Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng văn hóa gia đình việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 250 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ

XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2018

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ

XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Chun ngành : Hồ Chí Minh Học
Mã số

: 62 31 02 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Ngọc Anh


GS.TS. Hồng Chí Bảo

HÀ NỘI - 2018

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng
dẫn của cố PGS.TS Phạm Ngọc Anh và GS.TS Hồng Chí Bảo. Các số liệu, tư liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn theo quy định.
Tác giả

Nguyễn Thị Việt Hà

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cố PGS. TS Phạm Ngọc Anh và
GS.TS Hồng Chí Bảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô khoa Khoa học chính
trị, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận án, hoàn thành nhiệm
vụ học tập, nghiên cứu tại nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoc tập.
Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng, song bản luận án khơng thể tránh khỏi thiếu
sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa

học, đồng nghiệp, đồng chí và bạn đọc để luận án được bổ sung, hoàn thiện hơn.

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

ĐLDT:

Độc lập dân tộc

GĐ:

Gia đình

GĐVH:

Gia đình văn hóa

GĐVN:

Gia đình Việt Nam

VH:

Văn hóa


VHGĐ:

Văn hóa gia đình

VHGĐVN:

Văn hóa gia đình Việt Nam

XDGĐVH:

Xây dựng gia đình văn hóa

XDVHGĐ:

Xây dựng văn hóa gia đình

XDVHGĐVN:

Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết xây dựng văn hóa gia đình
Biểu đồ 3.2: Mức độ quan tâm của địa phƣơng đối với công tác xây
dựng văn hóa gia đình
Biểu đồ 3.3: Lý do cần thiết xây dựng văn hóa gia đình


95
107
108

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Ngƣời quyết định hơn nhân trong gia đình
Bảng 3.2: Kênh thơng tin mà ngƣời trả lời biết đến những chính sách
xây dựng văn hóa gia đình
Bảng 3.3: Mức độ trở ngại trong cơng tác xây dựng văn hóa gia đình

98
105
122

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu ......................8
5. Đóng góp của luận án ..............................................................................................9
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án ....................................................9
7. Kết cấu của luận án ...............................................................................................10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................11
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................................11

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt Nam ......................................11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và văn hóa gia đình
...................................................................................................................................20
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng gia
đình và văn hóa gia đình Việt Nam ...........................................................................23
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cho luận án
...................................................................................................................................25
1.2.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................25
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án ....................................................................26
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................29
CHƢƠNG 2. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA
ĐÌNH ............................................................................................................................. 30
2.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................30
2.1.1. Gia đình ...........................................................................................................30
2.1.2. Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa ............................................................32
2.1.3. Xây dựng văn hóa gia đình .............................................................................39
2.1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia đình ...................................40
2.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia đình .......................41
2.2.1. Khái qt tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình .................................................41

TIEU LUAN MOI download :


2.2.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia
đình ............................................................................................................................52
2.3. Giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia đình ............................77
2.3.1. Giá trị lý luận ..................................................................................................78
2.3.2. Giá trị thực tiễn ...............................................................................................86
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................94
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG VĂN

HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ...95
3.1. Thực trạng xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh ..........................................................................................................................95
3.1.1.Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu .....................................................95
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế...........................................................108
3.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .............................................................................................123
3.2.1. Quan hệ hơn nhân, quy mơ, cơ cấu gia đình thay đổi nhưng chất lượng dân
số chưa đảm bảo .....................................................................................................123
3.2.2. Đất nước độc lập, xã hội phát triển nhưng tệ nạn xã hội vẫn không ngừng
tăng, luôn là nỗi lo cho các gia đình .......................................................................125
3.2.3. Văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay chưa phát triển tương xứng với những
biến đổi tích cực của gia đình, xã hội .....................................................................127
3.2.4. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xây dựng gia
đình, gia đình văn hóa nhưng vẫn thiếu tính thực tế, tính đồng bộ, hệ thống và hiệu quả
khi đi vào chiều sâu xây dựng văn hóa gia đình ........................................................128
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................130
CHƢƠNG 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH ....................................................................................................... 131
4.1. Những yếu tố tác động đến xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay ....131
4.1.1. Yếu tố khách quan .........................................................................................131
4.1.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................................137

TIEU LUAN MOI download :


4.2. Quan điểm xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh ........................................................................................................................142
4.2.1. Xây dựng văn hóa gia đình ln trở thành nền tảng của văn hóa dân tộc

.................................................................................................................................142
4.2.2. Xây dựng văn hóa gia đình trở thành động lực phát triển gia đình
.................................................................................................................................142
4.2.3. Đảm bảo những điều kiện vật chất và tinh thần cơ bản cho gia đình – nền tảng của
văn hóa gia đình .......................................................................................................143
4.2.4. Các thành viên trong gia đình là chủ thể chính trong xây dựng văn hóa gia
đình, đồng thời, cần có sự giúp đỡ của cộng đồng, sự quan tâm hỗ trợ của Đảng,
Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội .......................................................144
4.2.5. Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và tiếp
thu có chọn lọc các giá trị tiến bộ của gia đình trong xã hội hiện đại .........................145
4.3. Các nhóm giải pháp chủ yếu xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .....................................................................................147
4.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức .............................................................. 147
4.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức xây dựng văn hóa gia đình ..................................... 151
4.3.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ....................................... 159
4.3.4. Nhóm giải pháp về phát huy vai trị của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội,
cộng đồng và từ chính gia đình..................................................................................167
4.3.5. Nhóm giải pháp về công tác giám sát, kiểm tra, tổng kết và đúc rút kinh
nghiệm .....................................................................................................................173
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................174
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 176
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 180

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Gia đình (GĐ) là tế bào của xã hội. Sự trƣờng tồn và sức mạnh của mỗi
quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của GĐ. Các lãnh
tụ trên thế giới, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, theo cách nhìn của mình, đều có
sự quan tâm đến vấn đề GĐ.
Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa (VH) kiệt xuất,
đồng thời là lãnh tụ tối cao của nhân dân Việt Nam. Những vấn đề Ngƣời lo toan lúc
sinh thời, không chỉ những việc lớn lao của cách mạng nƣớc nhà, mà còn chăm lo
mọi mặt cho đời sống nhân dân, trong đó có lĩnh vực GĐ. Ngƣời từng nói: “Có ngƣời
nghĩ rằng Bác khơng có gia đình, chắc khơng hiểu vấn đề này. Bác tuy khơng có gia
đình riêng nhƣng Bác có một đại gia đình rất lớn đó là giai cấp cơng nhân tồn thế
giới, là nhân dân Việt Nam. Từ gia đình lớn đó, Bác có thể suy đốn đƣợc gia đình
nhỏ” [104, tr. 300]. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hơn
nhân và Gia đình (tháng 1/1959), Hồ Chí Minh khẳng định: “Rất quan tâm đến gia
đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng
tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt” [104, tr. 300].
Nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh cho thấy, mặc dù Ngƣời khơng có tác
phẩm chun khảo nào liên quan đến lĩnh vực GĐ, nhƣng những luận điểm cơ bản
mà Ngƣời đề cập đến, thực sự là kim chỉ nam cho Đảng và dân tộc ta định hƣớng
xây dựng GĐ nói chung và xây dựng văn hóa gia đình (XDVHGĐ) ở Việt Nam nói
riêng hiện nay, rất cần đƣợc khai thác và vận dụng. Đó cũng là một minh chứng
biểu hiện chiều sâu nhân văn trong triết lý phát triển mang đậm tính bền vững của
Hồ Chí Minh. Tuy đã có một số cơng trình nghiên cứu đến những luận điểm mang
tính định hƣớng này nhƣng vẫn cịn ở từng nội dung đơn lẻ, tính hệ thống và khái
qt cịn hạn chế. Vì thế, việc triển khai thực hiện một cơng trình nghiên cứu có hệ
thống về xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam (XDVHGĐVN) hiện nay theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh là một địi hỏi cấp thiết đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn.
Ngày nay, vấn đề GĐ đƣợc thế giới rất quan tâm. Nối tiếp quan điểm trong
Tuyên ngôn về quyền con người đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày


TIEU LUAN MOI download :


10/12/1948: “Gia đình là một yếu tố tự nhiên cơ bản của xã hội, có quyền đƣợc
hƣởng sự bảo vệ của xã hội”, đến năm 1994, Liên Hợp quốc đã lấy làm “Năm Quốc
tế gia đình”, với tƣ tƣởng chủ đạo là: Sự thay đổi thế giới cần gắn liền với sự tiến bộ,
sự tăng cƣờng các phúc lợi cho cá nhân và thúc đẩy sự phát triển ổn định của GĐ.
Ở Việt Nam, để hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc (ĐLDT) và chủ nghĩa
xã hội (CNXH), phát triển vững chắc GĐ là một trong những nhân tố quan trọng.
Trong vấn đề GĐ, VHGĐ là yếu tố cơ bản, vừa là mục tiêu, giá trị hƣớng tới, vừa là
động lực bền vững thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội. VHGĐ là một bộ phận
cấu thành văn hóa dân tộc, thể hiện nét đặc sắc của văn hóa dân tộc nên XDVHGĐ
hiện nay là làm gia tăng sức hấp dẫn của văn hóa Việt Nam trong thế giới hội nhập.
Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ngay khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế,
đã rất quan tâm đến vấn đề này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng khóa VIII năm 1998, đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của GĐ
trong việc “giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu
cao vai trò gƣơng mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa,
xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội” [35, tr. 60].
Ngày 4/5/2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg
về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày
Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn
thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các GĐ thƣờng xuyên quan tâm xây dựng GĐ
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
thật sự là một sự kiện VH lớn nhằm tôn vinh những giá trị VH truyền thống của gia
đình Việt Nam (GĐVN), là dịp để các GĐ giao lƣu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng
gia đình văn hóa (XDGĐVH), hƣớng tới sự phát triển bền vững của GĐ trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Đảng xác định phải: “Thực hiện chiến lƣợc gia đình Việt Nam.

Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
văn minh” [40, tr.128]. Trên cơ sở đó, Đảng gắn VH với xây dựng con ngƣời, cụ
thể là xây dựng môi trƣờng VH lành mạnh, trong đó có mỗi GĐ. Hội nghị Trung
ƣơng 6 khóa XII đã đƣa ra Nghị quyết số 20 - NQ/TW về tăng cƣờng công tác bảo

TIEU LUAN MOI download :


vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số
21 - NQ/TW về cơng tác dân số trong tình hình mới. Để việc bảo vệ, chăm sóc,
nâng cao sức khoẻ và các vấn đề dân số có hiệu quả thì cả hệ thống chính trị và tồn
xã hội đều phải có trách nhiệm, mà quan trọng nhất vẫn là ở chiều sâu VH của
ngƣời dân trong mỗi GĐ. Đây không chỉ là chủ trƣơng mang tính cấp thiết của hiện
tại, nó cịn góp phần quyết định đối với tƣơng lai của đất nƣớc.
Nhƣ vậy, qua hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của Đảng và Nhà nƣớc về
XDVHGĐ đã có bƣớc phát triển. Chính điều này đã, đang và sẽ góp phần quan
trọng vào việc nâng cao chất lƣợng đời sống cho đại bộ phận GĐ cũng nhƣ tạo ra
nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy
nhiên, quá trình XDVHGĐVN hiện nay cũng bộc lộ nhiều bất cập, nảy sinh khơng
ít vấn đề từ tồn cầu hóa và mặt trái của kinh tế thị trƣờng. Kinh nghiệm ở nhiều
nƣớc cho thấy, tăng trƣởng kinh tế không gắn liền với phát triển hài hòa các mối
quan hệ xã hội sẽ dẫn đến những khủng hoảng và đổ vỡ các quan hệ GĐ. Hiện nay,
mặc dù GĐVN đang phát triển theo chiều hƣớng tích cực, phù hợp với GĐ hiện đại
nhƣng VHGĐ có nhiều biến đổi theo chiều hƣớng phức tạp: mức độ quan tâm, khả
năng tiếp thu, vận dụng và sáng tạo các tri thức khoa học cũng nhƣ nhu cầu thẩm
mỹ đối với mọi mặt của cuộc sống chƣa thật sự đƣợc các GĐ quan tâm; tâm lý ngại
đổi mới, ngại lao động vẫn tồn tại; khơng ít các chuẩn mực GĐ bị nhiễu loạn, tình
trạng hơn nhân thiếu bền vững, mối quan hệ giữa các thành viên trong GĐ lỏng lẻo
và nhất là hiện tƣợng phi nhân tính trong gia đình cùng số trẻ em phạm các tội đặc
biệt nguy hiểm nhƣ cƣớp, cƣỡng đoạt, hiếp dâm, giết ngƣời… có xu hƣớng gia tăng.

Các hiện tƣợng nêu trên đã tác động tiêu cực đến đời sống GĐ và xã hội, làm cho
một bộ phận không nhỏ các thành viên trong GĐ cảm thấy khơng hạnh phúc khi
sống trong chính GĐ của họ. Do đó, nếu khơng sớm phát hiện và có những giải
pháp đủ mạnh để khắc phục và ngăn chặn các hiện trạng tiêu cực VHGĐ và
XDVHGĐVN hiện nay thì hạnh phúc của từng GĐ và vận mệnh chung của cả dân
tộc sẽ đứng trƣớc những nguy cơ, hậu quả khó lƣờng.
Xuất phát từ tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của những vấn đề nêu trên,
tác giả chọn đề tài “Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh” làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

TIEU LUAN MOI download :


Với đề tài đã lựa chọn, tác giả luận án xác định một số giả thuyết nghiên
cứu sau đây: Thứ nhất, Hồ Chí Minh tuy khơng có gia đình riêng nhƣng Ngƣời lại
có cả một gia đình lớn là giai cấp cơng nhân tồn thế giới và nhân dân Việt Nam mà
suốt đời Ngƣời tận tụy, hy sinh vì dân, vì nƣớc. Do đó, từ gia đình lớn mà Ngƣời
suy ra những vấn đề rất đỗi thiết thân của mỗi gia đình Việt Nam. Thứ hai, trong di
sản Hồ Chí Minh, có hệ thống những quan điểm của Ngƣời về GĐ và XDVHGĐ.
Thứ ba, thực tiễn nhất là tình cảm của Hồ Chí Minh đối với GĐ, đối với nhân dân
và dân tộc Việt Nam là những sở cứ đáng tin cậy để xác nhận giả thuyết nêu trên.
Thứ tư, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về XDVHGĐ khơng chỉ có giá trị lý luận mà cịn có
ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với đời sống văn hóa của mỗi GĐVN và thế giới. Mặt
khác, tƣ tƣởng của Ngƣời về XDVHGĐ còn là hệ quy chiếu, là cơ sở để đánh giá
thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác
XDVHGĐVN hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về XDVHGĐ và đánh giá
thực trạng XDVHGĐVN hiện nay theo tƣ tƣởng của Ngƣời, luận án đề xuất các

nhóm giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả công tác XDVHGĐVN hiện
nay nhằm hƣớng đến XDGĐVN phát triển bền vững theo tƣ tƣởng của Ngƣời.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Khảo cứu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó rút ra
nhận xét, đánh giá và xác định các vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu;
- Làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài luận án;
- Hệ thống hóa và phân tích những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về
XDVHGĐ;
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong XDVHGĐVN
hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh;
- Xác định những yếu tố tác động tới XDVHGĐVN hiện nay, trình bày
quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu XDVHGĐVN hiện nay theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh.

TIEU LUAN MOI download :


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia đình và vấn đề
XDVHGĐVN hiện nay theo tƣ tƣởng của Ngƣời.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về XDVHGĐ thể hiện qua các tác phẩm, sự kiện
và hoạt động thực tiễn của Ngƣời trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đặc biệt
là trên lĩnh vực VH.
- Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về XDVHGĐ vào việc XDVHGĐVN,
tác giả đặc biệt chú trọng vào giai đoạn từ năm 2006 đến nay, khi nƣớc ta đã bƣớc
vào thời kỳ phát triển mới và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam và các nghiên cứu lý thuyết về GĐ, VHGĐ và
XDVHGĐ.
4.2. Cách tiếp cận của đề tài
Luận án tiếp cận từ lý luận và thực tiễn trong sự thống nhất không tách rời,
bởi hai lý do sau:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh rất chú trọng tổng kết thực tiễn để kiểm nghiệm
tính đúng đắn của lý luận và phát hiện lý luận mới.
Thứ hai, Hồ Chí Minh đề cao việc thực hành lý luận trong thực tiễn.
Xuất phát từ đặc điểm trên, đề tài lựa chọn cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp
cận các mối quan hệ, nhất là quan hệ chủ thể với đối tƣợng.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận khảo sát tài liệu về các vấn đề có liên quan đến GĐ,
VHGĐ và XDVHGĐVN hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng
phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể nhƣ: phƣơng pháp logic và lịch sử, phƣơng pháp thu thập, phân
tích và tổng hợp tài liệu, so sánh, chứng minh, phân tích văn bản học (tập hợp trích

TIEU LUAN MOI download :


dẫn tài liệu) kết hợp với các phƣơng pháp của một số ngành khoa học nhƣ VH học,
xã hội học, tâm lý học…
Trong đó, đối với điều tra xã hội học bằng phƣơng pháp định lƣợng thông
qua bảng hỏi, nghiên cứu này áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên, thông tin mang tính
khái qt, khơng đi sâu tìm hiểu từng địa phƣơng. Tổng số phiếu là 600, phân bổ ở
các tỉnh: Hà Nội, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận,
Gia Lai. Địa bàn điều tra đƣợc chia theo tiêu chí ba miền Bắc, Trung, Nam và đại
diện cho các vùng, khu vực trong cả nƣớc.
Mỗi tỉnh điều tra chọn hai huyện/thành phố, mỗi huyện chọn 50 phiếu

(100/tỉnh) đại diện cộng đồng phân theo các nhóm giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp,
học vấn, đảm bảo việc tính tốn cơ cấu mẫu đại diện cho con ngƣời Việt Nam và sự
phân bố của các nhóm xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Toàn bộ số phiếu điều tra đƣợc tổng hợp, làm sạch, mã hóa và xử lý bằng
chƣơng trình thống kê chuyên dụng trong khoa học xã hội SPSS, trong đó sử dụng
theo số liệu %, phƣơng pháp mơ tả và theo tính điểm trung bình.
Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành điều tra xã hội học bằng phƣơng pháp
định tính với 20 mẫu phỏng vấn sâu.
5. Đóng góp của luận án
- Làm sáng tỏ thêm cái mới, cái sáng tạo của Hồ Chí Minh về một số khía
cạnh của vấn đề GĐ.
- Luận án hệ thống hóa các quan điểm của Hồ Chí Minh về XDVHGĐ và
những giá trị đặc sắc về XDVHGĐ trong di sản của Ngƣời.
- Bộ số liệu khảo sát thực trạng XDVHGĐVN hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh.
- Làm rõ quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu XDVHGĐVN
hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Những kết quả trên góp phần bổ sung, phát triển hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh nói chung và tƣ tƣởng của Ngƣời về VHGĐ nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận

TIEU LUAN MOI download :


Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ và sâu sắc thêm những vấn
đề về GĐ và XDVHGĐ trong di sản Hồ Chí Minh. Nội dung này chƣa đƣợc nghiên
cứu chuyên biệt và có hệ thống trong chun ngành Hồ Chí Minh học. Đó sẽ là một
trong những cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu về GĐ, VHGĐ và
XDVHGĐVN, đóng góp vào các nghiên cứu lý luận về GĐ ở Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà lãnh đạo, quản lý về công tác
GĐ hoạch định đƣờng lối, chính sách, dịch vụ xã hội có liên quan đến GĐ và VHGĐ
nhằm giúp mỗi GĐVN nâng cao hiệu quả trong việc XDVHGĐ của chính mình.
- Là tài liệu tham khảo và gợi mở cho những công trình nghiên cứu, giảng
dạy, tuyên truyền và giáo dục về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về VHGĐ…
- Tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc làm
phong phú thêm bức tranh nghiên cứu XDVHGĐVN hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án đƣợc
kết cấu thành 4 chƣơng, 10 tiết.

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt Nam
Nghiên cứu sự phát triển của xã hội, không thể nào bỏ qua vấn đề con
ngƣời, GĐ và VHGĐ. Điều đó cũng dễ hiểu tại sao ở Việt Nam cũng nhƣ trên phạm
vi toàn thế giới, vấn đề GĐ nói chung và VHGĐ nói riêng đã đƣợc các nhà nghiên
cứu chú ý tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu nhƣ một đối tƣợng của nhiều bộ mơn khoa
học. VHGĐ đã đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ và mức độ khác nhau để đánh giá và
khẳng định.
Theo khảo sát của tác giả, cho đến hiện nay, ở Việt Nam có 5 đề tài khoa
học cấp Nhà nƣớc và 29 đề tài cấp Bộ về vấn đề GĐ, trong đó, đề tài liên quan trực
tiếp đến VHGĐVN đƣợc nghiên cứu đầu tiên và sớm nhất ở nƣớc ta là Văn hóa gia
đình Việt Nam, năm 1992, do Lê Minh chủ nhiệm [112]. Đây là đề tài khoa học cấp
Nhà nƣớc, thuộc chƣơng trình “Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã

hội”, mã số KX.06.11. Đề tài hoàn thành vào đúng thời gian diễn ra năm Quốc tế về
gia đình ở Việt Nam - năm 1994. Nhân dịp này, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội đã
xuất bản hai quyển sách: Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội; Thực
trạng văn hố gia đình Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác
giả khi thực hiện luận án.
Thành cơng của đề tài Văn hóa gia đình Việt Nam là đã trình bày đƣợc
những vấn đề lý luận về VHGĐ, VHGĐ và sự phát triển xã hội, các hệ giá trị của
VHGĐ, khía cạnh VH trong các mối quan hệ GĐ, vai trị và vị trí ngƣời phụ nữ và
đặt các vấn đề đó ra trƣớc tƣ duy của xã hội. Tất cả những điều này trƣớc đó xã hội
chƣa quan tâm, chƣa đầu tƣ suy nghĩ, nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu sau
này cơ bản đều triển khai theo mạch tƣ duy này. Các tác giả của đề tài đã khẳng
định rất đúng rằng: “Gia đình, với tƣ cách một nhân tố phát triển lịch sử và một thể
chế xã hội (thậm chí đó là thể chế xã hội đầu tiên và cũng là cuối cùng của đời sống
con ngƣời), tất nhiên phải mang nội dung văn hóa, phải là “vật tải” văn hóa. Vả
chăng, ngay cả sự hình thành và phát triển của gia đình đã là sản phẩm của văn hóa.
Khi nói tới “Văn hóa gia đình”, trƣớc hết cần hiểu đó là một bộ phận của văn hóa

TIEU LUAN MOI download :


chung của xã hội… Văn hóa chung của xã hội có nhiều vật chứa, nhiều vật chuyển
tải khác nhau, nhƣng bền vững nhất (do đó có sức bảo thủ nhất) vẫn là văn hóa gia
đình” [112, tr. 9]. Nghĩa là, coi VHGĐ nhƣ một trong những lĩnh vực căn bản của
VH chung của xã hội. Từ đó, các tác giả đề cập đến khái niệm gia học, gia lễ, gia
phong, gia pháp và hệ giá trị của VHGĐ. Bên cạnh khái niệm VHGĐ, hệ giá trị
VHGĐ là một trong những điểm mạnh nhất về lý luận trong cơng trình nghiên cứu
này. Có một nhận định trong đề tài rất đáng để chúng ta suy nghĩ là xã hội đang
đứng trƣớc sự lựa chọn giữa ba hệ giá trị VHGĐ khác nhau: Hệ giá trị VHGĐ bảo
thủ, hệ giá trị VHGĐ hãnh tiến, hệ giá trị VHGĐ kế thừa – phát triển. Mặc dù ngắn
gọn, thậm chí rất cơ đọng, nhƣng các tác giả đã phát triển một ý tƣởng quan trọng,

đó là mối quan hệ giữa VHGĐ và sự phát triển xã hội với đầy đủ tính lịch đại và
tính đồng đại của nó. Đồng thời, họ cũng đã chú ý đến một vấn đề rất thú vị nhƣng
khá phức tạp, đó là những khía cạnh VH trong các mối quan hệ GĐ. Từ sự phân
tích đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai trị, vị trí của ngƣời phụ nữ trong GĐ và ảnh
hƣởng to lớn của họ trong việc hình thành, duy trì, phát triển VHGĐ. Đây đều là
những vấn đề mà luận án quan tâm.
Cùng với đề tài Văn hóa gia đình Việt Nam do Lê Minh chủ nhiệm, cũng đã
có những cơng trình khác nhƣ: cuốn Văn hóa gia đình Việt Nam, của Vũ Ngọc
Khánh [65]; cuốn Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ
em, của Lê Nhƣ Hoa [50]; Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Đảng Cộng sản Việt Nam, do tập thể tác giả Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa thuộc
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn [51]; cuốn Sách xanh gia đình
Việt Nam, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [18]; cuốn Văn hóa gia đình, của
Bùi Đình Châu [26] hay một số bài viết: “Chủ đề văn hóa gia đình trong nghiên cứu
văn hóa” của Hồ Liên [76]; “Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa” của Tạ Văn
Thành [166, tr. 76]; “Có một hệ giá trị văn hóa gia đình Việt Nam” của Phạm Tùng
Thƣ [142]; “Gia đình – Từ cách tiếp cận văn hóa” của Nguyễn Hồng Mai [85]; “Vài
khái niệm về văn hóa gia đình” của Huyền Giang [166, tr. 5]; Lê Ngọc Văn với bài
“Nghiên cứu gia đình Việt Nam những vấn đề đặt ra hiện nay” [152] và “Văn hóa
gia đình” [155]…, đã ít nhiều đề cập đến khái niệm VHGĐ, chỉ rõ cơ cấu và hệ giá
trị VHGĐ, góp phần trả lời cho câu hỏi “có văn hóa gia đình khơng?”.

TIEU LUAN MOI download :


Trong những tài liệu trên, đáng chú ý nhất là cuốn Văn hóa gia đình Việt
Nam của Vũ Ngọc Khánh [65]. Tác giả đã trình bày VHGĐVN dƣới những góc độ
khác nhau nhằm tìm hiểu bản sắc văn hố Việt Nam qua khía cạnh GĐ. Với cuốn
sách này, chúng ta sẽ có thêm những kiến thức về VH trong GĐVN, đƣợc tác giả
viết bằng chính những câu chuyện có thật để ngƣời đọc có thể cảm nhận, tự hào, gìn

giữ những truyền thống vốn có, những đặc trƣng VH của GĐVN. Tuy một số nội
dung trong cuốn sách còn nặng tính liệt kê, chƣa có sự khái qt, khơng chỉ ra đƣợc
những đặc trƣng bản chất của khái niệm VHGĐ nhƣng đây vẫn là một tài liệu khoa
học có giá trị tham khảo tốt đối với tác giả khi tìm hiểu lý luận về VHGĐVN.
Bài viết “Gia đình – Từ cách tiếp văn hóa” của Nguyễn Hồng Mai [85] đã
chỉ rõ bản chất VH của GĐ chính là nền tảng lý luận cơ bản cho các nhà nghiên cứu
tiếp cận VH. Có hai thuật ngữ thƣờng đƣợc nhắc đến khi tiếp cận GĐ từ góc độ VH,
đó là “Văn hóa gia đình” và “Gia đình văn hóa”. Giữa hai khái niệm này tuy có mối
quan hệ gần gũi, nhƣng thật ra đó lại là những đối tƣợng nghiên cứu của các khoa
học khác nhau. “Nếu gia đình văn hóa là loại gia đình đƣợc xã hội tơn vinh vì đã đạt
đƣợc một phẩm chất giá trị nào đó theo quy ƣớc thì văn hóa gia đình là một trong
những thuộc tính khách quan của mọi gia đình. Theo đề nghị của UNESCO, mọi
kiểu văn hóa đều cần đƣợc tơn trọng. Vì thế, chấp nhận sự đa dạng và khác biệt của
các kiểu văn hóa gia đình cũng nhƣ các kiểu văn hóa tộc ngƣời là một cách tiếp cận
khoa học và hợp lý” [85, tr. 4].
Với hai bài viết “Nghiên cứu gia đình Việt Nam những vấn đề đặt ra hiện
nay” [152] và “Văn hóa gia đình” của Lê Ngọc Văn [155], tác giả cũng cho thấy
mặc dù VHGĐ là chủ đề đƣợc nhiều ngƣời đề cập đến, nhƣng lâu nay việc nghiên
cứu VHGĐ thƣờng mang tính chủ quan, phiến diện. Ngay cả khái niệm VHGĐ vẫn
chƣa đƣợc xác định một cách rõ ràng và có quá nhiều cách hiểu khác nhau. Kết quả
là, tuy có nhiều ngƣời nói đến VHGĐ, thảo luận việc XDVHGĐ nhƣng VHGĐ là gì
thì chƣa đƣợc trả lời một cách thỏa đáng. Do đó, bản sắc VHGĐVN là gì, về căn
bản, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Từ hƣớng tiếp cận xã hội học về VH, tác giả đƣa ra
cách hiểu về khái niệm VHGĐ. Tác giả khẳng định những biến đổi kinh tế xã hội,
cơng nghiệp hóa và hội nhập tạo nên những giá trị mới của GĐ nhƣng không làm
mất đi những giá trị tốt đẹp của GĐVN truyền thống. Đó là tính liên tục và sự biến

TIEU LUAN MOI download :



đổi của VHGĐ. Việc hiểu rõ các đặc trƣng của VHGĐ, tính liên tục và xu hƣớng
biến đổi của VHGĐ là cơ sở XDVHGĐVN hiện đại. Quan điểm này đƣợc tác giả đề
cập lại trong cuốn Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam [156].
Tiếp cận từ góc độ xã hội học cịn có bài “Văn hóa gia đình trong các chiều
cạnh của cơ cấu xã hội” của Đặng Cảnh Khanh [62]. Tác giả đã luận giải VHGĐ từ
việc phân tích chiều cơ cấu - chức năng, chiều lịch đại của cơ cấu GĐ trong xã hội
và những vấn đề của VH truyền thống của dân tộc trong GĐ. Từ đó, với cách nhìn
biện chứng, theo tác giả, có thể vƣợt qua đƣợc một cách đúng đắn những mâu thuẫn
giữa việc phát triển cơ chế thị trƣờng với việc duy trì những giá trị VH truyền
thống, xây dựng sự thống nhất biện chứng giữa chúng nhằm tạo ra đƣờng hƣớng
cho sự phát triển của những giá trị VH truyền thống, trong đó, có các giá trị về
VHGĐ, lẫn những quy luật của cơ chế thị trƣờng. Điều quan trọng là cần phải tìm
thấy đƣợc phƣơng thức đúng đắn để bảo đảm cho sự tồn tại thống nhất và biện
chứng giữa hai mặt đối lập đó: mặt các giá trị truyền thống và mặt cơ chế thị
trƣờng. Đây là một gợi mở rất quan trọng cho luận án.
Tìm hiểu VHGĐ qua từng giai đoạn lịch sử có bài viết “Về văn hóa gia
đình Việt Nam” của Đào Hùng [55]. Các cơng trình nghiên cứu những chuẩn mực
truyền thống của VHGĐ ngƣời Việt đều nhìn nhận VHGĐ truyền thống dƣới góc
độ đề cao nhƣ những chuẩn mực mà con ngƣời hiện đại cần đạt tới. Có thể kể đến
cuốn Nếp cũ - Con người Việt Nam của Toan Ánh [8]; Đất lề quê thói: Phong tục
Việt Nam của Vũ Văn Khiếu [68]; Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh
[3]; Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm của Trần Quốc Vƣợng [165]; Lễ tục
trong gia đình người Việt của Bùi Xuân Mỹ [115]; Giáo dục truyền thống văn hóa
gia đình cổ xưa của Dƣơng Thu Ái, Nguyễn Kim Hạnh [7] ...
Xem xét mức độ ảnh hƣởng của Nho giáo đối với VHGĐ có cuốn Nho giáo
và gia đình của Vũ Khiêu, Lê Thị Quý, Đặng Nhứ [66]. Các tác giả đã trích dẫn, xếp
đặt, phân loại các quan điểm chung về đạo đức, chuẩn mực, giá trị, VH Nho giáo
xung quanh các mối quan hệ GĐ, quan hệ cha con, anh em, vợ chồng và phân tích nó
trong khung cảnh Việt Nam. Các tác giả đã chọn lọc những quan điểm hợp lý của
Nho giáo về GĐ và VHGĐ cho việc XDVHGĐVN truyền thống. Đây là những bài

học kinh nghiệm cho quá trình XDVHGĐ hiện nay ở Việt Nam mà luận án quan tâm.

TIEU LUAN MOI download :


Bài viết “Văn hóa gia đình Việt Nam” của Phan Ngọc [116] cũng đã chứng minh hệ
tƣ tƣởng Nho giáo trong VHGĐ thực tế không phải sâu sắc nhƣ ngƣời ta tƣởng, mà
chỉ là một lớp sơn mỏng trên VH dân gian của làng xã Việt Nam. Chính điều này đã
giúp cho Việt Nam xây dựng con ngƣời có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và với
tinh thần đó, đã giúp cho Việt Nam bảo vệ đƣợc nền độc lập bên cạnh đế chế đơng
ngƣời nhất, có lực lƣợng quân sự hùng mạnh hơn, và không ngừng theo đuổi tham
vọng thơn tính Việt Nam. Điều này cũng có ý nghĩa trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nói cách khác, VHGĐ mà Phan Ngọc muốn
bàn đến là theo xu hƣớng nhân cách luận. Việc xây dựng đất nƣớc bắt đầu bằng
việc tạo dựng những con ngƣời mới từ trong chính VHGĐ theo con đƣờng nhân
cách luận nhƣ kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc thực sự có ý nghĩa quan trọng
trong thời đại mới. Quan trọng là VHGĐ phải luôn đổi mới theo xu hƣớng tiếp thu
những yếu tố lành mạnh và loại bỏ những mặt hạn chế xuất hiện trong thời đại mới.
Quan điểm này phù hợp với hƣớng nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, cuốn Gia
đình học của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý [64] cập nhật nhiều thông tin lý
thuyết về nghiên cứu GĐ trên thế giới và Việt Nam. Cuốn sách là một trong những
công cụ nghiên cứu giúp tác giả có cái nhìn khá hệ thống về vấn đề GĐ, trong đó, có
những đặc trƣng của GĐVN truyền thống qua việc tìm hiểu dấu ấn cộng đồng trong
GĐVN truyền thống, làm rõ mối quan hệ giữa VHGĐVN bản địa và VHGĐ Nho
giáo, xem xét GĐVN trong sự tiếp xúc với VHGĐ phƣơng Tây…
Giữa VHGĐ và sự phát triển xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đó là
nội dung nhiều cơng trình nghiên cứu quan tâm trong thời gian gần đây. Điển hình
là cuốn Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội có mối liên hệ hữu cơ [158]; cuốn
Gia đình và dân tộc của Nguyễn Thế Long [77]. Bài báo “Giá trị văn hóa gia đình –
Tế bào lành mạnh của sự phát triển” của tác giả Hoàng Bá Thịnh [141]. Thông qua

bài viết, tác giả lƣu ý chúng ta rằng VHGĐ, bên cạnh cái chung là nền VH Việt
Nam, nó cịn có nét riêng do sự chi phối bởi những giá trị của dòng họ, của VH làng
xã, cộng đồng cùng những phong tục, tập quán riêng tạo nên VH vùng/lãnh thổ hay
cịn gọi là “địa – văn hóa”. VHGĐ là một thành tố quan trọng của VH xã hội, VHGĐ
vừa chịu sự chi phối của các giá trị, chuẩn mực xã hội nhƣng cũng góp phần làm
giàu thêm các giá trị VH dân tộc, xã hội. Do đó, khi xã hội bƣớc vào thời kỳ đổi mới,

TIEU LUAN MOI download :


VHGĐ cũng có những biến đổi nhất định, bên cạnh những mặt tích cực, thì cũng có
những mặt tiêu cực. Cùng với hƣớng nghiên cứu này, Phan Thị Cẩm Lai đã có bài
“Gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế hiện nay” [73]. Điểm đáng chú ý ở bài viết này là tác giả khẳng định VHGĐ
là một bộ phận, là cái gốc của VH làng, VH nƣớc. Vì vậy, hiện nay, một trong
những động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển đất nƣớc, chính là sự vững
mạnh từ bên trong của mỗi GĐ trên cơ sở phát triển VHGĐ và XDGĐVH.
Trên tinh thần đó, tác giả luận án rất chú ý đến những cơng trình nghiên cứu
về sự biến đổi VHGĐVN, các yếu tố tác động đến sự biến đổi đó cùng với những
định hƣớng, giải pháp để XDVHGĐVN hiện nay. Cuốn Phát huy truyền thống văn
hóa gia đình trong xây dựng nơng thơn mới của Ngơ Quang Hƣng [57]. Nội dung
cuốn Gia đình Việt Nam trong q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
từ cách tiếp cận so sánh của Nguyễn Hữu Minh [108] góp phần nhận diện rõ hơn
những xu hƣớng phát triển mới của GĐVN và có đóng góp tích cực vào hồn thiện
chính sách về GĐ. Cuốn Tìm hiểu Di sản văn hóa gia đình Việt Nam của Nguyễn
Song Tùng [150], tác giả tâm sự: Vấn đề trăn trở trong tôi là làm thế nào khôi phục
đƣợc di sản quý báu của GĐVN trong thời kỳ đất nƣớc đổi mới và tiến vững chắc
trong thế kỷ XXI? Theo tác giả, nền tảng của GĐ hạnh phúc là VHGĐ.
Ngoài ra, có các bài viết đăng trên sách, tạp chí nhƣ Lê Thi với bài “Gia
đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới của đất nƣớc” [147,

tr. 51]. Trong bài viết này, Lê Thi cho rằng, việc XDVHGĐ – bộ phận quan trọng của
nền VH dân tộc, thì sự hình thành VHGĐ mới khơng thể diễn ra bằng sự đứt đoạn
với VH truyền thống, cũng nhƣ sự chối bỏ các giá trị VH hiện đại mà là sự kết hợp
đúng đắn hài hịa, đó là điều chúng ta cần khẳng định và hƣớng dẫn cho các GĐ. Mặt
khác, tác giả cũng đƣa ra nhận định rằng tƣơng lai GĐVN còn biến đổi nhiều khi
bƣớc sang thế kỷ XXI, nhƣng chúng ta có thể dự đốn nó sẽ khơng rập khn theo
một mơ hình GĐ Âu Mỹ hiện nay. Với đặc điểm địa lý, VH dân tộc, GĐVN trong
tƣơng lai sẽ mang những bản sắc dân tộc riêng biệt, cần phải xây dựng GĐ hiện đại
mang bản sắc Việt Nam. Một số bài viết khác liên quan đến nội dung này nhƣ: Thành
Duy với bài “Văn hóa gia đình và nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng ở
Việt Nam” [166, tr. 34]; “Tôn vinh văn hóa gia đình” của Văn Kỳ Thanh [136]; khi

TIEU LUAN MOI download :


tiếp cận “Văn hóa gia đình từ điểm nhìn lịch sử và bản sắc”, có bài của Trƣờng Lƣu
[78]; Ngơ Quốc Đơng viết về “Văn hố gia đình bảo lƣu và thách đố” [41]; nhìn
theo chiều lịch đại, Trần Thị Thu Nhung đi tìm hiểu những biến đổi trong “Văn hóa
gia đình truyền thống và hiện đại” [120]; bài “Vai trị của văn hóa gia đình trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Dƣơng Quốc Hùng [56], bài “Văn hóa
gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập” của Trần Thị Tuyết
Mai [88] và bài “Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực xay dựng gia đình văn hóa” của
Dƣơng Thị Minh [113]. Bài “Những biến đổi của văn hóa gia đình trong giai đoạn
đổi mới ở nƣớc ta hiện nay” của Vũ Thy Huệ - Vũ Phƣơng Hậu [53]...
Về luận văn có Văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện
nay của Hồ Thị Ngọc Sao [134]. Luận án Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân
tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay của An Thị Ngọc Trinh
[146] đã trình bày đƣợc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc trong việc xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam…
Số lƣợng cơng trình liên quan đến XDVHGĐVN khơng hẳn là ít, nhƣng có

giá trị tham khảo lớn hơn cả, liên quan trực tiếp đến đề tài, đó là: Thứ nhất, đề tài
cấp bộ về Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại mới của Trần Đức Ngôn [117].
Đề tài đã đánh giá đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của VHGĐVN trong quá khứ và
hiện tại. Đƣa ra những dự báo xu hƣớng biến đổi trong VHGĐ, đề xuất những giải
pháp khả thi nhằm định hƣớng XDVHGĐ hiện nay phù hợp với xu thế hội nhập,
phát triển, đồng thời vẫn giữ đƣợc giá trị truyền thống của GĐVN. Thứ hai, cơ sở lý
luận và phƣơng pháp luận cho việc kế thừa và phát huy các giá trị của VHGĐVN
truyền thống trong việc xây dựng GĐ và sự ảnh hƣởng của hội nhập quốc tế, truyền
thống, giao lƣu VH tới VHGĐ trong đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020 của Lê Thị Quý [15]. Tác giả đề tài đã
có nhận xét rất xác đáng rằng: “Ở nƣớc ta, sự hòa trộn giữa bản sắc riêng của dân
tộc với đạo lý Nho giáo, ảnh hƣởng của Phật giáo và một chút Nho giáo đã tạo ra
nền VH gia đình với những nét độc đáo. Nền tảng căn bản cho các mối quan hệ gia
đình chính là tình thƣơng u và ý thức trách nhiệm. Nó là nguyên tắc chỉ đạo mọi
suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Điều này rất phù hợp với quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về tình yêu là cơ sở đầu tiên của gia đình… Chính gia đình

TIEU LUAN MOI download :


Việt Nam trong môi trƣờng VH làng xã đã tạo nên những đặc điểm truyền thống và
là một bộ lọc đối với VH gia đình của Nho giáo… Gia đình Việt Nam truyền thống
nghiêng nhiều về mặt quan hệ tình cảm, tình nghĩa cịn gia đình Nho giáo nghiêng
về mặt bổn phận, trách nhiệm, lễ nghĩa” [15, tr. 96-100]. Tuy nhiên, theo tác giả
luận án, điều này không chỉ phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, mà
cả với quan điểm của Hồ Chí Minh. Thứ ba, một số bài tham luận tại Hội thảo quốc
tế Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập: “Sự biến đổi văn hóa
gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Trần Thị Phƣơng Thảo [149, tr.
607]; “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam” của
Nguyễn Linh Khiếu [149, tr. 351]; “Xây dựng văn hóa gia đình – Động lực phát

triển của gia đình Việt Nam hiện đại” của Hoàng Hồng Hạnh [149, tr. 477]. Thứ tư,
các tham luận xoay quanh chủ đề Hội thảo Xây dựng văn hóa gia đình trong xã hội
đương đại. Ví dụ nhƣ “Văn hóa gia đình và vấn đề giáo dục các giá trị văn hóa truyền
thống trong gia đình cho thế hệ trẻ” của Lê Thị Quý [20, tr. 134]; “Xung đột giá trị
trong văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay” của Phạm Đỗ Nhật Tiến [20, tr. 139] ;
“Xây dựng văn hóa gia đình hiện nay – từ góc nhìn thực tiễn và pháp lý” [20, tr. 57].
Thứ năm, tài liệu Hội nghị - Tọa đàm khoa học Quan niệm về Hạnh phúc của người
Việt Nam. Một số bài đáng quan tâm nhƣ: “Hạnh phúc và sự cần thiết nghiên cứu
hạnh phúc ở Việt Nam” [19, tr. 1]; “Nền tảng của hạnh phúc gia đình” [19, tr. 47]...
Các tác giả nƣớc ngồi khi tìm hiểu về VHGĐVN, chủ yếu bàn về địa vị
ngƣời phụ nữ trong GĐ. Một số nhà luật học ngƣời Pháp đã nhận xét: “…Điều mà
ngƣời Việt Nam tỏ ra hơn hẳn các dân tộc khác ở Viễn Đông là địa vị mà họ dành
cho ngƣời vợ cả trên thực tế gần nhƣ bình đẳng với chồng” (Maitre trong bài tƣờng
thuật về cơng trình nghiên cứu của Briffant năm 1908) hay “…Ngƣời phụ nữ Việt
Nam có vai trò gần nhƣ tự do và rất xứng đáng” (Luco – Giáo trình về nền hành
chính Việt Nam). Solus trong cuốn Về sự tiến triển của địa vị pháp lý của phụ nữ
bản xứ đã thừa nhận: “…ảnh hƣởng của phƣơng Tây chỉ làm rõ thêm tầm quan
trọng đã đƣợc công nhận về địa vị của phụ nữ trong gia đình” [169, tr. 196] Sau
này, hai học giả ngƣời Pháp là M.Durand và P.Huard trong cơng trình Nhận thức về
Việt Nam [170] đã đƣa ra công thức của quan hệ vợ chồng trong GĐ ngƣời Việt, đó
là: Ngƣời chồng trị vì, ngƣời vợ quản lý (Le homme gouverne, la femme menage).

TIEU LUAN MOI download :


Tác giả ngƣời Hàn Quốc Insun Yu trong cơng trình Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ
XVII – XVIII đã phát hiện ra sự khác biệt giữa nguyên lý Nho giáo đang giữ địa vị
thống trị với những phong tục tập quán lâu đời trong đời sống VH Việt Nam. Đó là,
trong quan hệ GĐ, GĐVN có xu hƣớng tập trung vào quan hệ vợ - chồng hơn quan
hệ cha – con; vợ chồng, con trai, con gái bình đẳng trong phân chia tài sản và “sở dĩ

ngƣời vợ đƣợc vị thế cao trong gia đình là do những hoạt động kinh tế của chính
mình…” [75, tr. 165].
Trong số những học giả nƣớc ngoài viết về VH, GĐVN nửa đầu thế kỷ XX,
phải kể đến học giả Léopold Cadière. Trong tác phẩm Văn hóa, tơn giáo, tín
ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L. Cadiere, chủ bút tạp chí Bulletin des
amis du vieux Hue Đơ thành hiếu cổ, 1914-1944 do Đỗ Trinh Huệ biên khảo [54] đã
phần nào khái quát về GĐ mang đậm bản sắc VH của ngƣời Việt qua một số nội
dung nhƣ: Thứ nhất, luận giải GĐ theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, trong đó, ông cho
rằng GĐ theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm ngƣời sống, mà cả kẻ chết. Nhƣ vậy,
do chính việc hình thành của nó, họ tức GĐ theo nghĩa rộng, chủ yếu có tính chất
tơn giáo, bởi lẽ nó bao gồm các thành phần siêu nhiên. Từ đó, đặt cơ sở cho ông đi
sâu làm rõ việc thờ cúng Tổ tiên, ông bà trong GĐ ngƣời Việt. Thứ hai, về hơn
nhân, sau khi phân tích các sự kiện, ơng đã đƣa ra bốn nhận định: hôn nhân là một
bộ phận của tôn giáo (việc thờ tự trong GĐ); Tổ tiên có vai trị ƣu đẳng trong các
nghi thức hơn lễ; về bản chất, về yếu tố cấu thành của hôn nhân ở ngƣời Việt là sự
đồng thuận; cuối cùng là vấn đề khai báo trong hôn nhân. Nhƣ vậy, chúng ta có thể
thấy, trong quan điểm của Cadière, GĐ theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, chủ yếu đều
có bản chất tơn giáo. Thứ ba, tác giả đi sâu phân tích làm rõ ngƣời gia trƣởng Việt
Nam đóng vai trị gì trên bình diện tơn giáo. Thứ tư, tác giả đề cập đến ngƣời vợ
trong GĐ và đi đến kết luận rằng ngƣời vợ, ngƣời mẹ GĐ, tƣởng nhƣ đứng bên
ngoài các cuộc cúng bái chính thức long trọng, Tổ tiên, Thần thánh, tuy vậy vẫn tạo
ra cho mình một đời sống tơn giáo cịn rộng rãi hơn đàn ơng. Cuối cùng, sau khi làm
rõ vai trò của ngƣời cha, ngƣời mẹ trong GĐ trên phƣơng diện tơn giáo, thì ơng bàn
đến các ngƣời con. Trong đó, ơng nhấn mạnh đến giáo dục GĐ, nhất là giáo dục chữ
Hiếu và với những cách thức giáo dục riêng có của mình, mà GĐ ngƣời Việt là một
thầy dạy giáo huấn về mặt luân lý đạo đức. Gắn bó với Việt Nam từ khi còn trẻ cho

TIEU LUAN MOI download :



×