Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 3 QUA THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ CỦA HOWARD GARDNER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
I.  

TRANG

Mở đầu ·············································································································· 2  

II.   Thực trạng········································································································· 5  

III.   Những biện pháp đã tiến hành ········································································ 8  

IV.   Hiệu quả của những biện pháp đã tiến hành ··············································· 21  
4.1.   Hiệu quả ·········································································································· 21  
4.2.   Tính mới của biện pháp ················································································· 23  
4.3.   Điều kiện và khả năng áp dụng của biện pháp ············································ 23  

4.4.   Lợi ích thu được······························································································ 24  
V.   Kết luận ··········································································································· 24  
1


BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DẠY HỌC
Tên biện pháp: Biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh lớp 3,
trường tiểu học Lương Ngọc Quyến qua thuyết đa trí tuệ của Howard
Gardner.
Tác giả: Đinh Thị Liên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Lương Ngọc Quyến
Chức vụ: Giáo viên
Đối tượng áp dụng biện pháp: Học sinh lớp 3D, trường tiểu học Lương Ngọc
Quyến
Thời gian áp dụng: Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021.


I.   Mở đầu
Các ý tưởng về giáo dục ngày nay tập trung vào giáo dục cá nhân hoá và sự
tự chủ của người học. Học sinh được cho rằng phải có trách nhiệm về việc học
của bản thân, cũng như nên biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Theo
truyền thống, trí thơng minh được đo lường bằng bài kiểm tra I.Q, nhưng những
bài kiểm tra đó chỉ đo lường được một loại trí thơng minh. Bên cạnh đó, bài kiểm
tra I.Q cũng khơng phải là một cách hồn tồn chính xác để xác định ai thơng
minh hơn ai. Do đó, thuyết đa trí tuệ có ý nghĩa quan trọng với nền giáo dục hiện
đại, vì điểm chính của nó là mỗi cá nhân đều có năng khiếu và khả năng khác
nhau, và mỗi người đều có một vài kiểu thông minh được kết hợp khác nhau.
Thuyết đa trí tuệ (gọi tắt là MI) đã được phát triển vào năm 1983 bởi giáo sư
Howard Gardner của trường Đại học Harvard, và nó được xuất bản lần đầu trong
cuốn sách “ Frames of mind: The Theory of multi intelligences”. Ông chỉ ra rằng
tài năng và trí tuệ của con người hơn rất nhiều so với các bài kiểm tra I.Q cũ đã
2


cho thấy. Nó khơng cịn là câu hỏi về việc con người thơng minh như thế nào; mà
đó là cách trí thơng minh của họ hoạt động ra sao. Ơng đã trình bày một tầm nhìn
mới về trí thơng minh và lý thuyết là một quan điểm đa nguyên về tâm trí, nhận
thức nhiều khía cạnh khác nhau của nhận thức và phong cách nhận thức. Do đó,
điều quan trọng là phải thừa nhận rằng mọi người có những sức mạnh nhận thức
khác nhau (Gardner 2006: 5). Những ý tưởng về trí thơng minh của Gardner cho
chúng ta thấy rằng trẻ em học khác nhau; chẳng hạn như một đứa trẻ có thể giỏi
tốn nhưng học ngơn ngữ kém hơn và ngược lại. Vì vậy, cần có nhiều cách tiếp
cận và hoạt động khác nhau. Ông cũng cho rằng thay vì dựa vào một dạng chương
trình giảng dạy, các trường nên cung cấp chương trình giáo dục cá nhân hóa để
chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu của từng trẻ (Gardner 2006: 61).
Thuyết MI có thể thay đổi cách giáo viên và học sinh nghĩ về việc học. Một
bài kiểm tra đơn giản cho thấy học sinh có thế mạnh về trí thơng minh nào thực

sự có thể mang lại cho các em một góc nhìn mới. Nó có thể giúp các em thay đổi
thái độ đối với trí thơng minh của chính mình và học tập, nâng cao lịng tự trọng
của bản thân. Ví dụ: nếu một học sinh biết rằng em ấy giỏi về Trí tuệ tự nhiên
nhưng khơng xuất sắc về Trí tuệ lơgic-Tốn học, em có thể có cái nhìn hồn tồn
mới về khả năng của mình và thay đổi quan điểm của mình về việc học. Em ấy có
thể rèn luyện trí thơng minh mạnh hơn và phát triển trí thơng minh yếu hơn của
mình. Tơi tin rằng điều rất quan trọng là giáo viên phải tập trung vào điểm mạnh
của học sinh và lý thuyết Đa trí tuệ có thể giúp làm được điều đó.
Điều rất quan trọng đối với các em học sinh là tìm ra điểm mạnh của mình
và biết cách sử dụng chúng. Do đó, giáo viên phải biết cách làm việc với các trí
tuệ khác nhau và có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau. Các hoạt
động phải hấp dẫn và phù hợp với học sinh và rất tốt khi làm việc với các trí tuệ
khác nhau cùng nhau để giúp học sinh phát triển trí tuệ mà các em yếu hơn. Hiểu
được nhiều cách mà trẻ em tiếp thu kiến thức cho phép giáo viên sử dụng nhiều
chiến lược để tiếp cận trẻ em với các loại trí thơng minh khác nhau.
3


Gardner nói rằng các trường học và nền văn hóa của chúng ta tập trung phần
lớn sự chú ý của họ vào trí tuệ Ngơn ngữ và Logic-Tốn học. Chúng ta đánh giá
cao những người giao tiếp và logic cao. Tuy nhiên, Gardner cho rằng chúng ta
cũng nên dành sự quan tâm như nhau đối với những cá nhân thể hiện năng khiếu
trong các lĩnh vực khác: nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ, nhà tự nhiên học, nhà thiết
kế, vũ công, nhà trị liệu, doanh nhân và những người khác làm phong phú thế giới
mà chúng ta đang sống. Trên thực tế, nhiều trẻ em có những “khuynh hướng”
những trí thơng minh này thường khơng nhận được nhiều sự hỗ trợ ở trường.
Ngược lại, có thể nhiều học sinh trong số những học sinh này bị dán nhãn là học
kém hoặc “ADD” (rối loạn thiếu tập trung) vì chúng khơng hoạt động trong mơi
trường lớp học điển hình. Do đó, lý thuyết Đa trí tuệ đưa ra một sự thay đổi lớn
trong cách vận hành các trường học. Nó gợi ý rằng giáo viên được đào tạo để trình

bày bài học của họ theo nhiều cách khác nhau bằng cách sử dụng âm nhạc, học
tập hợp tác, hoạt động nghệ thuật, đóng vai, đa phương tiện, các chuyến đi thực
tế, suy ngẫm nội tâm và hơn thế nữa (Armstrong 2000).
Từ những vấn đề nói trên nên tơi đã chọn Biện pháp gây hứng thú học tiếng
Anh cho học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Lương Ngọc Quyến qua thuyết đa trí
tuệ của Howard Gardner” để áp dụng. Biện pháp giúp học sinh khám phá về
điểm mạnh của mình, học theo nhiều cách khác nhau, và có thể kiểm sốt việc
học của bản thân. Từ đó, giúp các em có cách nhìn mới và thay đổi thái độ, đem
lại sự tự tin, hứng thú với môn tiếng Anh. Bên cạnh đó, biện pháp cũng giúp giáo
viên có cách nhìn tổng qt về trí thơng minh của học sinh, từ đó có những biện
pháp giảng dạy phù hợp, giúp nâng cao hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng
Anh.

4


II.   Thực trạng
2.1.   Thuận lợi
Về phía học sinh, việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam không còn giới
hạn ở độ tuổi từ 11- 12 trở lên mà đã mở rộng đến lứa tuổi Tiểu học hoặc Mầm
non. Theo nhóm nghiên cứu, bao gồm nhà tâm lý học Steven Pinker của đại học
havard về độ tuổi, khả năng ngôn ngữ và thời gian học tiếng Anh của một người
thì trẻ em có thể học tốt cho đến 18 tuổi, nhưng nếu chúng ta muốn đạt được sự
lưu lốt trong ngơn ngữ như người bản xứ thì việc học ngôn ngữ mới nên bắt đầu
trước 10 tuổi . Vì vậy, lứa tuổi học sinh Tiểu học là đối tượng có lợi thế khi học
tiếng Anh so với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Cũng có một
số em học sinh có niềm say mê, hứng thú với mơn học, nên các em rất tích cực
học tập trên lớp.
Về phía giáo viên, chất lượng dạy học của giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu
cầu nội dung chương trình giảng dạy. Hầu hết giáo viên đều u nghề, nhiệt tình

trong cơng tác, có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với các
đối tượng học sinh. Liên tiếp trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã tổ chức các
đợt tập huấn thay sách giáo khoa cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho
giáo viên Tiếng Anh nên tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy
học tích cực, cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị. Khả
năng dạy học của giáo viên ngày càng được nâng lên về chất.
Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã có các thiết bị dạy học theo danh mục thiết
bị dạy học tối thiểu cho môn Tiếng Anh như máy chiếu và loa, đài.
2.2.   Hạn chế
Về phía học sinh, phần lớn các em ở đây cịn ngại nói tiếng Anh,cịn rụt rè, e
sợ. Bên cạnh những học sinh học tập nghiêm túc, có khơng ít em khơng tập trung
trong q trình học. Một số phụ huynh và học sinh chưa thấy được tầm quan trọng
5


của việc học bộ mơn tiếng Anh nên chưa có đầu tư đúng mức; ít quan tâm đến
vấn đề học tập của con em.
Về cơ sở vật chất: Nhà trường chưa có phịng học tiếng Anh riêng, vẫn cịn
chưa đủ máy chiếu để đáp ứng cho việc dạy và học tiếng Anh ở từng khối học,
lớp học. Nhiều em học sinh vẫn chưa có loa đài ở nhà để luyện tập.
2.3.   Khảo sát thực trạng
Để có biện pháp hiệu quả gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh, tơi đã tiến
hành khảo sát học sinh về trí thơng minh của 38 em học sinh lớp 3D từ đầu năm
học, kết quả thu được như sau:
Số lượng học sinh

Tỉ lệ phần trăm

1. Ngơn ngữ


23

61%

2. Tốn học/logic

22

58%

3. Thị giác/ khơng gian

34

89%

4. Vận động

32

84%

5. Âm nhạc

29

76%

6. Hướng ngoại


21

55%

7. Hướng nội

17

45%

8. Thiên nhiên

28

74%

Bảng 1: Kết quả khảo sát trí thơng minh của học sinh lớp 3D

6


90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%

0%

"Khuynh hướng" trí thơng minh của học sinh lớp 3D
89%
84%
76%
74%
61%

58%
48%

Ngơn
ngữ

Tốn
học

Thị
giác/
khơng
gian

Vận
động

55%

Hướng Hướng Thiên
Nội ngoại nhiên


Âm
nhạc

"Khuynh hướng" trí thơng minh của học sinh lớp 3D
Biểu đồ 1: “ Khuynh hướng” trí thơng minh của học sinh lớp 3D
Từ kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy trí thơng minh về thị giác/không
gian chiếm tỉ lệ cao nhất, 89%. Đứng thứ hai là trí thơng minh về vận động, 84%.
Tiếp đến là trí thơng minh về âm nhạc, 76%. Trí thơng minh về ngơn ngữ cũng
chiếm tỉ lệ khơng nhỏ, 61%. Trí thông minh hướng nội chiếm tỉ lệ thấp nhất, 48%.
Bên cạnh đó, tơi cũng cho các em làm một bài khảo sát kiến thức đầy đủ cả
bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Kết quả như sau:

Chưa hồn thành Hồn thành

Hoàn thành
tốt

Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm

2

28

8

5,2

73,7 %


21,1 %

Bảng 2: Kết quả khảo sát năng lực của học sinh lớp 3D

7


Qua bài khảo sát, chúng ta thấy rằng có 2 em chưa hoàn thành, chiếm 5,1 %; đa
số học sinh trong lớp đạt hoàn thành, 28 em, chiếm 73,7%. Số lượng học sinh
hồn thành tốt chưa nhiều, có 8 em, chiếm 21,1%.
III.   Những biện pháp đã tiến hành
Thuyết Đa trí tuệ cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ
nào đó ở từng “ phạm trù thơng minh” khác nhau, vượt ra ngồi ba loại tiềm năng
chung và nổi tiếng của con người: người học thị giác, người học thính giác và
người học vận động. Thuyết MI của Gardner bao gồm việc phân chia trí thơng
minh thành tám loại trí thơng minh khác nhau / riêng biệt: Ngơn ngữ học, LơgicTốn học, Âm nhạc, Khơng gian, Cơ thể-Trí tuệ, Liên cá nhân, Nội tâm và Tự
nhiên học.

Hình 1: Chiếc bánh Pizza Đa trí tuệ (Armstrong, 2009:46)
8


Theo Howard Gardner, trí thơng minh đa dạng cho thấy mỗi con người có
khả năng biểu đạt tri thức của mình theo 8 cách khác nhau và học theo cách tốt
nhất như thế nào. Vì vậy, khi áp dụng thuyết Đa trí tuệ, giáo viên có thể giúp học
sinh phát triển khả năng của mình hơn, khơng đánh đồng hay cào bằng khả năng
riêng của mỗi học sinh, từ đó có cái nhìn nhân văn hơn với khả năng và thành tích
của học sinh.
Từ thực tế khảo sát về trí thông minh của từng em học sinh lớp 3D, Trường

Tiểu học Lương Ngọc Quyến, tôi đã đề ra một số biện pháp sau:
3.1.   Biện pháp 1: Lối im lặng ( The silient way)
Lối im lặng là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa trên ý tưởng rằng
giáo viên nên im lặng trong lớp học càng nhiều càng tốt, cịn người học nên được
khuyến khích để nói càng nhiều càng tốt.
Khi sử dụng phương pháp này, cần dựa trên ba nguyên tắc:
-   Người học cần khám phá hoặc sáng tạo.
-   Việc học được thực hiện dễ dàng hơn bằng cách sử dụng các vật thể vật lý như
thanh màu.
-   Học tập dễ dàng hơn bằng cách sử dụng ngơn ngữ đích giải quyết vấn đề.
Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị bút chì màu.
Bước 2: Giáo viên giơ một cái bút chì lên và nói “ a pencil”.
Bước 3: Giáo viên tiếp tục giơ những cái bút khác lên mà khơng nói gì. Học sinh
bên dưới lớp nói : “ a pencil”.
Bước 4: Giáo viên giơ một cái bút chì màu đen và nói : “a back pencil”.
Bước 5: Giáo viên tiếp tục giơ chiếc bút màu đen lên mà khơng nói gì. Học sinh
sẽ nói : “ A black pencil”.
9


Bước 6: Giáo viên tiếp tục giơ những chiếc bút chì màu khác lên mà khơng nói
gì. Học sinh có thể sẽ nói : “ A red pencil”, “A blue pencil”…
Bước 7: Giáo viên gọi một em học sinh lên bàn, gom những chiếc bút chì màu
vào, sau đó lại trải ra bàn. Mục đích của việc làm này đơn giản là thu hút sự chú
ý của học sinh vào một chỗ. Giáo viên nhìn em học sinh và nói “ Take a black
pencil”, học sinh sẽ lấy bút chì màu đen, nếu các em không làm được, giáo viên
sẽ hướng dẫn học sinh bằng cách làm mẫu.

Hình 2: Học sinh lớp 3D thực hành biện pháp “ Lối im lặng”

Trong q trình đó, giáo viên kết hợp với các động tác như giơ hai bàn tay
ra, ý nói “ stop” ( dừng lại); dùng ngón trỏ xốy trịn, ý nói “ repeat” ( lặp lại);
dùng ngón trỏ và ngón cái tạo hình mở rộng, ý nói “ speak louder” ( nói to lên);
hoặc dùng những ngón tay tương ứng với một từ. Học sinh nhanh chóng hiểu ý
nghĩa của những hành động này và hào hứng làm theo.
10


Hình 3: Các ký hiệu dùng trong biện pháp “Lối im lặng”
Qua biện pháp này, học sinh có thể sử dụng ngơn ngữ để tự thể hiện bản
thân mình. Giúp chúng phát triển sự độc lập, không phụ thuộc vào giáo viên, phát
triển sự tự đánh giá bản thân từ việc tự sửa những lỗi sai cho mình. Những lỗi sai
trong quá trình các em học qua biện pháp này là khơng thể tránh khỏi, bởi vì học
sinh được khuyến khích để khám phá ngơn ngữ. Lỗi sai được coi như là tự nhiên,
là một phần không thể thiếu của quá trình học.
“Lối im lặng” nhấn mạnh sự phát triển tư duy bên trong của học sinh ( trí
thơng minh hướng nội). Bên cạnh đó, biện pháp này cịn giúp học sinh học qua
vận động, qua màu sắc và qua những vật dụng cụ thể ( trí thơng minh vận động,
trí thơng minh hình ảnh).
3.2.   Biện pháp 2: hồi đáp hoàn toàn bằng cơ thể ( Total physical reponse =TPR)
TPR được tạo ra bởi nhà tâm lý học người Mỹ, Tiến sĩ James Asher và dựa
trên kinh nghiệm về cách con người học ngôn ngữ đầu tiên của họ. Chúng ta thấy
rằng, khi trẻ em học tiếng mẹ đẻ, cha mẹ thường dùng những cử chỉ, hành động
11


để truyền đạt ngôn ngữ và đứa trẻ đáp lại bằng việc làm tương tự; Khơng ai địi
hỏi hay u cầu trẻ nhỏ phải nói cả, chỉ nghe và hiểu. Việc học tiếng mẹ đẻ của
chúng chỉ qua các bước: nghe à nhìn à bắt chước theo.
Kết quả là chúng ta học được tiếng mẹ đẻ của mình, thay vì học nó khi

chúng ta học thêm các ngơn ngữ khác. Do đó, ý tưởng của TPR nói một cách ngắn
gọn là tạo ra một liên kết thần kinh giữa lời nói và hành động.
Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên thực hiện hành động, vừa làm vừa nói. Ví dụ: Open the book.
Kết hợp với những cử chỉ, nét mặt và vật dụng nếu cần.
Bước 2: Yêu cầu học sinh làm theo.
Bước 3: Lặp lại một lần nữa.
Bước 4: Giáo viên viết từ, cụm từ hoặc câu lên bảng.
Bước 5: Yêu cầu học sinh lặp lại một lần nữa.
Bước 6: Gọi một số em học sinh lên thực hành động tác đó.

Hình 4: Em Đỗ Đức Qn, học sinh lớp 3D thực hiện hành động “ Be quiet!”
12


Hình 5:Em Chu Diệu Thu, học sinh lớp 3D thực hiện hành động”Open the book!”
Một số hoạt động sử dụng TPR trong lớp học, như là:
-   Signal words ( Những từ kí hiệu): Ngay từ đầu năm học, giáo viên đưa ra
những quy định trong lớp học, trong số những quy định này, có những từ kí
hiệu, khi giáo viên nhắc đến những từ này, học sinh sẽ phản hồi lại. Ví dụ như:
Giáo viên: “ Everyone shows me your fingers” ; Học sinh: “ Fingers, Fingers,
here, here, here!”, đồng thời học sinh giơ tay lên. Hoặc khi giáo viên nói “
Students”, học sinh đáp lại “ keep silient”, và đưa tay ra ý im lặng.
-   Simon says ( Simon nói rằng): Trị chơi này giúp các em ôn luyện lại từ, cụm
từ hoặc các câu đã học một cách vui vẻ. Khi giáo viên nói có cả cụm từ “ Simon
says” thì học sinh mới làm theo, ngược lại, học sinh không làm theo.
-   Do not follow me!( Đừng làm theo tơi): Giáo viên nói và thực hiện hành động
khơng trùng khớp với câu nói. Ví dụ nói “ stand up” nhưng lại ngồi xuống. Trị
chơi này mang lại khơng khí vui vẻ vì sẽ có học sinh nhìn cơ và làm theo.
13



-   Action songs ( Những bài hát hành động): Với nhiều bài hát thiếu nhi, giáo
viên có thể thêm các hành động vào theo lời bài hát, không những làm học sinh
hứng thú hơn, còn giúp các em dễ ghi nhớ hơn. Ví dụ: “ hello, how are you
today, “ One little finger”, “Red light, green light”…
TPR mang lại hiệu quả rất lớn, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu và học
sinh nhỏ tuổi. Sự kết hợp giữa chuyển động và ngơn ngữ có liên quan bẩm sinh
với việc học hiệu quả. TPR giúp học sinh tích cực sử dụng cả bên trái và bên phải
của não bộ, rèn luyện kỹ năng nghe của học sinh. Học sinh khơng bắt buộc phải
nói cho đến khi họ sẵn sàng, do đó tạo ra một “vùng an tồn” giúp giảm thiểu sự
ức chế và căng thẳng trong giờ học. TPR có thể áp dụng cả với những lớp ít hoặc
nhiều học sinh, mà giáo viên cũng không mất thời gian chuẩn bị nhiều, dễ dàng
thực hiện.
TPR có hiệu quả cao đối với những học sinh có “khuynh hướng” hoạt động,
vận động; những người phản ứng tốt với các hoạt động thể chất. Và học sinh có
“khuynh hướng” trực quan, hình ảnh, học tốt nhất với các tín hiệu thị giác. TPR
cũng rất tốt cho những học sinh hướng nội.
3.3.   Biện pháp 3: Sáng tạo các bài vè ( chants)
Các bài vè ( chants) là những từ vựng có vần điệu được kết nối với nhau
tạo thành nhịp điệu, khơng nhất thiết phải có nhạc cụ hay âm nhạc.
Bài vè là một chuỗi các cụm từ ngắn, dễ nhớ được lặp đi lặp lại theo một
kiểu dễ nhớ. Các mẫu nhịp điệu, trọng âm và ngữ điệu phải giống với những cuộc
trò chuyện tự nhiên của người bản ngữ .
Cách tạo các bài vè:
Bước 1: Lập danh sách các từ theo chủ đề.
Bước 2: Phân loại các từ theo: 2 âm tiết (A), 3 âm tiết (B), 1 âm tiết (C)
14



Bước 3: Làm bài vè có 4 câu theo quy tắc:
A-B-C
A-B-C
A-B-A-B
A-B-C
Từ đó, chúng ta cũng có thể tạo các bài vè với những từ có 3- 4-2 âm tiết,
giữ nguyên nhịp 4/4. Chú ý chọn các từ có âm giống nhau để tạo thành các cụm
từ “tongue-twister”. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm bài vè của riêng
mình. Học sinh khá hào hứng với nhiệm vụ này, vì chúng được tự sáng tạo theo ý
mình. Có thể những bài vè của các em chưa thực sự theo quy tắc, nhưng sản phẩm
của các em luôn được đánh giá cao.
Ví dụ:
Từ có 1 âm tiết  
Pen, book  

Từ có 2 âm tiết  

Từ có 3 âm tiết  

Ruller, pencil,

Pencil case  

notebook  

Eraser  

Ruler, sharpener, pen
Ruler, sharpener, pen
Ruler, sharpener, ruler, sharpener

Ruler, pencil sharpener, pen.
Bên cạnh đó, bài vè cũng có thể tạo ra từ các câu giống nhau, như sau:
This’s my pen. It’s blue.
This’s my pen. It’s blue.
This’s my pen. It’s blue.
I love it.
15


“This’s my pen” là câu A. “It’s blue” là câu B. Câu A và câu B lặp lại 3
lần, cuối cùng là câu C “I love it”.

Hình 6: Học sinh lớp 3D đang thực hành bài vè
Biện pháp này không chỉ tạo khơng khí thoải mái trong lớp học, giúp học
sinh tự tin hơn với khả năng của các em mà cịn kích thích những khả năng về
thần kinh của học sinh, giúp học sinh học nhanh hơn so với các phương pháp cũ.
Đồng thời, biện pháp giúp phát triển những “ khuynh hướng” âm nhạc, ngôn ngữ,
và hướng nội.
3.4.   Biện pháp 4: Học tập qua dự án ( Project based learning)
Học tập dựa trên dự án là một phương pháp giảng dạy phổ biến được xây
dựng xung quanh các dự án do học sinh định hướng, được thực hiện độc lập hoặc
cộng tác, thường được chia sẻ với một hoặc nhiều nhóm học sinh. Qua cách này,
học sinh được khuyến khích vừa học vừa làm, điều này sẽ dẫn đến hứng thú và
năng lượng hơn trong lớp học.
Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu về chủ đề để làm dự án. Ví dụ: đồ dùng học tập được
làm từ giấy hoặc rác thải.
16



Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh lên kế hoạch bước đầu làm dự án. Như
chuẩn bị đồ dùng, vật dụng, mơ hình…
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm các đồ dùng đó để học sinh tham
khảo.
Bước 4: Học sinh sẽ báo cáo về sản phẩm của bản thân.

Hình 7: Sản phẩm học qua dự án của học sinh

Hình 8: Sản phẩm học qua dự án của học sinh

17


Học tập qua dự án tạo cơ hội cho học sinh phát triển sự tự tin và độc lập
của mình ( Trí thơng minh hướng ngoại). Ngồi ra, học sinh thể hiện lòng tự trọng
ngày càng tăng và thái độ tích cực đối với việc học ( Trí thơng minh hướng nội).
Quyền tự chủ của học sinh được nâng cao, đặc biệt là khi họ tích cực tham gia
vào lập kế hoạch dự án (ví dụ: lựa chọn chủ đề). Một lợi ích khác thường được đề
cập liên quan đến việc tăng cường kỹ năng xã hội, hợp tác và tính gắn kết nhóm
của học sinh.
Bên cạnh đó, khi học tập qua dự án, học sinh được báo cáo, từ đó sẽ cải
thiện kỹ năng ngơn ngữ. Bởi vì học sinh tham gia vào giao tiếp có mục đích để
hồn thành các hoạt động đích thực, họ có cơ hội sử dụng ngôn ngữ trong bối
cảnh tương đối tự nhiên và tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa địi hỏi sử dụng
ngơn ngữ đích thực. Các hoạt động đích thực đề cập đến các hoạt động được thiết
kế để phát triển tư duy của học sinh và các kỹ năng giải quyết vấn đề, vốn rất quan
trọng trong bối cảnh bên ngồi trường học.
Một lợi ích nữa là học tập qua dự án được tiến hành theo bối cảnh cụ thể và
sở thích của học sinh, học sinh đã nâng cao động lực, sự tham gia và thích thú).
Từ góc độ tạo động lực, các dự án là những nhiệm vụ đích thực, có ý nghĩa hơn

đối với học sinh, tăng hứng thú, động lực tham gia và có thể thúc đẩy việc học.
3.5.   Biện pháp 5: Học tập qua các ứng dụng và phần mềm công nghệ thông tin
(CNTT)
Cùng với sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin, việc dạy và học
tiếng Anh cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nhờ có CNTT, học sinh sẽ được
tiếp cận với nguồn tri thức mở, rộng lớn, đa dạng và phong phú. Đối với các môn
ngoại ngữ, học sinh sẽ được học kỹ năng phát âm, giao tiếp và rèn luyện ngữ pháp
trực tiếp từ giáo viên bản địa. Điều này giúp các em có nền tảng ngoại ngữ vững
chắc, là bước đệm cần thiết cho tương lai.

18


Powtoon

Kahoot

Pinterest

Bitable

Powerpoint

Zoom/skype

Hình 9: Các ứng dụng và phần mềm hỗ trợ dạy tiếng Anh
Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngoại ngữ ở mọi cấp học, học sinh sẽ
được làm quen với các thiết bị hiện đại như: máy tính, máy chiếu, đầu VCD,
DVD,… Điều này giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với thế giới công nghệ, bắt kịp
xu hướng thời đại và có sự chuẩn bị tốt nhất cho cơng việc của các em sau này.


Hình 10: Trị chơi được thiết kế trên Powerpoint
19


Hình 11: Hình ảnh được cắt từ clip giáo viên thiết kế trên Powtoon.
Bên cạnh đó, CNTT giúp giáo viên thiết kế những bài giảng độc đáo, mới
lạ, có tính sáng tạo cao. Giáo viên nên tích hợp đa phương tiện như hình ảnh,
video, các đoạn hội thoại,… để làm tăng chất lượng nội dung bài giảng. Nhờ đó,
học sinh có thể phát triển tồn diện cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kích
thích tư duy ngơn ngữ của các em.

Hình 12: Hình ảnh được cắt từ clip giáo viên thiết kế trên Biteable.

20


Hơn nữa, CNTT còn giúp thầy và trò tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với
những nguồn tài liệu vơ cùng phong phú trên internet. Giáo viên có thể bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực giảng dạy của bản thân. Từ đó, hỗ trợ
học sinh tốt hơn.

Hình 13: Học sinh lớp 3D trong tiết học giao lưu với học sinh Ấn Độ qua
Zoom.
So với phương pháp giáo dục truyền thống thì giáo dục ngoại ngữ bằng ứng
dụng CNTT giúp tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. CNTT giúp thời
gian giảng dạy được rút ngắn đáng kể, nhờ đó giáo viên và học sinh có thêm thời
gian để đặt câu hỏi, tham gia các hoạt động thảo luận,…
IV.   Hiệu quả của những biện pháp đã tiến hành
4.1.   Hiệu quả

Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên cho học sinh lớp 3D Trường
Tiểu học Lương Ngọc Quyến, học sinh của tôi đã có những tiến bộ và thay đổi rõ
rệt. Các em đã mạnh dạn và hào hứng hơn trong giờ học tiếng Anh. Thêm vào đó,
các em đã có ý thức được điểm mạnh cũng như điểm chưa mạnh của bản thân. Để

21


từ đó, phát huy những điểm mạnh, rèn luyện những điểm chưa mạnh. Tiếp tục
khảo sát tình hình học tập của lớp 3D, tôi thu được kết quả như sau:
Chưa hoàn thành

Hoàn thành

Hoàn thành
tốt

Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm

11

27

28,9%

71,1%

Bảng 3: Kết quả bài kiểm tra sau 5 tháng áp dụng biện pháp
Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy học sinh đã tiến bộ rất nhiều. Trong đó,

khơng có học sinh chưa hồn thành. Học sinh hồn thành có 11 em, chiếm 28,9 %,
giảm 44,8 % so với đầu năm . Số học sinh hồn thành tốt có 27 em, chiếm 71,1 %,
tăng hơn 3 lần so với đầu năm. Kết quả học tập của các em học sinh lớp 3D đã có
sự thay đổi rõ rệt so với đầu năm khảo sát. Các em học sinh đã tích cực hợp tác với
giáo viên , bên cạnh đó cịn tích cực chủ động áp dụng những biện pháp trên để học
phát âm tốt nhất có thể.
Việc tổ chức các hoạt động giảng dạy tiếng Anh dựa trên thuyết Đa trí tuệ
cung cấp nhiều ý tưởng giảng dạy khác nhau và làm tăng hứng thú học tập của học
sinh. Bằng cách đó, tất cả học sinh sẽ có cơ hội tỏa sáng và cảm thấy thoải mái trong
lớp học. Việc giảng dạy trở nên giống với thế giới thực hơn và mang đến cho học
sinh cơ hội phát triển những khả năng đặc biệt của mình, rất hữu ích trong cuộc sống
sau này.
Điều quan trọng là các nhà trường đánh giá cao những gì học sinh có thể làm
và hỗ trợ những trí tuệ mạnh nhất của các em cũng như trau dồi những trí tuệ khác.
Việc áp dụng thuyết Đa Trí Tuệ vào lớp học tiếng Anh có thể mang lại kết quả tốt
hơn cho học sinh cũng như giáo viên vì có rất nhiều sự tham gia của học sinh.
Thuyết Đa trí tuệ cũng đưa ra nhiều khả năng và cách thức khác nhau để đánh
giá tốt hơn và có tổ chức hơn, dựa vào sự tham gia của học sinh được tham gia vào
q trình học. Nó cũng cho học sinh cơ hội để suy nghĩ về việc học của mình và đặt
ra mục tiêu cho bản thân.
22


4.2.   Tính mới của biện pháp
- Biện pháp góp phần làm rõ một số vấn đề thực tiễn của việc dạy và học tiếng
Anh hiện nay. Đặc biệt là sự liên quan giữa việc dạy và học tiếng Anh với thuyết đa
trí tuệ.
- Biên pháp cung cấp một số phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3, dựa
trên thuyết đa trí tuệ. Góp phần hồn thiện phương hướng dạy tiếng Anh cho học
sinh nói chung.

- Mặc dù có những đề tài nghiên cứu về biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh
dựa trên thuyết đa trí tuệ cho học sinh và sinh viên, nhưng chưa có đề tài nào nghiên
cứu về biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho các em học sinh lớp 3 nói riêng và
học sinh cấp tiểu học nói chung. Từ đó, đề tài giúp nâng cao nhận thức của học sinh,
giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh dựa trên
những trí thơng minh của học sinh từ khi các em còn nhỏ. Giúp cho việc dạy và học
tiếng Anh thêm hiệu quả và thiết thực.
4.3.   Điều kiện và khả năng áp dụng của biện pháp
4.3.1.  Điều kiện
Để biện pháp thực sự đem lại kết quả, cá nhân tơi có một vài kiến nghị, đề xuất
như sau:
- Ban giám hiệu nhà trường cần bổ sung đầy đủ trang, thiết bị hỗ trợ cho việc
dạy và học môn tiếng Anh như máy chiếu.
- Các giáo viên nên vận dụng sáng tạo và linh hoạt những biện pháp này sao
cho phù hợp với từng đơn vị bài học và từng đối tượng học sinh.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo, ban giám hiệu nhà trường, cụm chuyên môn tiếp
tục tổ chức các chuyên đề để các thầy cơ giáo có thể cùng sinh hoạt chun môn,
trao đổi, học tập, rút ra những kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3 nói
chung và học sinh tiểu học hiệu quả nhất.

23


4.3.2.  Khả năng áp dụng
Những giải pháp trên đã và đang được áp dụng với học sinh khối 3 Trường
Tiểu học Lương Ngọc Quyến, mang lại sự tiến bộ rõ rệt của học sinh qua từng
ngày. Chính vì vậy, tơi tin rằng những biện pháp này có thể áp dụng cho những
trường Tiểu học cụm chun mơn phía Tây và có khả năng áp dụng rộng rãi cho
học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, mang lại hiệu
quả nhất định. Không những thế, những bộ mơn khác như Tốn, Tiếng Việt, Khoa

học, Lịch sử, Địa lý… và những cấp học khác như cấp 2, cấp 3 cũng có thể linh
hoạt áp dụng những biện pháp này.
4.4.  

Lợi ích thu được

Sau khi có kết quả tích cực của học sinh lớp 3D, những biện pháp trên đã và
đang được áp dụng với toàn bộ học sinh khối 3, Trường Tiểu học Lương Ngọc
Quyến.
Khi áp dụng, biện pháp mang lại hiệu quả về kinh tế và xã hội vì biện pháp
đó hồn tồn khơng tốn kém về kinh phí mà chỉ cần thể tận dụng các cơng cụ
dạy học cơ bản như loa, đài và mạng internet. Chỉ cần sự phối hợp chặt chẽ,
tương tác thường xuyên giữa giáo viên và học sinh cũng sẽ mang lại hiệu quả
thiết thực.
Trong quá trình áp dụng những biện pháp trên, học sinh hào hứng hơn trong
giờ học, các em tích cực xây dựng bài và tự tin thể hiện khả năng của cá nhân
trong giờ học tiếng Anh. Chính vì thế chất lượng dạy và học tiếng Anh cũng
được nâng cao.
V.  Kết luận
Dựa trên Thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner, có rất nhiều ý tưởng giảng
dạy khác nhau và có thể làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Bằng cách đó,
mọi học sinh sẽ có cơ hội tỏa sáng và cảm thấy thoải mái trong lớp học. Việc
24


giảng dạy trở nên giống với thế giới thực hơn và mang đến cho học sinh cơ hội
phát triển những khả năng đặc biệt của mình, rất hữu ích trong cuộc sống sau này.
Điều quan trọng là nhà trường cũng như giáo viên đánh giá cao những gì học sinh
có thể làm và hỗ trợ trí tthơng minh mạnh nhất của các em cũng như cải thiện,
trau dồi những trí thơng minh khác. Việc áp dụng lý thuyết Đa Trí Tuệ vào lớp

học tiếng Anh có thể mang lại kết quả tốt hơn cho học sinh cũng như giáo viên
vì có rất nhiều sự tham gia của học sinh. Thuyết đa trí tuệ cũng đưa ra nhiều khả
năng và cách thức khác nhau để đánh giá tốt hơn và có tổ chức hơn, nơi học sinh
được hoạt động nhiều hơn. Từ đó cho các em cơ hội để suy nghĩ về việc học của
mình và đặt ra mục tiêu cho bản thân dựa trên trí thơng minh của minh.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

P. Thịnh Đán, ngày… tháng…. năm 2021
Người nộp

Đinh Thị Liên

25


×