Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

CHIẾN LƯỢC “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.35 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
______________

CHIẾN LƯỢC
“PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”

Hà Nội, tháng 8 năm 2012


DANH SÁCH NHĨM 4
__________________
1.

Lê Trọng Trung

2.

Lê Đức Tú

3.

Vũ Đình Tuấn

4.

Nguyễn Thanh Tuấn

5.


Phạm Thanh Tuấn

6.

Nguyễn Thị Thanh Tùng

7.

Nguyễn Hải Vân

8.

Nguyễn Anh Việt

9.

Lê Thế Vinh

10.

Hoàng Thị Yên

11.

Desathlya Doangdala

2


MỤC LỤC

_________________

3


LỜI NÓI ĐẦU
___________________
Sau hơn 20 năm đổi mới ngành Bưu chính, Viễn thơng và Cơng nghệ
thơng tin Việt Nam đã có những bước tiến tồn diện, vượt bậc, tăng nhanh năng
lực, khơng ngừng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an
ninh, quốc phòng và phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin nay là ngành Cơng
nghệ thơng tin và Truyền thơng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Công nghệ thông tin và Truyền thơng đang góp phần quan trọng nâng cao năng
lực quản lý, sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách số;
đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia.
Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn “chưa tương xứng với tiềm năng,
thế mạnh của ngành và u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chưa
phát huy, khai thác hết năng lực con người trong quản lý nhà nước cũng như
quản lý các doanh nghiệp, năng suất lao động còn thấp so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách vẫn đang trong
q trình hồn thiện và cụ thể hóa, chưa giải phóng hết tiềm năng của mọi thành
phần kinh tế trong ngành.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong tiến trình đổi
mới đang có những biến đổi to lớn và “tăng tốc” mạnh mẽ, địi hỏi ngành Cơng
nghệ thơng tin và Truyền thông với tư cách ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần
phải đi trước, chuyển nhanh sang giai đoạn “cất cánh”, phát triển mạnh hơn, với
chất lượng ngày càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn
ra biển lớn, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Xu thế hội

tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông cùng
với quá trình tồn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội đột phá toàn diện, nhưng
cũng đặt ra những thách thức sâu sắc về quản lý, công nghệ, đầu tư, sản xuất
kinh doanh địi hỏi tồn ngành phải biết đón bắt thời cơ, liên kết phát triển và
4


chuyển nhanh sang hoạt động theo mơ hình mới linh hoạt, chủ động, sáng tạo,
đa lĩnh vực, đa dịch vụ.
Với vai trò quan trọng của ngành là dịch vụ, kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng
kinh tế - xã hội và là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Công
nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam cần tiếp tục phát triển theo hướng cập
nhật cơng nghệ hiện đại, “đi tắt đón đầu”, bảo đảm kết nối thông tin thông suốt
giữa các nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực
đủ về số lượng, cao về trình độ và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước và quốc tế.
Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến
năm 2020 thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị tích cực và ý chí mạnh mẽ của
tồn ngành quyết tâm đưa Cơng nghệ thơng tin và Truyền thơng Việt Nam vượt
qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng Công nghệ thơng
tin và Truyền thơng mang lại, góp phần “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”.
Trong phạm vi một bài tập thực hành môn học QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC của Lớp cao học kinh tế K20-Q, Nhóm 4 đã cố gắng sưu tầm các
thơng tin phản ánh tình hình thực tế phát triển của lĩnh vực công nghệ thông
tin và truyền thông Việt Nam trong những năm gần đây và trên cơ sở vận
dụng những kiến thức đã học được về quản trị chiến lược, xây dựng một
chiến lược phát triển cho ngành mang tính chất mơ phỏng cho mơn học. Do

thời gian nghiên cứu rất ngắn nên bài tập chắc chắn khơng tránh được nhiều
khiếm khuyết, vì vậy rất cần được thầy giáo hướng dẫn và chỉ bảo để nhóm
tiếp tục hồn thiện, vận dụng tốt lý thuyết quản trị chiến lược trong thực tế.
Trân trọng cảm ơn thầy giáo.

5


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011
____________________
Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam (Khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về “Đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá” (Chỉ thị 58). Dưới sự chỉ đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ,
trong 10 năm qua công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng và đáp ứng mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:
I. Hệ thống tổ chức và mơi trường chính sách về cơng nghệ thơng tin
và truyền thơng
Việt Nam đã hình thành được bộ máy quản lý nhà nước để thúc đẩy ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Năm 2002, Quốc hội
phê chuẩn việc thành lập Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về bưu chính, viễn thơng và cơng nghệ thơng tin. Năm 2007, Bộ
Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở Bộ Bưu chính, Viễn thơng
và bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản. Việc quản lý
nhà nước tại địa phương do hệ thống 63 Sở Thông tin và Truyền thông chịu
trách nhiệm. Tại Trung ương, 100% các Bộ, ngành đều có đơn vị chun trách
về cơng nghệ thơng tin, trong đó có 06 Bộ, cơ quan ngang Bộ đã thành lập Cục
công nghệ thơng tin chun ngành.

Mơi trường chính sách cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông tương đối hồn thiện. Đã có 180 văn bản quy phạm pháp luật về
công nghệ thông tin được xây dựng và ban hành trong giai đoạn 2001-2010,
trong đó điển hình có: Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật cơng nghệ thông
tin năm 2006, Luật Viễn thông năm 2009, Luật Tần số vơ tuyến điện năm 2009,
Luật Bưu chính năm 2010 và nhiều Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ về bưu chính, viễn thơng, Internet, cơng nghệ thông tin, tần số
6


vô tuyến điện,... Các văn bản này đã tạo thành hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật đồng bộ góp phần quan trọng thúc đẩy ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin trong thời gian qua.
II. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông
Hạ tầng viễn thơng Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. tính đến tháng 62012,
hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục được đầu tư phát
triển mạnh mẽ đặc biệt là mạng di động 3G. Các doanh nghiệp như VinaPhone,
MobiFone, Viettel đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư mạng lưới và cung cấp
dịch vụ như đã cam kết. Trên tồn quốc hiện có khoảng 59.000 vị trí lắp đặt các
loại trạm BTS, trong đó có hơn 20.000 trạm Node B.
Số thuê bao điện thoại phát triển mới sáu tháng đầu năm ước tính đạt
5498,9 nghìn th bao, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm: 13,7
nghìn thuê bao cố định, bằng 41,7% cùng kỳ và 5485,2 nghìn thuê bao di động,
tăng 18,4%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 6/2012 ước tính
đạt 135,9 triệu thuê bao, tăng 2,3% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm
15,2 triệu thuê bao cố định, giảm 1,8% và 120,7 triệu thuê bao di động, tăng
2,8%. Số thuê bao internet trên cả nước tính đến cuối tháng 6/2012 ước tính đạt
4,4 triệu thuê bao, tăng 26,5% so với cùng thời điểm năm trước. Số người sử dụng
internet tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 ước tính đạt 32,4 triệu người, tăng
10,4% so với cùng thời điểm năm 2011. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn

thơng sáu tháng đầu năm nay ước tính đạt 74,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với
cùng kỳ năm 2011.
Số lượng tên miền phát triển mới tăng ổn định. Tính đến 31/5/2012 đã phát
triển mới được 32.220 tên miền, nâng tổng số tên miền truyền thống “.vn” hiện có
lên 202.374 tên.
Mạng lưới bưu chính cơng cộng hiện nay với số lượng điểm phục vụ bưu
chính 14.911 điểm, trong đó có 2.545 bưu cục, 8.095 điểm Bưu điện Văn hóa xã,
2.776 đại lý bưu chính, 1.495 thùng thư cơng cộng; bán kính phục vụ bình qn
trên 01 điểm phục vụ bưu chính 2,66 km; số dân phục vụ bình qn trên 01 điểm
phục vụ bưu chính 5.922 người; tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu
7


chính, xác nhận thơng báo hoạt động bưu chính 50 doanh nghiệp. Các Điểm Bưu
điện - Văn hóa xã tiếp tục phát huy được vai trị, phục vụ cơng tác tuyên truyền
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nông dân thông
qua sách, báo và phương tiện thơng tin liên lạc.
Doanh thu bưu chính, viễn thông (số liệu 5 tháng đầu năm 2012) ước đạt
60,3 nghìn tỷ đồng (tăng 12,6 % so với cùng kỳ năm 2011). Tốc độ phát triển thuê
bao điện thoại ước đạt 135 triệu thuê bao (tăng 2,3% so với cùng thời điểm năm
2011), trong đó 15,3 triệu thuê bao cố định (giảm 1,7% so với cùng thời điểm
năm 2011), 119,1 triệu thuê bao di động (tăng 2,9% so với cùng thời điểm năm
2011). Tồn quốc có 4,4 triệu th bao Internet (tăng 19,6% so với cùng thời điểm
năm 2011).
III. Công nghiệp công nghệ thông tin
Công nghiệp công nghệ thông tin đã trở thành ngành kinh tế quan trọng,
có tốc độ phát triển hàng năm cao so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp
cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.
Kế thừa những kết quả đạt được của giai đoạn 2000-2005, tiếp tục giữ
vững mức tăng trưởng cao, giai đoạn 2006-2010 công nghiệp công nghệ thông

tin đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trở thành một ngành kinh tế - kỹ
thuật mũi nhọn, là một trong những động lực quan trọng đối với sự phát triển đất
nước, giúp nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, từng bước góp
phần đưa Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam phát triển ngày càng đa dạng
và phong phú trên các lĩnh vực: phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, nội
dung số, phần cứng,... Đặc biệt, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ
thông tin đang có cơ hội trở thành lĩnh vực có tốc độ và quy mô tăng trưởng
nhanh và mạnh nhất trong những năm tới.
Trong Công nghiệp công nghệ thông tin, lĩnh vực Công nghiệp phần mềm
và Dịch vụ công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010 đạt được tốc độ tăng
trưởng cao cả về doanh số và thị trường, và đang trở thành một ngành kinh tế
đầy hứa hẹn của đất nước. Tốc độ tăng trưởng doanh thu lĩnh vực này trung bình
8


hơn 30%/năm, đạt trên 1 tỷ USD năm 2010, gấp 4 lần so với năm 2005, trong đó
xuất khẩu chiếm tỷ lệ khoảng 35%, tăng hơn 5 lần so với 2005. Các thị trường
xuất khẩu chính của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là Nhật Bản và Bắc
Mỹ. Việt Nam thường xuyên được các tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới như
KPMG, Gatner, A.T.Kearney đánh giá cao trong danh sách các điểm đến hấp
dẫn nhất thế giới về gia cơng phần mềm (theo xếp hạng của tập đồn A.T.
Kearney công bố năm 2011, Việt Nam được xếp hạng thứ 8 trong số các nước
hấp dẫn nhất về gia công phần mềm).
Các dịch vụ công nghệ thông tin như gia cơng phần mềm (ITO), gia cơng
quy trình kinh doanh (BPO), hạ tầng trung tâm dữ liệu, dịch vụ hosting, dịch vụ
ứng dụng trên nền điện toán đám mây, các dịch vụ ứng dụng trên điện thoại di
động, ngân hàng điện tử, thương mại điện tử,... đang ngày càng phát triển tại thị
trường trong nước, cũng như thu hút các hợp đồng gia cơng cho nước ngồi.
Đặc biệt, dịch vụ cung cấp giải pháp cơng nghệ thơng tin và tích hợp hệ thống

đã tăng trưởng mạnh trong 5 năm qua. Quy mô doanh số của các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này tăng bình quân trên 35%/năm.
Số lượng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin tăng
nhanh, tính đến năm 2010, cả nước có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp, tăng gấp
2,5 lần so với năm 2005, trong đó chủ yếu tập trung tại tỉnh, thành phố lớn, với
nhân lực trên 70.000 người. Năng suất lao động bình quân toàn ngành phần
mềm và dịch vụ đạt trên 14.800 USD/lao động, nhưng với các doanh nghiệp có
thâm niên cung cấp dịch vụ cho nước ngồi thì mức doanh thu đạt trên
20.000USD/người/năm, đặc biệt đối với lĩnh vực tích hợp hệ thống doanh thu
đạt trên 30.000USD/người/năm.
Việt Nam hiện đã có nhiều doanh nghiệp phần mềm có quy mơ trên 1.000
người như FPT Information Systems, TMA, PSV,..., đặc biệt FPT Software đã
có trên 3500 lao động. Cả nước đã có 02 doanh nghiệp đạt chứng chỉ quản lý
chất lượng quốc tế CMMi cấp 5, và hàng chục cơng ty có chứng chỉ CMMi cấp
4, CMMi cấp 3 hoặc ISO-9001. Hiện tại có 7 khu phần mềm tập trung đang hoạt
động, trong đó có một số khu khá thành cơng, được nhiều người biết đến như
9


Công viên phần mềm Quang Trung, Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu công
nghệ phần mềm Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh v.v....
Cơng nghiệp phần cứng, điện tử Việt Nam phát triển nhanh về quy mô,
với sự tham gia mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư hoạt động trong
lĩnh vực này. Năm 2010, công nghiệp phần cứng, điện tử đạt doanh số trên 5,6 tỷ
USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Ngành cơng nghiệp này ln đứng trong
nhóm 5 ngành cơng nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cao của Việt Nam, với tổng
kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt gần 3,5 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là các sản phẩm máy tính, điện tử và linh kiện, được xuất khẩu tới 35 nước
trong khu vực và trên thế giới.
Tính đến hết năm 2010, Việt Nam có khoảng trên 127.500 nhân công làm

việc trong các doanh nghiệp công nghiệp phần cứng, điện tử Việt Nam. Về cơ cấu
lao động, có 10% tham gia sản xuất thiết bị viễn thông, 25% tham gia sản xuất
thiết bị văn phịng và máy tính, còn lại là sản xuất các sản phẩm điện tử và điện
gia dụng. Khoảng 90% tổng số lao động có trình độ chun mơn về điện tử, viễn
thơng và cơng nghệ thơng tin. Doanh thu trên lao động trung bình của lĩnh vực
công nghiệp phần cứng, điện tử của Việt Nam đạt khoảng 44.100 USD/lao động.
Nhiều tập đồn cơng nghệ thơng tin lớn của nước ngồi đầu tư vào Việt
Nam đang mở rộng quy mơ hoạt động, điển hình là Intel, Samsung Electronics,
Canon, Nokia,… Một số công ty lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam cũng
đã đầu tư các dây chuyền lắp ráp hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu
chuẩn quốc tế, dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nội địa như FPT
Elead, CMS, VTB,… Một số sản phẩm điện thoại di dộng mang thương hiệu
Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị phần đáng kể trong nước như Q-Mobile,
AVIO-Mobile, Bluefone ... Lĩnh vực thiết kế chip, board mạch điện tử cũng đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ. Lần đầu tiên Việt Nam đã chính thức thiết
kế và cho ra đời chip vi xử lý 8bit, 16bit, 32bit, điển hình là chip vi xử lý 32bit
VN1632 của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

10


Công nghiệp nội dung số tuy chỉ mới phát triển trong mấy năm gần đây
nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm ln đạt hơn 40%. Trong đó, những lĩnh
vực phát triển nổi bật là nội dung số trên mạng di động, nội dung số trên
Internet, trò chơi trực tuyến, giải trí điện tử, thương mại điện tử, thư viện điện
tử, truyền hình số và báo điện tử. Năm 2010, tổng doanh thu ngành công nghiệp
nội dung số Việt Nam đạt 934 triệu USD, tăng gần 9 lần doanh thu của năm
2005. Hiện nay các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam đang mở rộng địa bàn
hoạt động và đã cung cấp dịch vụ cho một số thị trường nước ngoài như Lào,

Campuchia, Inđơnêxia, Hàn Quốc,...
Hiện nay có trên 500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh
doanh trong ngành cơng nghiệp nội dung số Việt Nam, điển hình như VTC,
VNG, FPT, VASC, VDC,... Ngành công nghiệp này thu hút khoảng 50.900 lao
động, trong đó có khoảng 70% lao động trực tiếp sản xuất. Đa số lao động
ngành công nghiệp nội dung số đều được đào tạo với trình độ chun mơn tốt,
với khoảng 10% có trình độ trên đại học, khoảng 70% lao động có trình độ đại
học, cao đẳng và 20% có trình độ trung học chun nghiệp trở xuống. Doanh thu
trên lao động trung bình của lĩnh vực công nghiệp nội dung số đạt trên 18.300
USD/lao động/năm.
Về mơi trường pháp lý và chính sách phát triển cơng nghệ thông tin, nhiều
văn bản pháp luật quan trọng đã được ban hành như Luật Công nghệ thông tin
năm 2006, Luật giao dịch điện tử năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2006, Luật
Cơng nghệ cao năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên.
Những văn bản này đã hình thành nên hành lang pháp lý cơ bản để điều chỉnh
các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận
lợi để từng bước phát triển xã hội tri thức, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Theo quy định của pháp luật của Việt Nam, lĩnh vực công nghệ thông tin,
đặc biệt là sản xuất phần mềm được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm
khuyến khích đầu tư. Bên cạnh đó, để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp
công nghệ thông tin, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt nhiều chương
11


trình, kế hoạch quan trọng như Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm
Việt Nam đến năm 2010 (theo Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg), Chương trình
phát triển cơng nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 (theo Quyết định số
56/2007/QĐ-TTg), Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (theo Quyết định 75/2007/QĐ-TTg)

và Quy chế quản lý Chương trình phát triển cơng nghiệp phần mềm và Chương
trình phát triển công nghiệp nội dung số (theo Quyết định 50/2009-QĐ/TTg).
Những chương trình, kế hoạch này đã góp phần quan trọng trong việc định
hướng và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đầy tiềm
năng này của Việt Nam.
IV. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
1. Kết quả đạt được:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
cũng như trong công tác chuyên môn ở các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi
mới, trở thành động lực thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả cơng
tác; đã hình thành thói quen và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào giải
quyết công việc, rút ngắn khoảng cách, thời gian và nâng cao chất lượng phục
vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp; tạo tiền đề quan
trọng cho việc phát triển chính phủ điện tử trong giai đoạn tiếp theo.
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin bao gồm mạng truyền dẫn trên quy
mơ quốc gia; mạng, máy tính trong nội bộ các cơ quan nhà nước đã được cải
thiện đáng kể đáp ứng việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trong
các cơ quan nhà nước trước mắt và tạo cơ sở cho việc nâng cấp, mở rộng phục
vụ cho các ứng dụng công nghệ thông tin trong tương lai.
- Một số ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trong nội bộ cơ quan nhà
nước đã được triển khai, phát huy hiệu quả rõ rệt. Tiêu biểu như sử dụng thư
điện tử và các phần mềm phục vụ công tác trao đổi văn bản, quản lý điều hành,
tài chính - kế tốn; tổ chức các cuộc họp trên môi trường mạng.
- Một số ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
đã bắt đầu phát huy được hiệu quả, bước đầu tạo lịng tin, thói quen của nhân dân
12


trong việc tiếp xúc với các dịch vụ của cơ quan nhà nước có ứng dụng cơng nghệ
thơng tin; đồng thời là cơ sở rút kinh nghiệm, mở rộng các ứng dụng công nghệ

thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thời gian tới. Tiêu biểu như
ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên mạng
Internet, ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận hành chính một cửa.
- Một số hệ thống thơng tin chun ngành có quy mơ quốc gia bắt đầu
được triển khai, tạo cơ sở cho việc thiết lập và mở rộng hạ tầng thông tin phục
vụ các hoạt động trong nội bộ cơ quan nhà nước, cũng như cung cấp các dịch vụ
phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tiêu biểu như các hệ thống thông tin về tài
chính, thuế, hải quan, mua sắm cơng.
2. Tồn tại, hạn chế:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước chủ yếu
quy mô nhỏ, chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin. Các
hệ thống thông tin chuyên ngành, quy mô quốc gia tạo nền tảng cho phát triển
Chính phủ điện tử chưa được triển khai trên diện rộng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp cịn
hạn chế, các trang thơng tin điện tử chủ yếu mới chỉ cung cấp thơng tin, cịn ít
trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép, đăng ký qua mạng.
- Trình độ, thói quen ứng dụng cơng nghệ thông tin của cán bộ, công chức
và người dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ của
các cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
- Khoảng cách số giữa các khu vực cịn lớn, đặc biệt giữa nơng thơn và
thành thị, điều này gây khó khăn cho việc triển khai đồng bộ, trên diện rộng các
ứng dụng công nghệ thông tin.
V. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội
Ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội, người dân và doanh nghiệp
đã có những chuyển biến tích cực nhờ tác dụng lan toả của Chỉ thị 58. Mọi tầng
lớp xã hội ở mọi miền đất nước đều được tạo điều kiện để có thể khai thác, sử
dụng thơng tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của
mình. Việt Nam đã trở thành một trong những nước có số lượng người dùng
13



Internet cao nhất. Tháng 6/2010, tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính đạt 14,76%
tăng hơn 6 lần so với năm 2002. Tỷ lệ số hộ gia đình có kết nối Internet đạt
12,84% tính đến tháng 12/2010. Đa số các doanh nghiệp đã có kết nối Internet
để phục vụ hoạt động (khoảng 90%), với 67,7% doanh nghiệp đã có mạng cục
bộ LAN và việc ứng dụng phần mềm trong quản lý điều hành bắt đầu được chú
trọng. Các dịch vụ công cộng (giáo dục, đào tạo từ xa, chẩn đoán bệnh từ xa, thư
viện điện tử,...) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những ứng dụng mang
tính kỹ thuật cao đã được áp dụng trong hoạt động của nhiều ngành như xây
dựng, cơ khí, cơng nghiệp in ấn, dệt may, dầu khí, khí tượng thuỷ văn,…
VI. Nguồn nhân lực
Bức tranh giáo dục đào tạo Việt Nam nói chung và bức tranh đào tạo
công nghệ thông tin và truyền thơng tại Việt Nam nói riêng trong giai đoạn
2006-2010 đã có những thay đổi lớn và duy trì được tốc độ phát triển nhanh. Từ
năm 2006 đến 2010 đã thành lập mới và nâng cấp mỗi năm 10-20 trường đại
học, trường cao đẳng, trong đó có nhiều trường ngồi cơng lập, nâng số trường
đại học cao đẳng lên hơn 400 trường vào 2010. Cũng trong giai đoạn này đã có
sự thành lập mới 123 trường cao đẳng nghề. Hệ thống đào tạo công nghệ thông
tin và truyền thông quốc tế cũng tăng mạnh, với các tên tuổi như Aptech, Arena,
NIIT, Kerox (Ấn Độ), Raffles (Singapore), Kent (Australia),… Số trường đại
học, cao đẳng có đào tạo về cơng nghệ thơng tin và truyền thông tăng từ 192
trường năm 2006 lên 277 trường năm 2010. Số trường cao đẳng nghề có đào tạo
về công nghệ thông tin và truyền thông tăng từ con số 0 năm 2006 lên 82 trường
năm 2010. Chỉ tiêu tuyển sinh đăng ký năm 2006 là 30.350 sinh viên, năm 2010
là 60.332 sinh viên. Số các trung tâm đào tạo phi chính quy về cơng nghệ thơng
tin cũng tăng từ 60 trung tâm năm 2006 lên 100 trung tâm năm 2010, và tăng số
lượng đào tạo từ 12.000 năm 2006 lên 20.000 sinh viên năm 2010. Số nhân lực
làm việc trong các ngành công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, nội dung
số) trong 5 năm 2006-2010 đã tăng gần gấp đôi, từ 150.000 lên 260.000, với tốc
độ tăng trưởng 13%-18%/năm. Các hình thức đào tạo chủ yếu vẫn là tập trung

hoặc vừa làm vừa học. Việc triển khai đào tạo theo hình thức từ xa, đào tạo trực
14


tuyến có sử dụng các cơng cụ mạnh của cơng nghệ thông tin và truyền thông
chưa phát triển, vừa do các cơ sở đào tạo còn thụ động, chậm thay đổi, bám chặt
vào phương thức đào tạo truyền thống, vừa do ý thức tự giác học tập của người
học Việt Nam chưa cao. Sau thời kỳ tăng trưởng mạnh về đào tạo công nghệ
thông tin và truyền thông trong các năm 2006-2008, từ năm 2009, các con số
thống kê sơ bộ cho thấy dù chỉ tiêu tuyển sinh đặt ra hàng năm đều tăng nhưng
số người đăng ký học đại học, cao đẳng cơng nghệ thơng tin chính quy đang
giảm sút 10-15%/năm, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và do sức hút của các
ngành thuộc khối kinh tế, đặc biệt là ngành tài chính-ngân hàng. Sự suy giảm về
số lượng thí sinh nhập học sẽ dẫn đến suy giảm số lượng nhân lực công nghệ
thông tin cung cấp cho ngành từ năm 2014, là thời điểm sinh viên nhập học năm
2009 tốt nghiệp.
Về chất lượng đào tạo, khung đào tạo của nhiều chương trình đào tạo
cơng nghệ thơng tin và truyền thông đã được xây dựng lại, thu hẹp khoảng cách
so với các chương trình nước ngồi, thơng qua việc nhập chương trình đào tạo từ
nước ngồi qua Đề án Chương trình tiên tiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, liên
kết đào tạo với nước ngoài dưới nhiều hình thức, mở các cơ sở đào tạo nước
ngồi tại Việt Nam, bám theo các chuẩn mực đào tạo công nghệ thông tin quốc
tế và khu vực (ACM, chuẩn Asean,…) và chuyển nhượng chương trình quy
trình-thương hiệu (franchising), khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu xã hội thu
hẹp lại nhờ cố gắng của các trường và mối liên hệ giữa trường và doanh nghiệp
chặt chẽ hơn. Bắt đầu hình thành thị trường dịch vụ đào tạo cơng nghệ thơng tin
được xã hội hóa với nhiều nguồn đầu tư và phương thức cạnh tranh. Tại Việt
Nam, công nghệ thông tin vẫn là một trong các ngành thu hút người học nhất, và
cũng là ngành có lương khởi điểm nằm trong tốp ngành có mức lương cao nhất.
Mặt bằng học phí trung bình đang ở mức thấp, học phí cho toàn bộ thời gian học

đại học (4 năm) chỉ khoảng 1000USD, bằng dưới 6 tháng lương khởi điểm trung
bình sau khi tốt nghiệp và bằng mức GDP đầu người/năm của Việt Nam.
Các chính sách ưu đãi về đào tạo cơng nghệ thông tin (đất, vốn, thuế liên
quan đến nhà đầu tư, đến giảng viên, đến người học và người làm việc trong
15


ngành) từ 2006 đã áp dụng chung cho tất cả các ngành đào tạo, làm giảm đi sức
hấp dẫn riêng cho việc đầu tư, học và làm việc trong lĩnh vực cơng nghệ thơng
tin. Việc thiếu vắng hồn tồn các chính sách đặc thù trong thời gian qua đã làm
cho ngành công nghệ thông tin bớt hấp dẫn hơn so với giai đoạn 2001-2005.
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 (Quyết định số
579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ) nhấn mạnh cần “triển
khai quyết liệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về cơng nghệ
thơng tin và truyền thơng, trong đó phát triển và đảm bảo nhân lực là giải pháp
hàng đầu”.
Năm năm qua, Việt Nam đã đặt các nền móng cơ bản để công nghệ thông
tin và đào tạo công nghệ thơng tin phát triển, tạo ra các cơ hội có tiềm năng đột
phá trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên việc thực thi chính sách trong các năm qua
vẫn chưa quyết liệt, cịn nhiều hạn chế. Các chính sách đã được xây dựng, nếu
được cụ thể hóa một cách “quyết liệt”, đặc biệt ở khâu thực thi chính sách, có
các chính sách đặc thù sẽ dỡ bỏ các rào cản, khai thông các nguồn lực, tạo sức
hút mạnh mẽ trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông. Giai
đoạn 2011-2015 sẽ là cơ hội cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư,
các cơ sở đào tạo, người học và người dạy thực thi tham vọng hiện thực hóa
tiềm năng trí tuệ Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
truyền thơng.
VII. An tồn, an ninh thơng tin
- Về đảm bảo an tồn mạng lưới và an ninh thơng tin, trong giai đoạn
2001-2005, do các hệ thống thông tin tại Việt Nam chưa phát triển nên việc đảm

bảo an toàn an ninh cũng chưa được quan tâm thích đáng. Khn khổ pháp lý và
các chế tài xử lý trong lĩnh vực này còn thiếu. Bắt đầu từ những năm 20062007, ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) được triển khai rộng trên tất cả các
mặt của đời sống xã hội, các dịch vụ trực tuyến và dịch vụ di động ngày càng
phát triển mạnh mẽ, những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn, an ninh trong giao dịch
thương mại điện tử bắt đầu được bộc lộ. Cũng từ những năm 2006- 2007 cơng
tác đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin bắt đầu được chú trọng hơn.
16


- Một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an tồn, an ninh thơng tin đã
được thành lập như Trung tâm

Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam

(VNCERT), Hiệp hội An tồn thơng tin Việt Nam (VNISA). Khn khổ pháp lý
và các chế tài xử lý trong lĩnh vực an tồn, an ninh thơng tin đang từng bước
được xây dựng và ban hành. Nhân lực phục vụ cho việc đảm bảo an tồn, an ninh
thơng tin đang được từng bước đào tạo. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đảm bảo
an tồn, an ninh thơng tin của Việt Nam đã có một số đóng góp tích cực với cộng
đồng quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2009, tỷ lệ đơn vị có nhân viên chịu
trách nhiệm về an tồn thông tin (chuyên trách hoặc bán chuyên trách) là 50%, tỷ
lệ đơn vị có sử dụng phần mềm diệt vi-rút là 83,9%, có sử dụng phần mềm phát
hiện xâm nhập (IDS) là 23,34%. Khoảng 26% số đơn vị đã có quy trình xử lý sự
cố máy tính. Để kiện tồn tổ chức quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền
thơng hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Cục An tồn thơng tin, có
chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về an tồn thơng tin.
VIII. Hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin và truyền thông
Trong giai đoạn 2000-2010, công tác hợp tác quốc tế đã sáng tạo, năng
động và góp phần ủng hộ, theo sát ngành thơng tin và truyền thơng vượt qua
nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động hợp tác quốc tế đã đóng góp những thành

tựu to lớn cho q trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
Xuất phát từ chính sách đi thẳng vào cơng nghệ hiện đại của những năm
90, ngành thông tin và truyền thông đã thực hiện quyết tâm hội nhập và phát
triển góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể điểm
một số thành tựu lớn như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thơng và internet, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng quốc tế, đưa công nghiệp công nghệ thông tin
trở thành ngành kinh tế quan trọng có khả năng cạnh tranh tồn cầu, ứng dụng
cơng nghệ thông tin trong xã hội, doanh nghiệp và người dân có những chuyển
biến tích cực... Kể từ khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm
2007, Việt Nam đã trở thành một đối tác kinh tế tiềm năng của nhiều nước và
khu vực trên thế giới với việc tham gia ngày càng nhiều trong các khuôn khổ
hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế.
17


Đến nay, ngành thông tin và truyền thông Việt Nam đã thiết lập quan hệ
hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới của năm châu lục và tham gia trong
các tổ chức quốc tế chuyên ngành. Tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam luôn
thực hiện tốt nghĩa vụ với cộng đồng quốc tế, bảo vệ uy tín, chủ quyền của đất
nước và đảm bảo quyền lợi hợp lý của các thành viên tham gia. Trong hợp tác
song phương, Việt Nam đã xây dựng và khai thác hiệu quả các mối quan hệ với
những nước phát triển tiên tiến, từng bước tháo gỡ khó khăn và huy động nguồn
lực quốc tế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành. Bên cạnh đó, tiếp tục
duy trì mối quan hệ bạn bè truyền thống hữu nghị và mở rộng các quan hệ với
các thị trường mới nổi nhằm tạo đà cho sự phát triển của các doanh nghiệp công
nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, thực hiện mục tiêu làm chủ quốc gia
vươn ra quốc tế. Với chủ trương mở cửa thị trường thu hút đầu tư nước ngoài,
hầu hết các tập đồn đa quốc gia về cơng nghệ thơng tin và truyền thơng trên thế
giới đã có mặt và đầu tư tại Việt Nam, tạo ra thị trường lao động tiềm năng và

đóng góp tỷ trọng khơng nhỏ trong doanh thu của ngành. Công tác kinh tế đối
ngoại được đổi mới đã phát huy hiệu quả. Bên cạnh các nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và phi chính phủ (NGO), các mơ hình hợp tác mới đã
được áp dụng và triển khai thành công thông qua các thỏa thuận hợp tác song
phương, hợp tác nhà nước - doanh nghiệp mang lại nguồn kinh phí khơng nhỏ
phục vụ các nhiệm vụ quan trọng của ngành trong quá trình nâng cao năng lực
quản lý, hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới công nghệ và thực hiện nỗ lực
phổ cập công nghệ thông tin và truyền thông trong xã hội. Công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực đang dần được thay đổi từ đào tạo sử dụng đáp ứng
yêu cầu nội địa sang đáp ứng yêu cầu quốc tế, góp phần đưa Việt Nam tiến tới
nền kinh tế tri thức.
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin và truyền thông thế giới đang có
những xu hướng phát triển mới với sự hội tụ ngày càng sâu giữa các ngành điện
tử, viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình, sự chuyển dịch từ
sản xuất sản phẩm sang dịch vụ công nghệ thông tin và sự bùng nổ của công
18


nghiệp nội dung số, xu thế ứng dụng và phát triển cơng nghệ thơng tin xanh,… Do
vậy, việc nhìn nhận lại bước đường 10 năm thực hiện Chỉ thị 58 là cần thiết để
định hướng ngành công nghệ thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển trong
giai đoạn tới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành cơng chiến lược đưa đất
nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
PHẦN THỨ HAI
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN NĂM 2020
______________________
I. Quan điểm, mục tiêu
1. Quan điểm phát triển
- Tăng tốc phát triển công nghệ thông tin và truyền thơng Việt Nam trên

cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng những thành tựu, kết quả đã có, phù hợp
với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và truyền thông, song cần có những đột phá trong phát triển với những
mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn.
- Phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng trên
cơ sở phát huy nội lực, tận dụng tri thức và các nguồn lực quốc tế.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu
hút các doanh nghiệp trong, ngoài nước và toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển.
- Áp dụng mức ưu tiên, ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật dành
cho công nghệ cao, công tác nghiên cứu, đào tạo về khoa học và công nghệ cho
các khu công nghệ thông tin tập trung, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các doanh
nghiệp, cá nhân cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin.
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020
a) Mục tiêu tổng quát
- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế;
xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm,
19


nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng
vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên
phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh.
- Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng là động lực quan trọng góp phần
bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh
bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng
trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền
thơng đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%.

b) Mục tiêu cụ thể
- Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin:
+ Đến năm 2015: 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử,
viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chun mơn
và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. Tỷ lệ người dân sử
dụng Internet đạt trên 50%.
+ Đến năm 2020: 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt
nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia
thị trường lao động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, trong đó bao gồm nhân lực
hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu. Tỷ lệ người dân sử dụng
Internet đạt trên 70%.
- Về công nghiệp công nghệ thông tin:
+ Đến năm 2015: các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực thiết kế, sản
xuất thiết bị, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi
mạch tích hợp, làm chủ thiết kế và sản xuất được một số sản phẩm phần cứng
công nghệ thông tin và truyền thông mang thương hiệu Việt Nam, đáp ứng nhu
cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam nằm trong số 15 nước dẫn đầu về cung
cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Quy mơ và tính chun nghiệp
20


của các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin
Việt Nam được nâng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Hình thành
được một số sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số mang thương hiệu
Việt Nam phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.
+ Đến năm 2020: hình thành được các tổ chức nghiên cứu và phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông mạnh, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu và
phát triển công nghệ của doanh nghiệp, đủ năng lực nghiên cứu phát triển sản
phẩm mới có cơng nghệ cao. Cơng nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công của

Việt Nam phát triển mạnh mẽ, Việt Nam nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung
cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Các doanh nghiệp phần mềm,
nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị trường trong
nước và tham gia xuất khẩu. Nhiều sản phẩm, giải pháp phục vụ ứng dụng công
nghệ thông tin của Nhà nước và doanh nghiệp do Việt Nam nghiên cứu, phát
triển hoặc bản địa hóa từ các phần mềm tự do mã nguồn mở.
+ Công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và
dịch vụ trên nền công nghệ thông tin trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và chiếm tỷ trọng cao
trong GDP.
- Về hạ tầng viễn thông băng rộng:
+ Đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường
trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thơng tin di
động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam nằm trong số 65 nước trong bảng
xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).
+ Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thơn, bản;
phủ sóng thơng tin di động băng rộng đến 95% dân cư; Việt Nam nằm trong số
55 nước trong bảng xếp hạng của ITU (thuộc nhóm 1/3 nước dẫn đầu).
- Về phổ cập thơng tin:
+ Đến năm 2011: hầu hết các hộ gia đình có máy điện thoại.

21


+ Đến năm 2015: 20 - 30% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và
truy cập Internet băng rộng; trên 90% số hộ có máy thu hình, trong đó 80% xem
được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
+ Đến năm 2020: hầu hết các hộ gia đình trên cả nước sử dụng các dịch
vụ số; 50 - 60% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet
băng rộng, trong đó 25 - 30% truy nhập băng rộng sử dụng cáp quang; hầu hết

các hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức
khác nhau.
- Về ứng dụng công nghệ thông tin:
+ Đến năm 2015: cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới
người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao
đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng). 80% doanh nghiệp và tổ chức xã hội
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.
Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục, y tế. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh.
+ Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề kinh tế
- xã hội quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm: ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý giao thông đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin trong
cơng tác vệ sinh, an tồn thực phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác dự báo thời tiết,…
+ Đến năm 2020: Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới.
Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp
quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản
được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh
tốn phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công nghiệp
then chốt của đất nước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.
- Về xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị trường công nghệ thông tin
và truyền thông:

22


+ Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và
tập đồn cơng nghệ thơng tin và truyền thơng của Việt Nam như Tập đồn Bưu
chính Viễn thơng Quốc gia Việt Nam (VNPT), Tập đồn Viễn thông Quân đội

(Viettel), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), Công ty cổ phần FPT,
Công ty cổ phần tập đoàn CMC… trên cả hai lĩnh vực dịch vụ và sản xuất cơng
nghiệp. Hình thành Tập đồn Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC).
+ Hỗ trợ, khuyến khích việc ra đời của các doanh nghiệp cơng nghệ thơng
tin và truyền thơng vừa và nhỏ, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp công nghệ
thông tin và truyền thông lớn, kinh doanh hiệu quả, năng lực cạnh tranh cao, trở
thành các tập đoàn kinh tế mạnh, từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế
giới, hình thành thương hiệu “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam”.
+ Đến năm 2015: phát triển các doanh nghiệp và tập đồn cơng nghệ
thơng tin đạt trình độ, quy mơ khu vực ASEAN, có các hoạt động kinh doanh
trên thị trường quốc tế, trong đó một số doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên
10 tỷ USD.
+ Đến năm 2020: nhiều doanh nghiệp và tập đồn cơng nghệ thơng tin của
Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đạt trình độ, quy mơ thế giới,
trong đó một số doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 15 tỷ USD.
3. Định hướng phát triển đến năm 2030
Với công nghệ thơng tin và truyền thơng làm nịng cốt, Việt Nam chuyển
đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát
triển kinh tế tri thức và xã hội thơng tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. Nội dung chiến lược
1. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
- Ưu tiên nguồn lực để triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân
lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết
định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

23


- Tăng cường khả năng thông tin, dự báo và định hướng phát triển nguồn

nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam theo nhu cầu thị trường trong nước và
quốc tế.
- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặc thù để tăng quyền tự chủ
cho một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm về cơng nghệ thơng tin đạt
trình độ quốc tế. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất
lượng cao, các chuyên gia tư vấn, phân tích thiết kế, xây dựng và quản lý hệ
thống công nghệ thông tin.
- Tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thơng tin trong xã hội,
góp phần nâng cao dân trí.
- Khuyến khích việc giảng dạy bằng tiếng Anh đối với các sinh viên công
nghệ thông tin trong các trường đại học.
- Mở rộng loại hình đào tạo trực tuyến trên cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng.
2. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
- Ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình phát triển cơng nghiệp
phần mềm, nội dung số và phần cứng, điện tử theo các Quyết định số
51/2007/QĐ-TTg, số 56/2007/QĐ-TTg, số 50/2009/QĐ-TTg và số 75/2007/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chú trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát
triển ngành dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ trên nền công nghệ thông tin.
- Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin;
ưu tiên bố trí kinh phí trong chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm để đẩy mạnh
thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư của các tập đồn đa quốc gia vào lĩnh vực
cơng nghệ thông tin và truyền thông, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ,
sản phẩm mới, các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
- Ưu tiên đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho
các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam; xây dựng
thương hiệu Việt Nam về công nghệ thông tin; ưu tiên bố trí kinh phí trong
chương trình xúc tiến thương mại hằng năm để hỗ trợ các doanh nghiệp công
nghệ thông tin và truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại, chiếm lĩnh thị
trường trong nước, mở rộng thị trường ra nước ngoài.
24



- Đẩy mạnh đầu tư phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung, các
vườn ươm doanh nghiệp và các trung tâm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin
cho thị trường trong nước và thế giới.
- Xây dựng cơ chế để ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin
và truyền thông chủ đạo của Việt Nam làm tổng thầu các dự án công nghệ thông
tin và truyền thông lớn dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu sáng tạo, đào tạo nhân lực bậc cao có kỹ
năng sử dụng cơng nghệ thơng tin trong các ngành cơng nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo tăng cường đầu tư
cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin để tăng tỷ trọng doanh thu công
nghiệp công nghệ thông tin trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp.
- Xây dựng và triển khai các chương trình phát triển cơng nghiệp cơng
nghệ thơng tin giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục hoàn thiện mơi trường pháp lý và
các cơ chế chính sách mang tính đột phá cho phát triển cơng nghiệp cơng nghệ
thơng tin.
3. Phát triển và hồn thiện hạ tầng viễn thơng và cơng nghệ thơng tin
- Hồn thiện hạ tầng viễn thông băng rộng:
+ Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, xây dựng và mở rộng mạng băng rộng
đến các xã, phường, thôn, bản trên cả nước phục vụ nhu cầu sử dụng của người
dân và công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước.
+ Phát triển các điểm truy cập cơng cộng tại các địa điểm thích hợp với
từng địa phương, cơ sở như: các trường học, nhà văn hóa xã, đồn biên phịng,
điểm bưu điện - văn hóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng,… để lắp đặt
thiết bị nhằm thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân có thể khai thác, sử
dụng có hiệu quả các dịch vụ điện thoại cố định và truy cập Internet.
+ Thực hiện cáp quang hóa và ngầm hóa các đường cáp để bảo đảm chất
lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị, đặc biệt là dọc các tuyến đường, phố chính tại
các trung tâm đô thị lớn.


25


×