Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các quy định liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (CO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.58 KB, 8 trang )

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2020
BÁO CÁO
V/v: Các quy định liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)

I.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

1.1.

Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 6
năm 2017 (“Luật Quản lý ngoại thương 2017”);

1.2.

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất
xứ hàng hố do Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 3 năm 2018 (“Nghị định
31/2018/NĐ-CP”);

1.3.

Thông tư số 05/2018/TT-BTC Quy định về xuất xứ hàng hoá do Bộ Tài chính ban
hành ngày 03 tháng 4 năm 2018 (“Thơng tư 05/2018/TT-BTC”). \

II.

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

2.1.

C/O là viết tắt của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.1



2.2.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý
tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất
khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn
gốc xuất xứ của hàng hóa đó.2

2.3.

HS là viết tắt của Harmonized Commodity Description and Coding System (Hệ
thống hài hồ mơ tả và mã hàng hố) được định nghĩa tại Cơng ước quốc tế về Hệ
thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới, trong đó
bao gồm tất cả các ghi chú đã có hiệu lực và được sửa đổi sau này. (Bảng mã HS
được quy định cụ thể trong Phụ lục I kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BTC).

2.4.

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn
cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch
vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng
thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

2.5.

Hệ thống GSP là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển (được gọi là các nước
cho hưởng) cho các nước đang phát triển (được gọi là các nước được hưởng) hưởng
chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ

1

2

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BTC
Khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP

1


sở khơng có sự phân biệt đối xử và khơng địi hỏi bất kì nghĩa vụ nào từ phía các
nước đang phát triển.
2.6.

Hàng hố có xuất xứ thuần t: là hàng hoá thuộc các trường hợp quy định tại Điều
7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

2.7.

Hàng hố có xuất xứ khơng thuần t: là hàng hố đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc
Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định (Danh mục Quy tắc
cụ thể mặt hàng được quy định cụ thể trong Phụ lục I Thông tư 03/2019/TT-BCT).

III.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN CẤP C/O

3.1.

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân3

3.1.1.


Khi muốn xin cấp C/O, thương nhân phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan có
thẩm quyền cấp C/O. Thương nhân sẽ chỉ được xem xét cấp C/O khi hồ sơ thương
nhân đầy đủ và hợp lệ.

3.1.2.

Hồ sơ thương nhân bao gồm:

(i)

Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người
được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01 quy
định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;

(ii)

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Có dấu sao y bản chính);

(iii)

Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa (nếu có) theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
31/2018/NĐ-CP.

3.1.3.

Hồ sơ thương nhân được khai báo qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ
điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ

chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Cơng Thương ủy quyền (Có
thể khai báo qua trang của VCCI nhưng sẽ khó khăn hơn do đăng ký qua VCCI u
cầu trình duyệt Firefox và các phần mềm hỗ trợ khác).

3.1.4.

Trong trường hợp không thể khai báo hồ sơ thương nhân online, có thể nộp trực tiếp
tại trụ sở đơn vị có thẩm quyền cấp C/O.

3.2.

Bước 2: Tiến hành khai báo hồ sơ đề nghị cấp C/O theo mẫu biểu có sẵn trên Hệ
thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công thương tại địa
chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp C/O
được Bộ Công thương ủy quyền (trang của VCCI: ).
Mã HS của hàng hóa khai báo trên C/O là mã HS của nước xuất khẩu. Trường hợp
mã HS của nước xuất khẩu khác với mã HS của nước nhập khẩu đối với cùng một

3

Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP

2


mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã HS của nước nhập khẩu và tự chịu
trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.
3.3.

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O. Có thể nộp theo 03 (Ba) hình thức:


3.3.1.

Nộp hồ sơ điện tử : Đính kèm hồ sơ (bản scan) khi khai báo hồ sơ trên hệ thống của
Bộ Công thương hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp C/O được Bộ
Công thương uỷ quyền.

3.3.2.

Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp C/O.

3.3.3.

Nộp hồ sơ qua bưu điện.

3.4.

Thời hạn xử lý hồ sơ để cấp C/O

3.4.1.

Đối với hình thức nộp hồ sơ điện tử

(i)

Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng
điện tử, cơ quan, tổ chức cấp C/O thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề
nghị cấp C/O cho thương nhân.

(ii)


Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa theo điểm 4.1.1 và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo điểm
4.1.2 đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy, cơ quan, tổ chức cấp
C/O trả kết quả cấp C/O dưới dạng bản giấy.

3.4.2.

Đối với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: 8
giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ và hợp lệ.

3.4.3.

Đối với hình thức nộp hồ sơ qua bưu điện: 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức
cấp C/O nhận được hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư. 4

IV.

HỒ SƠ XIN CẤP C/O5

4.1.

Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần
đầu hoặc cho sản phẩm khơng cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức
trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu
vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa):

4.1.1.

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hồn chỉnh và hợp

lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị 31/2018/NĐ-CP;

4.1.2.

Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hồn chỉnh (Có
nhiều mẫu C/O khác nhau và được hướng dẫn bởi nhiều văn bản khác nhau. Chi tiết
về các loại mẫu C/O và các văn bản hướng dẫn xem tại Mục V của Báo cáo này);

4.1.3.

Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu khơng phải khai
báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;

4
5

Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP
Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP

3


4.1.4.

Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

4.1.5.

Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản
chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân khơng có vận tải đơn. Thương

nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng
hóa có hình thức giao hàng khơng sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác
theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;

4.1.6.

Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí
xuất xứ khơng ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định6 (Các mẫu đơn kê khai
từ Phụ lục II đến Phụ lục IX đi kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT);

4.1.7.

Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ
hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương
quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo
để sản xuất ra một hàng hóa khác; (Mẫu theo Phụ lục X đi kèm thơng tư
05/2018/TT-BCT);

4.1.8.

Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

4.1.9.

Tuỳ từng trường hợp, sẽ phải nộp thêm các giấy tờ: Tờ khai hải quan nhập khẩu
nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có
sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua
bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong
trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản
xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.


4.2.

Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định (không thay đổi về
định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu
đối với nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra):

4.2.1.

Khi đăng ký C/O lần đầu, thương nhân phải nộp hồ sơ theo như hồ sơ tại Khoản 4.1
nêu trên.

4.2.2.

Từ lần đăng ký C/O tiếp theo chỉ phải nộp các giấy tờ quy định từ Điểm 4.1.1 đến
4.1.5 Khoản 4.1 nêu trên.

4.2.3.

Các giấy tờ quy định tại các điểm 4.1.6, 4.1.7, 4.1.8 có thời hạn trong vịng 02 (Hai)
năm. Trong thời hạn này, nếu có thay đổi thơng tin, thương nhận phảỉ thực hiện cập
nhật thông tin cho cơ quan, tổ chức cấp C/O.

4.3.

Đối với các hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan đến các nước thành viên theo
Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, ngoài hồ sơ quy định tại Khoản
4.1 nêu trên, thương nhân sẽ nộp thêm các giấy tờ sau:

6


Hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 05/2018/TT-BCT

4


4.3.1.

Bản sao tờ khai hàng hóa nhập kho, xuất kho ngoại quan có xác nhận hàng đến cửa
khẩu xuất của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

4.3.2.

Bản sao hợp đồng hoặc văn bản có nội dung chỉ định thương nhân Việt Nam giao
hàng cho người nhập khẩu ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập theo Điều ước quốc tế (đóng dấu sao y bản chính).

V.

CÁC LOẠI C/O

5.1.

Có 02 loại C/O chính:

5.1.1.

CO khơng ưu đãi: tức là CO bình thường, xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm
cụ thể nào từ một nước nào đó.


5.1.2.

CO ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước
mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận
ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

5.2.

Các mẫu C/O thường gặp
STT

LOẠI FORM C/O

1

D (ATIGA – ASEAN)

2

E (Asean -Trung Quốc)

3

4

VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH

AK (Asean – Hàn Quốc)

AJ (Asean – Nhật Bản)


AANZ (Asean – Úc – New
5

6
7

8
9

Zealand)

AI (Asean – Ấn Độ)

VJ (Việt Nam – Nhật Bản)

VC (Việt Nam – Chi Lê)
VK (Việt Nam – Hàn Quốc)
5

-

Thông tư số 22/2016/TT-BCT;

-

Thông tư số 10/2019/TT-BCT.
Thông tư 12/2019/TT-BCT

-


Nghị định 157/2017/NĐ-CP;

-

Thông tư 20/2014/TT-BCT;

-

Thông tư 26/2018/TT-BCT;

-

Thông tư 13/2019/TT-BCT.

-

Quyết định 44/2008/QĐ-BCT;

-

Nghị định 160/2017/NĐ-CP.

-

Thông tư 31/2015/TT-BCT;

-

Nghị định 158/2017/NĐ-CP;


-

Nghị định 31/2018/NĐ-CP;

-

Thông tư 42/2018/TT-BCT.

-

Nghị định 159/2017/NĐ-CP;

-

Thông tư 15/2010/TT-BCT.

-

Nghị định 155/2017/NĐ-CP;

-

Thông tư 10/2009/TT-BCT

-

Nghị định 154/2017/NĐ-CP;

-


Thông tư 31/2013/TT-BCT;

-

Thông tư 05/2015/TT-BCT;

-

Nghị định 149/2017/NĐ-CP;


10

-

Thông tư 40/2015/TT-BCT;

-

Thông tư 48/2015/TT-BCT;

-

Nghị định 150/2017/NĐ-CP;

-

Thông tư 21/2016/TT-BCT;


-

Công văn số 12003/TCHQ-GSQL

-

Thông tư 04/2010/TT-BCT;

-

Nghị định 124/2016/NĐ-CP;

-

Thông tư 17/2011/TT-BCT

hiệp định đối tác tồn diện và tiến -

Thơng tư 03/2019/TT-BCT

EAV (Việt Nam – Liên minh kinh
tế Á Âu)

11

S (Việt Nam – Lào)

12

X (Việt Nam -Campuchia)

CPTPP (Ưu đãi thuế quan theo

13

bộ xuyên Thái Bình Dương)
14

B (Cấp theo quy định xuất xứ
khơng ưu đãi)

-

Thơng tư 05/2018/TT-BCT

A (Cấp cho các sản phẩm xuất
15

khẩu sang các nước, vùng lãnh
thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu
đãi thuế quan phổ cập GSP)

VI.

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP C/O

6.1.

Bộ trưởng Bộ Công thương cấp hoặc uỷ quyền cho tổ chức khác thực hiện việc cấp
C/O. 7


6.2.

Bộ Công thương hiện nay uỷ quyền cho một số cơ quan, tổ chức thực hiện việc cấp
C/O. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

6.2.1.

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI): cấp C/O form A, B, AANZ,
GSTP, DA59, TNK, Anexco III.

6.2.2.

Các Phòng Quản lý xuất – nhập khẩu của Bộ Công thương: cấp C/O form A, D, E,
AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S.

6.2.3.

Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E,
AK v.v..

VII.

NHỮNG LƯU Ý KHI XIN CẤP C/O

7.1.

Đăng ký hồ sơ thương nhân (Đăng ký hồ sơ doanh nghiệp)

7.1.1.


Đối với những thương nhân xin cấp C/O lần đầu phải thực hiện đăng ký hồ sơ
thương nhân.

7

Khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý ngoại thương 2017

6


7.1.2.

Thương nhân khi muốn đăng ký hồ sơ thương nhân phải đăng ký tài khoản trên trang
Dịch vụ công của Bộ Công thương () hoặc hệ thống
Ecosys () hoặc trang của VCCI ().

7.1.3.

Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên trang Dịch vụ công Bộ Công thương.

7.2.

Sau khi đăng ký được tài khoản, thương nhân chưa thể thực hiện khai báo để
xin cấp C/O ngay được mà phải thực hiện đăng ký chữ ký số.

7.2.1.

Đăng ký chữ ký số trên trang Dịch vụ công Bộ Công thương phải thực hiện thông
qua phần mềm riêng biệt được down load từ mục Hướng dẫn cài đặt chữ ký số.


7.2.2.

Thương

nhân



thể

đăng



mua

chữ



số

tại

trang

/>7.2.3.

Khi sử dụng chữ ký số vẫn phải sử dụng qua phần mềm chuyên dụng được download
từ trang của Bộ Công thương.


7.3.

Khai báo C/O qua trang của VCCI chỉ thực hiện được
trên trình duyệt Firefox và máy tính cài phần mềm java applets plugin: JAVA
6u30 hoặc JAVA 7u30.

7.4.

Khi xin cấp C/O, thương nhân phải khai báo C/O online sau đó mới thực hiện nộp hồ
trực tiếp tại cơ quan cấp C/O.

7.5.

Mẫu C/O thương nhân mua tại cơ quan cấp C/O, các mẫu C/O không được điền bằng
tay do đó phải căn chỉnh các nội dung trong mẫu C/O cho vừa với các mục trong
mẫu C/O đã mua sau đó in từ máy tính lên mẫu C/O đã mua.

7.6.

Các bước cần thực hiện khi thực hiện khai báo C/O:

7.6.1.

Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ tồn bộ) theo quy
định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;

7.6.2.

Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu

là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định);8

7.6.3.

Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương
mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế
quan GSP hay khơng. Nếu có, chuyển sang bước 4;

7.6.4.

Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các cơng đoạn chế
biến đơn giản (không đầy đủ) 9theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm
đó sẽ khơng có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.

7.6.5.

Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo
hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;

8

Việc khai báo thiếu chính xác mã HS của sản phẩm sẽ dẫn đến khả năng từ chối cấp C/O tại Việt Nam hoặc bị
từ chối tiếp nhận C/O của hải quan nước nhập khẩu.
9
Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP

7


7.6.6.


Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp
hay không.

7.6.7.

Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các
điều khoản ngoại lệ/đặc biệt sau:

(i)

Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các ngun
vật liệu hoặc bộ phận khơng có xuất xứ áp dụng theo tiêu chí “Chuyển đổi mã số
hàng hóa”;

(ii)

Quy định cộng gộp song phương;

(iii)

Quy định cộng gộp khu vực;

(iv)

Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.

7.7.

Chi phí: Miễn phí từ ngày 1/3/2009 theo Thông tư số 37/2009/TT-BTC ngày 26

tháng 2 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc khơng thu phí cấp C/O.

7.8.

C/O sẽ xin cấp theo từng đơn hàng cụ thể nên không phải gia hạn C/O.

8



×