy Forum (ACPF), 2013; Kang, K., 2010 với nghiên cứu Orphans reunification project evaluation
hay của Viện đào tạo Công tác xã hội (Institute of Social Work and Midwest AIDS Training and Education
Center and Jane Addams College of Social Work). Các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh tới việc phát huy vai trị
chăm sóc cho TEMC thơng qua gia đình thay thế là họ hàng và cộng đồng với sự hỗ trợ về tài chính cũng như
tập huấn về cách thức, phương pháp để phát triển kinh tế gia đình, cách ni dạy trẻ thông qua các cơ quan, tổ
chức trong và ngoài nước. Các tác giả cũng đã chỉ rõ, để hạn chế tình trạng trẻ phải vào các trung tâm nuôi
dưỡng TEMC cần sự chung tay của họ hàng, cộng đồng và các tổ chức Phi chính phủ. Quan điểm đó cũng được

đề cập trong các nghiên cứu [171], [179].
Nghiên cứu của The African Child Policy Forum (ACPF), 2013 đã chỉ ra: nếu trẻ được sống trong các
gia đình thay thế (gia đình sinh học) các em sẽ học hỏi và tham gia vào các truyền thống văn hoá gia đình, có
hiểu biết về lịch sử của đấtnước, biết chia sẻ và học các kỹ năng xã hội quan trọng, từ đó giúp các em tham gia
và tương tác với các thành viên khác trong gia đình và xã hội một cách tốt nhất, làm nền tảng cho sự phát triển
và hình thành nhân cách tích cực cho trẻ sau này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng chính sự tương tác
giữa trẻ với các anh/chị em trong gia đình và với cha mẹ giúp kích thích phát triển trí não cho trẻ. Trong khi đó,
với sự tương tác không nhất quán, không kịp thời cũng như không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các cá
nhân, nhóm trẻ, sẽ khiến các em cảm thấy không được yêu thương, chia sẻ [179], [180, tr.9].
Một giải pháp khác được đặt ra đối với TEMC đó là cần có các chương trình giúp đỡ cho các gia đình
"Có nguy cơ" có TEMC, giúp họ chăm sóc tốt hơn cho trẻ em và giải quyết một số nguyên nhân cơ bản gây ra
stress cho trẻ hoặc người chăm sóc trẻ. Đầu tư vào các chương trình như: trung tâm phát triển thiếu nhi, các
nhóm hỗ trợ ni dạy con, hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ làm giảm tác động tiêu cực của đói nghèo. Các giải
pháp này đã được chứng minh là có lợi ích lâu dài khơng chỉ giúp ích cho trẻ em và gia đình mà cịn cho các
cộng đồng [179, tr.9].
Chính vì vậy, giải pháp quan trọng mà các nhà nghiên cứu hướng tới chính là giúp các em được sống
trong các gia đình thay thế, được sống trong sự yêu thương, chia sẻ, tương tác với các thành viên trong gia đình,
từ đó giúp trẻ phát triển được kỹ năng xã hội. Mặc dù có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan tới các giải
pháp dành cho TEMC, nhưng vẫn cịn khá ít các cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp các giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động CTXHN đối với TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em.

1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ côi
Trong một số nghiên cứu các tác giả phân biệt TEMC có những đặc điểm khác với trẻ em bình thường
như: thiếu thốn tình cảm, vật chất, tự ti, mặc cảm, sống khép mình... Cũng trong các nghiên cứu đó, các tác giả
đã chỉ ra sự khác biệt cịn thể hiện ở khía cạnh về: sức khỏe thể chất, tinh thần, nhu cầu, vận động, tâm – sinh lý,
hồn cảnh sống, mơi trường sống, điều kiện học tập, vui chơi... [48], [108, tr.30].
Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hương Giang (2016) cũng chỉ ra những đặc điểm TEMC là đối
tượng dễ bị tổn thương và cần nhận được sự chăm sóc, bảo vệ của cộng đồng [40].



Từ những nghiên cứu trên tác giả nhận thấy TEMC có những đặc điểm chung như: tự ti, mặc cảm, dễ
bị tổn thương, cần được đáp ứng các nhu cầu về vật chất, tinh thần... có những điểm khác biệt và các em cần
nhận được sự giúp đỡ, bảo vệ của cả cộng đồng.

1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ côi
Thực tế hiện nay cho thấy số lượng TEMC có chiều hướng gia tăng và thể hiện trong Báo cáo tổng kết
công tác năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tính tới hết năm
2018, tồn quốc có khoảng 1,43 triệu trẻ em có HCĐB (trên 1,2 triệu em khuyết tật, trên 170 nghìn TEMC, trên
6.800 trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trong diện được quản lý) [25, tr.2]
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng TEMC ngày càng gia tăng, nguyên nhân xuất phát tỷ lệ
trẻ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm, cụ thể 2,9% (2010); 3,1%
(2011); 3,2% (2012). Khi trẻ vị thành niên có thai ngồi ý muốn sẽ bỏ rơi con và dẫn tới tình trạng số lượng
TEMC ngày càng gia tăng trong những năm gần đây [14, tr.7]
Bên cạnh đó, một thực trạng dễ nhận thấy là các cơ sở chăm sóc TEMC ngày càng được mở rộng và
nhiều hơn tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Chính con số đó thể hiện rõ số lượng TEMC ngày càng gia
tăng.

1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động, phương pháp và tiến trình cơng tác xã hội nhóm
đối với trẻ em mồ côi
Các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi:
Cơng tác xã hội nhóm đối với TEMC được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức và nội dung khác
nhau, phụ thuộc vào nhu cầu, đặc điểm, độ tuổi của mỗi nhóm trẻ và các kế hoạch hỗ trợ của các cơ sở chăm sóc
TEMC.
Một số nghiên cứu gần đây đã đề cập và phân tích cụ thể về các hoạt động CTXHN liên quan tới: hoạt
động chăm sóc ni dưỡng; hoạt động giáo dục; hoạt động vui chơi, giải trí; hoạt động kết nối. Các nghiên cứu
chủ yếu tìm hiểu các hoạt động liên quan tới các nhu cầu cơ bản cho TEMC, tiến hành khảo sát và đánh giá về
việc đáp ứng các nhu cầu đó cho TEMC. Tuy một số tác giả đã phân tích sâu về các hoạt động đó, nhưng chưa
tập trung sâu về các hoạt động chuyên biệt dành cho TEMC cũng như mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giải
pháp mà chưa thực nghiệmtiến trình can thiệp CTXHN cho một nhóm TEMC, các kết quả đó được đề cập

trong các nghiên cứu [40], [48], [65], [114].
Bên cạnh các nghiên cứu về một số hoạt động liên quan tới các nhu cầu cơ bản của các nhóm TEMC,
các tác giả đã đề cập tới nhu cầu chuyên biệt cho TEMC như: nhu cầu về hỗ trợ tâm lý – xã hội. Trong nội dung
này, các tác giả đã phân tích các mục tiêu cụ thể trong hoạt động hỗ trợ tâm lý như: tư vấn, tham vấn, trị liệu,
động viên, khích lệ tinh thần giúp trẻ nâng cao kiến thức và năng lực ứng phó với các vấn đề phát sinh trong
cuộc sống [114, tr23].
Nhìn chung, có khá nhiều nghiên cứu liên quan tới TEMC, nhưng các cơng trình nghiên cứu về hoạt
động CTXHN đối với TEMC vẫn còn hạn chế về cả số lượng và chiều sâu. Để có nhiều hoạt động CTXHN
mang tính chuyên sâu, đáp ứng đúng các nhu cầu chuyên biệt của TEMC, rất cần tới đội ngũ NVCTXH chuyên
nghiệp và nhiệt huyết.
Các cơng trình nghiên cứu về phương pháp và tiến trình cơng tác xã hội nhóm nói chung và tiến trình
cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ cơi nói riêng:
- Nghiên cứu về phương pháp và tiến trình CTXHN nói chung:


×