Đề bài: Đại văn hào Nga Lép-tôn-xtôi đã nhận định: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ
đường, khơng có lý tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà khơng có
phương hướng thì khơng có cuộc sống”.
Bài làm
Trong tồn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian là sức mạnh hơn cả, là báu vật quý giá
nhất của con người. Chính thời gian đã tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn những sự
đổi thay và đứng nhìn ta vượt qua những thay đổi đó. Đồng thời, đó cũng là thước đo
cho bản lĩnh của con người luôn theo đuổi một ước mơ, một khát vọng cần được chinh
phục và khám phá. Nếu như chúng ta xem thời gian là quãng đường đi đến thành cơng
thì “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường, khơng có lý tưởng thì khơng có phương hướng
kiên định, mà khơng có phương hướng thì khơng có cuộc sống” (Đại văn hào Nga
Lép-tôn-xtôi)
Ai trong chúng ta cũng đều có một khát khao, một ước mơ. Từ đó mà ta nuôi
dưỡng và bồi đắp cho khao khát ấy trở thành sự thật. Con người ta khi đã có lý tưởng
thì sẽ có mục đích sống. Lý tưởng là gì? Là những hồi bão cao đẹp, những ước ao
cần được thắp sáng và cũng là hy vọng cho tương lai. Có thể nói, lý tưởng sống giống
như một thứ vơ hình, vơ ảnh nào đó mà ta ln theo đuổi bằng cả cuộc đời mình.
Chúng ta khơng thể cầm nắm hay nhìn thấy được nó nhưng ta vẫn có thể chinh phục
được nó nếu như khơng ngừng nỗ lực, kiên trì và cố gắng. Tự vạch ra cho mình một lý
tưởng và đuổi theo đến cùng không hẳn là dễ dàng nhưng khi ta thực sự “chạm” đến
thành công thì khơng gì hạnh phúc bằng, khơng bút mực nào có thể diễn tả sự vui
sướng khi đạt đến mục tiêu mà mình mong muốn. Chúng ta cần có phương hướng
đúng đắn để thực hiện mục tiêu của mình. Phương hướng giống như một bản đồ chỉ
đường, chỉ lối cho ta những con đường phải đi, những vật cản cần phải tránh để có thể
chinh phục được lý tưởng mà ta khao khát. Có phương hướng chỉ đường, “ngọn đèn lý
tưởng” dẫn lối thì ta sẽ dễ dàng bước đến những hy vọng đang vun đắp, bước đến
những thành công trong tương lai.
Người mà có lý tưởng, họ sẽ ln tìm tịi, học hỏi và khám phá những kiến
thức cần thiết cho lý tưởng của mình, do bởi kiến thức của nhân loại là đại dương bao
la mà hiểu biết của chúng ta chỉ là một giọt nước, nếu ai khơng tiếp tục cố gắng học
tập thì sẽ bị quy luật khắc nghiệt đào thải, loại trừ. Cũng cùng với quan điểm này, nhà
___________________________________________________________________________
Văn mẫu nghị luận xã hội
1
bác học Newton cũng đã nhận định rằng: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước.
Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”. Tuy học vấn không phải là yếu tố
duy nhất quyết định sự thành cơng nhưng nó lại là con đường ngắn nhất để ta “chắp
cánh” ước mơ. Có lý tưởng, con người ta sẽ biết mình cần làm gì, phải làm gì và nên
làm gì cho cuộc sống này. Càng nhiều người có lý tưởng cao đẹp thì đất nước sẽ càng
phát triển, xã hội càng có thêm nhiều nhân tài phụng sự cho Tổ quốc Việt Nam.
Trên đời này, không ai là hồn hảo cả và cũng chẳng có việc gì là tuyệt đối. Vì
thế chúng ta ln phải học tập để hồn thiện chính mình, về cả học thức, kỹ năng lẫn
phẩm chất đạo đức. Có câu nhận định cho rằng: “Con đường thành công không bao
giờ trải thảm bằng hoa hồng”. Lý tưởng là điều cốt lõi nhưng vẫn cần thêm chút ý chí,
nghị lực, lịng kiên nhẫn theo đuổi ước mơ để có thể vươn cao và vươn xa hơn trong
học tập, làm việc.
Chẳng hạn như, trên báo Thanh niên đã có khơng ít những người có lý tưởng
cao đẹp và họ đã thành công trên con đường mà mình lựa chọn. Điển hình như là chị
Nguyễn Thúy Vy, chỉ mới vừa tròn 24 tuổi nhưng chị đã rất thành cơng trong lĩnh vực
nghệ thuật, đó là vẽ tranh bằng gạo. Không chỉ nổi tiếng trong nước mà cả các nước
như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan,... đều rất hứng thú với những bức tranh chị vẽ. Bằng
cách dùng nguyên liệu gạo - là sản phẩm đặc trưng của Việt Nam để tạo nên những
nét đẹp về phong cảnh và con người. Chị đã theo đuổi lý tưởng của mình một cách
miệt mài, hăng sau dù biết là khó khăn, vất vả. Nhưng cũng chính những thử thách ấy
mà từ gạo, chị đã làm cho chúng có rất nhiều màu sắc. Phương pháp đó chính là sấy
gạo. Khơng những vậy, chị còn vẽ được bức chân dung của Bác Hồ bằng gạo, bằng
một thứ chất liệu vô cùng dân dã, mộc mạc và bình dị tại quê hương Việt Nam mình.
Là một đứa con Cần Thơ vốn quen với ruộng lúa, đồng bằng đã vun đắp cho chị một
lý tưởng đáng tự hào này.
Điều này cho thấy, lý tưởng chính là mục tiêu của cuộc sống. Có lý tưởng và
dùng kiến thức của mình để chinh phục nó, con người sẽ thực hiện được những điều
tưởng chừng như khơng thể. Cuộc sống sẽ có thêm nhiều màu sắc mới từ đôi bàn tay
của những con người biết khát khao, biết học hỏi và biết kiên trì theo đuổi ước mơ.
“Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành
hiện tại” (Nhà văn Nga M.Prisvin).
___________________________________________________________________________
Văn mẫu nghị luận xã hội
2
Nhiều tấm gương có lý tưởng cao đẹp là vậy nhưng đâu đó vẫn cịn nhiều
người chưa tìm được lý tưởng của mình. Họ khơng có mục đích sống, khơng biết
mình sống để làm gì. Họ mơ hồ, lẩn quẩn theo sự tuần hoàn của thời gian. Những
người này thường chán nản, mất đi niềm tin và dễ sa vào tội lỗi. Cuộc sống của họ là
một chuỗi ngày dài nhàm chán, vô vị và tuyệt vọng. Họ chỉ biết bám lấy gia đình hoặc
sẽ là gánh nặng của xã hội. Đời người khơng đo bằng những gì ta làm được mà “Đời
người được đo bằng tư tưởng và hành động” (Em-mơ-sơn). Nhưng đối với những
người này, “thành quả” của họ chỉ là con số “khơng”.
Tơi khơng phủ nhận có lý tưởng là điều tốt nhưng nếu ước mơ đó q viển
vơng, xa rời thực tế thì ta nên xem xét lại. Ngạn ngữ có câu: “Đời người ngắn ngủi
khơng cho phép ta ước mơ quá nhiều”. Hoài bão ấy không mang lại cho bạn sự thành
công mà trái lại nó sẽ làm lãng phí thời gian của bạn. Thời gian là một thứ quà tặng kỳ
diệu của cuộc sống. Lý tưởng phải cao đẹp, phải thực tế và giúp ích cho đời, đó mới
chính là điều mà chúng ta cần theo đuổi.
Hãy nên sáng suốt để lựa chọn cho bản thân một ước mơ cao đẹp, một hoài bão
lớn lao và cố gắng “chạm” đến nó. Điều này cũng chính là mục tiêu sống, phương
châm sống cho những ai có lý tưởng cần được vun đắp, sự kiên trì và lịng nhẫn nại.
Câu nhận định của Lép-tơn-xtơi là một lời khuyên đúng đắn và đáng để cho chúng ta
suy nghĩ. Như Hugo đã từng nói: “Con người có vật chất mới có thể sinh tồn, có lý
tưởng mới nói đến cuộc sống. Bạn muốn tìm hiểu sự khác nhau giữa sinh tồn và sống?
Động vật thì sinh tồn, con người thì sống”. Cuộc sống mà khơng có lý tưởng cũng
giống như buổi sáng không thấy mặt trời. Không ai trên đời có thể lựa chọn cho mình
một hồn cảnh sống tốt đẹp nhưng ta lại có thể lựa chọn cho bản thân một lý tưởng
cao đẹp để thay đổi hồn cảnh đó. Theo đuổi, thực hiện lý tưởng và hưởng thụ thành
quả của nó thì mới khiến con người ta sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Cuộc sống sẽ trơi dần theo thời gian, sẽ khơng là vơ ích khi ta dùng nó để thực
hiện hồi bão của mình. Làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn là một lối sống đẹp đáng
được trân trọng.
___________________________________________________________________________
Văn mẫu nghị luận xã hội
3