Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ĐỀ TÀI TÌM HIỂU SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.96 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Mơn học: Chủ nghĩa xã hội khoa
học


mơn

học:

LLCT120405_21_2_07CLC
Thực hiện: Nhóm 5. Thứ 4,
tiết 3-4
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần
Thị Thảo

1


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022

2




TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Mơn học: Chủ nghĩa xã hội khoa
học


mơn

học:

LLCT120405_21_2_07CLC
Thực hiện: Nhóm 5. Thứ 4,
tiết 3-4
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần
Thị Thảo

3



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022
DANH SÁCH NHĨM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ II HỌC 2021-2022
Nhóm số 5 (Lớp thứ 4, tiết 3-4)
STT

Họ và tên

1

Trần Hiếu Tâm

2

Trịnh Nhật Tiến

3

Phạm Quốc Nguyên

4

Nguyễn Hoàng Thiên
Phúc

5

Nguyễn Vũ Minh Hà


6

Vũ Minh Hồng

7

Trần Chính Việt

8

Lê Thành Dương

9

Trương Tiến Bảo

MSSV
2111611
2
1914627
5
2114648
9
2114649
9
2111606
3
2114609
4

2014261
7
2114644
6
2114606
4

Tỉ lệ % hồn
thành
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

SĐT
03635919
28
09098419
07
09884231
15
08152218
82
09071574
16

09154209
02
03767695
77
03763613
56
09162066
65

Ghi chú:
Tỷ lệ % = 100
Trưởng nhóm: Trịnh Nhật Tiến

SĐT:

0909841907
Nhận xét của giáo viên:
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
Ngày 31 tháng 05 năm 2022
Giáo viên chấm điểm
Trần Thị
4 Thảo


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU

1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc anh
em cùng đoàn kết chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng
xinh tươi, giàu đẹp và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là vấn đề hết sức
nhạy cảm của tất cả các dân tộc và của các quốc gia trong thời đại
ngày nay. Ở Việt Nam, vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là vấn đề hết sức quan trọng
trong xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, với quan điểm: Bình
đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân
tộc, nhằm phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam đã có
nhiều nghiên cứu đề cập, ở nhiều nội dung khác nhau trong thời gian
qua. Các cơng trình nghiên được đề cập trên đã chỉ rõ vấn đề dân
tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam với những nội dung sau:
Một là: các cơng trình nghiên cứu đã phân tích và trên cơ sở vận
dụng đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh
cụ thể ở Việt Nam một cách sáng tạo.
Hai là: học thuyết Mác - Lênin là học thuyết cách mạng, sáng
tạo, học thuyết mở.
Ba là: những giá trị lý luận, thực tiễn của chủ nghĩa V.I.Lênin về
vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc đối với cách mạng nước
ta hiện nay là hết sức quan trọng.

5



Trong thời kỳ đẩy mạnh sự cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc giải quyết “Vấn đề dân tộc và
giải quyết vấn đề dân tộc” của V.I.Lênin vẫn còn nguyên giá trị. Đây
là vấn đề ln có tính thời sự và cấp bách trong quá trình phát triển
của mỗi quốc gia dân tộc, góp phần đấu tranh chống lại mọi luận
điệu sai trái, phản động, phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học,
nhân văn của chủ nghĩa V.L.Lênin trong giai đoạn hiện nay.
2.

MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dân tộc và xu hướng phát triển khách quan của dân tộc theo

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Những nguyên tắc cơ bản trong trong giải quyết vấn đề dân tộc
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đối chiếu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với một số đặc
điểm của dân tộc nước ta hiện nay.
3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng các phương pháp thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá.
Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu.
Chọn lọc thông tin một cách linh hoạt.
Sử dụng phương pháp logic.
Vận dụng tư duy vào việc sắp xếp các nội dung theo một trình tự
hợp lí.
4.


KẾT CẤU TIỂU LUẬN
Ngồi các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục

lục, tiểu luận được chia làm 2 chương.
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc
trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm và hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ
dân tộc.
Khái niệm dân tộc.
Sự hình thành dân tộc.
Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc.
6


Cương lĩnh dân tộc của Lênin.
Quyền bình đẳng dân tộc.
Quyền dân tộc tự quyết.
Quyền liên hiệp các dân tộc.
Chương 2: Giải quyết vấn đề dân tộc ở việt nam hiện nay.
Đặc điểm dân tộc Việt Nam.
Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Một số kết quả bước đầu trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt
Nam.
Trách nhiệm của sinh viên trong việc giải quyết vấn đề Dân tộc ở
Việt Nam hiện nay.

7


B. NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1.

Khái niệm và hai xu hướng khách quan của sự phát triển
quan hệ dân tộc
Khi đề cập đến khái niệm dân tộc, V.I.Lênin cho rằng: Dân tộc là

hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng
người gắn liền với xã hội có giai cấp, nhà nước. V.I.Lênin cho rằng,
cách mạng xã hội chủ nghĩa cùng với việc xóa bỏ chế độ bóc lột tư
bản, đồng nghĩa với việc chấm dứt sự thống trị của giai cấp tư sản
đối với dân tộc và dân tộc tư sản sẽ được thay thế bằng dân tộc xã
hội chủ nghĩa mà người đại diện chân chính là giai cấp cơng nhân,
mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết và mối quan hệ giữa các dân tộc
được duy trì và phát triển theo nguyên tắc bình đẳng. Vận dụng lý
luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã phát
triển thành học thuyết quan trọng, khoa học. Thực tế cho thấy, đây
một hệ thống tư tưởng, lý luận hoàn chỉnh kết hợp chặt chẽ tính
khoa học và cách mạng trong học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân
tộc.
1.1.1. Khái niệm dân tộc
Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ những cộng
đồng người có bốn đặc trưng: cồng đồng về ngơn ngữ; cộng đồng về
lãnh thổ; cộng đồng về kinh tế; cộng đồng về văn hóa, về tâm lý,
tính cách.
Theo nghĩa này, những cộng đồng người được gọi là “dân tộc” là
kết quả của sự phát triển hết sức lâu dài của các cộng đồng người
trong lịch sử nhân loại: từ cộng đồng thị tộc, bộ lạc đến cộng đồng

bộ tộc và phát triển lên hình thức tổ chức cộng đồng được gọi là dân
tộc. Đồng thời, sự hình thành dân tộc theo nghĩa này thường gắn với
hình thức tổ chức nhà nước vì thế cũng cịn thường được gọi là “quốc
gia – dân tộc”. Ví dụ nói: “các quốc gia dân tộc châu Âu”…). Trong
8


các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm dân
tộc thường được sử dụng theo nghĩa này.
Sự hình thành cộng đồng dân tộc có thể diễn ra sớm hay muộn
khác nhau tùy theo các điều kiện lịch sử. Ví dụ, ở các nước Tây Âu,
sự ra đời của các cộng đồng dân tộc khá muộn so với một số nước ở
châu Á.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm dân tộc dùng để chỉ các tộc người:
tức là dùng để chỉ các cộng đồng người có chung một số đặc điểm
nào đó về kinh tế, tập quán sinh hoạt văn hố,... Ví dụ khi nói: dân
tộc Kinh, Thái, Tày, Nùng,... với tư cách là các cộng đồng dân tộc anh
em tự nguyện gắn kết nhau lại thành cộng đồng dân tộc Việt Nam
trong cuộc đấu tranh dựng nước và cứu nước.
1.1.2.

Sự hình thành dân tộc

Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội
loại người
Trước khi cộng đồng dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua các
cộng đồng người khác nhau , từ thấp đến cao: thị tộc (ở giai đoạn
đầu xã hội Cộng sản nguyên thủy), bộ lạc (ở giai đoạn cuối xã hội
Cộng sản nguyên thủy), bộ tộc (trong chế độ nơ lẹ và phong kiến,
khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự xuất hiện của Nhà nước quốc gia).

Mỗi quốc gia, khu vực sự hình thành dân tộc có những nét đặc
thù khác nhau, trên thế giới các dân tộc ra đời cũng không đều
nhau.
Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa được xác lập - đó là dân tộc tư bản chủ nghĩa (do giai
cấp tư sản đại diện).
Ở một số nước phương Đông, cộng đồng dân tộc phát triển
trước chủ nghĩa tư bản. Đó là dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa .
Trên con đường phát triển của lịch sử từ CNTB lên CNXH, loại
hình dân tộc TBCN và dân tộc TBCN sẽ trải qua sự cải tiến sâu sắc
9


để trở thành dân tộc CNXH, trong đó giai cấp cơng nhân đóng vai trị
lãnh đạo, nhân dân lao động trở thành chủ thể tích cực quyết định
mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh và sự tiến bộ của dân tộc.
1.1.3.

Hai xu hướng khách quan của sự phát triển

quan hệ dân tộc
Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc về quyền
sống, các dân tộc đấu tranh chống áp bức dân tộc để thành lập các
quốc gia dân tộc độc lập. Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, ở các quốc
gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau.
Khi mà các tộc người đó có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức
về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra
thành lập các dân tộc độc lập. Vì họ hiểu rằng, chỉ trong cộng đồng
độc lập, họ mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà quyền
cao nhất là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát

triển.
Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu
ranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và
vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Xu hướng thứ hai: các dân tộc trong cùng quốc gia, thậm chí các
dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này
phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chính sự phát
triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao
lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã xuất hiện nhu cầu xóa
bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc
gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích
lại gần nhau vì lợi ích chung. (Sự hình thành của Liên minh châu Âu,
của khối ASEAN…)
Hai xu hướng này vận động trong điều kiện của chủ nghĩa đế
quốc gặp nhiều trở ngại. Bởi vì, nguyện vọng của các dân tộc được
sống độc lập, tự do bị chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
10


xố bỏ. Chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã biến hầu hết
các dân tộc nhỏ bé hoặc cịn ở trình độ lạc hậu thành thuộc địa và
phụ thuộc của nó. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở
tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận. Thay vào đó
họ áp đặt lập ra những khối liên hiệp nhằm duy trì áp bức, bóc lột
đối với các dân tộc khác, trên cơ sở cưỡng bức và bất bình đẳng.
Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, chỉ trong điều kiện của
chủ nghĩa xã hội, khi chế độ người bóc lột người bị xố bỏ thì tình
trạng dân tộc này áp bức, đơ hộ các dân tộc khác mới bỏ xoá bỏ và
chỉ khi đó hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc mới có

điều kiện để thể hiện đầy đủ. Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội là sự quá độ lên một xã hội thực sự tự do, bình đẳng,
đồn kết hữu nghị giữa người và người trên toàn thế giới. Hai xu
hướng khách quan của phong trào dân tộc do V.I.Lênin phát hiện
đang phát huy tác dụng trong thời đại ngày nay với những biểu hiện
rất phong phú và đa dạng.

11


1.2. Cương lĩnh dân tộc của Lênin
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân
tộc và giai cấp; kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan trong sự
phát triển dân tộc; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng
thế giới và thực tiễn cách mạng Nga về việc giải quyết vấn đề dân
tộc trong những năm đầu thế kỷ XX, V.ILênin đã khái quát vấn đề
dân tộc trong Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hồn tồn
bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất
cả các dân tộc lại”.
1.2.1.

Quyền bình đẳng dân tộc

Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân
tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều
có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh
tế, chính trị, văn hóa.
Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không
một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một

quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể
hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trọng hơn nó phải được thực
hiện trên thực tế.
Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải thủ
tiêu tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng áp
bức dân tộc; phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền
dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa
các dân tộc.
1.2.2. Quyền dân tộc tự quyết
Đó là quyền của dân tộc tự quyết lấy vận mệnh của dân tộc
mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển
của dân tộc mình.
12


Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một
quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với
dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền
dân tộc tự quyết phải xuất phát từ thực tiễn – cụ thể và phải đứng
vững trên lập trường của giai cấp cơng nhân, đảm bảo sự thống nhất
giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp cơng nhân. V.I.Lênin đặt
biệt chú trọng quyêng tự quyết của các dân tộc bị áp bức, các dân
tộc phụ thuộc.
Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với “quyền” của các
tộc người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân
lập thành các quốc gia độc lập. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch lợi dụng
chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của

các nước, hoặc kích động địi ly khai dân tộc.
1.2.3. Quyền liên hiệp các dân tộc
Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt
chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa u nước và chủ nghĩa quốc tế
chân chính.
Đồn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để
đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội. Vì vậy, nội dung này vừa là nội dung chủ yếu vừa là giải
phóng quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc
thành một chỉnh thể. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin
là cơ sở lý luận quan trọng để các Đảng cộng sản vận dụng thực
hiện chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

13


CHƯƠNG 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
2.1. Đặc điểm dân tộc Việt Nam
Vấn đề dân tộc ln có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị
- xã hội của mỗi quốc gia có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử
và trong thế giới hiện đại. Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và
phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia đó nếu khơng
được giải quyết đúng đắn.
Đặc điểm của dân tộc Việt Nam hiện nay được thể hiện qua một
số điểm sau:
Thứ nhất: Có thể thấy Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân

tộc. Đại gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc
anh em, dân số giữa các dân tộc khơng đều nhau. Dân tộc Kinh
chiếm 87% dân số, cịn lại là dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa
bàn cả nước. 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn
người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana,
Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người, 16 dân tộc có số
dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc có số dân
dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu, Brâu). Cộng
đồng dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của một quá trình hình
thành và phát triển lâu dài trong lịch sử.
Thứ hai: Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đồn kết.
Khơng cả già trẻ gái, trai, hay dân tộc nào miễn là người dân Việt
Nam thì các anh em dân tộc Việt Nam ln đồn kết keo sơn gắn bó
một lịng một dạ. Trước khi thời chiến các dân tộc đồng lòng chống
dịch, bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay thời bình các dân tộc cùng nhau xây
dựng và bảo vệ nền hịa bình dân tộc. Tính cố kết dân tộc, hòa hợp
dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống
của dân tộc ta.
Thứ ba: Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau. Hình thái cư
trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Các dân
14


tộc khơng có lãnh thổ riêng, khơng có nền kinh tế riêng. Và sự thống
nhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội
ngày càng được củng cố.
Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế- xã
hội khơng đều nhau. Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của
các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên sự chênh lệch trình độ
phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư

thể hiện rõ rệt.
Thứ năm: Dân tộc Việt Nam có nền văn hố thống nhất trong đa
dạng. Văn hố Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Cùng với
nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc
Việt lại có đời sồng văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm
phong phú thêm nên văn hóa của cộng đồng. Rất nhiều bản sắc văn
hóa tạo thành nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc làm phong phú
cho nền văn hóa dân tộc nước nhà.
Thứ sáu: Tuy chiếm số ít nhưng các dân tộc thiểu số lại cư trú
trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế,
quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Các dân tộc thiểu số đông
dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H’Mông, Dao, Người
Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai… Đa số các dân
tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây
Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các
dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người. Vị trí của các
dân tộc thiểu số là cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan
trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết là cần tăng cường sự ổn định
chính trị hơng để tái diễn những vụ gây rối như đã xảy ra trong thời
gian vừa qua ở Tây Nguyên và một số nơi khác. Đồng thời với việc
thực hiện các biện pháp chống tham nhũng một cách kiên quyết
hơn, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho việc phát triển các khu
15


kinh tế quốc phòng, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa gần biên giới,
nâng cao đời sống của đồng bào các tộc người thiểu số.


16


2.2. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
Việt Nam
-

Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc

Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã thực hiện
nhất quán những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin về
dân tộc. Căn cứ vào thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như dựa vào tình hình thế
giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi
trọng vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân tộc có
tầm quan trọng đặc biệt. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà
nước ta coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có
tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm
năng của từng dân tộc và đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu
dài và cấp bách. Củng cố bình đẳng giữa các dân tộc và đồn kết
dân tộc, cũng như tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các
dân tộc.
-

Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc:
Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.

Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng
và nhà nước ta.
Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu của chính sách dân tộc về quyền của các dân
tộc thiểu số. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình
độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ
trong mọi lĩnh vực hoạt động cuả đời sống xã hội và được bảo đảm
bằng Hiến pháp và pháp luật. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc,
trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia
rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân tộc,…
17


Quyền bình đẳng về kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi
ích giữa các dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có
kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình độ phát triển chung
với các dân tộc khác trong cả nước. Bình đẳng về văn hoá, xã hội
bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố của các dân
tộc, làm phong phú và đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.
Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát
triển thấp, vì vậy bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng tồn diện
về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội cần phải tạo mọi điều kiện
thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình
đẳng với các dân tộc khác. Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào
dân tộc ít người; chống các biểu hiện chia rẽ dân tộc và chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi. Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát
triển, đó chính là biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đặc
trưng nhất ở Việt Nam.
Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn cịn
đang tồn tại tình trạng phát triển không đồng đều. Tương trợ, giúp

đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển là một tất yếu
khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta đã coi tương trợ nhau cùng phát triển là một nguyên tắc
quan trọng của chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao
hơn phải có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển
khó khăn hơn. Tương trợ lẫn nhau khơng phải chỉ là giúp đỡ một
chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để
cho các dân tộc khác ngày càng phát triển hơn. Giúp đỡ lẫn nhau
cùng phát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hố, xã hội. Tương trợ, giúp nhau để không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.
Đầu tư phát triển kinh tế -xã hội , tập trung vào phát triển giao
thơng và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả
18


tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi
trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của
đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của
Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước. Có
chính sách cán bộ phân cơng phù hợp.

19


2.3. Một số kết quả bước đầu trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc ở Việt Nam
Việt Nam đã có nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc, nhất là
đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt

khó khăn đã phát huy hiệu quả cao, thể hiện rõ trên các lĩnh vực đời
sống xã hội.
Về kinh tế, vùng đồng bào DTTS có những bước phát triển tiến
bộ rõ rệt, đời sống đồng bào được nâng lên, diện mạo vùng DTTS
khởi sắc với hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế vùng miền núi phía Bắc đạt hơn 10%, miền
Trung và Nam bộ 12%, Tây Nguyên là 12,5%. Mặt bằng thu nhập và
điều kiện sinh hoạt của đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao,
nhiều hộ đã vươn lên thốt nghèo và có cuộc sống khá giả.
Về chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo quy định
của Hiến pháp được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các dân tộc chung sống hòa hợp, đồng thuận, tôn trọng, thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau và đều tích cực tham gia vào q trình phát triển
đất nước.
Về văn hóa, sự nghiệp phát triển văn hóa vùng đồng bào DTTS
thu được nhiều kết quả. Thiết chế văn hóa ngày càng hồn thiện. Ý
thức của đồng bào DTTS trong giữ gìn các giá trị truyền thống tốt
đẹp, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội và
thực hiện tiêu chí xây dựng nơng thơn mới được nâng lên.
Về phát triển xã hội, sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe
đồng bào DTTS có bước phát triển mới. Cơ sở vật chất trường lớp
được đầu tư nâng cấp, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú
được củng cố, phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng hoạt
động. Các chính sách về giáo dục, đào tạo, chế độ cho giáo viên và
học sinh được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng đã tạo điều
kiện nâng cao chất lượng dạy và học, thu hút con em đồng bào DTTS
đến trường.
20



Về quốc phịng - an ninh, trật tự an tồn xã hội và quốc phòng,
an ninh vùng DTTS cơ bản được bảo đảm, quan hệ giữa các dân tộc
được củng cố. Các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch kịp
thời được ngăn chặn, việc truyền đạo trái pháp luật được kiểm sốt,
an ninh được duy trì, biên giới được bảo vệ.
Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc, đã tăng
cường phối hợp với các đối tác quốc tế trong việc nghiên cứu, trao
đổi kinh nghiệm về cơng tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ
trợ đầu tư phát triển vùng DTTS. Hoạt động tuyên truyền đối ngoại,
tổ chức giao lưu, kết nghĩa giữa nhân dân, chính quyền và lực lượng
bảo vệ biên giới của nước ta với các nước láng giềng được chú trọng,
góp phần tăng cường đồn kết, hữu nghị hai bên biên giới, xây dựng
biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục. Cịn thiếu
một số chính sách phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS.
Mặt khác, nhiều nội dung chính sách dân tộc cịn có sự chồng chéo,
chưa sát hợp với thực tiễn hoặc thiếu nguồn lực thực thi, làm hạn
chế hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật. Cơng tác kiểm tra,
thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách dân tộc chưa
được thực hiện thường xuyên. Việc rà soát xây dựng, chỉnh sửa,
hồn thiện một số đề án, chính sách dân tộc còn chậm, chất lượng
còn hạn chế.
-

Liên hệ vấn đề dân tộc với xung đột quân sự Nga Ukraine

Xung đột quân sự Nga – Ukraine là một sự kiện làm rung chuyển
toàn cầu trong thời gian qua được đánh giá sẽ tác động không nhỏ
tới cấu trúc an ninh khu vực châu Âu, thậm chí cả cục diện chính trị
thế giới. Mọi nỗ lực ngoại giao, đàm phán đối thoại được xem là giải

pháp tối ưu nhất hiện nay để có thể chấm dứt chiến sự, hạ nhiệt và
tìm lối thoát cho cuộc khủng khoảng này.

21


từ góc độ chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa tự do - gốc rễ là sự
xung đột không thể giải quyết giữa hai nền văn minh Anglo-Saxon
và Slavo, là phản ứng trước sự bành trướng địa - chính trị của những
người Anglo - Saxon dưới lớp vỏ lan rộng của tồn cầu hóa muốn
thống trị tồn bộ châu Âu. Người Slavo cho rằng, đây là sự trở lại
không gian lịch sử và vị trí của họ trên thế giới mà đại diện là Nga.
Bên cạnh đó, có thể kể đến yếu tố chủ nghĩa dân tộc của Nga
với lòng tự hào, tự tôn dân tộc rất cao. Đối với Nga, tình trạng suy
giảm của kinh tế - trật tự xã hội trong nước và việc Nga phải từ bỏ
ảnh hưởng tại nhiều khu vực trên tồn cầu chính là hậu quả của việc
Liên Xô sụp đổ. Quá khứ hào hùng của nước Nga đã tạo nên tinh
thần dân tộc cao độ. Mặc dù nước Nga chịu tổn thất nặng nề về
người và của trong Chiến tranh thế giới thứ hai song những đóng
góp quan trọng của Nga trong việc duy trì, bảo đảm hịa bình, an
ninh thế giới chính là sự khẳng định vị thế của Nga trên trường quốc
tế.
Xét về góc độ lịch sử văn hóa, các nhà phân tích cho rằng xung
đột quân sự Nga -Ukraine phần nào xuất phát từ tinh thần chủ nghĩa
dân tộc cao ở Nga. Đồng thời, cuộc xung đột cịn có thể được lý giải
xuất phát từ sự bá quyền tự do của Mỹ, khiến Mỹ cam kết, xuất
khẩu, phổ biến các giá trị dân chủ đến tận những nơi xa lạ, nghĩa là
cần phải có lực lượng quân sự chiếm đóng đi cùng và phải luôn can
thiệp vào các dàn xếp chính trị của các khu vực. Điều này thường
gây ra sự chống đối của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Nga

coi việc Mỹ can thiệp và áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền đối
với Nga là nguy cơ gây mất ổn định chính trị nội bộ.
Có thể thấy, dường như cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện chưa
có dấu hiệu giảm nhiệt, trở thành yếu tố gia tăng sự phức tạp, rối
ren và khó đốn định. Việc giảm căng thẳng tại Ukraine hiện nay là
một nỗ lực rất cần thiết đòi hỏi sự quyết tâm chung của các bên liên
quan và của cả cộng đồng quốc tế, nhằm hướng tới thúc đẩy xây
22


dựng lòng tin cũng như xây dựng một cấu trúc an ninh mới phù hợp,
mang lại lợi ích chung, hài hòa cho các nước một cách cân bằng, hữu
hiệu và bền vững.

23


2.4. Trách nhiệm của sinh viên trong việc giải quyết vấn đề
Dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Là một sinh viên, với tư cách là một trong những hạt mầm tương
lai của đất nước chúng ta cần tự nhận thấy bản thân có vai trị, trách
nhiệm góp phần xây dựng khối đoàn kết của dân tộc ta trong vấn đề
dân tộc.Cụ thể là:
Thứ nhất: nhận thức đúng cuộc đấu tranh chống lại các thế lực
thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc chống phá CMVN là cuộc đấu
tranh phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Các thế lực thù địch vô cùng
thủ đoạn, gian xảo, mà hiện nay chúng đang nhắm tới các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; lợi dụng, lừa gạt học
sinh, sinh viên – những người năng động, sáng tạo, mong muốn cống
hiến cho đất nước nhưng chưa có nhiều trải nghiệm. Do đó chúng ta

cần phải tích cực cảnh giác, tích cực đấu tranh với những hành động
sai trái của các thành phần biến chất.
Thứ hai: Phải sống hịa đồng, khơng phân biệt vùng miền, dân
tộc với các bạn cùng trang lứa cũng như mọi người xung quanh,
nhằm giúp vững mạnh khối đoàn kết dân tộc.
Thứ ba: Chúng ta nên tích cực học tập nâng cao trình độ, chú
trọng học tốt mơn học Giáo dục quốc phịng an ninh.
Thứ tư: Sinh viên ln quan tâm, nắm rõ tình hình thời thế của
Đất nước cũng như Thế giới về nhiều mặt đời sống-xã hội.
Thứ năm: Tiếp tục phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước
của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ sáu: Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ
quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận
cơng việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu. Đấu
tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc
gia, dân tộc.

24


25


×