Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tài liệu Đề tài: Tìm hiểu vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản ở biển Đông ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.69 KB, 13 trang )

1

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………..…2
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………...….3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN………………………………………………...….3
KHỐNG SẢN…………………………………………………………….3
1. Khái niệm khống sản……………………………………………...….. 3
2. Phân loại khống sản……………………………………………………3
KHÁI QT BIỂN ĐƠNG………………………………………………..4
TIỀM NĂNG KHỐNG SẢN BIỂN ĐƠNG……………………………..4
1. Các nhân tố hình thành khống sản biển Đơng…………………………4
2. Tiềm năng khống sản biển Đơng……………………………………....5

I.

II.
III.

CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN…....9
1.
2.

Khai thác tài nguyên rắn………………………………………………….....9
Khai thác tài nguyên dầu khí…………………………………………….….9

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN….…11
PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………….13


LỜI MỞ ĐẦU


2

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đơng

Việt Nam có hơn 3200km bờ biển, nước ta là một quốc gia ven biển, chịu
tác động mạnh mẽ, trực tiếp từ các chiến lược khai thác biển của các nước trên thế
giới và nhất là của các nước trong khu vực. Trong thế kỷ 21 - thế kỷ của Biển. Các
dân tộc đua nhau ra biển, giành giật lợi ích từ biển. Các quốc gia có biển đều xây
dựng chiến lược khai thác biển cho mình.
Biển Đơng liên hệ đến sự sống còn của dân ta. Các nguồn tài nguyên và môi
trường biển và vùng bờ của đất nước có tầm quan trọng trực tiếp đối với hàng chục
triệu người dân nông thôn, đặc biệt đối với hơn 17 triệu dân sống ở các huyện ven
biển và các đảo ven bờ. Cho nên, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo vệ và quản lý
vùng bờ theo hướng hiệu quả và bền vững, với quan điểm là "nguồn lợi biển và tài
nguyên bờ phải được sử dụng dài lâu " vừa thoả mãn được nhu cầu kinh tế trước
mắt trong sức chống chịu của các hệ sinh thái, vừa duy trì được nguồn tài nguyên
cho các thế hệ mai sau.

PHẦN NỘI DUNG


3

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đơng

CHƯƠNG I.


CƠ SỞ LÍ LUẬN

KHỐNG SẢN

I.
1.

Khái niệm:
- Khống sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần

hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và
lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân
- Tài ngun khống sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất
trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các
ngun tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
2. Phân loại khoáng sản:
2.1 .Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước
khoáng).
2.2. Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra
trên bề mặt trái đất).
2.3. Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu,
kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá q, vật liệu xây
dựng), khống sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
2.4. Theo mục đích và cơng dụng: Khống sản nhiên liệu hay nhiên liệu hóa thạch
,khống sản phi kim:, khoáng sản kim loại hay quặng, nguyên liệu đá màu, thủy
khống, ngun liệu khống-hóa.

II. KHÁI QT VỀ BIỂN ĐƠNG



4

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông

Biển Đông là biển ven lục địa, ở trung tâm Đơng Nam Á, thuộc bờ Tây
Thái Bình Dương.Phía Bắc giáp Hoa Nam và Đơng Hải của TQ; phía Tây là bờ lục
địa ĐNÁ, bao gồm lãnh thổ các nước VN, CPC, Thái Lan, Malaysia, Singapore
Biển Đông được bao bọc bởi lục địa Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,
lục địa Thái Lan và các quần đảo Malaysia, Indonesia, Philippines nên được xem
như một biển kín với hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
Biển Đông là một trong những biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương có các
số đo như sau:
- Diện tích khoảng 3,4 triệu km2,
- Thể tích 3,928 triệu km3,
- Độ sâu trung bình 1.140 m, vực sâu nhất 5.016 m thuộc rìa lục địa Philippines.
Ranh giới phía Đơng Bắc là đường nối điểm cực Bắc đảo Đài Loan kéo vào bờ
Trung Quốc, ranh giới phía Nam là khối nâng giữa các đảo Sumantra và
Calimantan ở khoảng 3o05'S (theo Phòng Thuỷ đạc quốc tế).
III. TIỀM NĂNG KHỐNG SẢN BIỂN ĐƠNG
1.

Các nhân tố hình thành khống sản ở biển Đơng:

1.1. Vị trí địa lí : Biển Đơng nằm trên 2 vành đai sinh khống châu Á Thái Bình
Dường và Địa Trung Hải (do lắng động trầm tích + vận động kiến tạo) => Tài
nguyên khoáng sản phong phú.
1.2. Đặc điểm cấu tạo địa chất của biển Đông: do lịch sử phát triển, kiến tạo lâu
dài => cấu trúc nham thạch của biển Đông đa dạng (vùng bờ, thềm khác vùng đáy
biển sâu).Vùng thềm lục địa, các đảo và quần đảo có nền móng Cổ sinh và Trung
sinh với các đá trầm tích và phun trào đa dạng của các địa tầng trên lục địa kéo dài



5

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông

ra. àHệ thống đảo ven bờ Việt Nam có cấu tạo bởi các loại đá có nguồn gốc và
tuổi khác nhau, từ Cổ sinh đến Đệ tứ:
- Hệ thống đảo ven bờ biển Bắc Bộ chủ yếu là đá cacbonat có tuổi Carbon.
- Hệ thống đảo ven bờ Trung Bộ cấu tạo chủ yếu bởi đá macma xâm nhập và
phun trào, ngồi ra cịn có đá trầm tích.
- Hệ thống đảo ven bờ Nam Bộ có nguồn gốc và thành phần đa dạng.
1.3. Về chế độ kiến tạo của hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: nằm trên thềm lục địa,
trong các đới cấu trúc có hoạt động kiến tạo phức tạp thuộc các đới uốn nếp từ
Calêđôni, Hecxini, Kimeri đến Anpơ-Himalaia. Trong Kainozoi, các hoạt động đứt
gãy, phá huỷ và lún chìm phân dị xảy ra mạnh trên thềm lục địa đã tạo ra nhiều
bồn trũng sâu, nơi có khả năng chứa dầu nên cung cấp nguồn lợi TNTN
1.4. Vùng biển VN giàu tài nguyên khoáng sản: rất phong phú và đa dạng. Đáng
chú ý nhất là tài ngun dầu khí, các khống sản rắn cho đến thời điểm hiện tại
phát hiện chủ yếu ở dải ven biển, còn ở các vùng nước sâu, xa bờ chưa có điều
kiện điều tra nên chỉ có những tài liệu ban đầu. Khai thác các mỏ đã biết và tiếp tục
tìm kiếm các mỏ khống sản mới ở vùng ven biển, biển và thềm lục địa luôn là
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Vai trị và lợi ích quốc gia thu
được từ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản biển là rất to lớn
2. Tiềm năng khống sản ở biển Đơng:
2.1. Khống sản rắn
Khoáng sản rắn ở biển Việt Nam phân bố trong trầm tích Đệ tứ, trong các đá
gốc ven bờ thềm lục địa và biển sâu. Trong trầm tích Đệ tứ đã phát hiện các tích tụ



6

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đơng

cơng nghiệp và một loạt các khống vật quặng, phi quặng (sa khống), phơtphorit
và các biểu hiện của glauconit, pirit, thạch cao, kết hạch sắt – mangan,...
*Khoáng sản đới ven biển
- Sa khoáng ven biển của các nguyên tố hiếm quý: Khá phong phú và đa dạng.
Một số mỏ sa khống có ý nghĩa kinh tế như các mỏ có chứa
Inmenit,Rutin,Monazit, Ziacon và các biểu hiện Manhêtit, Caxiterit, Vàng, Crôm,
Corindon, Topa, Spiner,...Những mỏ đang khai thác là Quảng Xương, Thanh Hóa
(trừ lượng Ti: 80.198 tấn, Zn: 2.298 tấn), mỏ Cẩm Hoà (trữ lượng Ti: 2.500.000
tấn, Zn: 85.995 tấn), mỏ Kẻ Ninh (trữ lượng Ti: 443.475 tấn, Zn: 35.126 tấn), mỏ
Kẻ Sung (trữ lượng Ti:3.370.000 tấn, Zn: 100.000 tấn), mỏ Đề Gi (trữ lượng
Ti:1.749.599 tấn, Zr:78.978 tấn), mỏ Hàm Tân (Ti: 1.300.000 tấn, Zn:442.198 tấn).
Những tài liệu thống kê cho thấy các mỏ sa khoáng Titan, Ziacon, đất hiểm ven
biển Việt Nam, có 2 mỏ lớn, 7 mỏ trung bình, 6 mỏ nhỏ và hàng chục điểm quặng
(dưới 25.000 tấn). Các mỏ sa khoáng chủ yếu là Titan, Ziacon, cịn các quặng đất
hiếm chưa đạt giá trị cơng nghiệp của mỏ nên chỉ xem là những quặng đi kèm khi
khai thác.
- Cát thủy tinh: Cát thủy tinh là một trong những khống sản chính ven biển
Việt Nam, phân bố rải rác dọc bờ biển từ Bắc đến Nam.Có mỏ ở ngoài đảo như
Vân Hải (Quảng Ninh). Hầu hết các mỏ cỡ lớn tập trung ở ven biển, đoạn từ Cam
Ranh đến Bình Châu. Ước chừng có 20 mỏ đã được tìm kiếm, thăm dị với tổng trữ
lượng khống 584 triệu tấn. Đa số các mỏ là cát thủy tinh. Một số mỏ cát có chất
lượng tốt như Vân Hải, Cam Ranh có chất lượng cao để sản xuất pha lê dụng cụ
quang học.
- Các khoáng sản khác ở ven biển: Ngoài quặng Titan cùng kim loại hiếm đi
kèm và cát thủy tinh, các khoáng sản kim loại khác chỉ là những biểu hiện Vàng,



7

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông

Thiếc (Sầm Sơn, vùng Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị - Huế, Quảng NamQuảng Ngãi, Quy Nhơn- Phú Yên, Bình Thuận – Vũng Tàu). Cần lưu ý tìm kiếm
chúng trong các lịng sơng cổ
* Các biểu hiện khống sản vùng quần đảo Trường Sa- Hồng Sa
- Pyrit; Khoáng vật tự sinh này gặp cả ở 3 vùng biển theo độ sâu (thềm, sườn
lục địa và biển sâu) nhưng chủ yếu ở rìa ngồi thềm lục địa tới chân lục địa độ sâu
khoảng 200- 2.800m. Phía Nam đảo Trường Sa pirit có hàm lượng khá cao, đạt
5,5- 7,5% vât liệu trầm tích, dải phía Đơng quần đảo ở độ sâu 1.000 – 2.000m hàm
lượng pirit khoảng 1-5% vật liệu trầm tích.
- Thạch cao: Khống vật tự sinh này gặp trong các trầm tích tầng mặt ở rìa quần
đảo, thường đi cùng pirit, hàm lượng thay đổi từ 2,9% đến 6,5%.
- Sắt- mangan: Bao quanh quần đảo Trường Sa hàm lượng mangan tăng dần
theo độ sâu từ 500m-3.000m (khoảng 1,5%), kết hạch sắt-mangan tập trung chủ
yếu ở chân lục địa độ sâu 2.000 – 4.000m.
- Phôtphorit: Ở quần đảo Hồng sa và Trường sa phơtphorit là loại guano thành
tạo từ phân chim ý nghĩa kinh tế không lớn.
2.2. Tài ngun dầu khí
Biển Đơng được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế
giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa
sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước
khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia,
Brunei, Indonesia, Thái Lan … trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.


8


Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông

Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có
triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Cơn Sơn được
đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.
Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp
xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo
của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối.
Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm
chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo
đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đơng khoảng 213 tỷ thùng,
trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ
lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được
trong vịng 15 - 20 năm tới. Các khu vực có tiềm năng dầu khí cịn lại chưa khai
thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu
vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng
vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hồng Sa và
Trường Sa cịn chứa đựng tài ngun khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên
này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng
lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chưa được
khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần
đảo.


9

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông


CHƯƠNG II . HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN
1. Khai thác tài nguyên rắn
Hiện nay tốc độ khai thác các mỏ sa khoáng inmenit ven biển rất cao. Hầu
như các mỏ lớn đều được khai thác và chế biến, chủ yếu là tuyển Tian và Ziacon
sạch để xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu, công nghiệp trong nước chưa sử dụng
nhiều. Khơng ít mỏ khi khai thác và sau khi khai thác xong không chú trọng đến
vấn đề môi trường nên gây ra những tác động xấu.
- Cát thủy tinh đã được khai thác phục vụ cho sản xuất trong nước nhưng một
lượng lớn phục vụ xuất khẩu. Với trữ lượng rất lớn, việc khai thác hiện nay chưa
đáng bao nhiêu.
- Cát san lấp gần đây một số tỉnh miền Tây Nam bộ đã tiến hành thăm dò và
khai thác xuất khẩu. Nhiều nhà khoa học quan tâm và tỏ ra băn khoăn vì sợ chưa
tính tốn kỹ vì khai thác cát ở vùng biển nước nơng có thể làm thiếu hút trầm tích
và làm gia tăng nạn sạt lở bờ biển vốn đã nghiêm trọng hiện nay. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu đầy đủ về tác động của việc khai thác cát tới môi trường thực sự
nghiêm túc.
2. Tài ngun dầu khí Biển Đơng
- Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lượcquan
trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm
tích: Sơng Hồng, Phú Khánh, Nam Cơn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Vũng
Tư Chính - Vũng Mây… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm
này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí.Trữ lượng đã được
xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được


10

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông


thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào
khoảng 400 tỷ m3.
- Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm - thăm dị, khoảng từ
40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến
năm 2010. Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại sáu
khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga
Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây. Tính
chung, hai năm đầu thế kỷ mới, ngành Dầu khí nước ta đã thăm dị phát hiện gia
tăng thêm trữ lượng hơn 70 triệu tấn dầu thô và hàng chục tỷ m3 khí để tăng sản
lượng khai thác trong những năm tiếp theo.
- Năm 2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác 20,86
triệu tấn dầu thô quy đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện trong năm
2002). Đây là năm đầu tiên nước ta khai thác hơn 20 triệu tấn dầu thơ quy đổi.
Trong đó có 17,6 triệu tấn dầu thơ và 3,7 tỷ m3 khí thiên nhiên. Dự kiến đến
năm 2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ hơn 30 đến 32 triệu tấn dầu thô
quy đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả
nước.
- Riêng quý I/2009, công tác khai thác dầu khí của ta đã đạt được như sau:
Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 6,43 triệu tấn, bằng 101% kế hoạch quý
I/2009, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó:
+ Sản lượng khai thác dầu thô là 4,42 triệu tấn, bằng 101,4% kế hoạch quý
I/2009, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2008;


11

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông

CHƯƠNG III . GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUN
KHỐNG SẢN

- Bước đầu một số tài ngun khống sản cơ bản đã được đầu tư khai thác
song việc sử dụng lại chưa hợp lý làm lãng phí tài nguyên quốc gia. Việc nghiên
cứu đầu tư khoa học kỉ thuật để nâng cao giá trị các tài nguyên là rất cần thiết,
tránh việc khai thác xuất khẩu thô với giá trị thấp, tránh các lãng phí khi khai thác
các tài nguyên.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là một chiến lược đúng đắn song việc kết
hợp một cách hợp lý các hướng trong chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển là
điều hết sức cần thiết. Tránh việc phát triển ngành này làm ảnh hưởng tiêu cực đến
các ngành khác.
- Gia tăng giá trị nguồn tài nguyên khoáng sản biển (đặc biệt là dầu khí)
khơng chỉ xuất khẩu thơ. Đẩy mạnh tiến độ điều tra khảo sát, tìm kiếm, thăm dị tài
ngun khống sản biển phục vụ cho phát triển đất nước cần có một chiến lược
đảm bảo rút ngắn thời gian từ khâu điều tra đến khai thác và đảm bảo sản lượng
khai thác tăng trưởng bền vững và phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã
hội.
- Nhà nước cần có chiến lược xây dựng các nhà máy lọc dầu khác.
- Nguồn tài ngun khí mới sử dụng 50% sản lượng cịn phải đốt cũng là
điều cần suy nghĩ.Nên cần phải tăng cường tìm kiếm thị trường đê đẩy mạnh sử
dụng nguồn khí.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản biển là ngành kinh tế mạo hiểm địi hỏi
vốn lớn và có nhiều rủi ro nên cần có cơ chế thích hợp để thu hút đầu tư nước


12

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đơng

ngồi, đặc biệt là lĩnh vực khống sản rắn còn chưa được chú ý như đối với ngành
dầu khí.



13

Tìm hiểu vấn đề khai thác tài ngun khống sản ở biển Đông

KẾT LUẬN
Lợi thế của một quốc gia biển và một vùng thềm lục địa rộng lớn tiếp nối
với hai đồng bằng ven biển (châu thổ sông Hồng và Cửu Long) rộng lớn, đã tạo ra
cho Việt Nam những triển vọng và tiềm năng đa dạng về khoáng sản biển, đặc biệt
là dầu khí ở thềm lục địa. Việc khai thác dầu khí vừa qua đã đóng góp to lớn cho
nền kinh tế quốc dân với GDP xuất khẩu đứng đầu trong nhiều năm, nên luôn được
xem là một ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với dầu khí, các dạng khoáng sản rắn
cũng đã được phát hiện ở vùng ven biển và biển nơng ven bờ (0-50m nước), trong
đó một số mỏ sa khống đã khai thác,...Tiếp tục tìm kiếm các mỏ khoáng sản mới
ở vùng ven biển, biển và thềm lục địa luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chính
phủ Việt Nam.
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xem dầu khí vẫn là ngành ưu
tiên phát triển cao trong số 4 ngành kinh tế biển quan trọng đến năm 2020: dầu khí,
hàng hải, thủy sản và du lịch. Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản biển nói chung và
dầu khí nói riêng thuộc nhóm tài nguyên không tái tạo, dùng bao nhiêu hết bấy
nhiêu, nên cần chú ý trong quá trình thực hiện chiến lược biển để bảo đảm an ninh
năng lượng quốc gia.



×