Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

đoàn giỏi – những đặc trưng phong cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.32 KB, 50 trang )


Khóa luận khoa văn học

ĐOÀN GIỎI – NHỮNG ĐẶC
TRƯNG PHONG CÁCH

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Đóng góp mới của đề tài
7. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1.
ĐOÀN GIỎI, CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP
1.1 Cuộc đời nhà văn Đoàn Giỏi
1.2 Sự nghiệp sáng tác
1.3 Văn xuôi Đoàn Giỏi, nhìn từ vốn sống và cảm hứng nghệ thuật
1.4 Đoàn Giỏi, dòng riêng giữa nguồn chung
CHƯƠNG 2.
CÁC PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN GIỎI
2.1 Không gian nghệ thuật
2.1.1 Không gian lịch sử
2.1.2 Không gian thách thức
2.1.3 Không gian chung sống
2.1.4 Không gian tâm tưởng
2.2 Cách thức tổ chức thời gian nghệ thuật
2.3 Thủ pháp xây dựng nhân vật
2.3.1 Từ ngoại hình đến tính cách
2.3.2 Hành động và những biểu hiện của nhân cách


2.3.3 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
2.4 Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Đoàn Giỏi
2.4.1 Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương
2.4.2 Sắc thái ngôn ngữ qua đối tượng phản ánh
*Tiểu kết
CHƯƠNG 3.
ĐOÀN GIỎI – NHỮNG ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH
3.1 Văn xuôi Đoàn Giỏi nhìn từ phương diện kết cấu
3.2 Chất thơ trên trang viết
3.2.1 Thơ và chất thơ
3.2.2 Dòng chảy của cảm xúc
3.2.3 Những khúc đoạn trong trẻo và ngọt ngào của cuộc sống
3.3 Hệ thống biểu tượng trong các tác phẩm của Đoàn Giỏi
3.3.1 Hình ảnh con dao và ngọn tầm vông trong tâm thức người Nam bộ
3.3.2 Sức sống người phương Nam qua cây đước, cây mắm
3.4 Thế giới cổ tích và huyền thoại qua một vài tác phẩm
*Tiểu kết
KẾT LUẬN
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
106



[1] Chiếc sào phơi (Lê Giang): Lũ giặc đến làng ta/ Rồi cuộc sống gọi người
đi chiến đấu/ Chiếc sào phơi làm vũ khí – tầm vông.
3.1 Văn xuôi Đoàn Giỏi nhìn từ phương diện kết cấu
Không có sự vật nào tồn tại mà không có kết cấu. Ngoài sự quy định về mặt
hình thức, mỗi kết cấu còn tạo nên giá trị khác nhau của sự vật. Cái đẹp cũng

từ đó được đem lại. Nếu từ bột mì, trứng, bơ và sữa, người thợ bánh làm ra
nhiều loại bánh khác nhau thì trong văn chương, tuy cùng hiện thực phản ánh
nhưng giá trị của mỗi tác phẩm, mỗi tác giả hoặc các thể loại khác nhau thì
khác nhau. Kết cấu, với tác phẩm văn học do đó cũng giữ vai trò quan trọng:
là cơ sở hình thức đồng thời là cách thể hiện và bao quát nội dung của tác giả.
Với văn bản nghệ thuật ngôn từ, kết cấu có hai bình diện. Kết cấu bên ngoài
(kết cấu văn bản trần thuật) được thể hiện qua bố cục của tác phẩm (đầu,
giữa, cuối) hay các phiến đoạn nghệ thuật (chương, đoạn, khổ) và kết cấu bên
trong (kết cấu hình tượng) bao gồm sự tổ chức hệ thống nhân vật, hệ thống
tình tiết – sự kiện trong khung không gian thời gian nghệ thuật qua đó làm
nổi rõ giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Khi thác văn xuôi Đoàn Giỏi trên phương diện kết cấu, chúng tôi tập trung
phân tích ở bình diện thứ hai, chủ yếu về phương thức tổ chức tình tiết – sự
kiện. Tùy vào nội dung phản ánh, đặc trưng thể loại hay tác giả sáng tác,
truyện có thể có một hay nhiều tình tiết. Tình tiết là các sự kiện và biến cố.
Hệ thống tình tiết vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát
triển cốt truyện. Sức sống của sáng tác ngôn từ có một phần không nhỏ
những đóng góp của yếu tố này “tác phẩm hay ngoài ý tưởng sâu sắc, nhân
vật điển hình… còn cần phải sáng tạo được hệ thống tình tiết độc đáo và mới
lạ” [20; 99].
Tái tạo lại trong diễn ngôn một chuỗi hành động cho hấp dẫn và sinh động,
ngoài việc nắm bắt các quy luật phát triển nội tại của hiện tượng, nhà văn
không thể bỏ qua những thủ pháp kỹ thuật. Sự lựa chọn có tính “chiến lược”
này trong các tác phẩm văn xuôi thường được tìm thấy trong đoạn mở đầu.
Cuộc truy tầm kho vũ khí của Đoàn Giỏi là một điển hình.
“Cuộc họp kéo dài đã quá nửa đêm. Người cần vụ già rón rén bước đến bên
bàn, châm thêm dầu vào ngọn đèn bão rồi lặng lẽ quay ra. Như một cái bóng,
bác ta lại im lặng đứng về chỗ cũ, bên trong cánh cửa khép hé, chiếu xuống
một cầu thang tre. Gian phòng họp trên ngôi nhà gác lợp tranh, ngột ngạt mùi
khói thuốc lá, sáng bừng lên theo ngọn lửa cháy rực hình búp sen như cắt

bằng một mảnh lụa đỏ, rung rung trong chiếc bóng thủy tinh. Gần hai mươi
cán bộ quân sự đủ các cấp thuộc trung đoàn Mười cũ được triệu tập về đây,
họp luôn ba ngày rồi mà vấn đề đặt ra vẫn chưa đi đến kết luận. Họ đang
ngồi trầm ngâm chung quanh chiếc bàn gỗ mộc bừa bộn đủ các thứ giấy má,
chờ nghe ý kiến của đồng chí thành ủy” [49; 679].
Bắt đầu bằng một không khí căng thẳng, nặng nề và những con người đầy âu
lo, mệt mỏi, lối dẫn dắt của Cuộc truy tầm kho vũ khí thật sự ấn tượng. Hơn
nữa việc tạo nên một tình huống “có vấn đề” ngay từ những dòng đầu truyện
như vậy với tác phẩm có ý nghĩa như một nút thắt mà những diễn biến sau đó
của mạch truyện là sự gỡ nút.
Không giàu kịch tính như Cuộc truy tầm kho vũ khí song câu chuyện trong
truyện ký Trần Văn Ơn cũng được tác giả dẫn ra với nhiều độ căng từ bối
cảnh: Sài Gòn – Chợ Lớn những ngày giặc Pháp tái chiếm “Những tháng gần
đây, một thứ không khí nơm nớp đầy đe dọa bao phủ khắp các học đường Sài
Gòn – Chợ Lớn… Hầu hết các giáo sư, sau những giờ tan lớp đều nhanh
chóng lặng lẽ ra về. Suốt dọc dài những hành lang thăm thẳm, chỉ trông thấy
những cái bóng âm thầm cắm cúi bước mau… Từ trên cao các khung cửa sổ
tối om, thấp thoáng bóng dáng anh em học sinh nội trú vừa trở về buồng. Họ
đều như lắc lư trong dáng điệu mệt mỏi và chán ngán. Nhiều người tì tay vào
cằm đứng ngó ra đường, gương mặt lầm lì trong điệu bộ bình thản tẻ ngắt
vốn quen thuộc hầu như không còn ai chú ý” [39; 60]. Cái ồn ào, náo nhiệt
của thành phố lúc này như chết lặng, nhường chỗ cho sự im lìm đến đáng sợ.
Trong quang cảnh ngột ngạt gần như tức thở ấy, dường như báo trước với
chúng ta tất sẽ có một điều gì đó bất thường gây chấn động sẽ xảy ra.
Bên cạnh hiệu ứng thẩm mỹ, tình tiết khai đoan tuy quan trọng nhưng chưa
phải là yếu tố quyết định đối với mạch vận động cốt truyện. Các sự kiện, biến
cố mới chính là những yếu tố chi phối đến quá trình phát triển đó. Sau khi tìm
được Dũng và Ninh – hai người còn lại trong chiến dịch Là Ngà 1948 còn
nắm được những thông tin về con đường đến kho vũ khí số 5, phòng chính trị
của trung đoàn Mười mặt trận miền Đông Nam bộ 1952 đã phái đi một tiểu

đội gồm mười người, hy vọng sớm tìm ra mục tiêu. Ngay từ lúc bắt đầu đến
khi kết thúc, cuộc hành trình của đội quân truy tầm đã vượt qua vô vàn gian
nan và trắc trở. Trong 142 trang truyện, hiện thực ấy được Đoàn Giỏi xây
dựng rất nhiều những biến cố khác nhau. Mỗi biến cố với nhân vật là một
thách thức, thách thức cần sự chiến thắng. Chiến thắng trước âm mưu của
bọn giặc, trước sự đe dọa của thiên nhiên và cả với chính mình.
Nếu như ba ngày đầu chuyến đi trôi qua trong thuận lợi thì đến ngày thứ
tư, khó khăn đến với Ninh và anh em khi họ phải vượt qua vùng địch kiểm
soát và bất ngờ bị phục kích “Trong con đường ngoằn nghèo từ hông rừng
bên trái, một toán giặc mặc quần áo ka-ki vàng hực chạy ra. Ba bốn loạt súng
máy nổ rền liên tiếp… Tiểu đội không kịp bắn lại. Ninh dắt anh em chạy
vượt lên. Chị Năm vướng chân vào bụi gai mắc cỡ ngã quỵ xuống. Dũng
dừng lại kéo chị dậy, đẩy chạy tới. Giữa lúc Dũng vừa chớm chân, bỗng nghe
nhói một cái dưới gót” [49; 703]. Dũng bị thương và lạc dấu đồng đội, đây là
biến cố đầu tiên và đồng thời là biến cố có ảnh hưởng lớn nhất đến toàn bộ
thiên truyện: đội quân truy tầm mất đi một người dẫn đường quan trọng nhất,
Dũng rơi vào tay giặc ở trạm dân y vì không kịp chạy thoát. Càng trớ trêu
hơn khi anh gặp lại Khả, tên phản bội cách mạng bắt anh phải làm chỉ điểm
cho địch và bị bêu rếu là đầu hàng chính phủ quốc gia. Không được minh oan
với anh em, càng không thể thoát ra vòng kìm kẹp của địch, Dũng chấp nhận
đưa chúng đi đến kho vũ khí với những dự toán riêng cho một cuộc chạy
trốn.
Khó khăn nối tiếp khó khăn, trước mắt đội quân truy tầm luôn là những
chặng đường đầy vất vả. Con đường đến với kho 5 thật không dễ dàng. Bởi
vậy nếu không có ý chí, bản lĩnh và sự quyết tâm, đội quân truy tầm khó có
thể vượt qua tất cả. Khéo léo “thôi miên” người đọc vào câu chuyện được kể
bằng sự dồn đuổi liên tục của hoàn cảnh, Đoàn Giỏi đồng thời tạo được
“dung môi” cho các nhân vật thử nghiệm và “bung mình”. Đoạn tìm đường
trở lại ngã ba Xoài Cóc của đội quân truy tầm trong những ngày mưa mịt mù
nơi núi rừng hoang vắng là một minh chứng “Mưa ào ào giội nước ngày đêm

xuống những rừng tre gai góc bịt bùng. Anh em trong đội đã có một vài
người thấm mệt nhưng tất cả đều cố gắng đi tới. Họ lội đi như vậy có khi
hàng bốn năm ngày không thấy ánh mặt trời. Trong cái đại dương mênh
mông một sắc lá cây không thể dò này, mặt trời là cực duy nhất để con người
tìm ra phương hướng. Nhưng họ không thấy mặt trời đâu cả” [49; 727]. Mỗi
biến chuyển là một trở ngại, thiên nhiên như chỉ muốn ngấu nát họ qua từng
bước đi có thể. Hành trình vượt thoát của Ninh và tám đồng chí đến sông
Xoài Cóc từ rừng thẳm mênh mông quả thật không đơn giản.
Sự kiện và biến cố là những biểu hiện của việc xây dựng tình tiết truyện,
song giá trị nghệ thuật của tình tiết trong tác phẩm không dừng lại ở sự sắp
xếp, bố trí. Trong tương quan giữa kể và tả, bên cạnh tính chất gợi hình của
ngôn ngữ không gian, nhịp điệu trần thuật cũng tạo nên sự vận động của
truyện. Trên trời mây đen vần vũ, phía trước dòng thác kinh hoàng, bên dưới,
cơn lũ gầm rít, tình thế đầy hiểm nguy khi chiếc bè của đội quân xuôi sông có
sự kết hợp cả hai yếu tố đó:
“Mây đen cuồn cuộn bay lướt trên ngọn cây đe dọa một cơn giông khủng
khiếp kéo tới đè sập xuống đầu mọi người. Và điều đó họ đã không tránh
khỏi. Một tiếng sét nổ chát tai như xé toạc lớp mây dày, tuôn xuống cả một
biển nước lơ lửng trên tầng cao… Thình lình mọi người nghe Ninh hét lên
một tiếng khủng khiếp. Trước mắt họ vài ngàn thước, mặt sông bỗng như bị
một lưỡi dao vô hình khổng lồ chặt ngang, biến mất.
- Buộc dây an toàn vào người. Gặp thác đằng kia rồi!
Chiếc bè lao như một mũi tên, dần dần chúi xuống và bất thình lình đổ ụp
một cái. Chị Năm rú lên một tiếng thất thanh, nhắm hai mắt lại. Nước trút
chiếc bè quay lộn, từ trên hơn mười thước cao ném xuống. Tất cả mọi người
bị hất văng ra khỏi bè, dìm trong bọt sóng sôi réo sùng sục” [49; 734].
Như một thước phim quy chậm, ông ghi lại từng hành động, cử chỉ của nhân
vật trong những chuyển dịch nhỏ nhất. Xu hướng cô đọng về mặt thời gian
khi tả về những tình cảnh nguy biến vì vậy luôn tạo được những độ căng nhất
định trong truyện Đoàn Giỏi. Độ căng đó ngoài tính hấp dẫn, với nhân vật

còn thể hiện được sự dồn đuổi không ngừng qua mỗi bước đi. Song đó chưa
phải là tất cả sức ép với đội quân truy tầm trên đường tìm kiếm kho vũ khí.
Gây cấn và hồi hộp, không khí tấn công, truy đuổi và ứng phó trong cuộc
chạm trán giữa hai phe được tác giả dàn trải qua 76 trang văn đầy kịch tính.
Đặt nhân vật vào hoàn cảnh tới hạn, nhà văn Đoàn Giỏi để họ được thể hiện
mình một cách tự nhiên song rất đỗi chân thực.
Truyện ký Chim bay trên trời Hà Nội bên cạnh âm hưởng trữ tình man mác,
đầy lắng đọng cũng có sự gấp gáp, thôi thúc về mặt tiết tấu truyện. Đó là
đoạn tái hiện lại không khí chiến đấu sục sôi, đầy quyết liệt của nhân dân Hà
Nội trong những ngày Mỹ đánh phá điên cuồng năm 1966 “… Còi báo động
rúc ngày đêm. Tiếng gầm rú như điên của những Con Ma. Thần Sấm, Kẻ Đột
Nhập… có ngày chúng tấn công Hà Nội đến sáu, bảy trận, mỗi trận ba bốn
đợt liên tiếp. Tiếng bom từ các tầng mây cao ào ào rối loạn tuôn xuống, và
tiếng pháo cao xạ từ mặt đất thiêng giòn giã tỉnh táo đánh trả lên, các cỡ liên
thanh súng trường ran ran khắp các nóc nhà, sân thượng đan thành một lưới
lửa dày đặc, những bựng khói vàng da cam của tên lửa phóng những con
rồng lửa đuổi theo bọn giặc chạy ngoắt ngoéo trên bầu trời… cùng những
chiếc dù vừa bung ra từ những chiếc máy bay giặc bị bắn cháy rừng rực đâm
đầu chúc xuống, giữa tiếng hò reo vang dậy của đồng bào thành phố. Lửa
dựng. Khói bay. Đất trời mù mịt. Ầm ầm, đùng đùng, đinh tai nhức óc” [8;
65]. Bốn câu văn cuối với sự thu gọn đến mức có thể về mặt ngữ pháp: một
chủ ngữ - một vị ngữ như diễn tả hết cái đỉnh điểm dữ dội trong những phút
trận chiến đang ở giai đoạn cao trào.
Ở Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi cũng đã ghi lại một cách chi tiết
nhất mọi sự thay đổi của sự vật, hiện tượng và con người trong những khúc
đoạn nguy biến. Trong đó, biến cố lưu lạc lần ba: đụng độ với vợ chồng Việt
gian Tư Mắm là một trong những sự kiện được ông đặc biệt chú trọng (ở tính
nguy kịch). Vượt tuyến, Hoa hướng dương, Trần Văn Ơn, Chuyến xe thổ mộ
ngày giáp tết, Chuyện rừng thuở ấy,… cũng là những tác phẩm được ông khá
dụng công trong xây dựng tình tiết truyện.

Hành trình tìm kiếm Thị Lụa với Tám Mun trong Chuyện rừng thuở
ấy diễn ra trong ba ngày. Là dân xứ này nhưng rừng sâu với Tám Mun hãy
còn là sự bí hiểm. Để đặc tả những gian khó, hiểm nguy trên mỗi bước
đường, để làm nổi bật lên tinh thần hào hiệp, trượng nghĩa của con người
Nam bộ mà Tám Mun là nhân vật điển hình, một không gian trắc trở đã được
Đoàn Giỏi dựng nên.
Ngay màn đầu, truyện đã tạo được điểm nhấn riêng đầy thuyết phục bởi sự
tĩnh tại của sự vật cũng như nhịp điệu “Rừng im như nín thở. Như phút im
lặng trước cơn bão. Như phút im lặng đột ngột giữa chiến trường. Kẻ thù
nguy hiểm đã cận kề” [49] trong từng hành động rất khẽ của nhân vật “Tám
Mun bước tới một bước, chong ngọn mác lên ngang tầm mắt. Không phải
beo, không phải cọp. Nó giấu sao được mùi khét lẹt tỏa ra quanh nó chí ít
cũng mươi thước. Vậy là con gì?Gã đảo mắt quanh một vòng, vẫn chưa phát
hiện ra. Con Đốm bỗng vươn lên, nhìn thẳng vào vòm cây, gầm gừ” [49;
266]. Những câu văn ngắn, gọn xô đẩy nhau, bên cạnh biện pháp so sánh và
điệp cấu trúc được sử dụng liền kế, minh họa cho những gian khó chất chồng.
Như một sự ngẫu nhiên đồng thời là một tất yếu, một dụng ý trong xây dựng
kết cấu, ngày thứ hai với Tám Mun, từ sáng đến giữa trưa và chiều, có thể nói
là giai đoạn thử thách nhất. Vì vậy, tác giả đã dành sáu trang để miêu thuật lại
những bước đi đó so với ba trang của ngày một. Mỗi ngày Đoàn Giỏi để Tám
Mun đánh vật ý chí và sức mạnh của mình với những trở lực khác nhau, theo
thứ tự rắn hổ mây và tiếp là bầy chim. Với ông đây đều là những cảnh tượng
hiếm thấy và có đôi phần ghê rợn.
Cái hay của tác giả là ông luôn biết tạo ra hoàn cảnh nhưng hiếm khi
để những hoàn cảnh trong các truyện đi theo một mô thức chung (bên cạnh
sự cụ thể của mô hình diễn tiến). Đó là sự linh hoạt trong sáng tạo, được thể
hiện cụ thể qua nghệ thuật xây dựng tình tiết trong kết cấu. Nếu cao trào của
hành động trong Cuộc truy tầm kho vũ khí, Trần Văn Ơn được đặt ở tình
huống cuối truyện thì cao trào của Chuyện rừng thuở ấy, Chuyến xe thổ mộ
ngày giáp tết, Hoa hướng dương được ông đặt ở giữa truyện. Ngày thứ ba

của Tám Mun do đó cũng “dễ thở” hơn, y như nốt bè trầm trong một bản
nhạc vậy. Có lẽ thiên nhiên đã thôi làm khó con người và khuất phục trước
họ.
Văn xuôi Đoàn Giỏi ngoài sức hút từ những sự kiện lịch sử sinh động
(có thật hoặc hư cấu), còn hấp dẫn người đọc ở phương thức tổ chức tình tiết
– sự kiện đầy thú vị. Ông tạo ra những tình huống riêng bên cạnh những tình
huống chung, biết tạo mạch cho truyện vận động và phát triển liên tục qua
các biến cố. Đồng thời xây dựng được biến cố (hoặc sự kiện) trung tâm qua
đó nhân vật được bộc lộ chính mình. Truyện Đoàn Giỏi thỏa mãn được tâm
lý người đọc ở kết thúc có hậu nhưng tác giả thường để văn bản “mở” hơn là
đóng khung nó bằng những nhận định.
Không những đa giọng điệu trong cách xây dựng nhân vật mà trong
cách thức trần thuật, văn của ông cũng bao gồm nhiều cung bậc. Dữ dội
nhưng cũng hiền hòa, như thiên nhiên Nam bộ vậy.
3.2 Chất thơ trên trang viết
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, bởi vậy sự vận động của xã hội tác
động đến sự vận động của nền văn học. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975 gắn liền với hai cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ, phục vụ cách
mạng do đó là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu. Cùng với sự ra
đời của Đề cương văn hóa năm 1943 theo phương châm “Văn học cũng là
một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận đó”, hướng ngòi bút các
nhà văn thời kỳ này gần như đi theo một mô thức nhất định trong sáng tác:
“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
(Sóng Hồng). Hòa mình trong dòng chảy ấy của văn học, thơ văn Đoàn Giỏi
vì thế cũng mang đậm cảm hứng sự thật bên cạnh cảm hứng ngợi ca, phê
phán (đặc biệt là văn xuôi). Song sự hấp dẫn của trang văn Đoàn Giỏi không
chỉ dừng lại ở những dữ dội, gay gắt của hiện thực; những căng thẳng, hồi
hộp của hoàn cảnh; những dồn đuổi, gấp gáp của sự kiện;… mà còn ở chất
thơ trong trẻo, ngọt ngào và nồng hậu như nhà văn Anh Đức từng nhận định
“Văn anh Đoàn Giỏi vừa mang chất trữ tình lại vừa mang tính chất lạ kỳ, sôi

động” [1].
Bàn về khái niệm chất thơ, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học cho đó là “những sáng tác văn học bằng
văn vần hay văn xuôi giàu cảm xúc, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình
ảnh và nhạc điệu” [18]. Hay tác giả bài viết Chất thơ trong truyện ngắn “Hai
đứa trẻ” (Thạch Lam) thì cho rằng chất thơ là “tính chất trữ tình – tính chất
được tạo nên từ sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm
với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm
mĩ và tình cảm nhân văn” [1]. Với Đoàn Giỏi, chất thơ trong văn xuôi được
thể hiện trên ba phương diện sau.
3.2.1 Thơ và chất thơ
Sau truyện ngắn đầu tay Nhớ cố hương năm 1943, những năm sau 1945,
Đoàn Giỏi vẫn tiếp tục giấc mộng văn chương với những trang văn và qua
những trang thơ. Bởi vậy mà dù đời sống hoạt động thực tiễn còn nhiều gian
khó, bận bịu nhưng trên các báo của vùng tạm chiếm, thơ Đoàn Giỏi vẫn
được đăng: Tư lương dân (Dân báo) và Mười hai bến nước (Ánh sáng) (theo
Đoàn Giỏi, Đất và rừng phương Nam). Số lượng không nhiều, nội dung
không mới nhưng nhờ “âm hưởng thơ chuyên chở được một tâm trạng thực
và kĩ thuật khá điêu luyện” [31; 114], thơ ông vẫn tràn sức sống. Thơ trong
văn xuôi Đoàn Giỏi phong phú và đa dạng về thành phần sáng tác, trong đó
chiếm số lượng lớn nhất vẫn là những bài ca dao, dân ca quen thuộc trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày. Thơ, vì vậy vừa đem lại cái trữ tình đằm thắm, vừa
có ý nghĩa như một loại gia vị thêm vào món ăn là những trang văn ông sự
hấp dẫn, lôi cuốn với hương vị đậm đà của quê hương Nam bộ:
“Bao giờ hết đước Năm Căn
Ông Trang hết cá, Viên An hết rừng
Khai Long hết xác cá đường
Mũi Cà Mau đó… ta nhường cho bây!” [8; 625].
Vang vọng khắp đầu sông cuối rừng Nam bộ, giọng hò mộc mạc, bay bổng
ấy với những tự hào và quyết tâm đã theo người dân Cà Mau đi vào hai cuộc

chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ. Và giờ đây, theo những con chữ của
Đoàn Giỏi đi vào trái tim bao người.
Ngoài Người và đất Cà Mau, bốn câu thơ này còn xuất hiện trong truyện ký
Cây đước Cà Mau qua giọng nói thơ Bạc Liêu trong vắt, lan dài trên sông với
sự đi kèm của ngữ điệu “Tặng tăng tắng tẳng tăng tằng”. Âm điệu vui tươi,
rộn rã thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của bà con đất Mũi dù rằng thực tại
hãy còn nhiều gian khổ. Chất thơ của cuộc sống tan chảy trong sự trong trẻo,
ngọt ngào ấy, để dần thành hình là chất thơ của văn xuôi. Ca dao trong văn
xuôi Đoàn Giỏi còn được dùng như một hình thức liên tưởng thú vị. Mượn
kinh nghiệm đã được ông bà đúc kết về đặc điểm thiên nhiên vùng đất “Anh
về để áo lại đây/ Đêm khuya anh đắp gió tây lạnh lùng” ông dẫn dắt mọi
người đến với những kiến thức khoa học bằng một con đường đơn giản và dễ
hiểu nhất. Nhờ thế mà những trang ký của ông, tuy “dày” về thông tin nhưng
không “nặng” trong cảm nhận, và cũng trở nên nhẹ nhàng, mềm mại hơn.
Đoàn Giỏi trong Nhớ Tiền Giang từng chia sẻ “Ở Hà Nội hay bất cứ một đất
nước xa xôi nào tôi từng đi đến, đêm đêm tôi vẫn hằng thao thức nghĩ về tỉnh
mình” [8; 30]. Từ thiên nhiên - con người đến quá khứ - hiện tại,… hết thảy
theo nỗi nhớ và đi ra nơi đầu ngọn bút với đủ mọi cung bậc của tình cảm.
Cảm phục và tự hào về mảnh đất quê hương, nơi mà để có được ngày hôm
nay, đồng bào đã đổi bao nhiêu máu, mồ hôi và nước mắt, lặng đi trong
nghẹn ngào, chua xót trước bao nhiêu oan ức mà nhân dân phải đối mặt và
trải qua: Bảy Phát (Cá bống mú) với bài thơ được nghe khi chịu cảnh tù tội,
chị Hai (bà Hai – Đất rừng phương Nam) với điệu hò của người chèo thuyền
ngoài sông giữa đêm khuya:
“Một tiếng nhục anh để đó hai tiếng nhục anh để đó, ba tiếng nhục anh ra
đi…
Con cá xếp vi chờ khi nước chảy
Cần câu gãy… ơi hỡi cần câu,
Anh thương em không ngớt đoạn sầu
Biết em có nhớ thuở ban đầu gặp nhau” [49].

Sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, da diết của âm điệu càng làm cho những câu thơ
sâu lắng, thiết tha hơn. Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Và chính tiếng nói của
tâm hồn ấy dội vào lòng người những khoảng lặng, những khoảnh khắc suy
nghiệm đầy tâm tư. Bởi vậy, nếu nhân vật và cốt truyện là những yếu tố cần
thiết để tạo nên cái sườn cho một tác phẩm văn xuôi thì chất thơ chính là yếu
tố đủ để tác phẩm đi vào tâm hồn người đọc một cách mạnh mẽ nhất, làm
rung lên những nhịp đập cảm xúc.
Những khía cạnh này được biểu hiện rất rõ trong Chim bay trên trời Hà Nội.
Tác phẩm thuộc thể loại ký nhưng gần giống với tính chất của một lá thư mà
tác giả gửi thi sĩ T, giáo sư văn học ở Sài Gòn (lời đề từ). Mười bốn trang với
sáu lần thơ được minh họa, cùng những câu hỏi tu từ được sử dụng liên tục,
kết hợp với chất giọng trầm buồn trong những khắc khoải, xao xuyến của kỉ
niệm và nỗi nhớ, thấm đẫm trên mỗi trang văn âm hưởng trữ tình sâu lắng.
Mượn những tứ thơ phù hợp với ngữ cảnh và đan lồng vào trang văn, văn
xuôi Đoàn Giỏi thực sự ấn tượng và cuốn hút ở chất thơ rất riêng đó.
3.2.2 Dòng chảy của cảm xúc
Đặt chân lên đất Bắc sau hơn ba mươi năm gắn bó với mảnh đất chôn nhau
cắt rốn, như bao người, Đoàn Giỏi cũng mang trong mình nỗi nhớ quê da
diết. Nhớ và viết. Viết bằng sự rung động của trái tim và những dạt dào của
niềm xúc cảm “Tôi ngồi mơ màng lắng nghe tiếng mưa phun reo đều đều như
tiếng suối ngàn Việt Bắc. Chiều thu, một sắc cầu vồng nhỏ hiện chéo qua
vầng bụi nước phun giữa vườn cây rực vàng. Bên kia hàng băng gỗ dài màu
xanh, có những người ngồi trầm ngâm hong nắng, đọc báo. Một cụ già ngồi
ngủ lơ mơ. Bụi nước phun bay như tro phun nhẹ vào xuân Hà Nội” [8; 103].
Ông cũng trải lòng mình trên những trang văn chân thành, sâu sắc và bàng
bạc giữa câu chuyện là cái tôi trữ tình với những suy tư, tự vấn “Tôi xa Cà
Mau đã có hơn mười lăm mười sáu năm rồi. Sự hiểu biết của tôi về những
con người trên vùng đất ấy hiện nay cũng không hơn gì sự hiểu biết của mọi
người chưa có dịp về qua nơi đó. Nhưng ngắm nhìn từng chân dung và tính
cách của họ trong Bức thư Cà Mau của Anh Đức và Rừng U Minh của Trần

Hiếu Minh, tôi có cảm giác như gặp lại một người yêu cũ. Thấy khác xưa mà
cũng chẳng khác xưa! Trong tiếng cười giọng nói, trong cách sống cách đánh
giặc, ở nét mới hiện tại còn in rõ bóng dáng thân quen cũ ngày nào. Có phải
điều đó ta vẫn thường quen gọi truyền thống đây chăng?” [8; 623]. Cuốn theo
dòng tâm sự miên man ấy, chúng ta được đi sâu hơn vào thế giới tinh thần
của nhà văn, hiểu hơn ân tình sâu nặng với quê hương xứ sở của tác giả.
Quy luật của nỗi nhớ dường như luôn là sự tìm về. Nhớ Nam, Đoàn Giỏi bởi
vậy cũng tìm về trong dòng hồi tưởng bất tận. Đồng Tháp Mười, còn mãi
trong ký ức những huyền thoại về vùng đất, và còn mãi trong tâm hồn thơ trẻ
ngày nào hình ảnh một Đồng Tháp miên viễn phía trời xa “Đứng trên những
gò cát cao cuối làng tôi, trông về phía mặt trời lặn những buổi tối trời, chỉ
thấy từng cụm mây trắng như bông loà nhòa lẫn lộn trên đầu sóng cỏ mờ mờ,
xa tít. Lũ trẻ con thường đứng trên lưng trâu, ngóng cổ nhìn về phía chân trời
chấp chới những đàn cò bay trong mây trắng, đố nhau: “Chỗ nào là chân
trời?”. Không đứa nào chỉ được. Sắc trời nối nhau với sắc cỏ một màu xanh
nhạt, mông lung” [49; 262]; một Đồng Tháp với lớp lớp những con người
anh dũng, kiên trung “Quên sao được bàn tay cụ già tự cầm lửa đốt nhà mình
đánh lạc hướng tiến của quân giặc sắp tràn vào xóm để bảo vệ các cơ quan
khu bộ. Quên sao được những người chiến sĩ suốt mấy ngày đói lả, vừa đánh
vừa mở đường máu vừa cõng trẻ con ra khỏi vòng vây trận Hàm Vồ” [264].
Quên sao được… Quên sao được, phép điệp ngữ cùng với phép điệp cú pháp
trong hai câu văn vừa làm cho âm điệu đoạn văn nhịp nhàng, đăng đối, lại
vừa tăng chiều kích của nỗi nhớ thẳm sâu trong tâm hồn tác giả.
Chân thành trong tình cảm, tinh tế trong cảm nhận, sắc sảo trong miêu tả,
chất thơ trong văn xuôi Đoàn Giỏi thêm đằm thắm, lắng đọng và cuốn hút
hơn nhờ sự vận dụng sáng tạo và phát huy tối đa hiệu quả nghệ thuật của các
biện pháp tu từ như thế. Trong đó, so sánh, nhân hóa là hai phương thức
chuyển ngữ xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm của ông tạo những
khúc đoạn mang âm hưởng trữ tình, lắng đọng “Sông Cửu Long chảy vào đất
Nam bộ, dang hai cánh tay dài ôm ấp những bờ dừa trĩu quả, xanh bạt ngàn.

Nước đặc ngầu phù sa cuồn cuộn đổ ra chín cửa, biến thành con rồng chín
đầu nổi lên giữa những cánh đồng lúa mênh mông, đỏ ối. Những buổi trời êm
ả, mặt nước phẳng lì trôi xuôi, soi bóng mây trắng bạc giăng ngang một chiều
rộng hơn bốn cây số, nước triều êm ả lên xuống như con rồng nằm ngủ, thở
nhịp nhàng. Nhưng khi đất trời nổi giận, chim nước hốt hoảng bay rối loạn,
con rồng hiền lành ấy bỗng vụt chồm lên, gào thét ì ầm, cuồng phong ào ào
bẻ gãy những cây bần to hai người ôm bên bờ, cuốn đi từng mảnh đất, lôi nhà
cửa gia súc dìm dưới bọt sóng sôi sùng sục” [8; 255]. Mỗi từ một trạng thái,
mỗi từ một đặc tính, con sông thật sự hiện ra như nó vốn có; hiền hòa mà
cũng thật dữ dội. Thổi hồn vào cảnh vật, diễn tả nó bằng tất cả tình yêu và
lòng ngưỡng phục, những con chữ trên trang viết chồm lên đầy sức sống.
Bằng sự đan xen liên tiếp của các từ láy tượng thanh và tượng hình, câu văn
Đoàn Giỏi vì vậy thêm uyển chuyển, mềm mại và thanh thoát.
Trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, khi tả cảnh, Hồ Biểu Chánh với vai trò là
người “đi tiên phong và lập công đầu trong việc đưa tiểu thuyết mới từ tình
trạng phôi thai tiến đến giai đoạn thành lập và thịnh hành” [57; 271] cũng đan
xen khá nhiều từ láy “Đêm hôm vắng vẻ, mưa gió ồn ào, dựa mé bờ tiếng ễnh
ương kêu uênh oang, trên mái nhà giọt nước mưa rớt lộp độp. Đêm nay là
đêm rằm, mà trăng bị mây ám nên mịt mù cảnh vật, mùa này là mùa cây cỏ
tươi tốt, mà bị giông mưa nên lá đổ nhành oằn” [56; 182]. Nhưng do câu văn
còn mang tính chất biền ngẫu, vì vậy các từ ngữ được sử dụng mang tính
đăng đối hơn là tính gợi hình.
Bàn về chất thơ trong văn xuôi Đoàn Giỏi, có thể nói, liệt kê cũng là một
trong những thủ pháp đáng chú ý và cần khai thác (Con gái cụ Hồ, Dòng máu
Việt phải lưu thông, Ngọn tầm vông, Mùa thu Nga thăm một vài nơi kỉ
niệm,…):
“Không biết có quá lời chăng, chứ riêng tôi, tôi chưa thấy nơi nào có một sự
hài hòa tuyệt duyệt giữa thiên nhiên và con người từ hình khối và đường nét
kiến trúc , những ngôi nhà gỗ với quang cảnh rừng – núi – sông – hồ như ở
Bạch Nga, từ những bài hát dân ca trữ tình với tiếng rừng thu xào xạc, tiếng

sóng vịnh biển Ban-tích ngày đêm không ngớt xô bờ như ở Lát-vi-a; từ màu
gốm men nâu nổi tiếng của chiếc cốc giải khát với sắc áo màu café (cà–phê)
của cô hầu bàn chan hòa trong chiếc đèn lồng kiểu cổ, và tiếng nhạc dân gian
ru trầm miên man trong mùi thơm dịu của món bít tết Ri-ga độc đáo trong
ngôi quán nhỏ mang cái tên rất gợi là “Gió thổi lên đi” Trôi đi trong chất
giọng trầm buồn, lắng đọng với những vương vấn tưởng chừng khôn nguôi”
[8; 98].
Những vẻ đẹp rất Nga dần được vẽ ra theo lời kể của tác giả. Tất cả gói trong
một câu văn, dài và dàn trải. Xâu chuỗi tất cả trong một, tác giả như muốn đi
hết những xúc cảm đang xô đẩy, chồng chất lên nhau; như muốn giới thiệu
với mọi người về một nước Nga như thế. Lần đầu đến trong mùa đông và sau
mười năm, Đoàn Giỏi có dịp trở lại Nga trong mùa thu. Thu Nga thật đẹp, trữ
tình và đầy thi vị. Còn trong lòng người là sự lặng im, lặng im để chiêm
ngưỡng, để thưởng thức những điều thực nhất mà ngày xưa, tác giả chỉ được
cảm thụ qua hàng loạt bức tranh của danh họa Levitan:
“Nhiều lúc tôi đứng lặng im nhìn những mảng màu vàng điệp mỏng manh
của cây li-ba lay động nhẹ trong hơi thu lạnh, nắng vàng nhè nhẹ sắc xanh,
vẫn xa đôi chút gợn mây sáp lưng cừu. Bên cây vàng lá thu, khi di động
những nét màu đỏ, màu xanh tươi của trang phục thiếu nữ, thu như bừng vui
rộn rực, khi những chấm sáng, những điểm đen hặc các màu tối thẳm của
trang phục lớp người có tuổi đi bên cây, thu như lắng xuống vẻ trầm tư” [8].
Những trang viết về thiên nhiên của ông luôn tạo được những rung động đặc
biệt qua vẻ đẹp trong trẻo và tinh khiết. Những biến đổi tế vi của cảnh vật đều
xuyên thấm qua ông, tâm hồn của một nhà văn và trái tim của một người họa
sĩ. Am hiểu về hội họa, ông đã vận dụng rất thành công trong việc sử dụng
nhiều bút pháp khác nhau để khắc họa thần thái của cảnh vật. Mùa thu Nga,
thăm một vài nơi kỉ niệm, và vài nơi đó đều lưu lại trong ông, trong trang văn
ông những rung động sâu sắc nhất: ngôi lều của Lenin bên hồ Radơlip miên
man sóng vỗ, con tàu lấp lóa ngoài khơi xa trên bờ vịnh Phần Lan, Cổ thành
Bơ-rêtx một chiều xám mây mù, cây bạch dương, nghĩa trang Pít Xcai-rôp,

khu vườn lưu niệm Dan-ki-ku-ba giữa thủ đô Mincơ,… Truyền toàn bộ
những xung động nội quan vào từng câu chữ, ngôn từ văn xuôi Đoàn Giỏi vì
vậy giàu tình cảm, nhạc tính và hình ảnh.
Chiếm số lượng khá ưu thế trong các tác phẩm của Đoàn Giỏi là ký. Ký Đoàn
Giỏi ra đời một mặt do yêu cầu sáng tác của thời cuộc (kịp thời thể hiện
những phẩm chất anh hùng của nhân dân, góp phần cổ vũ, động viên tinh
thần chiến đấu), mặt khác ký Đoàn Giỏi còn được biết đến như là một trong
những thể loại linh hoạt giúp ông (người sáng tác nói chung) có điều kiện bày
tỏ trực tiếp những cảm xúc thẩm mỹ của mình trước khách thể trữ tình. Bởi
vậy bằng cách bổ sung “những dữ kiện của nội tâm” (tưởng tượng, cảm xúc,
xúc cảm, hoài niệm, suy nghiệm,…)” vào “những dữ kiện của thực tại”, chất
thơ và chất thực được tác giả gắn kết một cách tự nhiên và khéo léo qua
những con chữ.
Đi theo hành trình suy tưởng của tác giả trong Dòng máu Việt phải lưu thông,
yêu mến và tự hào thay sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên và con người
mỗi vùng đất dọc Nam chí Bắc. Tất cả quyện hòa làm nên vẻ đẹp toàn bích
của non nước Việt Nam:
“Trời trong vắt, sau lưng tôi ngút ngàn đồng lúa Bạc Liêu, rừng dừa Bến Tre,
vườn sầu riêng măng cụt Thủ Biên, rặng bưởi Biên Hòa. Trong bờ kia là núi
Tràng (Trường) Sơn trùng điệp. Qua những chòm mây trắng như tơ nõn lưa
thưa, sâu sau dáng núi, tôi thấy hiện lên đồi núi Tây Nguyên, rừng thông
xanh mát, vườn rau thẳng tắp, những đàn bò sữa cúi đầu ăn cỏ trên các cánh
đồng mênh mông. Đa Lạc (Đà Lạt), Gia Rinh, Lâm Viên xanh biếc vườn cà
phê, vườn chè. Kia là Phan Thiết thơm lừng nước mắm, Nha Trang, Cam
Ranh cát trắng gió lành. Những bàn tay đưa không ngớt, đánh dây dừa dưới
bóng dừa Bình Định. Mùi đường phổi, đường phèn như phất qua trước mũi.
Bóng người du kích Bình Trị Thiên hôm nào còn len lỏi dưới nhà xiêu cột
cháy, trong vườn thanh trà, thanh yên ngọt lịm mỗi độ đầu thu. Trên mặt sóng
vằng vặc ánh trăng kia là Huế trầm mặc bên sông Hương la đà cành trúc,
trong vắt tiếng hò” [8; 229].

Dòng máu Việt phải lưu thông, Bắc Nam phải được quy về một mối, chỉ có
thể, dải đất hình chữ S mới vẹn nguyên một sức sống trong trái tim bao
người. Gửi đến một thông điệp về chính trị nhưng văn phong Dòng máu Việt
phải lưu thông không hô hào, cứng nhắc. Trang văn êm đềm chảy xuôi theo
những vọng về từ miền ký ức và những nghĩ suy trước thực tại. Nó đi vào
lòng người thật nhẹ nhàng song đầy khắc khoải.
Ngoài cái tôi trữ tình của tác giả thì chất thơ còn được đem đến từ những
khoảnh khắc xao động trong tâm hồn của các nhân vật trong truyện (Dũng
trong Cuộc truy tầm kho vũ khí, An trong Đất rừng phương Nam). Chiến
tranh khốc liệt, chiến tranh có thể cướp đi sinh mạng của con người nhưng
không thể cướp đi những gì thuộc riêng về thế giới tinh thần mỗi người “Gió
ban mai lành lạnh mang theo mùi hương ngát của một loài hoa lạ nào đằm
vào khí trời trong suốt. Cho đến khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuyên qua
cánh rừng, rọi vào những hạt sương long lanh đọng trên đầu ngọn cỏ làm cho
sương rung rung buông xuống thì mùi hương sực nức kia cũng tan dần theo
hơi ấm của mặt trời mỗi lúc một nhô cao” [49; 799]. Nắm bắt những bước đi
của thời gian qua sự biến chuyển của sự vật bằng một trái tim nhạy cảm và
một tâm hồn tinh tế.
Những đoạn văn viết về thiên nhiên trong văn xuôi Đoàn Giỏi, không chỉ ở
truyện mà cả ký luôn ánh lên vẻ đẹp lung linh và sức gợi đến nao lòng. Văn
xuôi Đoàn Giỏi, bởi vậy bên cạnh cái hiện thực như nó đang là, thấm đẫm
không khí thời đại, ta còn bắt gặp một hiện thực khác, khác với cái mà văn
học thời kỳ này hãy là, đó chính là sự hiện hữu của hiện thực tâm hồn
“Đường nét làn điệu văn tùy bút của Đoàn Giỏi vừa vạm vỡ vừa phóng
khoáng vừa ngập tràn hơi thở của thơ và luôn ghi rõ dấu ấn một thời” (Anh
Đức).
3.2.3 Những khúc đoạn trong trẻo và ngọt ngào của cuộc sống
Không chỉ được chưng cất từ thơ, từ tình yêu và những rung động của tâm
hồn trước cảnh đẹp thiên nhiên, chất thơ trong văn Đoàn Giỏi còn tỏa ra từ
tình người, tình đời đầy ấm áp, yêu thương - giai điệu trong trẻo và ngọt lành

nhất của cuộc sống.
“Một lúc sau, một chiếc xe hơi lộng lẫy chạy ngang, có một phụ nữ y
phục đoan trang, nhan sắc xinh tươi, ngồi một mình ở phía sau. Cô thấy đứa
nhỏ nằm ngoẻo bên đường liền kêu sốp-phơ biểu ngừng xe. Cô bước xuống
rờ đứa nhỏ, trán nóng hầm, mà tay chơn lạnh ngắt. Cô liền dạy sốp-phơ bồng
đứa nhỏ lên xe và nói: “Tội nghiệp con nít đói rách đau ốm. Để chở nó về
kiếm thuốc cho nó uống, rồi hỏi coi nó con nhà ai thì mình đưa nó về cho nó
ăn Tết. Làm phước không mất đâu mà sợ” [58], Đoàn Giỏi đã chọn cho Kính
trong Nhớ cố hương một kết cục tươi đẹp như thế. Sự đối lập giữa hai thế
giới: một giàu sang, sung túc và một nghèo hèn, đói rách không tạo nên bức
tường ngăn cản. Người phụ nữ vì vậy đã không thờ ơ đi qua Kính, ngược lại,
với tất cả sự chân thành của tình thương, cô cúi xuống và nâng đỡ Kính.
Sự trưởng thành về mặt nhận thức và tư tưởng về sau, nhất là trải qua quá
trình công tác chính trị phục vụ kháng chiến khiến trang viết của ông già dặn
hơn đồng thời mang tính hiện thực cao hơn. Đó có chăng cũng chính là sự
thay đổi mà ông từng thừa nhận trong bài ký Đồng Tháp Mười “Tôi như con
sâu cuộn mình trong tổ kén, như con ốc bó mình trong vỏ hẹp bò quanh quẩn
trong vuông tre làng nhỏ bé. Cuộc đời tôi rồi sẽ như cây xoài, cây mít trồng ở
góc sân, mọc lên chỗ đố, rụi tàn héo khô chết nguyên chỗ đó. Cách mạng
tháng Tám đùng đùng nổi lên như một cơn bão lửa, đốt cháy những mạng
nhện, gai gốc chung quanh mình tôi. Tôi đã xé vỡ tổ kén, mọc lên đôi cánh
giữa sức trai mười tám, bay đi” [49; 263]. Bởi vậy, những sáng tác sau này
của Đoàn Giỏi ít nhiều không còn mang hơi hướng của Nhớ cố hương nữa.
Sự thi vị có chút gì đó mơ hồ của những viễn cảnh tươi đẹp ấy cũng được
thay thế bằng những trang văn “đời” hơn, thực hơn, sinh động và gần gũi
hơn.
Lạc ba mẹ trong một lần chạy giặc để rồi xa mãi, với một đứa bé như An,
cuộc sống ngoài kia không phải là một trò đùa. Bước đường phiêu lưu với An
không trải đầy thảm đỏ nhưng cũng không quá nhiều trắc trở, gian nan. Trong
đắng cay có ngọt ngào. Vị ngọt ấy chính là đôi cánh nâng đỡ An đi qua

những tháng ngày lưu lạc cho đến khi An được đứng vào hàng ngũ cách
mạng “Tao thấy mày sống hổm rày ở chợ này như con chó hoang. Tội quá!
Về đây mà ở, tiếp giúp tao việc vặt trong quán. Mày sẽ tha hồ ăn, tha hồ
uống… Nói chuyện công xá, hóa ra cháu ở đợ cho dì sao? Dì có một thân
một mình. Dì coi cháu như con thôi. Mẹ con mà tính chuyện tiền bạc thì còn
ra cái nghĩa gì!” [49; 17]. Dù rằng với dì Tư Béo, sống là phải có vay có trả,

×