Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.63 KB, 7 trang )

Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải





Thanh Hải - “Một nốt trầm xao xuyến”
Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930,
quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15
tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.
Những năm kháng chiến chống Pháp, Thanh Hải công tác ở đoàn văn công.
Những năm chống Mỹ, anh tiếp tục làm công tác văn hoá - tuyên huấn ở chiến khu Trị
Thiên. Sau 1975, Thanh Hải từng làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Uỷ
viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Anh đã xuất bản các tập
thơ: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1 năm 1970, tập 2 năm
1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mùa xuân đất này (1982); Thanh Hải thơ tuyển
(1982). Anh được Hội Văn nghệ Giải phóng trao Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình
Chiểu năm 1965 và được Chính phủ truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học
Nghệ thuật, đợt 1, năm 2001.

Nhà thơ Thanh Hải
Từ những năm 1960 đến 1965 hầu như những người yêu thơ ở miền Bắc ai
cũng biết và thuộc lòng một số bài thơ “vượt tuyến” của nhà thơ Thanh Hải. Cùng với
Giang , Thanh Hải là một hiện tượng thơ rất được chú ý lúc bấy giờ. Nếu Giang nổi
tiếng với bài thơ Quê hương thì Thanh Hải được mọi người biết đến với bài Mồ anh
hoa nở. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thanh Hải vẫn một
lòng kiên trung với cách mạng, chung thuỷ với thơ ca.
Thơ Thanh Hải chân chất, bình dị, đôn hậu như con người của anh. Hầu hết thơ
anh là thơ “trữ tình công dân”. Thanh Hải tiếp nối mạch nguồn thơ ca cách mạng của
Hồ Chí Minh, Sóng Hồng, Tố Hữu… Sau hiệp nghị Giơ ne vơ, anh được giao nhiệm
vụ ở lại miền Nam, sát cánh với nhân dân Trị Thiên Huế gây dựng phong trào, tổ chức


đấu tranh đòi thống nhất đất nước. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến những cuộc đàn áp
vô cùng dã man của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với những người bị chúng tình
nghi là “Cộng sản”: Hôm qua chúng giết anh/ Xác phơi đầu ngõ xóm. Bọn chúng
“trừng mắt” ra lệnh: Thằng này là Cộng sản/ Không được đứa nào chôn! Nhưng bất
chấp lời đe doạ của chúng, nhân dân vẫn chôn cất những chiến sĩ Cộng sản hết sức
chu đáo: Lũchúng vừa quay lưng/ Chiếc quan tài sơn son/ Đã đưa anh về mộ/ Đi theo
sau hồn anh/ Cả làng quê, đường phố/ Cả lớn nhỏ gái trai/ Đám càng đi càng dài/
Càng dài càng đông mãi… Đó là những câu thơ trong bài Mồ anh hoa nở mà tôi đã
học thuộc lòng khi còn là một cậu học trò lớp sáu trường làng. Những câu thơ dung dị
ấy cứ đi thẳng vào lòng người, chẳng cần hoa hoè, hoa sói. Trải qua mưa nắng thời
gian những bông hồng trên mộ người Cộng sản vẫn toả hương ngào ngạt. Bởi đó là
những bông hồng nở từ máu của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì sự nghiệp thống
nhất đất nước. Hình ảnh: Bông hồng đỏ và đỏ/ Như máu nở thành hoa là một hình ảnh
hết sức ấn tượng, hết sức ý nghĩa mà không phải bất cứ nhà thơ nào cũng có thể viết
được.
Cũng vào thời còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã thuộc lòng những câu thơ
viết về Bác của Thanh Hải: Đêm nay bên bến Ô Lâu/ Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu
Bác Hồ… Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn. Những
câu thơ này đã đi vào tâm thức của nhiều thế hệ người Việt . Nó tồn tại như những câu
ca dao lưu truyền trong dân gian. Nhà thơ Thanh Hải kể rằng khi anh đọc bài thơ
Cháu nhớ Bác Ho cho Bác nghe, đến câu Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn, quá xúc
động, anh dừng lại giữa chừng. Bác bèn ôm lấy anh, vừa hôn vừa nói: “Đây, hôm nay
Bác hôn thật đây!”. Đó là một kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời làm thơ
của anh. Vào ngày 19/10/1962, đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam do Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu ra thăm miền Bắc đặt chân đến Hữu Nghị
quan. Trong đoàn có cả nhà thơ Thanh Hải. Anh phải lặn lội từ Trị Thiên vào tận Tây
Ninh, qua Căm pu chia, bay sang Trung Quốc rồi đi tàu về biên giới Lạng Sơn. Nhà
thơ nghẹn ngào: Cách nhau chỉ một mái chèo/ Mà đi trăm núi, vạn đèo đến đây! Khi
nghe nghệ sĩ Trần Thị Tuyết ngâm bài Tám năm nay mới gặp nhau của anh trong
chương trình Tiếng thơ, Đài Tiếng nói Việt , rất nhiều người đã không cầm được nước

mắt. Bao nhiêu vui sướng, bao nhiêu hờn tủi, bao nhiêu căm giận chất chứa trong
hai câu thơ giản dị này. Thời đó, Trị Thiên và Quảng Bình đều là những tỉnh ở “tuyến
đầu Tổ quốc” nên tình cảm hết sức keo sơn, gắn bó. Thanh Hải đã thay mặt đồng bào
Trị Thiên bày tỏ tình cảm sâu nặng ấy với nhân dân Quảng Bình qua những vần thơ
rất đỗi chân thành: Quảng Bình ơi, chín năm xưa đánh giặc/ Vui khổ cùng chung
mảnh đất miền Trung/ Xa cách mười năm, mười năm thầm nhắc/ Lòng hẹn lòng qua
đôi bến Hiền Lương…
Thanh Hải có bài thơ Sang đò đêm mưa khá cảm động viết về mối quan hệ tình
cảm sâu nặng giữa đồng bào miền với các chiến sĩ cách mạng nằm vùng (thời 1954 -
1965). Người lái đò cho các chiến sĩ bí mật qua sông ngay cạnh đồn bốt của địch là
một mẹ già. Hôm ấy trời mưa rất to. Tác giả băn khoăn không hiểu sao mẹ cứ cho đò
trôi “lơ lửng, lửng lơ” trên sông làm “ướt cả thân già” mà không cập bến. Má rằng:
con ở trong mui/ Cứ ngồi cho ấm để rồi lại đi/ Má ướt một bữa can chi/ Chỉ lo con
ướt lấy gì mà hơ. Người chiến sĩ thì thương trời mưa làm “ướt cả thân má”. Mẹ thì lo
để các anh lên bờ trong khi trời đang mưa “lấy gì mà hơ”. Bởi: Bên kia những bụi
cùng bờ/ Không tơi, không nón đụt nhờ vào đâu? Phải máu mủ ruột thịt mới quan tâm,
lo lắng đến nhau như thế. Chỉ một từ “đụt” cũng đủ cho người đọc biết quê hương,
bản quán của mẹ. “Đụt” là từ địa phương có nghĩa là trú ẩn. Lời thơ bình dị như lời ăn
tiếng nói hàng ngày. Phải chờ đến khi trời tạnh mưa, mẹ mới đưa đò vào bến. Khi
buộc con đò, “vì dầm mưa lạnh má ho từng hồi”. Tiếng ho của mẹ làm tác giả tràn đầy
thương cảm: Má ơi! Đi đã xa rồi/ Mà con vẫn mãi nhìn lui bến đò/ Vẫn còn vọng mãi
tiếng ho/ Mỗi khi vượt bốt sang đò đêm mưa…
Tôi tin là những lời thơ bình dị này của Thanh Hải “vẫn còn vọng mãi” cùng
năm tháng.
Khoảng thời gian từ 1965 đến 1975 Thanh Hải hoà lẫn vào trong dòng thơ
chung, hoà lẫn vào bản anh hùng ca chống Mỹ cứu nước vô cùng sôi nổi, vô cùng hào
hứng. Bên cạnh thế hệ làm thơ trước cách mạng như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân
Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư… thế hệ trẻ đầy tài hoa như Thu Bồn, Nguyễn Khoa
Điềm, Lê Anh Xuân, Phạm Ngọc Cảnh, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Đức
Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Duy… Thanh Hải vẫn

“lặng lẽ” làm “một nốt trầm” góp vào bản “hoà ca” bằng tập thơ: Huế mùa xuân. Sau
1975, anh vẫn trăn trở với đề tài chiến tranh. Tập thơ Dấu võng Trường Sơn (1977)
ghi lại cảm xúc của anh về những năm tháng “không thể nào quên” ấy. Từ 1978, thơ
anh bắt đầu chuyển sang những tâm sự đời thường. Tôi nhớ mãi buổi nói chuyện của
anh với các em học sinh chuyên văn Hai Bà Trưng Huế. Cuối buổi nói chuyện, anh
đọc cho thầy trò chúng tôi nghe những bài thơ mới viết của anh. Giọng anh nhỏ nhẹ,
trầm lắng. Anh sẻ chia với cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả của những người
lính vừa đi qua chiến tranh, của những người dân lao động: Mùa đông còn se lạnh/ Áo
chưa đủ hai mùa/ Cơm mỳ với canh chua/ Sốt rét rừng chưa dứt… (Xa em giữa mùa
mưa lũ);Lúc hạn hán, lúc mưa rào/ Lúc úng, lúc bão, lúc đào mương phai… (Ngủ đêm
ở hợp tác xã). Tiếc là vào đúng thời điểm này anh lại bị căn bệnh ung thư cổ trướng
hành hạ.
Mặc dù thế, trước khi mất, Thanh Hải vẫn kịp để lại cho đời bài thơ Mùa xuân
nho nhỏ viết vào những ngày cuối cùng trên giường bệnh. Thông qua Mùa xuân nho
nhỏ tác giả bày tỏ khát vọng dâng hiến tài năng và sức lực của mình cho công cuộc
bảo vệ và xây dựng đất nước. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc, trở thành
một trong những ca khúc quen thuộc, thân thiết cứ mỗi độ xuân về. Màu sắc trong bức
tranh xuân của Thanh Hải hết sức dịu dàng. Màu xanh của dòng sông làm nền cho
màu tím của bông hoa. Màu tím vốn là màu đặc trưng của Huế. Chọn bông hoa tím để
tả mùa xuân, phải chăng nhà thơ muốn ca ngợi vẻ đẹp riêng của quê hương mình, xứ
sở mình? Mùa xuân không chỉ được thể hiện qua màu sắc mà còn được thể hiện qua
âm thanh: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời? Nhà thơ hỏi chim chiền
chiện hay đang hỏi chính cõi lòng rạo rực của mình? Tiếng chim hóa thành “những
giọt long lanh” chẳng khác gì những viên ngọc. Nhà thơ hứng tiếng chim với tất cả
niềm sung sướng hạnh phúc. Đó là niềm vui trước mùa xuân mới, cuộc sống mới.
Thanh Hải miêu tả không khí khẩn trương, sôi nổi, hồ hởi của đất nước vào
xuân: Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao… “Lộc giắt đầy quanh lưng”, và “lộc
trải dài nương mạ” càng làm tăng thêm sức sống mãnh liệt của mùa xuân, của đất
nước. Nhịp thơ nhanh, gấp gáp đã thể hiện phần nào không khí khẩn trương, sôi nổi
ấy. Đang háo hức, sôi nổi… tác giả đột ngột hạ giọng: Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng

lẽ dâng cho đời/ Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc… Trong mùa xuân chung,
Thanh Hải chỉ xin làm “một mùa xuân nho nhỏ”. Nhưng chính “mùa xuân nho nhỏ”
đã góp phần làm nên mùa xuân đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là những bông hoa,
những con ong lặng lẽ dâng cho cuộc đời hương sắc của mình, mật ngọt của mình.
Một sự hiến dâng “lặng lẽ”, không phô trương. Đức tính ấy là đức tính quý báu của
con người Việt “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời”, là đức tính của những người mẹ
“nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”. Từ mùa xuân quê hương tác giả liên tưởng đến
mùa xuân đất nước, từ mùa xuân mọi người tác giả nghĩ đến “mùa xuân nho nhỏ” của
mình. Bài thơ kết thúc trong niềm vui hòa nhập: quê hương, đất nước, riêng - chung:
Mùa xuân - ta xin hát/ Câu ai, bình/ Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm
tình/ Nhịp phách tiền đất Huế”. Mùa xuân nho nhỏ không chỉ là một trong những bài
thơ hay của Thanh Hải, mà còn là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân của
thơ ca đương đại.
Trong bản “hoà ca” chung của thơ Việt , Thanh Hải tự nhận mình chỉ là một
“nốt trầm”. Nhưng cái “nốt trầm” ấy đã làm “xao xuyến” bao nhiêu trái tim bạn đọc.
Nhà thơ đã hiến dâng tất cả cuộc đời mình cho nhân dân, cho cách mạng, cho đất
nước. Nhớ về anh là tôi nhớ về một con người có nụ cười hiền lành, có đức kiên trung,
lòng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Nhà thơ ra đi mới đó mà đã gần ba mươi năm.
Trên lăng mộ khiêm nhường của anh ở nghĩa trang Phan Bội Châu, thành phố Huế,
ngày ngày:
Hoa hồng nở và nở
Hương thơm bay và bay…

×