Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.93 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

 
 

TIỂU LUẬN MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA 
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
 

Sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
                                                GVHD: ThS. Thái Ngọc Như Quỳnh
                                Sinh viên: Nguyễn Lê Trùng Dương
                                     Lớp – MSSV:VTK41 - 1710352
 
 
 
 
 
 
 

Lâm Đồng, tháng 08 năm 2021


MỤC LỤC :
 MỞ ĐẦU :.......................................................................................... 3
 NỘI DUNG :...................................................................................... 4
I. Phần I : Sơ lược về học thuyết giá trị thặng dư và nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .............................. 4


1. Học thuyết giá trị thặng dư ................................................................. 4
2. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.......................... 5
II. Phần II : Vận dụng giá trị của học thuyết thặng dư trong nền kinh
tếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...................... 8
 KẾT LUẬN:....................................................................................... 12

2


MỞ ĐẦU
Chúng ta đã biết Giá Trị Thăng Dư là một trong những đóng góp to
lớn của C.Mác đối với lịch sử phát triển của loài người . Trong xu thế
kinh tế thế giới phát triển theo hướng từ nền kinh tế nơng nghiệp sang nền
kinh tế trí thức , học thuyết giá trị thặng dư vẩn giữ nguyên giá trị . Bài tiểu
luận nhầm tóm tắt những luận điểm cơ bản của C.Mác về giá trị thặng dư
và làm rõ sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bài tiểu luận được chia thành 2 phần , bao gồm :
Phần I : Sơ lược về học thuyết giá trị thặng dư và nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
Trong phần này sẽ nói về các vấn đề cơ bản và chung nhất của học
thuyết giá trị thặng dư và nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Phần II : Vận dụng giá trị của học thuyết thặng dư trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
Phần này sẽ đi sâu và nói rỏ về giá trị khi vận dụng học thuyết thặng dư
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việt nam .

3



NỘI DUNG

PHẦN I : SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM .
1. Học thuyết giá trị thặng dư :
Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá
trị - lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, đem đến cho lý thuyết
giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự.
Khi nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư, C. Mác chỉ rõ giá trị thặng
dư là lao động không công của công nhân cho nhà tư bản chỉ được tạo ra
trong quá trình sản xuất nhờ tính chất đặc biệt của loại hàng hố sức lao
động. Đồng thời C.Mác khẳng định rằng: Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy
luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Quy luật giá trị thặng dư đòi hỏi
sản xuất giá trị thặng dư ngày càng nhiều cho các nhà tư bản bằng cách
tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở mở rộng sản xuất và phát
triển kỹ thuật. C. Mác chỉ ra có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối và tương đối, đồng thời chỉ ra sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch
là hình thức biến tướng của sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa, vì: Quy luật này khơng những vạch rõ mục đích của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị và giá trị thặng dư mà còn vạch rõ
phương thức mà các nhà tư bản sử dụng để kéo dài ngày lao động, tăng
4


cường độ lao động và tăng năng suất lao động để tăng cường bóc lột cơng

nhân làm th.
Quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và
vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Quy luật giá trị thặng dư chi phối các quy luật kinh tế khác, như: Quy
luật lợi nhuận, quy luật lợi nhuận bình quân, quy luật lợi nhuận siêu ngạch,

Quy luật này quyết định tồn bộ q trình phát sinh, phát triển của chủ
nghĩa tư bản, đồng thời đây cũng là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn cơ
bản và nói chung toàn bộ mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc,
tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, thoạt nhìn, việc mua bán sức lao động cũng giống như mua
bán các hàng hóa thông thường khác, nhưng ẩn sau quan hệ “thuận mua
vừa bán” đó là sự bóc lột tinh vi của nhà tư bản đối với người cơng nhân.
Do đó, “sản xuất giá trị thặng dư” chỉ là sự bóc lột lao động không công
của công nhân một cách tinh vi của nhà tư bản.
2. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, coi đó là mơ hình tổng qt, là đường lối chiến lược nhất
quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đến nay, đặc
trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được xác định ngày càng sâu sắc.
Về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực
hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. “Mục đích của
5


nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng
sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ

nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”(1).
Đặc trưng về sở hữu: Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một
chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể). Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất,
bao gồm cả công hữu và tư hữu.
Đặc trưng về cơ cấu kinh tế: Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế
khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Đặc trưng về phân phối: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động,
hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất,
dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác
định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân
phối lại.
Về cơ chế vận hành của nền kinh tế: Kết hợp giữa cơ chế thị trường
với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Trung ương
6 khóa X, tháng 3-2008, Đảng ta khẳng định, nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật
của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa
xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng
là nền kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
6


sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phát huy những ưu thế của kinh tế
thị trường và kinh tế kế hoạch, vừa loại bỏ những khuyết tật của hai nền

kinh tế đó, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhà
nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng
cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất. Nhà nước ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho
sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế. Trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải thị trường điều tiết
hồn tồn mà cịn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước để đạt các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bất cập, khuyết tật
của cơ chế thị trường.
Về phương tiện, công cụ, động lực của kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế,
thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Kinh tế thị trường được Đảng,
Nhà nước sử dụng như một công cụ, phương tiện, một động lực để xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường là một cơ
chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung
cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả năng kết nối hình thành chuỗi giá trị
cho nền sản xuất toàn cầu.

7


PHẦN II : VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ HỌC THUYẾT
THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM .
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Học thuyết đã vạch trần thực chất

bóc lột tư bản chủ nghĩa và cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản
và giai cấp tư sản. Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội,
học thuyết cịn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư đã và đang được nghiên
cứu để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.
Đất nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN, việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác trước hết
phải nhận thức đúng khái niệm bóc lột và bóc lột giá trị thặng dư trong học
thuyết Mác. Từ đó, có cơ sở khoa học để luận giải những hiện tượng kinh
tế của xã hội hiện nay. “Bóc lột” là một bộ phận người trong xã hội hoặc
tập đoàn xã hội nào đó, chiếm đoạt khơng có bồi thường thành quả lao
động của một người khác hoặc của tập đoàn xã hội khác. Theo C. Mác,
việc bóc lột lao động đều có trong tất cả các hình thái xã hội từ trước tới
nay vận động trong những mâu thuẫn giai cấp. Nhưng chỉ khi nào kẻ sở
hữu tư liệu sản xuất tìm ra được người cơng nhân tự do, với tư cách là đối
tượng bóc lột, và bóc lột người cơng nhân đó nhằm mục đích sản xuất ra
hàng hố để thu được giá trị tăng thêm, thì khi đó mới là bóc lột giá trị
thặng dư, tư liệu sản xuất mới mang tính chất đặc biệt là tư bản. Ngày nay,
học thuyết giá trị thặng dư vẫn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên

8


cứu, vận dụng học thuyết này ở nước ta trở thành một việc làm cần thiết,
theo các hướng sau đây:
-

Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên

cứu lịch sử nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là nền kinh tế hàng hoá tư
bản chủ nghĩa. Cho nên, chính C. Mác chứ khơng phải ai khác là một
trong những người nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị trường. Nước ta
đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Mặc dù nền kinh tế hàng hố ở nước ta có những đặc trưng
riêng của nó, song đã là sản xuất hàng hố thì phải nói đến giá trị và
giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế
khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác
nhau. Do vậy, việc nghiên cứu những lý luận của Mác về nền kinh tế
hàng hoá tư bản chủ nghĩa là việc làm có ý nghĩa thực tiễn ở nước ta
hiện nay. Khi phân tích sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, Mác cho
rằng mọi hoạt động của tư bản đều xoay quanh việc tận dụng phương
tiện bóc lột nhằm khai thác tối đa sức lao động để tăng thêm lao động
thặng dư. Do đó, dẫn đến tất yếu kéo dài ngày lao động, tăng cường
độ lao động hay cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, tăng năng
suất lao động để có thêm điều kiện thu hút nhiều hơn nữa giá trị thặng
dư, nguồn gốc làm giàu của giai cấp tư sản. Trong hai yếu tố của sản
xuất hàng hóa, thì sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, còn tư liệu sản
xuất là phương tiện cần thiết cho sản xuất. Yếu tố tư liệu sản xuất là
yếu tố được tận dụng để đạt năng suất lao động cao - quyết định sự
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Yếu tố thực sự tạo ra của cải, tạo ra giá
trị và giá trị tăng thêm là người lao động. Do đó, lao động và chiến
lược con người là vấn đề quan trọng để tạo được bước phát triển nhảy

9


vọt trong lực lượng sản xuất đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất
nước.

-

Khai thác những luận điểm của C. Mác nói về q trình sản xuất, thực
hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những
biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà
tư bản để góp phần vào việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân trong
nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa
hướng thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Điều đó địi hỏi cần có chính sách thích đáng và có hiệu lực để thúc
đẩy các thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh
doanh, qua  đó thu hút nhiều lao động xã hội, sử dụng nhiều trình độ
lao động để tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Đó là con
đường để thốt khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và bảo đảm
tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và cơng bằng xã hội trong q
trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.

-

Khai thác di sản lý luận của C. Mác nói về quá trình tổ chức sản xuất
và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa với tính cách là một nền sản xuất lớn
gắn với q trình xã hội hóa sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối
lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn.  Khi phân tích giá trị thặng dư
tương đối, Mác đã trình bày rõ các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa
tư bản trong công nghiệp với các đặc điểm, ưu thế và vị trí lịch sử của
từng giai đọan. Việc nghiên cứu các giai đoạn đó giúp chúng ta nhiều
bài học bổ ích trong q trình tổ chức sản xuất ở một đất nước mà sản
xuất nhỏ còn phổ biến. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta phải coi
trọng phân công lao động, phân cơng phải thích ứng với kỹ thuật mới
phù hợp với từng đơn vị, từng ngành và toàn xã hội, mở rộng hợp tác

phân công lao động quốc tế. Phân công lao động phải đảm bảo thúc
10


đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển hợp lý của các ngành, nghề
trong xã hội, đảm bảo chuyên mơn hóa và năng suất lao động cao
trong từng đơn vị nhằm thúc đẩy nhanh q trình xã hội hố theo định
hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ trở thành nền sản
xuất lớn hiện đại.
-

Thu hồi giá trị thặng dư và định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều
kiện cho phép bóc lột giá trị thặng dư. Điều này đã được V.I.Lênin
trình bày qua lý luận và kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn ở nước Nga Xơ
Viết.
Ở nước ta hiện nay, đẩy mạnh xã hội hố sản xuất theo định hướng

XHCN từ một nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn để sản xuất ra ngày
càng nhiều giá trị thặng dư, cần phải: + Làm cho kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế
quốc dân. + Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khai
thác tối đa các nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện
và nâng cao đời sống cho nhân dân. + Thực hiện nhiều hình thức phân
phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. + Giữ
vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cường hiệu lực
quản lý vĩ mơ của Nhà nước; phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
của cơ chế thị trường.
Từ việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và vận dụng
lý luận này trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau đây:

-

Học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về bản chất bóc lột và địa vị
lịch sử của chủ nghĩa tư bản vẫn là cơ sở phương pháp luận để nhận
thức đúng chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết đó có ý nghĩa lý luận

11


và thực tiễn quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế trong thời
kỳ quá độ ở Việt Nam.
-

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế nước ta trong một
chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể xóa bỏ ngay. Chừng nào
quan hệ bóc lột cịn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó nước ta cịn phải chấp nhận
sự hiện diện của nó.

-

Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải được
thể chế hóa thành luật để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa phát triển, góp phần xây dựng một xã hội dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

-

Phát triển kinh tế thị trường nhưng phải bảo vệ được quyền lợi chính
đáng của cả người lao động và các chủ doanh nghiệp bằng luật và

bằng chế tài cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh
tế.
KẾT LUẬN

Có thể khẳng định, Vận dụng giá trị của học thuyết thặng dư trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam . Trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mới đây, trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý
luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng
qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam
và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”. Điều này không chỉ tạo
tiền đề xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam mà còn
12


góp phần bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời
đại mới.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị MácLênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
2. Đỗ Lộc Diệp, (2003), Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
3. Đỗ Lộc Diệp(2003), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại, xu
thế, triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
4.

5.
6.
7.

Tapchichinhtri.org.vn
Tapchicóngan.org.vn
Tapchicongthuong.vn
Nhandan.com.vn

14


15



×