Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu truyện " ông trạng nồi", " ba ngọn đèn", "gà và vịt" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.29 KB, 6 trang )

Ông Trạng Nồi
Thuở xưa,có một chàng trai nhà nghèo
lắm,hằng gày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn
học.Chàng rất thông minh và ham học.
Nắm ấy,nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn
nhân tài.
Thuở xưa,có một chàng trai nhà nghèo lắm,hằng gày phải đi
kiếm củi lấy tiền ăn học.Chàng rất thông minh và ham học.
Nắm ấy,nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài.Chàng học
trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách , nhiều bữa quên
ăn .Thường đến bữa cơm,chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong,là
chạy sang muợn nồi ngay.Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi
trước khi đem trả.
Ngày thi đến.Chàng ung dung đến trường thi .Ngày yết bản,tên
chàng được xếp đầu bản vàng,chàng đỗ Trạng Nguyên.Nhà vua
mở tiệc ban thưởng cho quan trạng và các vị đổ đạt .Tiệc
xong,nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:
_ Nay nhà ngươi đã đổ Trạng Nguyên,tiếng tăm lừng lẫy,ta
muốn giữ lại đây để phò vua giúp nước .Trước khi nhà ngươi
nhận việc,ta cho phép về tạ ơn tổ tiên,thăm làng xóm họ hàng.Ta
muốn ban thưởng cho nhà ngươi một số vật báu,cho phép nhà
ngươi chọn lấy.
Nhà vua và các quan rất đổi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên:
_ Tâu bệ hạ ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ .
Hôm sau, quan trạng lên đường về thăm quê mang theo chiếc
nồi nhỏ đúc bằng vàng nhà vua ban .
Tin người học trò nghèo đỗ Trạng Nguyên bay về làng làm nức
lòng mọi người.Dân làng treo cờ,kết hoa,,nổi chiêng trống đón
quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.
Về đến đầu làng,quan trạng xuống kiệu,chào hỏi,cám ơn dân
làng,rồi tay cầm chiếc nồi đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước


kia.Dân làng lũ lượt đi theo.Thấy quan trạng đến,chủ nhà vội
vàng ra chào đón.Quan trạng nói :
_ Thưa ông,tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi
để tạ ơn ông.Nhờ ông có lòng giúp đỡ,tôi mới được như ngày
nay.
Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng vừa bối
rối,nghĩ thầm: " Cho muợn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả
ơn to đến thế !" Dân làng cũng nghĩ như vậy.Như đoán biết ý
nghĩ mọi người,quan trạng mĩm cười,thong thả nói:
_ Hồi đó vì nghèo,trong thời gian ôn thi,tôi không có thì giờ đi
kiếm gạo,nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét
cơm cháy trong mấy tháng trời.Nay đỗ đạt rồi,tôi có chút quà
mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì !
Chủ nhà và dân làng nghe nói, rất xúc động và cảm phục gương
hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.
Ba ngọn đèn

Tại một thành phố nọ, trong ngôi nhà nhỏ
ở ngay ngã tư đường phố có ba ngọn đèn
cùng chung sống. Đó là đèn đỏ, đèn vàng
và đèn xanh. Công việc của chúng thật
quan trọng.
Tại một thành phố nọ, trong ngôi nhà nhỏ ở ngay ngã tư đường
phố có ba ngọn đèn cùng chung sống. Đó là đèn đỏ, đèn vàng và
đèn xanh. Công việc của chúng thật quan trọng. Này nhé, nếu
đèn xanh bật sáng, nghĩa là đường đang trống xe hơi và mọi
người có thể băng qua được! Còn khi đèn vàng bật lên là lúc nó
muốn lịch sự nhắc chúng ta rằng:
- Đi cẩn thận nhé! Sắp phải dừng lại đấy!
Sau đèn vàng là đèn đỏ. Đèn đỏ sáng lên và nói:

- Xin mời dừng lại! Đến lượt xe khác đi.
Trật tự trên là nghiêm ngặt. Không đèn nào được quên thứ tự bật
sáng của mình. Nhưng bất ngờ, một hôm đèn xanh cãi nhau với
đèn đỏ. Đèn xanh nói:
- Tại sao xe hơi đang chạy lại phải dừng lại? Xe nào cũng vội vã
như nhau vì có biết bao người đang đợi chúng ở các bến xe. Này
đèn vàng và đèn đỏ ơi, tôi không nhường cho các anh đâu. Tôi
cứ bật sáng mãi để các xe được chạy liên tục đấy!
Đèn đỏ bèn cãi lại:
- Tôi nghĩ khác, các xe vội vã chạy nhanh nên rất mệt. Vì thế, tôi
cần chiếu sáng để chúng dừng lại nghỉ thật lâu!
Nghe hai bạn cãi nhau, đèn vàng ân cần hòa giải:
- Đèn xanh và đèn đỏ ơi, ai có việc của người nấy. Cãi nhau mà
làm gì?
Nhưng dù cho đèn vàng van nài thế nào, đèn đỏ và đèn xanh vẫn
cứ cãi nhau… và thậm chí là đánh nhau nữa chứ! Kết cục là cả
hai đều bị thương tích đầy mình nên chẳng còn bật sáng lên
được nữa. Thế rồi, các loại xe và người qua lại ở các ngã tư
đường không còn biết phải đi như thế nào nên cứ ùn lại, ùn lại…
Chẳng mấy chốc, đường xá đông nghẹt những xe và người…
Thế là tắc đường mất rồi!
Bỗng một ông tiên mặc trang phục như chú cảnh sát giao thông
xuất hiện. Ông tiên đến ngôi nhà của ba ngọn đèn và khám sức
khỏe cho chúng. Sau đó, ông tiên còn trò chuyện vui vẻ rất lâu
với cả ba ngọn đèn rồi ân cần khuyên chúng:
- Này các cậu bé, đừng bao giờ cãi nhau nữa nhé!
Từ đó trở đi, trong ngôi nhà nhỏ tại ngã tư đường phố, ba ngọn
đèn xanh, vàng và đỏ luôn sống chan hòa và đoàn kết với nhau.
Các bé thử nghĩ xem, chú cảnh sát giao thông đã nói chuyện gì
với ba ngọn đèn xanh, vàng, đỏ?

Gà & Vịt
Xưa kia, Gà và Vịt ở với nhau bên bờ một
con sông rộng.Ngày ngày chúng rủ nhau
sang bên kia bờ kiếm ăn.Nước sông
cạn,Gà lần qua hững bãi sỏi,đá,qua những
chổ nông,còn Vịt thì ra chiều thích thú bơi
tung tăng qua những quãng sông sâu nhất
Xưa kia, Gà và Vịt ở với nhau bên bờ một con sông rộng.Ngày
ngày chúng rủ nhau sang bên kia bờ kiếm ăn.Nước sông cạn,Gà
lần qua hững bãi sỏi,đá,qua những chổ nông,còn Vịt thì ra chiều
thích thú bơi tung tăng qua những quãng sông sâu nhất.Chúng
mến nhau lắmNgày nao cũng vậy,khi mặt trời lấp ló đàng
đông,Gà cất tiếng gọi Vịt,Vịt thức tỉnh,lạch bạch chạy lại,hai
con lại cùng đi kiếm ăn.
Vào một năm,mưa liên tiếp,lũ liên miên,nước sông dâng
cao.Quảng sông mỗi năm nước cạn trông hẹp thế mà bây giờ
rộng mênh mông.Nhìn xa xa mơi thấy bờ bên kia lấp ló trong
làn nước đục ngầu.Vịt vẫn đi kiếm ăn được ,còn Gà đành chịu
nằm xó.Vịt thương Gà lắm.Ngày nào nó cũng kiếm thêm thức
ăn mang về cho Gà.Gà rất biết ơn bạn Vịt tốt bụng,nhưng nó
không muốn phiền Vịt mãi.Nó muốn tự đi kiếm ăn để đỡ vất vả
cho Vịt,nhưng nuớc sông mãi vẫn không rút.Gà thì không thể
bơi qua sông,Gà và Vịt cùng nghĩ cách để Gà được đi kiếm ăn
theo ý muốn.Cả Gà và Vịt đều băn khoăn,lúng túng.Một hôm Gà
nghĩ ra một kế và nói với Vịt:
_ Bạn Vịt ơi ! Làm sao mà bạn nuôi tôi mãi được.Sáng mai bạn
cõng tôi sang bên kia sông nhé.Bạn đưa tôi sang để tôi tự kiếm
ăn thôi.Nếu hôm nào bạn cũng nhịn bớt phần mồi để nuôi tôi thì
bạn vất vả quá,sẽ bị ốm mất.
Vịt nghe vậy thấy cũng được nên bằng lòng ngay.

Sáng hôm sau ,mới tảng sáng Gà lại gọi Vịt.Vịt chạy lại.Hai đứa

×