Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chính sách ngoại giao Việt Nam- Trung Quốc năm 1979

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.92 KB, 19 trang )

[1]




Tiểu luận
Chính sách ngoại giao Việt Nam- Trung
Quốc năm 1979






MỤC LỤC
TÓM TẮT 3
[2]

LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Việt Nam – Trung Quốc 1979 5
2. Chính sách của Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc chiến. 10
3. Hệ quả của cuộc chiến. 14
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Bảng chấm điểm các thành viên 19
















[3]

TÓM TẮT
Bài viết thể hiện quan điểm của nhóm làm bài về cuộc chiến tranh biên giới
Việt – Trung năm 1979 qua góc độ lợi ích. Trong phạm vi giới hạn của bài viết,
chúng tôi trình bày cuộc chiến theo phạm trù lợi ích của các bên khi tham gia vào
cuộc chiến tranh, giới hạn ở lợi ích của hai nước trực tiếp tham chiến là Việt Nam và
Trung Quốc. Một là nguyên nhân của cuộc chiến tranh dưới góc độ va chạm lợi ích.
Qua phân tích, bài viết cho thấy, với việc có cả 3 lợi ích an ninh, phát triển, ảnh hưởng
nên Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến năm 1979. Trong khi đó, với việc thực hiện
chính sách đối ngoại chưa đúng đắn, đặt lợi ích ảnh hưởng và an ninh lên trên phát
triển nên Việt Nam đã lâm vào thế đối đầu với Trung Quốc. Hai là chính sách mà các
bên thực hiện để đạt được lợi ích của mình. Về mặt chính sách, chúng tôi giới hạn
theo hai vấn đề: Việc Trung Quốc chỉ tấn công sau 16 ngày rồi rút quân và việc Việt
Nam lúng túng, bị động trong việc ứng phó với cuộc chiến. Cuối cùng là hệ quả của
cuộc chiến với hai phía Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, phía Việt Nam phải chịu
một loạt các hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế-xã hội còn phía Trung Quốc mặc dù
phải chịu tổn thất về mặt lực lượng quân sự nhưng cũng qua đó trở thành cú hích để
họ bắt đầu cuộc hiện đại hóa quân đội.








[4]

LỜI MỞ ĐẦU
Với bất cứ một cuộc chiến tranh nào thì nguyên nhân dẫn đến chiến tranh đều
là vấn đề gây bàn cãi nhiều nhất. Thường thì nguyên nhân dẫn đến chiến tranh bao
gồm một loạt các nguyên nhân khác nhau nhưng tổng hợp lại thì cũng chỉ có một
nguyên nhân chủ yếu là va chạm về mặt lợi ích. Lợi ích ở đây bao gồm lợi ích của hai
bên trực tiếp tham chiến là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, do giới hạn độ dài
của bài viết nên chung tôi tập trung xung quanh các câu hỏi liên quan đến lợi ích của
hai bên Việt Nam và Trung Quốc. Va chạm về mặt lợi ích khiến cho cuộc chiến tranh
Việt Nam – Trung Quốc xảy ra như thế nào? Yếu tố lợi ích tác động đến việc Trung
Quốc tấn công rồi tự rút quân và phản ứng của Việt Nam ra sao với cuộc chiến này.?
Cuối cùng là hệ quả của cuộc chiến trong cuộc chiến này như thế nào?














[5]

1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Việt Nam – Trung Quốc 1979
Giống như tất cả các quốc gia khác, lợi ích chủ yếu của Việt Nam và Trung
Quốc cũng gồm ba mặt chính là phát triển, an ninh và ảnh hưởng.
1
Từ khi hai nước
cộng sản này thành lập, những lợi ích của họ được che giấu sau cụm từ “ý thức hệ”
hay “tinh thần quốc tế vô sản”. Sau khi chiến tranh chống Pháp và Mĩ kết thúc, những
khác biệt về lợi ích dần xuất hiện và đỉnh cao của va chạm lợi ích là cuộc chiến giữa
hai nước tháng 2 năm 1979.
Thứ nhất là lợi ích về mặt ảnh hưởng. Trong bất kì một thời kì lịch sử nào thì
Trung Quốc cũng muốn mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á nói chung
và Việt Nam nói riêng. Có thể thấy rõ tầm quan trọng của Việt Nam với Trung Quốc
khi nhìn vào vị trí địa-chính trị của Việt Nam giống như một “chiếc cầu nối bằng đất”
từ Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á rộng lớn, đông dân và giàu tài nguyên thiên
nhiên. Bản thân Việt Nam cũng là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí địa
lí thuận lợi khi nằm ở trung tâm Đông Nam Á, kiểm soát nhiều tuyến đường biển
chiến lược từ Tây sang Đông…. Như vậy, có thể thấy, va chạm lợi ích căn bản giữa
Việt Nam và Trung Quốc trong bất kì một thời kì nào thì đều là giữa bá quyền và
chống bá quyền. Cuộc đấu tranh này diễn ra theo hai hướng. Trung Quốc mở rộng bá
quyền xuống Đông Nam Á, Việt Nam chống lại và ngược lại.
Cho đến thế kỉ 20, khi mà hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã trở thành đồng
minh trong khối Cộng sản thì cuộc đấu tranh giữa bá quyền và chống bá quyền vẫn
tiếp tục. Mặc dù là một nước cộng sản và luôn tuyên bố là thực hiện theo “tinh thần
quốc tế vô sản” khi giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp và Mĩ nhưng đó chỉ là cái cớ để
Trung Quốc che đậy tham vọng bá quyền của họ tại khu vực Đông Nam Á giống như
các triều đại phong kiến trước đây. Họ đã từng ngăn cản việc Việt Nam thống nhất sau
hiệp định Geneve năm 1954 và từng không đồng ý với việc Việt Nam thắng Mĩ quá

nhanh năm 1975. Lợi ích của Trung Quốc là Việt Nam đủ mạnh để đánh lâu dài với

1
Vũ Khoan, “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế tháng
12/1993.

[6]

Pháp, Mĩ nhằm lôi kéo Việt Nam vào cuộc tranh giảnh ảnh hưởng với Liên Xô,
nhưng không thống nhất để trở thành một thách thức với Trung Quốc. Sau khi kí kết
hiệp định Paris, TQ không thể sử dụng vấn đề Việt Nam phục vụ cho chiến lược của
mình, và vấn đề Việt Nam cũng không còn có ý nghĩa gì đối với lợi ích chiến lược của
Trung Quốc. Lợi ích của hai nước không còn trùng hợp như trước, hơn nữa lại còn
hoàn toàn đối lập nhau trong thái độ đối với Liên Xô nên chính sách của Trung Quốc
đối với Việt Nam nhanh chóng thay đổi: từ hữu nghị, ủng hộ sang kiềm chế cả làm
suy yếu ảnh hưởng của Việt Nam
2
Đặc biệt khi Việt Nam kí hiệp ước Hợp tác hữu
nghị đặc biệt, toàn diện với Lào năm 1977 và đưa quân vào Campuchia năm 1978 thì
tham vọng bá quyền của rung Quốc trong khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng lớn.
Trung Quốc muốn sử dụng Khmer Đỏ như một con bài để đưa ảnh hưởng của họ vào
khu vực Đông Nam Á. Khi Việt Nam lật đổ chế độ do Trung Quốc xây dựng nên,
Trung Quốc lo ngại rằng Việt Nam cũng muốn trở thành một bá quyền trong khu vực,
cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc.
Như vậy, vì lơi ích ảnh hưởng , Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh
với Việt Nam. Đúng như lời tuyên bố của Đặng Tiểu Bình khi tiến hành cuộc chiến
này là nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”, “đánh cho người ta xem”. Bài học mà
Trung Quốc muốn dạy cho Việt Nam là bài học về bá quyền: Việt Nam muốn bá
quyền ở Đông Nam Á thì phải tính đến vai trò của Trung Quốc. Cuộc chiến tranh đó
về thực tế không phải giúp Trung Quốc xâm lược Việt Nam, mở rộng bá quyền một

cách trực tiếp. Mục đích của Trung Quốc là khi tấn công Việt Nam ở phía Bắc, lực
lượng của Việt Nam phải dàn mỏng ra 2 mặt trận khiến cho Việt Nam không thể dễ
dàng chiếm Campuchia khiến cho đồng minh của Trung Quốc bị tiêu diệt và thực hiện
bá quyền ở Đông Nam Á. Thêm nữa, một cuộc chiến tranh thì dù ít dù nhiều cũng
khiến cho Việt Nam suy yếu, không đủ sức vươn lên như một thế lực ở Đông Nam Á.
Nhất là khi Việt Nam mới trải qua 2 cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và lại đang phải
tiến hành một cuộc chiến tranh ở Campuchia.


2
Trần Văn Đào - Phan Doãn Nam, Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945 -1995, trang 301-302
[7]

Va chạm thứ hai về mặt lợi ích ảnh hưởng giữa Việt Nam và Trung Quốc là
việc Việt Nam ngả theo Liên Xô đã hạn chế khả năng bá quyền của Trung Quốc trong
khối XHCN. Sau một thời gian giữ cân bằng Trung – Xô, sau năm 1975, xu hướng
ngả về Liên Xô trong giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng rõ nét. Một
vài ví dụ cụ thể là: Trong văn kiện Đại hội Đảng IV, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu
cao chủ trương đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô như “hòn đá tảng của chính
sách đối ngoại”, “là nguyên tắc, là chiến lược” trong đường lối đối ngoại của Việt
Nam.
3
Hay như Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ
chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc,
phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối
đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á.
4
Năm 1978, Việt Nam gia nhập khối
COMECON (khối tương trợ kinh tế bao gồm Liên Xô và các nước cộng sản Đông
Âu)… Việc Việt Nam ngả về Liên Xô đã khiến Trung Quốc thiếu một đồng minh thân

cận ngay bên cạnh, đồng thời còn giúp Liên Xô mở rộng ảnh hưởng xuống khu vực
Đông Nam Á sau khi Mĩ rút đi. Cả 2 yếu tố này đều đe dọa một cách nghiêm trọng
đến mục đích tập hợp lực lượng nhằm bá quyền trong phạm vi khối XHCN nói riêng
và trên toàn thế giới nói chung của Trung Quốc.
Xét về mặt lợi ích ảnh hưởng thì còn có một nguyên nhân khác mặc dù không
va chạm trực tiếp lợi ích của Việt Nam nhưng lại khiến cho Trung Quốc tiến hành
cuộc tranh này. Đó là cùng một lúc Trung Quốc muốn tác động đến 2 đối tượng trong
cuộc đấu tranh giành bá quyền của họ là Liên Xô và Mỹ. Lãnh đạo Trung Quốc có câu
“đánh cho người ta xem”. “Người ta” ở đây là Liên Xô, Mỹ và các nước phương Tây
và ASEAN. Cuộc chiến sẽ là dịp để Trung Quốc thử phản ứng của Liên Xô và Mĩ
trước cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam. Trung Quốc muốn thách thức khả
năng lãnh đạo khối XHCN của Liên Xô bằng cách xem khả năng trợ giúp quân sự của
Liên Xô cho một nước XHCN đồng minh đến đâu khi liên minh quân sự của họ với

3
King C. Chen, China’s border war with Vietnam, 1979, trang 24
4
Nayan Chanda, Brother Enemy. The War after the War, Harcourt Brace Jovanovich,1986 trang 134

[8]

Việt Nam mới chính thức được thành lập. Bên cạnh đó, cuộc chiến này cũng là một
thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến Mĩ khi họ vừa mới bình thường hóa cách đó
hơn nửa tháng (1/1/1979). Thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến người Mĩ là:
Tranh thủ sự tín nhiệm của Mỹ và các nước đế quốc đối với Trung Quốc, cầu mong
các nước đế quốc liên minh chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc, giúp Trung Quốc nhiều
hơn để thực hiện kế hoạch bốn hiện đại hóa hòng nhanh chóng ngoi lên địa vị cường
quốc siêu đẳng, chống lại Việt Nam, Liên Xô, các trào lưu cách mạng thế giới (đánh
giá của Chính phủ trước Quốc hội tháng 5 năm 1979). Chỉ một cuộc chiến thôi mà
Trung Quốc nhắm đến cùng một lúc 3 đối tượng trong cuộc đấu tranh giành ảnh

hưởng của họ trong khu vực Đông Nam Á, trong khối XHCN và trên thế giới. Thế
mới thấy là người Trung Quốc “làm gì cũng có tính toán” mà tính toán rất kĩ.
Mặt thứ hai của lợi ích là về an ninh. Khi Việt Nam tăng cường hợp tác chặt
chẽ với Liên Xô về mặt quân sự đã khiến Trung Quốc cảm thấy lợi ích sống còn của
họ về mặt an ninh bị ảnh hưởng. Lúc đó, mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc vẫn
diễn ra hết sức gay gắt, chủ yếu là vì tranh giành quyền lãnh đạo khối XHCN, nhất là
sau khi những cuộc xung đột ở biên giới hai nước diễn ra, kèm theo đó là những
chồng chéo về lợi ích ở khu vực đã góp phần làm quan hệ giữa Liên Xô và Trung
Quốc sau năm 1975 vướng vào nhiều mâu thuẫn hơn bao giờ hết. Khi đang trong tình
trạng mâu thuẫn như vậy, việc đối thủ của mình gia tăng hợp tác quân sự với một
quốc gia ngay bên cạnh mình chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa
nghiêm trọng về mặt an ninh.
Tiêu biểu cho sự gia tăng quan hệ đồng minh quân sự giữa Việt Nam và Liên
Xô là việc ngày 3 tháng 11 năm 1978, hai nước này đã ký "Hiệp ước hữu nghị và hợp
tác". Trong hiệp định này có rất nhiều điều khoản về tương trợ quân sự, đặc biệt là
điều 6 có ghi “hai bên ngay lập tức sẽ trợ giúp lẫn nhau….trong trường hợp một trong
hai bên bị đe dọa tấn công….nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ đó”. Không dừng ở
mức độ phòng thủ, hiệp ước còn mở đường cho Việt Nam và Liên Xô tăng cường khả
năng tấn công quân sự ngay ở phía sau Trung Quốc. Đó là việc Việt Nam chấp nhận
cho Liên Xô được quyền sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của họ kể cả căn
cứ hải quân ở Cam Ranh. Theo đó, hải quân của Liên Xô lần đầu tiên sẽ có mặt tại
[9]

khu vực biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hoa) và là mối đe dọa cận kề với lực
lượng hải quân của Trung Quốc vốn rất yếu vào thời điểm đó. Thêm nữa, từ tháng 9
năm 1978, Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam một số lượng vũ khí khá lớn bao gồm cả
xe tăng, máy bay, tên lửa hành trình…
5
Nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc, hiệp ước này là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc

vào tình thế “lưỡng đầu thọ địch” khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.
6

Lợi ích an ninh bị đe dọa khiến cho Trung Quốc tiến hành cuộc chiến này và gọi đó là
cuộc “phản công tự vệ”. Mặc dù Trung Quốc tấn công Việt Nam một cách chủ động
nhưng họ vẫn sử dụng thuật ngữ này vì trong tính toán của họ, việc tấn công Việt Nam
sẽ giúp họ giảm bớt được một mối đe dọa an ninh ngay bên cạnh .

Mặt thứ ba là lợi ích về mặt phát triển. Năm 1979 là năm bắt đầu quá trình cải
cách nền kinh tế của Trung Quốc sau khi Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3
Khóa 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12/1978 quyết định chuyển trọng tâm
công tác sang xây dựng hiện đại hóa đất nước Trung Quốc. Vào năm 1979, cuộc cải
cách đó mới chỉ bắt đầu diễn ra và nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang ở trong tình trạng
cực kì khó khăn. Thêm nữa, trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng còn nhiều
ý kiến chưa đồng tình với cuộc cải cách này. Những người đứng đầu Đảng Cộng Sản
Trung Quốc mà đứng đầu là Đặng Tiểu Bình cần có một cú hích để thống nhất ý kiến
trong toàn Đảng, toàn dân vào cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
Có thể khẳng định, yếu tố lợi ích của Trung Quốc là nguyên nhân chính gây ra
cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, xét về mặt chiến lược, việc thực hiện chính sách đối
ngoại có phần sai lầm của Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân gây nên
cuộc chiến với người Trung Quốc. Chính những nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng thừa
nhận sai lầm của mình trong nghị quyết 13 của Bộ chính trị năm 1988. Nghị quyết có
ghi: Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi giải phóng miền nam, cả nước
thống nhất, đi lên CNXH là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây

5
Bruce Elleman, Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict
6
François Joyaux, La Tentation impériale - Politique extérieure de la Chine depuis 1949, 1994, trang 240
[10]


dựng và phát triển kinh tế. Trên thực tế, khi thực hiện chính sách, những nhà lãnh đạo
Việt Nam không làm được như thế. Lợi ích chính của Việt Nam chuyển dần từ phát
triển sang an ninh. Hơn nữa, chính sách quan hệ với các nước lớn của Việt Nam đã
thất bại khi thi hành chính sách “viễn giao cận công” hay “nhất biên đảo”, làm mất
cân bằng trong quan hệ Xô-Trung, hình thành liên minh quân sự với Liên Xô khiến
Trung Quốc thực sự lo ngại. Không chỉ có vậy, yếu tố lợi ích ảnh hưởng của Việt
Nam cũng là một yếu tố trực tiếp va chạm với lợi ích của Trung Quốc như đã nói ở
trên. Ngoài việc đưa quân vào Campuchia thì cần phải thấy rằng, sau chiến thắng năm
1975, những nhà lãnh đạo Việt Nam đã có những biểu hiện muốn vươn lên giành ảnh
hưởng hơn nữa trong khu vực và trong khối XHCN. Có thể nói, nếu xác định và thực
hiện một chính sách đối ngoại đúng đắn hơn thời kì sau năm 1975, ít nhất Việt Nam
đã không rơi vào thế va chạm lợi ích với Trung Quốc ở 2 mặt: ảnh hưởng và an ninh,
qua đó giảm bớt nguy cơ đối đầu với Trung Quốc.
2. Chính sách của Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc chiến.
Như vậy, để thực hiện lợi ích của mình, Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến
chống lại Việt Nam. Nhưng điều gây ngạc nhiên cho rất nhiều người là Trung Quốc
chỉ tấn công trong khoảng 3 tuần rồi rút về nước. Theo quan điểm của chúng tôi,
Trung Quốc rút về nước là vì họ đã tính toán kế hoạch tấn công với mục tiêu cụ thể là
một cuộc “chiến tranh giới hạn”. Xét về mặt quân sự thì Trung Quốc đã thất bại khi
họ bị thiệt hại khá lớn về người. Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích chiến lược thì Trung
Quốc đã thành công khi đạt được những mục đích của mình.
Về mục tiêu ngăn Việt Nam thực hiện bá quyền, Trung Quốc đã thành công khi
khiến cho sức mạnh của Việt Nam bị suy yếu đáng kể sau cuộc chiến với Trung Quốc.
Về mặt quân sự, Việt Nam không còn khả năng dồn sức chiếm Campuchia khi còn
phải chia sẻ lực lượng cho mặt trận biên giới phía Bắc. Một ví dụ dễ thấy nhất là ngay
khi chiến tranh Việt – Trung diễn ra, Việt Nam đã phải điều động ngay Quân đoàn 2,
quân đoàn tinh nhuệ nhất của Việt Nam từ Campuchia về để phản công.
7
Việc quân


7
Lịch sử Quân đoàn 2 (1974-2004), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2003,

[11]

Trung Quốc rút ngay sau khi Quân đoàn 2 được triển khai ở biên giới phía Bắc đã cho
thấy: họ không cần phải tiêu diệt chủ lực của Việt Nam mà mục đích chính là dàn
mỏng lực lượng của Việt Nam. Thêm nữa, mặc dù quân Trung Quốc rút về nhưng mối
đe dọa từ họ vẫn là không nhỏ, Việt Nam vẫn phải cảnh giác với nguy cơ an ninh từ
phía Bắc. Bên cạnh đó, nền kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng sa sút
do phải phục vụ thêm một cuộc chiến. Tất cả các yếu tố nêu trên khiến cho việc Việt
Nam muốn vươn lên bá quyền trở thành bất khả thi cả về yếu tố quân sự lẫn kinh tế.
Về mục tiêu thử sức mạnh của Liên Xô, Trung Quốc cũng đã thành công khi
cho thế giới thấy rằng, Liên Xô kí Hiệp ước tương trợ quân sự với Việt Nam nhưng lại
không giúp đỡ được đồng minh của mình. Lúc đó, những động thái của Liên Xô trước
việc Trung Quốc tấn công Việt Nam là rất yếu ớt. Liên Xô không mở một cuộc tấn
công vào phía Bắc Trung Quốc như nội dung Hiệp định. Liên Xô chỉ kịp điều một số
máy bay vận tải quân sự để Việt Nam chuyển quân từ Campuchia về phía Bắc, cung
cấp vũ khí cho quân đội Việt Nam nhưng phần lớn lại đến sau khi Trung Quốc đã rút
quân. Qua đó, Trung Quốc đã hạ thấp được hình ảnh tốt đẹp của Liên Xô như là người
“anh cả của khối XHCN”, “sẵn sàng giúp đỡ các nước XHCN anh em” và tất nhiên, tự
nâng cao vị thế của Trung Quốc khi hình ảnh của Liên Xô bị lu mờ.
Cuộc chiến 3 tuần này cũng đủ để Trung Quốc gửi lời thông điệp đến người Mĩ
, các nước phương Tây, phục vụ công cuộc hiện đại hóa và thiết lập quan hệ chiến
lược của Trung Quốc nhằm đối trọng với Liên Xô. Thời gian cũng đủ dài để thị uy về
sức mạnh của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á khi mà trước cuộc chiến này,
Đặng Tiểu Bình đã có chuyến công du các nước Đông Nam Á và bóng gió về một
chiến chống Việt Nam. Thực chất đây là chiêu “rung cây dọa khỉ” của Trung Quốc
nhằm phô trương ảnh hưởng của họ ở khu vực này.

Mặt khác, cuộc chiến có đủ mức độ để Trung Quốc tránh bị thế giới lên án.
Việc Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối của cộng
đồng thế giới, của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Một chiến dịch quân sự quy mô
lớn có nguy cơ sẽ làm phương hại hình ảnh của TQ trong khu vực và trên thế giới, ảnh
hưởng lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Bắc Kinh khi đó. Do vậy,
[12]

họ tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn để hạn chế sức ép của cộng đồng thế giới
đồng thời góp phần hạn chế sự phản đối trong nước.
Về mục tiêu an ninh, Trung Quốc cũng đạt được khi chủ động tấn công Việt
Nam khiến nguy cơ bị tấn công cùng một lúc từ hai đầu không còn nữa. Lúc đó, Việt
Nam chỉ có thể củng cố phòng ngự ở khu vực biên giới chứ chắc chắn không thể còn
khả năng tấn công Trung Quốc. An ninh của Trung Quốc ở phía Nam được đảm bảo.
Cùng về mục tiêu an ninh, xét về mặt quân sự thì cuộc rút lui chủ động của Trung
Quốc là thành công về chiến lược. Họ hiểu thực lực quân đội của họ không mạnh, vũ
khí, trang thiết bị, tư duy tác chiến còn lạc hậu nên không sa lầy trên chiến trường,
tránh lặp lại bài học của Mĩ trên chiến trường Việt Nam hay chính Việt Nam tại
Campuchia. Cụ thể hơn, họ rút lui sớm để tránh đối đầu với quân chủ lực Việt Nam
mà trước hết là Quân đoàn 2, được mệnh danh là “quả đấm thép của QĐND Việt
Nam” sẽ được cơ động ra miền Bắc. Qua đó, họ vẫn bảo toàn được những lực lượng
mạnh nhất, nếu Việt Nam mở cuộc phản công sang phía Trung Quốc thì Trung Quốc
vẫn còn những lực lượng tinh nhuệ để chống đỡ.
Có thể nói rằng, Trung Quốc đã tính toán việc tấn công Việt Nam rất kĩ, với
cường độ vừa đủ khi chỉ sử dụng lực lượng của 2 đại quân khu Quảng Châu và Côn
Minh, hạn chế sử dụng không quân còn hải quân thì tuyệt đối không sử dụng. Tất cả
nhằm một mục đích thực hiện một cuộc chiến giới hạn, hạn chế tổn thất của quân chủ
lực, dễ dàng rút về khi cần nhưng vẫn đủ “dạy cho Việt Nam một bài học” và “đánh
cho người ta xem”.
Về phía Việt Nam, trước tình thế Trung Quốc chủ động tấn công như vậy
nhưng Việt Nam đã lúng túng, bị động trong việc đối phó với Trung Quốc khi cuộc

chiến mới nổ ra.
Về mặt lãnh đạo, mặc dù tình hình đã hết sức căng thẳng trước đó nhưng
dường như giới lãnh đạo vẫn chưa biết được Trung Quốc sẽ tấn công như thế nào. Thủ
tướng và tổng tham mưu trưởng của Việt Nam vẫn ở Campuchia khi quân Trung
Quốc ồ ạt vượt qua biên giới Trung-Việt. Khó có thể hi vọng vào một sự chỉ đạo kịp
thời trong một tình huống như vậy. Ngay cả sau này, khi nhận thấy sự cần thiết phải
[13]

điều động quân đội từ Campuchia về, phía Liên Xô cũng gặp rất nhiều khó khăn để có
thể bắt liên lạc và xin chỉ thị từ các đồng chí của Việt Nam.
8

Lực lượng quân đội của Việt Nam đối phó với Trung Quốc cũng khá mỏng, lúc
đó chỉ có các lực lượng dân quân, du kích và các chủ lực của quân khu I và II làm
nhiệm vụ phòng ngự. Những phản ứng tiếp theo của Việt Nam với cuộc chiến của
Trung Quốc khá chậm chạp. Ngoài việc điều động quân từ Campuchia về thì đến tận
ngày 5/3/1979, đúng ngày Trung Quốc rút về thì Việt Nam mới ban bố lệnh Tổng
động viên trong toàn quốc. Trong thời gian Trung Quốc tấn công, Việt Nam mới
thành lập vội vàng một số đơn vị quân đội như Quân đoàn 5 trực thuộc quân khu 1,
Quân khu Thủ Đô vào các ngày 3 và 5 tháng 3/1979.
9
Hay tận ngày 3/3/1979, Bộ
chính trị mới ra nghị quyết 16 về “cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung
Quốc xâm lược”
10

Sự chậm trễ của Việt Nam đến từ 2 nguyên nhân: (1) Yếu tố ý thức hệ trong tư
duy của các nhà lãnh đạo Việt Nam còn sâu sắc. Có thể nhân thấy rõ lợi ích của Trung
Quốc khi tiến hành cuộc chiến tranh này nhưng lúc đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam
dường như chưa nắm được kế hoạch thực sự của người Trung Quốc. Có lẽ còn một số

người vẫn hi vọng về khả năng hai nước XHCN sẽ không tấn công lẫn nhau. (2) Việt
Nam quá tin tưởng vào sự trợ giúp của Liên Xô, hi vọng Liên Xô có thể giúp Việt
Nam theo như hiệp định hai bên đã kí năm 1978. Tuy nhiên, trên thực tế, những hành
động của Liên Xô tỏ ra khá yếu ớt và chủ yếu dừng ở mức tuyên bố. Như ngày
18/2/1979, người phát ngôn của Liên Xô tuyên bố rằng “Trung Quốc hãy dừng ngay
hành động của mình”
11
Hay như ngày 22/2/1979, phó thủ tưởng thứ nhất Solokov
phát biểu nhân dịp kỉ niệm 61 năm ngày truyền thống quân đội và hải quân Liên Xô
rằng Bắc Kinh không được đụng đến Việt Nam. Hành động thực tế đáng kế nhất của
phía Liên Xô chỉ là gửi một tàu tuần tiễu loại Sverdlov và một tàu khu trục loại Krivak

8
Trương Tiểu Minh, Nhìn nhận lại cuộc chiến năm 1979 của Trung Quốc với Việt Nam,
9
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40, trang 114 - 118
10

10
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40, trang 130-131
11
TASS, 19/2/1979
[14]

đến biển Đông.
12
Nhưng thực sự, phía sau, Liên Xô đã nói với các nhà ngoại giao
châu Á và phương Tây trong một cuộc gặp rằng họ sẽ không can thiệp trong trường
hợp cuộc chiến chỉ có tính giới hạn. Liên Xô đã quyết định không can thiệp sâu vào
cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc vì họ cũng có những lợi ích của họ trong

mối quan hệ với Trung Quốc. Đó là việc Liên Xô tránh đối đầu quân sự trực tiếp với
Trung Quốc, điều rất có thể khiến cho khu vực biên giới giữa họ và Trung Quốc căng
thẳng trong khi họ vẫn phải đối đầu với phương Tây ở phía Tây (Liên Xô muốn tránh
khả năng “lưỡng đầu thọ địch” như Trung Quốc). Đặt trong hoàn cảnh chiến tranh
lạnh đang trong giai đoạn hòa dịu và việc Trung Quốc đang xích dần về phương tây
thì việc Liên Xô tránh đối đầu với Trung Quốc là điểu dễ hiểu. Trong khi đó, các nhà
lãnh đạo Việt Nam còn thụ động, trông chờ vào Liên Xô trong khi quên mất rằng, “tự
cứu lấy mình” là biện pháp đầu tiên khi ứng phó với bất kì một cuộc chiến tranh trong
đời sống quốc tế hiện đại.
3. Hệ quả của cuộc chiến.
Sau khi đã đạt được lợi ích của mình, ảnh hưởng của cuộc chiến với Trung
Quốc là khá tích cực. Mặc dù có thể là một thất bại về mặt quân sự nhưng như lời của
Đặng Tiểu Bình thì Trung Quốc chỉ cần đạt được 70% mục tiêu của mình, 30% còn
lại mặc để dành cho việc hiện đại hóa quân đội. Theo như số liệu trong bài “ Nhìn
nhận lại cuộc chiến năm 1979” của Trương Tiểu Minh thì tác giả có viết: “ Ban đầu
Bắc Kinh thừa nhận là có khoảng 20.000 quân Trung Quốc đã bị tiêu diệt hoặc làm bị
thương trong cuộc xung đột biên giới với Việt Nam. Gần đây những tài liệu mới có
của Trung Quốc cho rằng phía Trung Quốc có 6900 lính bị chết và 15000 bị thương,
tổng số thương vong là 21000 trong tổng số lực lượng tham gia tấn công là hơn
300.000.”
13
Phia Việt nam, Tạp chí Quân đội nhân dân tháng 4 năm 1979 ước lượng
tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người. Thực ra, có rất nhiều tài liệu
trong và ngoài nước đưa ra những con số thương vong của Trung Quốc trong trận
chiến nhưng khó có thể thống kê một cách chính xác và đầy đủ. Song dù thế nào đi

12
New York Times, 22/2/1979, trang A1 và A6
13
Trương Tiểu Minh , “ Nhìn nhận lại cuộc chiến năm 1979”-

[15]

nữa thì với một khoảng thời gian chiến tranh ngắn thì số quân Trung Quốc bị chết như
vậy là rất cao.
Trên thực tế, việc phải chịu tổn thất rất lớn ở cuộc chiến ngắn ngày này vì
dùng chiến thuật, trang thiết bị đã quá lạc hậu từ thời chiến tranh Triều Tiên khiến cho
sau cuộc chiến, quân đội Trung Quốc phải bước vào cuộc hiện đại hóa. Trong bài viết
về chủ đề này đăng trên tạp chí China Quarterly tháng 12-2005, tác giả Trương Tiểu
Minh cho biết quân đội Trung Quốc đã rút ra sáu bài học từ cuộc chiến 1979. Sáu bài
học đó là về các vấn đề chủ quan khinh địch, nắm bắt thông tin tình táo, công tác hậu
cần, khả năng tác chiến hợp đồng binh chủng, vận động nhân dân. Cuộc chiến là nơi
để Quân ủy trung ương Trung Quốc vừa thử nghiệm khả năng tác chiến, vừa thúc đẩy
công cuộc hiện đại hóa quân đội đi cùng công cuộc hiện đại hóa đất nước mà nếu
không có chiến trường Việt Nam, việc hiện đại hóa này chắc chắn còn diễn ra rất
chậm.
Sau cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đã chủ trương: “chỉnh đốn quân đội,
chuẩn bị đánh trận”. Báo cáo của Hoa Quốc Phong tại Đại hội XI ĐCS Trung Quốc và
những văn kiện sau đó của Ban lãnh đạo Trung Quốc đề ra phương châm nhiệm vụ
xây dựng quân đội Trung Quốc: “ Giương cao ngọn cờ vĩ đại của Mao Chủ tịch, kiên
tì đường lối cơ bản của Đảng trong giai đoạn lịch sử mới, nắm đường lối, quản lý
quân đội, chuẩn bị đánh nhau, tăng nhanh tốc độ xây dựng cách mạng hiện đại hóa,
xây dựng quân đội thành một trường học lớn ” Trung Quốc coi tiến hành hiện đại hóa
về quân đội là mục tiêu quan trọng hàng đầu, phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện
tham vọng bá quyền bành trướng. Kể từ chiến tranh năm 1979 với Việt Nam, quân
giải phóng nhân dân Trung Quốc đã có nhiều chỉnh sửa sâu rộng trong học thuyết
quốc phòng, chỉ huy và điều khiển, chiến thuật chiến đấu và cơ cấu lực lượng.
14

Về phía Việt Nam, hệ quả cuộc chiến theo hướng ngược lại. Mặc dù chỉ diễn ra trong
vòng 16 ngày nhưng hậu quả là vô cùng lớn và còn ảnh hưởng lâu dài. Một mặt cuộc

chiến khiến cho nhiều cơ sở kinh tế quan trọng của Việt Nam ở các tỉnh biên giới bị

14
“Trung Quốc - Tình hình cơ bản” – Tạp chí Thông tin lý luận
[16]

phá hủy. Mặt khác, cuộc chiến khiến cho Việt Nam buộc phải chuyển từ mục tiêu phát
triển, khôi phục nền kinh tế sau hai cuộc chiến sang mục tiêu an ninh, đề phòng một
cuộc tấn công lần thứ 2 của Trung Quốc. Do đó, Việt Nam buộc phải tăng chi phí cho
quốc phòng khiến cho quốc phòng trở thành một gánh nặng của nền kinh tế. Những
khó khăn của Việt Nam sau chiến tranh có thể được tổng quát tại Kết luận của Hội
nghị Bộ Chính trị (ngày 4-5-1979) về nhiệm vụ kinh tế hai năm 1979-1980 : (1) Đất
nước trải qua hai cuộc chiến tranh Có thiệt hại nhất định, một số thiệt hại có tác
động đến toàn cuộc nền kinh tế quốc dân (như mỏ apatít bị địch phá hoại ). Ta có yêu
cầu mới: khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục vùng bị địch đánh phá. (2) Địch
chưa từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, vẫn chuẩn bị chiến tranh chống ta; dùng bọn
tay sai phá ta từ bên trong về chính trị, kinh tế (phá huỷ, bỏ việc, âm mưu bạo loạn,
phao tin ) (3) Ta phải tăng chi về quốc phòng. Tăng viện trợ cho Lào và Campuchia;
đây cũng là công việc của chính chúng ta, vì cách mạng ba nước gắn bó với nhau. (4)
Nguồn ngoại tệ, vật tư nhập từ thị trường tư bản chủ nghĩa bị thu hẹp.
15

Những khó khăn đó, cùng với những sai lầm có tính nghiêm trọng và hệ thống trong
phương thức lãnh đạo và quản lí của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa Việt Nam vào
một thời kì khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài mà chỉ đến đầu thập kỉ 90 thế kỉ 20
mới kết thúc.







15
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40, trang 158-159
[17]

KẾT LUẬN
Cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc năm 1979 tuy chỉ diễn ra trong 16
ngày nhưng đó là tổng hợp của một loạt mâu thuẫn về mặt lợi ích đan xen giữa Việt
Nam, Trung Quốc và cả những nước lớn khác mà chủ yếu là Liên Xô và Mĩ. Cuộc
chiến một lần nữa chứng minh câu nói nổi tiếng của một nhà ngoại giao Anh: “Không
có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích là vĩnh cửu”. Cuộc
chiến là bước đầu tiên để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nhận ra rằng,
trong bất cứ thời kì nào thì lợi ích quốc gia vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định
chính sách đối ngoại của một quốc gia chứ không phải là ý thức hệ. Cuộc chiến cũng
khẳng định một điều mà vẫn còn là bài học nóng hổi đến tận ngày hôm nay. Đó là
những lợi ích của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á là mãi mãi và họ sẵn sàng
làm mọi việc để thực hiện lợi ích của họ. Việt Nam cần phải tìm mọi cách để hạn chế
va chạm lợi ích với họ, nhất là lợi ích ảnh hưởng để chúng ta có thể tồn tại một cách
hòa bình với người Trung Quốc.









[18]



TÀI LIỆU THAM KHẢO
King C. Chen, China’s border war with Vietnam, 1979
Nayan Chanda, Brother Enemy. The War after the War, Harcourt Brace
Jovanovich,1986
Trần Văn Đào - Phan Doãn Nam, Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945 -1995
Bruce Elleman, Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese
Conflict
François Joyaux, La Tentation impériale - Politique extérieure de la Chine depuis
1949, 1994,
Trương Tiểu Minh, “ Nhìn nhận lại cuộc chiến năm 1979”
TASS, 19/2/1979
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40
New York Times, 22/2/1979
“Trung Quốc - Tình hình cơ bản” – Tạp chí Thông tin lý luận








[19]



Bảng chấm điểm các thành viên


Họ và tên Điểm
Nguyễn Thị Liên 8,5
Nguyễn Minh Hiền 8
Nguyễn Thị Lan Hương 7
Đặng Kiều Phương Anh 8
Nguyễn Lê Ngọc Anh 6,5
Nguyễn Minh Hương Giang 9
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 8
Kiều Thị Kim Liên 8
Phan Thị Thanh Thuỳ 8.5
Phan Thị Thuỳ Dung 6
Trần Thị Thu Hiền 7
Trần Nguyễn Uyên Linh 5
Hồ Hoàng Đức 5
Đoàn Duy 7,5
Vũ Lan Hương 9
Nguyễn Quốc Hải (nhóm trưởng) 8,5
Khonekeo Keobouakham 4
Sengthavy Loungvilay 5

×