Bí quyết làm đẹp của Từ
Hy Thái Hậu từ hoa cúc
Từ Hy Thái Hậu bà nổi tiếng không chỉ bởi ảnh hưởng của bà tới lịch
sử cận đại nước Trung Quốc mà còn vì khao khát làm đẹp hiếm thấy.
Bà vốn không phải là người quá xinh đẹp nhưng bà lại vô cùng thích
đẹp, nỗ lực của bà có lẽ chẳng người phụ nữ nào sánh kịp.
Phương thuốc mùa thu
Mỗi ngày ngay khi tỉnh giấc, Từ Hy Thái Hậu phải lấy tinh chất của
hoa dấp lên mặt, lên cổ, sáng ra ngủ dậy, bà lại dùng bột ngọc trai
bảo vệ da; đánh răng bằng bột làm chắc răng, bột hoa cúc, bột
dưỡng tóc, nước hoa cho tóc… hết loại nọ đến loại kia, mà đó mới
chỉ là một phần trong kho làm đẹp của Từ Hy mà thôi.
Có lẽ vì nỗ lực làm đẹp với cường độ cao như vậy nên vẻ đẹp của
Từ Hy từng được ghi lại là “sắc nước hương trời có một không hai,
làm say đắm con mắt của nhà vua trẻ tuổi Hàm Phong: “Ngũ quan
của nàng không có chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng,
trong cái trắng có cái hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát
sáng. Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp
khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó
lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ…”.
Sở dĩ có được vẻ đẹp như vậy, ngoài cách kiên trì giữ gìn sức khỏe
của mình, bà rất chú trọng đến việc chăm sóc nhan sắc và có rất
nhiều phương pháp làm đẹp độc đáo. Tùy theo tình trạng tâm lý, tuổi
tác của thái hậu mà ngự y bào chế các phương thuốc cho phù hợp.
Dẫu là vị thái hậu bị oán chê nhiều nhất trong lịch sử, nhưng trong
lĩnh vực dưỡng sinh thì Từ Hy làm rất tốt. Ở đây, chung ta chỉ nhắc
tới phương thuốc “Cúc hoa diên linh cao” của bà. Từ cái tên gọi là
bạn đọc có thể đoán ra được mục đích của sử dụng trường kỳ của
Từ Hy là kéo dài tuổi thọ. Từ Hy có thể thọ 73 tuổi vào thời đó là
không thể phủ nhận được tác dụng nhất định của cao hoa cúc.
Đây là phương thuốc bí truyền trích từ trong cuốn “Từ Hy Quang Tự
y phương tuyển nghị” của Trần Khả Dực đời nhà Thanh. Sở dĩ
phương thuốc này được chọn giới thiệu vì sự tối giản trong nguyên
liệu của nó, thành phần dược liệu ở đây chỉ là những cánh hoa cúc
tươi và mật ong.
Cách chế đơn giản như sau:
Đem những cánh hoa cúc tươi (mỗi lần có thể nấu chừng 2kg; nếu là
hoa cúc khô thì có thể nấu mỗi lần chừng 500g là vừa) đổ ngập
nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn
nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2-3 lần,
mỗi lần dùng 12-15g pha với nước sôi để nguội, lúc đói bụng.
Giai thoại hoa “bất khuất”
Hoa cúc trong y học cổ đại Trung Hoa thường được dùng để thanh
lọc cơ thể, dưỡng mắt, kéo dài tuổi thọ. Bao đời nay, hoa cúc vẫn
được coi là một trong 10 loài hoa vĩ đại của Trung Hoa, ví như bậc
quân tử. Đào Uyên Minh đời Tần nổi tiếng là yêu cúc, cho cúc là loài
hoa thanh cao, có khí tiết tượng trưng cho tâm hồn cao thương. Cứ
đến ngày trùng cửu (mùng 9/9), ông lại cùng bạn bè bày tiệc rượu
bên khóm cúc để thưởng hoa. Ông có câu thơ: “Ngã ốc song nam
hạ, kim sinh kỷ tùng cúc”. (Dưới cửa sổ mé nam nhà ta, nay mấy
khóm cúc đã mọc).
Cúc còn được gọi là “Hoa bất khuất” bởi sức chịu thời tiết khắc
nghiệt. Vì thế mà đó còn là biểu tượng lòng chung thủy, ý chí bất
khuất, cốt cách thanh khiết của người phương Đông. Cúc còn có
những tên gọi khác là Nhật tình, Nữ tiết, Nữ hoa, Âm thành… Hoa
cúc là vị thuốc bảo kiện (giữ gìn sức khỏe) không thể thiếu của con
người.
Căn cứ Bản thảo cương mục thì cúc chia làm hai loại: một loại thân
màu tím, khí hương vị cam, lá có thể dùng để nấu canh ăn – đó là
Chân Cúc; một loại thân xanh, có mùi vị đắng, không ăn được, gọi là
Khổ ý. Dựa vào đó mà suy, các loại cúc để làm thuốc kéo dài tuổi
thọ, trẻ hóa con người chính là Chân Cúc (Cam Cúc).
Cũng theo sách này có câu chuyện rằng Vương Tử Kiều (tên một vị
tiên) có phương “Biến bạch tăng niên” dùng cúc làm chủ thuốc, hái
mầm cúc vào ngày Thượng dần tháng Chín, gọi là Kim Tinh, lấy rễ
vào ngày Thượng dần tháng Mười Hai gọi là Trường Sinh. Tất cả
đều phải được phơi nơi thoáng mát, 100 ngày sau, lấy mỗi thứ một
lượng bằng nhau giã ngàn lần cho thành bột thật mịn, mỗi lần 21g
bột pha với rượu uống, hoặc thêm mật ong vào bột trộn đều nhau rồi
vo thành những viên thuốc lớn cỡ như hạt ngô, mỗi lần 7 viên uống
với rượu, ngày uống 3 lần. Trăm ngày sau, cơ thể nhẹ nhàng, làn da
tươi sáng hồng nhuận, 1 năm sau, tóc bạc trở lại đen mượt, 2 năm
sau rặng rụng rồi lại mọc mới, 5 năm sau, lão ông 80 tuổi trở lại như
tuổi trẻ.
Trong phương này gia thêm mật ong trắng cho cô lại thành cao thì
càng tăng cường tác dụng tích cực, khiến con người cơ thể nhẹ
nhàng mà không có cảm giác đói, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ vì mật ong
có tính vị cam bình, bổ trung ích khí, nhuận phế, giải độc hết đau,
thanh nhiệt lọc máu… Dùng cao này thường xuyên có thể làm da dẻ
hồng hào tươi mịn, tóc xanh… Bởi thế mà Từ Hy Thái Hậu đặc biệt
yêu thích dùng cao Cúc hoa vậy.
Các giai thoại về tác dụng của hoa lá rễ cúc này có vẻ quá cường
điệu nhưng trên tực tế, tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe từ lâu
đã được các nhà y khoa học khẳng định. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó
không chỉ giúp thanh nhiệt, sáng mắt mà còn có thể cải thiện da dẻ,
chống lão hóa.
Cúc hoa trong cổ y tịch
Theo Bản thảo kinh: Uống hoa cúc lâu dài thì thân thể nhẹ nhàng, lâu
dài tuổi thọ. Thư tịch xưa có câu: “Cúc hoa vi diên linh khách” nghĩa
là “Hoa Cúc làm người ta dài tuổi thọ”, cúc có thể dùng độc vị, hay
phối hợp với một số vị thuốc khác.
Cao Cúc hoa: Tăng tuổi thọ.
Đây là bài thuốc do Trương Trọng Nguyên và Đào Bảo Sinh chế cho
Từ Hy Thái Hậu uống để sống lâu và giữ sắc đẹp lâu bền:
Bột Cúc hoa: Tăng sắc đẹp (theo sách “Bảo Phác Tử” của Cát
Hồng đời Tần):
Hoa cúc trắng 500g (hái ngày 9 tháng 9 âm lịch), Phục Linh 500g.
Hai vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần.
Uống lâu ngày sắc mặt sẽ hồng nhuận, mịn màng diễm lệ. Bài thuốc
này ở sách “Phố tế phương” của Chu Túc, đời Minh. Gọi là trường
thọ cúc hoa tán, có tác dụng tăng tuổi thọ.
Dưỡng thọ đơn:
Theo sách “Ngự dược viên phương” của Hứa Quốc Trinh: Cúc hoa,
Câu kỷ tự, Viễn chí, Thạch xương bồ, Ba kích, Bạch truật, Phục linh,
Địa cốt bì, Tục đoạn, Tế tân, Thục địa, Xa tiền tử, Hà thủ ô, Nhục
thung dung, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử. Mỗi thứ 300g, tán bột, luyện với
mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, lúc bụng
đói. Bài thuốc này bổ ngũ tạng, làm đẹp dung nhan, uống lâu càng
khỏe và lâu già.
Cam cúc phương: Mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3, lá cúc hái
vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, nhổ cả cây, rễ vào tháng 12,
cả 4 thứ phơi trong râm cho khô, số lượng bằng nhau tán nhỏ. Liều
dùng 1 đồng cân/lần, ngày 3 lần, hoặc luyện với mật ong, làm viên
bằng hạt ngô, liều 7 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Uống liền trong 100
ngày sẽ kéo dài tuổi thọ.
Rượu Cúc: Người xưa thường dùng hoa cúc kèm với nếp để cất
rượu, gọi là “rượu cúc” hay còn gọi là “Hoàng hoa tửu”. Kinh Thi có
câu “Thu ẩm hoàng hoa tửu” – mùa thu uống rượu hoa cúc. Lý do là
bởi vào mùa thu, cụ thể là tiết “Trùng Cửu” (ngày 9 tháng 9 âm lịch),
là lúc hoa cúc vàng nở rộ, vừa ngắm hoa cúc vừa uống rượu cúc thì
không gì tuyệt vời cho bằng!
Những ai không dùng được rượu có thể thưởng trà cúc, theo cách
đơn giản như sau: trà không ướp + bạch cúc (hoa cúc trắng khô) +
cam thảo; sau khi rót trà ra chén, lấy một bông cúc trong bình trà thả
vào chén trà, thì cũng sẽ có đủ “vị, hương, sắc” của bạch cúc như đã
được mô tả trong sách vở của các cụ ngày xưa…
Xin lưu ý rằng, cúc hoa dùng trong các bài thuốc trên là các loại cúc:
cam cúc, bạch cúc hoa, cúc hoa hồng, hoàng cúc… thuộc họ cúc
Asteracae (Compositae).