Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.45 KB, 3 trang )
Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác
1. Khổ 1: hai câu thơ đầu như một lời tự sự nhưng đã chứa bao nhiêu cảm xúc:
con ở miền Nam….bát ngát
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong
Bác, nỗi mong cha”. Bác đã vĩnnh viễn ra đi khi nước nhà còn chia cắt. Câu thơ của
VP đã mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần
đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi, thân
thương vừa trân trọng, thành kính.
Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về quan cảnh lăng
Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương việt: “ôi
hàng tre…thẳng hàng”. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ đã liên tưởng đến
cây tre VN, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ của con người VN.
2. Khổ 2: được bắt đầu bằng hình ảnh Mặt Trời: “ngày ngày…rất đỏ”. Có hai
mặt trời: mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực ở câu thứ hai là ẩn dụ. Lấy mặt
trời để ví với Bác, thể hiện sự tôn kính của mình cũng như của tòan thể nhân dân với
vị lãnh tụ vĩ đại. Còn được biểu hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng
lăng Bác: “ngày ngày dòng…chín mùa xuân”. Người vào thăm mang hoa viếng Bác,
đó là hình ảnh thực. Nhưng nhà thơ lại muốn nói đến “tràng hoa” khác. Nhìn dòng
người nối tiếp nhau nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa dâng Bác. Lại là sự kết hợp giữa
hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính của nhân dân với Bác Hồ.
3. Khổ 3:diễn tả cảm xúc khi vào trong lăng: “bác nằm trong…ở trong tim!”.
Khổ thơ gồm 4 câu 7 chữ cân đối, trang nghiêm, phù hợp với không khí trong lăng.
Không gian và thời gian như đang ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng.
Nhà thơ cảm nhận Bác chỉ đang như chìm vào “giấc ngủ bình yên”, đó cũng là ấn
tượng thực của mọi người khi vào thăm lăng Bác. Hình ảnh “vầng trăng” là hình ảnh
liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ. Có thể liên tưởng ấy bắt đầu từ ánh sáng rất