Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bắt bệnh hay gặp khi cho con bú pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.92 KB, 5 trang )



Bắt bệnh hay gặp khi cho
con bú

Trong quá trình cho con bú sau sinh, một số bà mẹ gặp phải các
vấn đề như nứt đầu vú, cương vú, viêm ống dẫn sữa… Các bác sĩ
khuyến cáo, nếu không được chăm sóc kịp thời sẽ dễ xảy ra biến
chứng và có thể là điều kiện thuận lợi gây ung thư vú.
Nứt đầu vú

Hiện tượng này thường xảy ra trong 2 tuần đầu khi mới cho con bú.
Đây là biểu hiện khá phổ biến, khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị
nứt đầu vú.

Bà mẹ cảm thấy đau đầu vú khi trẻ bú, đầu vú có vết rạn nhỏ trên bề
mặt, vết nứt đau có thể rớm máu, có những vết loét ở đầu vú hay chân
núm vú, núm vú đỏ rực, chảy máu mỗi khi trẻ bú.

Gặp phải hiện tượng này, bà mẹ nên để vú thoáng liên tục, tiếp xúc
với không khí, nếu có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bôi thuốc
mỡ chứa Vitamin E, A, bôi dung dịch Eosin 1%. Tạm ngừng cho bú
bên bị đau trong 6-12 giờ và vắt sữa bằng tay, không nên dùng ống
hút sữa trong khi vẫn tiếp tục cho bú bên kia.

Nếu tổn thương không đỡ cần phải khám bác sĩ để tìm nguyên nhân
gây bệnh, có thể do nấm gây tưa miệng ở trẻ và phải điều trị cho cả
mẹ lẫn con.

Cương vú


Cương vú có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn cho con
bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% số
phụ nữ cho con bú bị cương vú, trẻ bú ít, bú yếu dẫn đến nhẹ cân. Mẹ
bị đau khi cho trẻ bú, nứt đầu vú khi cai sữa cho con.

Triệu chứng chính là toàn bộ vú cương to, căng tức, đau, đôi khi bị sốt
nhẹ khoảng 38 độ C.

Cương vú cần điều trị bằng cách xoa bóp, chườm nóng vú, tiếp tục
cho con bú, oxytocin tiêm bắp, vật lý trị liệu tia hồng ngoại và hút sữa
bằng máy hút. Bà mẹ phải điều trị tốt cương sữa để tránh biến chứng
nặng hơn như viêm bạch mạch vú và áp xe vú.

Viêm bạch mạch vú

Khoảng 5% phụ nữ cho con bú bị nhiễm viêm bạch mạch vú. Mầm
bệnh hay gây là tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn gram âm xâm nhập qua
tổn thương ở đầu vú.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh là sốt cao có thể lên tới 40 độ C, rét
run, bên vú viêm sưng, nóng đỏ đau, trên da vú có những vùng đỏ khư
trú, kéo dài, rất đau khi chạm vào. Hạch nách tròn, đau, di động.

Bà mẹ cần nghỉ ngơi, chườm nóng tại chỗ, giảm đau bằng
Paracetemol 3g/24 giờ. Cho con bú xong phải vắt sữa, thăm khám bác
sĩ.

Viêm ống dẫn sữa

Thường xảy ra sau khi cương vú và viêm bạch mạch. Triệu chứng sốt

cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Vắt sữa lên
một miếng bông quan sát có những mảnh nhỏ, vàng nhạt, chứng tỏ có
mủ trong sữa.

Các bà mẹ có thể nghỉ ngơi, không cho con bú bên vú bị tổn thương,
vắt sữa bỏ đi. Cần đi xét nghiệm sữa tìm vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng
kháng sinh theo kháng sinh đồ, phối hợp thuốc chống viêm theo chỉ
dẫn của bác sĩ.

Hậu quả của viêm ống dẫn sữa có thể dẫn đến áp xe vú. Đây là nhiễm
trùng hậu sản gây bệnh lý cho phụ nữ và trẻ sơ sinh. Triệu chứng là
sốt cao, nhiễm trùng toàn thân. Tại chỗ vú có vùng sưng nóng đỏ đau,
tắc tia sữa cho bệnh nhân đau quá không cho vắt hay tắc thực sự.
Hạch nách sờ thấy, đau, tuyến vú phụ ở vùng nách trước. Các bác sĩ
phải tiến hành chích áp xe, dùng kháng sinh chống viêm. Trong thời
gian áp xe không được cho con bú mà phải vắt bỏ sữa.

Dù thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bà mẹ cần đi khám để các
bác sĩ có hướng điều trị kịp thời, tránh tổn hại đến sức khỏe của cả mẹ
và bé.

×