Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.03 KB, 19 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------------------------------

TIỂU LUẬN
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Lê Phương Hà
MSSV: 2112920018
Lớp hành chính: Anh 01 – QTKS – K60
Lớp tín chỉ: TRIE115(GD1+2-HK2-2122)CLC.7
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2022


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ.......................................3
1. Khái niệm.................................................................................................3
2. Nội dung...................................................................................................3
3. Yêu cầu.....................................................................................................3
4. Cơ chế hoạt động.....................................................................................3
5. Tác động của quy luật giá trị...................................................................4
II. BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM.6


1. Nền kinh tế thị trường và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa..............................................................................................................6
2. Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Việt Nam......8
III. NHỮNG BIỆN PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ QUY LUẬT GIÁ
TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG............................................13
1. Những giải pháp của Đảng và nhà nước ta...........................................13
2. Những giải pháp đề xuất........................................................................14
KẾT LUẬN.....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................17

1


lOMoARcPSD|9242611

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời kỳ vô cùng hiện đại,
phát triển trong một nền kinh tế thị trường đầy tiềm năng. Sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế hàng hóa đã mang đến cho con người nhiều tiện nghi cả về
tinh thần lẫn vật chất, ví như chỉ cần 1 cú click chuột là ta đã có thể mua được
món hàng mình thích từ một cửa hàng cách ta cả nghìn cây số. Để khởi tạo
được một nền kinh tế vững chắc, phát triển bền vững và lâu dài, các chuyên
gia cần phải nắm vững cơ sở lý thuyết cũng như cơ chế vận hành của các quy
luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị -quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất
hàng hóa. Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quy luật giá trị và
biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam”.
Việc nghiên cứu về đề tài này nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về sự vận hành của quy luật giá trị nói riêng trong sản xuất, lưu thông của
nền kinh tế, đồng thời hiểu rõ hơn các hiện tượng kinh tế trên thị trường, từ đó
đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và thúc đẩy nền kinh tế

thị trường ngày một mở rộng và phát triển. Hơn vậy, kết quả nghiên cứu có thể
áp dụng tác động quy luật giá trị một cách khoa học hiệu quả, tận dụng một
cách tối ưu nhất những ưu điểm của nó khi tham gia vào nền kinh tế đất nước
Nắm vững biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường
tại Việt Nam sẽ giúp chúng ta có thêm một chiếc chìa khóa cho cánh cửa thúc
đẩy phát triển, mở rộng nền kinh tế đất nước, nâng cao mức sống người dân,
thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” của Đảng ta.
Do sự hiểu biết và vận dụng kiến thức cịn hạn chế nên bài tiểu luận
này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cơ giúp đỡ, góp ý để em
hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn.
2


lOMoARcPSD|9242611

I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ

1. Khái niệm
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi
hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát
huy tác dụng của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các
quy luật kinh tế khác; các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy
luật giá trị mà thôi.
2. Nội dung
Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng
hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Đối

với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng
hóa.
3. Yêu cầu
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trong sản xuất, người sản xuất
muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận thì
lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã
hội cần thiết. Vì vậy họ phải ln ln tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá
biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh
vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm
cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
4. Cơ chế hoạt động
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận
động của giá cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu.
Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác
động của quy luật giá trị. Vì giá trị là cơ sở của hàng hóa, nên giá cả trước hết
4


lOMoARcPSD|9242611

phụ thuộc vào giá trị, hàng hóa nào có giá trị càng cao thì giá càng cao và
ngược lại. Thơng qua sự sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự
hoạt động của quy luật giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
5. Tác động của quy luật giá trị
a) Điều tiết việc sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Trong sản xuất: thơng qua sự biến động của giá cả, người sản xuất
sẽ biết được tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản
xuất.

Nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị thì việc sản xuất là phù hợp với yêu
cầu xã hội; hàng hoá này nên được tiếp tục sản xuất.
Nếu giá cả hàng hóa cao hơn giá trị, sản xuất cần mở rộng để cung
ứng hàng hố đó nhiều hơn vì nó đang khan hiếm trên thị trường; tư liệu sản
xuất và sức lao động sẽ được tự phát chuyển vào ngành này nhiều hơn các
ngành khác.
Nếu giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị, cung về hàng hoá này đang
thừa so với nhu cầu xã hội; cần phải thu hẹp sản xuất ngành này để chuyển
sang mặt hàng khác.
Trong lưu thông: Quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả
thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hố ở nơi có giá cả thấp
được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu
hàng hố giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng miền,
điều chỉnh sức mua của thị trường.
b) Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động
Mỗi người sản xuất tự quyết định mức độ hao phí
5


lOMoARcPSD|9242611

lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị hàng hóa xác định bới hao phí lao
động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có điều kiện sản xuất tốt hơn sẽ có
hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết và có nhiều
lợi nhuận hơn. Chính vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh và không bị phá sản,
người sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương
pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm, … Kết quả, lực lượng sản xuất ngày càng
phát triển, năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.

Trong lưu thơng, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải
khơng ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức có hiệu quả khâu
bán hàng, làm cho q trình lưu thơng hàng hóa thuận lợi và mang về nhiều
lợi ích với chi phí thấp.
c) Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo
một cách tự nhiên.
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị
trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao
phí chung của xã hội nên lãi nhiều. Những người này sẽ mở rộng quy mô sản
xuất, trở nên giàu có, phát triển thành ơng chủ. Ngược lại, những người do hạn
chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ cơng nghệ lạc hậu... thì
giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội. Những người này dễ lâm vào tình trạng
thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm th. Tình trạng này đã dẫn đến
sự phân hóa giàu – nghèo rõ rệt trong xã hội.
Ngoài ra, Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá
nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế… là những yếu tố có thể làm tăng
thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác.
Tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa: một mặt là chi phối sự lựa
chọn tự nhiên, loại bỏ các nhân tố yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực
6


lOMoARcPSD|9242611

phát triển; mặt khác là phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, dẫn đến
bất bình đẳng trong xã hội.
II.

BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI

VIỆT NAM

1. Nền kinh tế thị trường và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị
trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất
và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các
quy luật thị trường.
Việt Nam khi chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh
tế thị trường đã hội tụ đủ những điều kiện ra đời của sân xuất hàng hóa. Sự
phân cơng lao động xã hội phát triển mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu,
hình thành nên một hệ thống ngành nghề phong phú, đa dạng. Sự phát triển
của phân công lao động xã hội đã tạo ra cơ sở cho sự hình thành và phát triển
của kinh tế thị trường tại Việt Nam.
Có thể trừu tượng hố một số đặc điểm cụ thể, phản ánh sự giao thoa,
chuyển tiếp và đan xen giữa các mơ hình để quy về ba mơ hình chủ yếu sau:
 Mơ hình kinh tế thị trường tự do
 Mơ hình kinh tế thị trường - xã hội
 Mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) (ở
Việt Nam)
Mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Hiện nay, mô hình này đang được thực thi chỉ ở hai nước (Việt
Nam - kinh tế thị trường định hướng XHCN và Trung Quốc - kinh tế thị
7


lOMoARcPSD|9242611

trường XHCN). Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã cho

thấy sức sống mạnh mẽ bằng những ưu điểm của mình:
Đây là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trong nước và
kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh
tế, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Các quyền sở
hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, tự do lưu thông được pháp luật
bảo vệ. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế
thị trường, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật. Cơ chế vận hành
nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quân lý của nhà nước. Thị trường, với sự
tác động của các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, là yếu tố chủ yếu
quyết định giá cả hàng hóa, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; tạo động lực phát triển và
điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc doanh nghiệp yếu kém. Nhà
nước quản lý kinh tế bằng luật pháp, chính sách, các tiêu chuẩn, định mức,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng lực lượng kinh tế của mình (gồm
các nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước) để tạo
khung khổ pháp luật, môi trường công khai, minh bạch, thuận lợi cho các chủ
thể kinh tế, các thị trường hoạt động, cho sản xuất và lưu thông; khắc phục các
khuyết tật của cơ chế thị trường; đồng thời, thúc đẩy và định hướng phát triển
kinh tế, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ mơi
trường. Phân phối được thực hiện theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo
mức đóng góp vốn và các nguồn lợi khác vào hoạt động kinh tế và thông qua
hệ thống an sinh xã hộ và phúc lơi xã hội.
Mơ hình này đã chứng minh sống mạnh mẽ với nhiều ưu điểm
8


lOMoARcPSD|9242611


Một là, đây là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng
khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Hai là, là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ
động hội nhập kinh tế thành công.
Ba là, Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động
và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Chú trọng phân
phối lại qua phúc lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành
theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các địa phương. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội;
công bằng xã hội được chú ý trong từng bước, từng chính sách phát triển.
Bốn là, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Năm là, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và
nhân dân được khuyến khích tham gia vào q trình phát triển kinh tế.
2. Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
Với các đặc trưng của mơ hình kinh tế thị trường như đã nói ở trên,
các quy luật kinh tế được phép phát huy tác dụng của nó trong đó quy luật giá
trị đóng vai trị là quy luật kinh tế căn bản chi phối toàn bộ sự phát triển của
nền kinh tế. Như đã phân tích ở trên, quy luật giá trị có vai trị lớn trong nền
sản xuất hàng hố.
Quy luật giá trị đã được vận dụng vào:
a) Trong lĩnh vực sản xuất
Tuy không bị ảnh hưởng sâu sắc và hoàn toàn, nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn hoạt động theo nguyên tắc của quy luật
giá trị trên nhiều phương diện, trong đó có nền sản xuất.
9


lOMoARcPSD|9242611


Nguyên tắc trao đổi ngang giá đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa
phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Từ đó, mỗi doanh
nghiệp và người lao động sản xuất cần tìm những giải pháp nhằm tối ưu hóa
nguồn lực của mình.
Cụ thể:
Xét ở tầm vĩ mô: Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết.
Xét ở tầm vi mô: Mỗi cá nhân khi sản xuất các sản phẩm đều cố gắng
làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội
Do vậy nhà nước đã ra các chính sách tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển tiềm lực của mình, cải thiện kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình
độ cho người lao động. Mỗi doanh nghiệp từ đó phải cố gắng cải tiến máy
móc, mẫu mã, nâng cao tay nghề lao động cho công nhân.
Theo yêu cầu của quy luật giá trị thì trong sản xuất giá trị cá biệt của
từng xí nghiệp phải phù hợp hoặc thấp hơn giá trị xã hội, do đó quy luật giá trị
thực hiện chế đọ hoạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Các cấp quản
lí kinh tế cũng như các nghành sản xuất, các đơn vị sản xuất ở cơ sở, khi đặt
kế hoạch hay thực hiện kế hoạch kinh tế đều phải tính đến giá thành, quan hệ
cung cầu, để định khối lượng, kết cấu hàng hố…
Nếu khơng có các hoạt động trên, quy luật giá trị sẽ thực hiện vai trị
đào thải: loại bỏ những cái kém hiệu quả, kích thích các cá nhân, ngành,
doanh nghiệp phát huy tính hiệu quả. Tất yếu điều đó dẫn đến sự phát triển
của lực lượng sản xuất trong đó đội ngũ lao động có tay nghề chun mơn cao
ngày càng tăng, cơng cụ, trang thiết bị lao động ngày càng cải tiến.
Hiện nay, tại Việt Nam, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, việc
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng, canh
tác đã được nhà nước ta chú trọng và đẩy mạnh, khiến cho năng suất lao động
10



lOMoARcPSD|9242611

tăng đáng kể, chất lượng sản phẩm nông nghiệp được nâng cao, mức giá thành
cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khó tính, kể cả trong
thời kỳ bệnh dịch.
Ví dụ, sau khi nghiên cứu và phát triển, các nhà khoa học đã tìm ra
cách trồng chuối bằng phương pháp ni cấy mơ trong phịng thí nghiệm,
khiến cho việc chăm sóc tiện lợi hơn, giống chuối cho thành phẩm chất lượng
cao hơn. Tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), trong năm 2020, dù dịch bệnh
diễn biến phức tạp, mỗi ha chuối cấy mơ có thể mang lại thu nhập từ 300 đến
400 triệu đồng cho người nông dân, 70% sản phẩm chuối tại đây được xuất
khẩu sang Trung Quốc và một số nước khu vực Châu Á và Âu.
Trong nuôi trồng thủy sản, năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã có những
hoạt động đẩy mạnh ni trồng thủy sản công nghệ cao, đặc biệt là nuôi trồng
tôm theo những hình thức bán thâm canh, thâm canh với các mơ hình như: các
mơ hình ni tơm theo tiêu chuẩn VietGAP, ni trong nhà kính, ni cơng
nghệ Biofloc, ni đa giai đoạn... được áp dụng rộng rãi trên toàn tỉnh. Dự
kiến, sản lượng nuôi tôm tại Quảng Ninh sẽ là 25.000 tấn, chiếm 50% giá trị
nuôi trồng thủy sản trên cả tỉnh.
Ngoài ra, theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống
xoay quanh giá trị mà có sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ
ngành này sang ngành khác, do đó quy mơ sản xuất của các ngành có thể mở
rộng hoặc thu hẹp. Việc điều tiết tư liệu sản xuất và sức lao động trong từng
lúc có xu hướng phù hợp với yêu cầu của xã hội, tạo nên những tỷ lệ cân đối
nhất định giữa các ngành sản xuất. Đó là biểu hiện vai trò điều tiết sản xuất
của quy luật giá trị. Nhưng sản xuất trong điều kiện chế độ tư hữu, cạnh tranh,
vơ chính phủ nên những tỷ lệ cân đối hình thành một cách tự phát đó chỉ là
hiện tượng tạm thời và thường xuyên bị phá vỡ, gây ra những lãng phí to lớn
về của cải xã hội.

11


lOMoARcPSD|9242611

Ví dụ, trong năm 2020, Bộ y tế đã phối hợp với bộ Công thương
nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ sản xuất khẩu trang
và các trang phục phòng dịch nhằm đáp ứng các nhu cầu tăng mạnh trong
nước do dịch bệnh. Việc đẩy mạnh sản xuất đã giúp cân bằng lại cung cầu thị
trường, giúp bình ổn giá khẩu trang (từ 500.000/hộp thời kỳ đầu dịch về lại
giá thơng thường), ngồi ra cịn tạo cơ hội xuất khẩu các mặt hàng này vì các
nước trên thế giới và trong khu vực cũng đang khan hiếm.
b) Trong lĩnh vực lưu thơng:
Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết lưu thông hiệu quả hơn những
mặt hàng, đặc biệt là nơng sản tại Việt Nam. Nó dẫn tới sự di chuyển hàng hóa
từ nơi giá thấp đến nơi giá cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn
cầu để cân bằng giá cả giữa các khu vực và cân bằng cung cầu.
Có thể thấy, trong thời kỳ dịch bệnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt
gãy, khiến cho các mặt hàng nông sản hoa quả của Việt Nam như: thanh long,
dưa hấu, mít,… và các loại rau bị tồn đọng, nguồn cung tăng lên đáng kể tại
những vùng trơng nơng sản. Do đó, chiến dịch “Giải cứu nông sản” đã được
phát động, các xe được huy động chở nông sản từ những vùng như Cà Mau,
Tiền Giang, Đắk Lắk, đến các tỉnh miền Bắc và bán với giá rẻ, dao động từ 10
– 20.000/kg hoặc quả, giúp cân bằng lại cung cầu trên thị trường, ổn định giá
cả, giảm nguy cơ thua lỗ cho nông dân.
Tác động của quy luật giá trị trong lưu thơng cịn được thể hiện ở q
trình bình ổn giá kit xét nghiệm (kit test nhanh) và các loại thuốc dùng trong
điều trị COVID tại nhà ở Việt Nam. Khi phương pháp test nhanh được thực
hiện đại trà, tại các hộ gia đình, cung về mặt hàng này tăng lên rất nhanh do
người dân đều có nhu cầu xác định tình trạng bệnh của mình, dẫn đến sự khan

hiếm que test, khiến giá mặt hàng bị đẩy lên cao chót vót (90.000 –
100.000/bộ kit test). Để bình ổn thị trường của kit test nhanh, các chính sách
12


lOMoARcPSD|9242611

bình ổn giá, đẩy mạnh nhập khẩu các bộ kit được áp dụng, từ đó điều tiết thêm
nhiều sản phẩm kit test về Việt Nam, giúp bình ổn lại giá của mặt hàng này
(45.000 – 55.000/bộ kit).
c) Trong nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn tài sản chính của đất nước trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế ngày càng hội nhập và mở rộng, các ngành
công nghiệp và dịch vụ với tiềm năng lợi nhuận kinh tế cao bén rễ phát triển
tại Việt Nam như lắp ráp ô tô, điện tử, dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch mạo
hiểm… cùng nhiều ngành dịch vụ như du lịch – khách sạn phát triển, khiến
nhu cầu nhân lực trong các ngành này tăng lên. Quy luật giá trị đã tạo ra sự
chuyển dịch nguồn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Cụ
thể, tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực nơng, lâm, thủy sản ở nước ta
liên tục giảm, từ 53,9% năm 2009 xuống cịn 35,3% năm 2019.
Chi phí lương thấp và nguồn lao động nhân công dồi dào cũng trở
thành một trong những thế mạnh của Việt Nam hiện nay, đáp ứng được nhiều
nhu cầu lao động của nhiều thị trường quốc tế. Quy luật giá trị đã điều tiết và
tạo ra xu hướng xuất khẩu lao động – bán hàng hóa sức lao động của người
lao động trong nước cho các thị trường nước ngoài.
Trước thời kỳ dịch bệnh, số lao động đi nước ngoài của Việt Nam đạt
130.000 – 140.000 lao động/năm (số liệu năm 2019). Tuy nhiên, sau khi vượt
qua rào cản của đại dịch thì năm 2022, thị trường xuất khẩu lao động có rất
nhiều tín hiệu khởi sắc khi Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường như
Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.

Tuy nhiên chất lượng của người lao động cịn thấp, trình độ chun
mơn kém. Chính vì vậy, quy luật giá trị u cầu nền kinh tế phải có biện pháp
cải thiện chất lượng lao động nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các khóa học, lớp đào tạo kỹ
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

năng nghề, trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết cho lao động nhằm
nâng cao chất lượng tay nghề và tạo ra nguồn thu hiệu quả hơn.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ QUY LUẬT GIÁ
TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Những giải pháp của Đảng và nhà nước ta
Để phát huy các tác động tích cực, đẩy lùi các tác động tiêu cực của
kinh tế thị trường cần nâng cao vai trò quản lý của nhà nước thông qua quy
hoạch, kế hoạch, công cụ tài chính; qua các phương thức khuyến khích, giáo
dục, thuyết phục và cả cưỡng chế. Chủ trương của Đảng ta trong thời gian tới
bao gồm:
Một là, phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trung tâm.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta. Phát triển kinh
tế, cơng nghiệp hố, hiện đại hố để từ đó tạo đà để thực hiện những nhiệm vụ
khác, đưa nước ta nhanh chóng phát triển, tiến theo con đường xã hội chủ
nghĩa.
Hai là, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Ba là, tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thi trường, tăng

cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước. Đây là một yêu cầu cấp thiết, là
điều kiện cơ bản để xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bốn là, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Đây là nhiệm vụ nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị với nền kinh
tế nước ta, giải quyết vấn đề một cách thấu triệt và mang lại những giá trị kinh
tế cao hơn.
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Năm là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần
phát huy tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nhưng vẫn bảo đảm
độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, phân biệt rõ đối tác và đối
tượng, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hố dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Những giải pháp đề xuất
Xuất phát từ lý thuyết về quy luật giá trị và biểu hiện của quy luật giá
trị trong nền kinh tế thị trường, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm vận
dung tốt hơn quy luật này ở nước ta trong thời gian tới:
Thứ nhất, giải phóng lực lượng sản xuất, huy động mọi nguồn lực để
thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt tập trung phát triển
những ngành khoa học, kỹ thuật công nghệ cao như điện tử, chế tạo máy và
cơng nghệ sinh hóa. Nhà nước sử dụng các cơng cụ, chính sách kinh tế vĩ mô
để dẫn dắt, hướng dẫn cho hệ thống thị trường phát triển, nhà nước có vai trị
quan trọng trong q trình phân phối đảm bảo cơng bằng, hiệu quả, hướng tới
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư nguồn nhân lực, chú trọng đầu tư vào giáo
dục, đào tạo để tạo ra những người lao động có năng lực chun mơn cao,
thành thạo nhiều loại kỹ năng, ngơn ngữ, có năng suất lao động cao, tạo ra
nhiều sản phẩm có giá trị trí tuệ cao, thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển.
Thứ ba, nhà nước cần chú ý hơn tới vấn đề đồng bộ hệ thống thị
trường ở nước ta. Ở nước ta, một số loại thị trường thì phát triển nhanh chóng,
phát huy được hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, trong khi đó một số thị
trường có rất nhiều tiềm năng nhưng lại chưa được chú trọng đầu tư. Vì thế,
nhà nước cần có những giải pháp để thúc đẩy một số thị trường cịn bỏ ngỏ, ví
dụ như nông nghiệp sạch và năng lượng tái tạo.
15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Thứ tư, việc vận dụng quy luật giá trị trong định giá giá cả phải có
giới hạn, có căn cứ kinh tế. Như vậy, nó mới có thể phát huy tác dụng trong
việc phát triển sản xuất. Chính phủ cần thường xuyên hỗ trợ các bộ, ban,
ngành đưa ra những chính sách điều chỉnh giá cả phù hợp với mức sống của
người dân và tiềm năng của thị trường, giúp ổn định về giá, từ đó cân bằng
cung cầu.
Thứ năm, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ người có hồn
cảnh khó khăn, hộ nghèo, tạo điều kiện về giáo dục, y tế, hỗ trợ để họ có thể
tìm việc làm, tự nuôi sống bản thân, giảm thiểu tác động phân hóa giàu nghèo
do quy luật giá trị gây ra.
Thứ sáu, nhà nước ta khi vận dụng quy luật giá trị phải xuất phát từ
nhiều quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội, căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế,
chính trị từng thời kì.


16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

KẾT LUẬN
Thuận theo sự phát triển của tự nhiên, xã hội và con người, nền kinh
tế thế giới ngày càng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Hàng hóa được lưu
thông rộng rãi trên thị trường, khiến cho một người sống tại Đơng Nam Á
cũng có thể thưởng thức món nho khô được sản xuất tại Australia. Những
bước tiến về khoa học – kĩ thuật – công nghệ đã khiến cho năng suất lao động
tăng lên, tạo điều kiện cho những vùng lạnh nhất châu Âu cũng có thể trồng
rau nhiệt đới. Tất cả những đột phá trong kinh tế cũng như những bước vọt
vượt trội này đều không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật giá trị - quy luật
kinh tế cơ bản nhất.
Trên cơ sở phân tích quy luật giá trị và tác động của nó trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, ta có thể thấy được vai trò và phạm vi ảnh hưởng
của quy luật giá trị đối với nền kinh tế Việt Nam. Quy luật giá trị là quy luật
cơ bản và chi phối nền sản xuất hàng hóa đồng thời cũng có những tác động
hết sức to lớn đến quá trình vận hành của nền sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Từ đó, việc nắm bắt, vận dụng quy luật giá trị vào việc xây dựng các kế hoạch
phát triển kinh tế bền vững của nhà nước là rất quan trọng, đặc biệt là trong
lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Từ việc áp dụng quy luật giá trị, đưa ra những chính sách phát triển
kinh tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nền kinh tế hàng hóa định hướng
xã hội chủ nghĩa sẽ giúp Đảng và nhà nước thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh”, đưa Việt Nam lên những vị trí cao hơn trên trường quốc tế.


17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng biên soạn “Giáo trình Kinh tế chính trị”, Giáo trình kinh tế
chính trị Mác – Lenin, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tháng 6/2021,
trang 42-43.
2. />3. />4. post916760.vov?
fbclid=IwAR2oxRtIOUguiRxkDDBU_ZekumR33g89mNoMgWkVmX
FzW6VJff-WSUhgxyw
5. />7. />8. sach.aspx?
fbclid=IwAR32YONYEvt5qJfqBpCQGSHAgHy_w4a4ule5DwH5Sas7
X7Iza_YiS19CTeY
18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

19

Downloaded by tran quang ()




×