Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Làm rõ mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.92 KB, 16 trang )

lOMoARcPSD|14734974

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******

BÀI TẬP LỚN
MƠN: KINH TẾ CHÍNH CHỊ MÁC - LÊNIN

Sinh viên: Hoàng Thu Huế
Lớp: 16
STT: 17
MSSV: 11218866


lOMoARcPSD|14734974

Mục Lục
Câu 1: Làm rõ mối quan hệ giữa tuần hồn và chu chuyển của tư
bản. Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển của tư
bản.
Phần I.Mở đầu ……………………………………………………...4
Phần II. Cơ sở lý luận………………………………………………5
1.Tuần hoàn tư bản………………………………………...5
2.Chu chuyển tư bản……………………………………….7
3.Mối quan hệ………………………………………………9
4.Ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển tư bản……… 9
Phần III.Tổng kết……………………………………………….….10
Câu 2: Làm rõ những khuyết tật của kinh tế thị trường. Để hạn
chế những khuyết tật đó cần phải giải quyết các vấn đề gì? Vì sao?
Phần I.Mở đầu……………………………………………….….…11


Phần II.Cơ sở lý luận……………………………………………...11
1.Khái quát về nền kinh tế thị trường…………………....11
2.Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường………….12
3.Giải pháp khắc phục…………………………………….14
Phần III.Tổng kết………………………………………………….14

2


lOMoARcPSD|14734974

Câu 1: Làm rõ mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư
bản. Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển của tư
bản.


lOMoARcPSD|14734974

I.

MỞ ĐẦU

Việt Nam, một đất nước đã trải qua bao thời kì khó khăn, khủng hoảng, đi lên từ
chiến tranh và đói nghèo, nhờ bước đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, một quốc gia vốn được biết đến ở khắp năm châu với những
trang lịch sử hào hùng, những lần đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ, Pháp, Trung,
Nhật, giờ đây lại có được những thành quả đáng nể. Sau thời kì khó khăn nhất, nhiều
hậu quả cịn dư đọng, nhiều “vết thương” còn hằn sâu lên dất nước và con người Việt
Nam, thế nhưng chẳng thế nào cản bước đất nước ta đi lên và phát triển, tạo những
bước ngoặt quan trọng, nhanh chóng có được sự ngưỡng mộ và tin tưởng từ phía bạn

bè quốc tế.
Giai đoạn sau chiến tranh, đất nước ta đã gặp nhiều khó khăn trong việc hồi phục
đất nước cũng như nền kinh tế. Thời gian đầu, chính phủ áp dụng nền kinh tế kế hoạch
hóa bao cấp, kinh tế tư nhân bị xóa bỏ nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế
do nhà nước chỉ huy. Sau thời gian này, nhận ra sự bất cập của cơ chế kinh tế hiện
hành, địi hỏi có sự đổi mới để trở nên phù hợp với thời đại, Nhà nước bắt đầu có một
số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế. Nhà nước ta đã thực hiện đường lối đổi
mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước
và định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ có điều này, sự phát triển đi lên của Việt Nam
ngày một thịnh vượng, vươn lên nhanh chóng trong trường quốc tế và đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Việt Nam phát triển theo con đường chủ nghĩa Mác – Lênin để lại, tuy vậy
không phải là chúng ta đi theo một cách dập khn, máy móc mà phải biết kế thừa,
phát huy và vận dụng một cách sáng tạo những điều đó vào tình hình cụ thể của nước
ta, đặc biệt khi ta đang phát triển theo xu hướng hội nhập sâu rộng, phát triển nền kinh
tế thị trường. Doanh nghiệp vốn là tế bào cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là nơi kết
hợp một cách có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra của cải cho xã hội, là nguồn gốc tạo
nên sức mạnh kinh tế. sự giàu có một quốc gia. Với một mơi trường kinh tế đầy năng
động và cạnh tranh gay gắt hiện nay, để đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp cần
nghiên cứu lý luận về “tuần hoàn và chu chuyển của tư bản”, từ đó có hướng đi đúng
đắn trong việc phân bổ nguồn lực, tạo nên hiệu quả nhất định, thúc đẩy phát triển nền
kinh tế quốc dân.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ
BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG.


lOMoARcPSD|14734974


1.Tuần hoàn tư bản
* Khái niệm: Tuần hoàn tư bản vốn được hiểu là: “sự vận động của tư bản, trải qua
các giai đoạn, lần lượt mang các hình thái khác nhau, thực hiện các chức năng rồi trở
lại hình thái ban đầu với giá trị không ngừng được bảo tồn mà cịn tăng lên”.

*Tuần hồn tư bản trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn lưu thông ( T – H ):
+ Ở giai đoạn này, biến tiền tệ thành hàng hóa. Đối với người mua, đó là việc
tiền biến thành hàng, với người bán, đó là việc hàng biến thành tiền.
+ Mọi tư bản lúc đầu đều tồn tại dưới một số tiền nhất định. Nhưng bản thân
tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định,
khi chúng được sử dụng để bóc lột sức lao động của người khác. Tiền tệ vốn được biểu
hiện thành hai dạng: Tiền với tư cách là tiền và tiền với tư cách là tư bản. Khi tiền biểu
hiện dưới dạng tiền là khi nó dùng để mua hàng hóa, là phương tiện giản đơn của lưu
thơng hàng hóa và vận động theo công thức “ Hàng – Tiền – Hàng” ( H -T – H ). Còn
vận động dưới dạng tư bản thì vận động chuyển hóa ngược lại. Mục đích của lưu thơng
hàng hóa giản đơn là mang lại giá trị sử dụng ( cả người mua và người bán đều có lợi),
cịn mục đích lưu thơng của tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng
mà là giá trị. Số tiền thu lại được của quá trình này lớn hơn số tiền ban đầu ( Chỉ người
bán được lợi, người mua bị thiệt) , số tiền lớn hơn ấy gọi là thặng dư. Trong giai đoạn
này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ.
+ Tiền được sử dụng để mua tư liệu sản suất (TLSX) và sức lao động ( SLĐ),
H = TLSX + SLĐ:
Tư liệu sản xuất
T-H
Sức lao động
T được chi làm hai phần: Một phần dùng để mua tư liệu sản xuất, một phần dùng mua
sức lao động. Hai hành vi mua bán hai loại hàng hóa này diễn ra trên thị trường khác
nhau. Một loại là thị trường hàng hóa đúng nghĩa, cịn lại là thị trường lao động. Ở đây
SLĐ là một hàng hóa đặc biệt, giá trị của nó khơng những được bảo tồn mà còn tạo ra

được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó (tạo ra thặng dư), giá cả của sức lao động
được trả cho người sở hữu sức lao động thể hiện dưới hình thái tiền cơng


lOMoARcPSD|14734974

Như vậy, đây là quá trình chuyển giá trị của tư bản từ hình thái tiền tệ sang hình
thái hàng hóa. Hay nói cách khác là sự chuyển hóa của tư bản tiền tệ sang tư bản sản
xuất.

- Giai đoạn thứ hai:
+ Sau khi SLĐ và TLSX trút bỏ hình thái tiền tệ của mình để chuyển sang hình thái
khác mang tính chất hiện vật, chúng khơng thể lưu thơng, nhà tư bản cũng không thể
đem bán công nhân được. Mặt khác, nhà tư bản có thể buộc cơng nhân lao động trên tư
liệu sản xuất của mình. Như vậy, kết thúc giai đoạn thứ nhất đã xây dựng tiền đề để
mở cửa bước sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn của sản xuất.
+ Ở giai đoạn này, nhà tư bản tiêu dùng những hàng hóa đã mua, tức tiến hành sản
xuất ( kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động) . Kết quả là nhà tư bản có
được một hàng hóa mới có giá trị lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất ra hàng hóa đó,
bởi trong đó bao gồm cả thặng dư do cơng nhân tạo ra. Hàng hóa đó là kết tinh của giá
trị tư bản hao phí đã sản xuất ra nó (bao gồm hao phí lao động, ngun liệu được chế
biến, hao mịn máy móc – những giá trị này được bảo tồn và chuyển hóa vào hàng
hóa) cộng với giá trị thặng dư. Như vậy nhà tư bản đã thu được một lượng giá trị thặng
dư mà không phải trả bằng vật ngang giá.
Tư liệu sản xuất
T–H

…SX - H’
Sức lao động


+ Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết
định nhất vì nó gắn trực tiếp với mục đích sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Giai đoạn thứ ba:
+ Hàng hóa H’ ở cuối giai đoạn hai giờ đã có một hình thái mới: Tư bản – hàng hóa.
Hàng hóa này đã tăng thêm một lượng giá trị do chính q trình sản xuất tạo ra. Dưới
hình thái của mình, tư bản nhất định phải thực hiện chức năng hàng hóa – tức phải
được đem bán chuyển hóa thành tiền. Đây là sự chuyển hóa từ tư bán hàng hóa sang tư
bản tiền tệ.
+ Nhà tư bản lại trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng, hàng hóa của nhà tư
bản được chuyển hóa thành tiền:
H’ – T’


lOMoARcPSD|14734974

Nhà tư bản đã đưa ra thị trường hàng hóa có giá trị lớn hơn giá trị đã ứng ra trước đây,
đó chính là giá trị thặng dư mà cơng nhân đã sáng tạo ra trong quá trình sản xuất hàng
hóa và bị tư bản chiếm khơng. Như vậy, giai đoạn này đã thực hiện nhiệm vụ là tái
hiện giá trị hàng hóa ( chuyển hàng hóa thành tiền ) và chuyển hình thái của tư bản từ
tư bản hàng hóa thành tư bản tiền tệ.
+ Tồn bộ khối lượng hàng hóa H’ phải thơng qua q trình lưu thơng để thu về giá trị
mới là T’ lớn hơn giá trị ban đầu là T. Việc bán đi hàng hóa mới H’ được diễn ra trực
tiếp trong quá trình H’ – T’, nhưng việc mua lại phải ở phía T – H, và hàng hóa này
được sử dụng cho tiêu dùng
Từ đây, vịng tuần hồn của tư bản lại được lặp lại từ giai đoạn 1 và cứ như thế T’
của nhà tư bản ngày một tăng lên.
Tuần hoàn của tư bản trải qua ba giai đoạn, trong mỗi giai đoạn tư bản tồn tại
dưới hình thái và chức năng tương ứng, điều đó chứa đựng khả năng tách rời.


2. Chu chuyển tư bản
- Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một qua trình định kỳ đổi mới và
thường xuyên lặp đi lặp lại chứ khơng phải là q trình cơ lập riêng lẻ, thì gọi là chu
chuyển của tư bản.
- Khi nói về chu chuyển tư bản, tức ta nói đến tốc độ vận động của tư bản ( nhay hay
chậm) và ảnh hưởng của tốc độ đối với việc sản xuất và thực hiện giá trị thặng dư.

*Thời gian chu chuyển của tư bản:
- Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới
một hình thức nhất định ( tiền tệ, hàng hóa) cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban
đầu, có kèm theo giá trị thặng dư – tức là thời gian diễn ra một vịng tuần hồn tư bản.
- Thời gian tuần hoàn tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông nên
thời gian chu chuyển của tư bản cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông.
+ Thời gian sản xuất: Là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian
sản xuất bao gồm:
Thời gjan lao động: Thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao
động để tạo ra sản phẩm
Thời gian gián đoạn lao động: Thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng
bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không chịu tác động của lao động
mà chịu tác động của tự nhiên.


lOMoARcPSD|14734974

Thời gian dự trữ sản xuất: Thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về, sẵn
sàng tham gia quá trình sản xuất, nhưng chưa thực sự được sử dụng vào q trình sản
xuất, cịn ở dạng dự trữ tạo điều kiện sản xuất diễn ra liên tục
Thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá
trị sản phẩm. Sự tồn tại của hai giai đoạn này là không tránh khỏi. Nhưng nói chung,

thời gian của chúng càng dài thì hiệu quả lao động của tư bản càng thấp
+ Thời gian lưu thơng: là thời kì tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thơng. Thời gian này
bao gồm thịi gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.
Trong thời gian lưu thông tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó khơng sản
xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư.
Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị
thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn.

*Tốc độ chu chuyển của tư bản:

- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng ( lần) chu chuyển của tư bản trong một
năm.
- Cơng thức tính số vòng chu chuyển tư bản như sau:
n = CH/ ch
Trong đó:
+ (n) là số vịng quay ( số lần) chu chuyển của tư bản
+ (CH) là thời gian trong năm
+ (ch) là thời gian cho một vòng chu chuyển của tư bản
- Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư
bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian
lưu thơng của nó.

*Tư bản cố định và tư bản lưu động.
- Trong một quá tình sản xuất, các bộ phận khác nhua của tư bản chu chuyển khơng
giống nhau, vì vậy tùy thuộc vào cách thức chu chuyển, Mác chia tư bản sản xuất
thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
- Tư bản cố định: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà
xưởng,..về hiện vật tham gia vào toàn bộ q trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị



lOMoARcPSD|14734974

khấu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra. Trong
quá trình sử dụng, tư bản cố định bị hao mòn dần theo hai hình thức:
+ Hao mịn hữu hình: hao mịn về vật chất, về cơ học, có thể nhận thấy được. Được
gây ra bởi quá trình sử dụng và chịu sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của
tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hỏng, phải được thay thế.
+ Hao mịn vơ hình: là hao mòn thuần túy về mặt giá trị do sự phát triển của khoa
học – công nghệ dẫn đến máy móc bị mất giá trong khi vẫn đang sử dụng. Để tránh
hao mịn vơ hình, các nhà tư bản thường tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường
độ lao động, tăng ca kíp làm việc,… nhằm tận dụng cơng suất của máy móc trong thời
gian càng ngắn càng tốt.
-Tư bản lưu động: Là một bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu phụ, sức lao động,…giá trị của nó lưu thơng tồn bộ cùng với sản phẩm và được
hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng
quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên, tránh được thiệt
hại hao mịn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mịn vơ hình gây ra. Nhờ đó mà có
điều kiện thay đổi thiết bị nhanh.

3. Mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
- Giữa tuần hoàn và chu chuyển tư bản có mối quan hệ mật thiết khơng thể tách rời.
- Như đã biết, tuần hồn vốn là q trình vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn bao
gồm thời gian lưu thông và sản xuất của tư bản, nếu quá trình này được lặp đi lặp, định
kì, đổi mới, khơng phải q tình cơ lập, riêng lẻ thì gọi là chu chuyển tư bản.
- Thời gian chủ chuyển bằng tổng thời gian sản xuất và lưu thông tư bản, và nó phụ
thuộc vào độ dài hay ngắn của thời gian sản xuất và lưu thông.
- Thời gian 1 vịng tuần hồn – tức thời gian chu chuyển càng ít thì tốc độ chu chuyển
càng nhanh chóng và ngược lại.


4.Ý nghĩa nghiên cứu chu chuyển tư bản
Nghiên cứu chu chuyển của tư bản mang lại rất nhiều ý nghĩa rất quan trọng đối
với các nhà tư bản, các doanh nghiệp.
- Từ lý thuyết về chu chuyển tư bản, các doanh nghiệp có thể xác định được hướng đi
đúng đắn, xây dựng những chiến lược dài hạn, đường lối phù hợp và hiệu quả nhất,
điều chỉnh, phát huy các mặt thuận lợi, hạn chế các mặt bất lợi để điều chỉnh thời gian
sản xuất và lưu thông sao cho tốc độ chu chuyển nhanh nhất, việc sản xuất hàng hóa
diễn ra thuận lợi, nhanh chóng nhất và đạt được hiệu quả, lợi nhuận cao nhất.


lOMoARcPSD|14734974

- Sau một thời gian hoạt động, máy móc sẽ bị hao mòn dần cho chuyển một phần giá
trị vào sản phẩm. Nghiên cứu chu chuyển của tư bản giúp cho các doanh nghiệp sẽ
nhận thức được điều này, từ đó mà tiết kiệm được tư bản ứng trước. Bởi vì ngồi việc
nhập thêm máy móc, trang thiết bị mới, nhập thêm những dây chuyền sản xuất tiên
tiến, hiện đại, các doanh nghiệp còn phải dựa vào kinh nghiệm sản xuất kinh doanh mà
dự tính trước các cơng việc bảo dưỡng, trùng tu các tài sản cố định sau khoảng thời
gian hoạt động nhất định cũng như việc sửa chữa bất thường có thể xảy ra. Hơn thế
nữa, doanh nghiệp còn phải đầu tư vào việc nâng cao ý thức của người lao động đối
với việc sử dụng máy móc, tăng cường sử dụng hết công suất máy, thu nhiều lợi nhuận
trong thời gian ngắn nhất.
- Muốn quay vòng vốn nhanh để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới các doanh nghiệp
phải ra sức rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thơng vì nó là thành phần tạo
nên thời gian chu chuyển vốn. Vì vậy, nghiên cứu lý thuyết chu chuyển cũng giúp các
doanh nghiệp có thể xây dựng được những giải pháp để rút ngắn thời gian sản xuất và
lưu thơng càng ngắn càng tốt.
Ví dụ như: áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất; Mở rộng quan hệ liên doanh,
liên kết; Cải tiến bộ máy tổ chức và lao động; Nghiên cứu thị trường, nhu cầu người
tiêu dùng để từ đó quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất; Thường xuyên cải tiến

các mặt hàng, đa dạng hóa các mặt hàng phù hợp với mọi đối tượng khác nhau; áp
dụng các phương thức thanh toán linh hoạt,…
- Khi nắm bắt được quy luật tuần hoàn và chu chuyển vốn, các doanh nghiệp có thể
tận dụng nhiều cơ hội để đầu tư sản xuất kinh doanh và lường trước nhiều thách thức
và đe dọa mới trong một nền kinh tế sôi động, nhiều biến đổi.
- Dựa trên lý thuyết “tuần hòa và chu chuyển” có thể giúp doanh nghiệp quản lý và
sử dụng vốn có hiệu quả, sử dụng hợp lý các nguồn vốn

III. TỔNG KẾT
Như vậy, sau khi nghiên cứu lý thuyết về “tuần hoàn và chu chuyển” tư bản, ta
thấy được những điều mà các nhà tư bản, doanh nghiệp cần làm để nâng cao tối đa
được lợi nhuận của mình. Đồng thời hiểu biết rõ và ứng dụng vào việc quản lý và sử
dụng vốn sao cho hiệu quả trong quá trình sản xuất, kinh doanh.


lOMoARcPSD|14734974

Câu 2: Làm rõ những khuyết tật của kinh tế thị trường. Để hạn
chế những khuyết tật đó cần phải giải quyết các vấn đề gì? Vì sao?
I.MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường là giai đoạn tất yếu và phổ biến trong tình hình phát triển của
mọi quốc gia, đất nước Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Sự hình thành kinh tế thị
trường là khách quan trong lịch sử. Ta đã đi từ nền kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế
hàng hóa, rồi từ kinh tế hàng hóa đi lên kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường cũng phải
trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến
kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay. Kinh tế thị trường là sản phẩm văn minh của
nhân loại, là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, bên cạnh những
ưu điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó vẫn ln tồn tại nhiều “khuyết
tật” cịn tồn dư mà tự nó khơng thể khắc phục, sửa chữa được, địi hỏi có sự can thiệp
của nhà nước và áp dụng những biện pháp cụ thể vào nền kinh tế để khác phục.


II.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái quát về nền kinh tế thị trường.
- Khái niệm: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị
trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phât triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao
đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị
trường.
- Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường:
+ Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể bình
đẳng trước pháp luật.
+ Thị trường đóng vai trị quyết định trong việc phân bố các nguồn lực xã hội thông
qua hoạt động của các thị trường bộ phận.
+ Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường vừa
là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; động lực trực tiếp của các chủ thể
sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội khác; nhà nước là chủ thể
thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế; thực hiện khắc phục những khuyết tật
thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định
của tồn bộ nền kinh tế.
+ Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế.

2. Những “khuyết tật” của nền kinh tế thị trường.


lOMoARcPSD|14734974

- Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
Sự vận động của cơ chế thị trường không phải khi nào cũng tạo ra được những cân
đối, do đó ln tiềm ẩn những thăng trầm, nguy cơ khủng hoảng, thất nghiệp. Khủng
hoảng kinh tế đồng nghĩa với tình trạng dư thừa trong sản xuất, sản xuất tăng lớn hơn
tiêu dùng, còn tiêu dùng giảm, dẫn đến tình trạng hàng hóa khơng bán được, doanh

nghiệp khơng bù đắp được chi phí và thực hiện tái sản xuất, phá sản. Khủng hoảng
kinh tế nếu diễn ra thì mang tính chu kì, bao gồm 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều,
phục hồi và hưng thịnh.
Khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ hoặn trên phạm vi tổng thể. Khủng hoảng có thể
diễn ra với mọi nền kinh tế thị trường. Sự khó khăn đối với nền kinh tế thị trường ở
chỗ, các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng. Nền kinh tế
thị trường không thể tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này.
Khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp suy sụp, người lao động khơng có
việc làm. Thất nghiệp như là “con đẻ” của khủng hoảng kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ngày
càng lớn, bởi lẽ, trong cơ chế thị trường – vốn là một nền kinh tế mở, hội nhập, kinh tế
tri thức, đòi hỏi người lao động phải có trình độ, có năng lực làm việc. Điều này dẫn
đến việc nhiều lao động có trình độ thấp thiếu việc làm, việc làm không phù hợp với
khả năng, dẫn đến tâm lý chán nản, bất mãn, làm việc khơng tích cực, khơng hiệu quả.
Thêm vào đó, họ đang phải mang trên mình gánh nặng vật chất, địi hỏi từ phía gia
đình, xã hội,.. những áp lực này vơ hình chung đẩy họ vào con đường tệ nạn xã hội.
-Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, suy thối mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội.
Do phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ln đặt
mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn
lực tài nguyên, suy thoái môi trường. Trong nền kinh tế thị trường, nếu không biết
cách khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, sẽ dẫn đến cạn kiệt và khó có
thể tái sinh, gây ảnh hưởng rất lớn tới môi tường cũng như việc khai thác và sản xuất
sau này. Bởi lẽ, tài nguyên thiên nhiên vốn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất,
nếu thiếu đi tài nguyên, trong tương lai, q trình sản xuất rất có thể bị đình trệ, hàng
hóa trở nên khan hiếm, gây mất cân bằng thị trường.
Cũng vì động cơ lợi nhuận. các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi phạm cả
nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu, thậm chí phi pháp, gây ra sự xói
mịn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội. Các loại chất thải ( khí thải, chất
thải cơng nghiệp) nếu khơng được xử lý khoa học, thì ơ nhiễm mơi trường là điều
khơng tránh khỏi. Ngun nhân chính bắt nguồn từ phía các doanh nghiệp, do chạy

theo lợi nhuận mà không quan tâm đến môi trường, lạm dụng tài nguyên xã hội, làm ô

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

nhiễm bầu khơng khí, làm bẩn nguồn nước, tàn phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,…
gây nên những vụ phá hoại mơi trường nghiêm trọng, suy thối mơi trường ngày càng
nặng nề. Như tại nước Mỹ và Trung Quốc – hai quốc gia có nền cơng nghiệp rất giàu
tiềm năng và đang vận hành một nền công nghiệp khổng lồ, thì đó cũng là hai nơi thải
ra lượng khí thải lớn nhất, bằng ½ lượng khí thải của tồn thế giới, gây hiểm họa khơn
cùng cho bầu khí quyển, cho trái đất và cuộc sống của con người.
Đây là những mặt trái mang tính khuyết tật của bản thân nền kinh tế thị trường.
Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không
tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế nhưng có lợi nhuận kỳ vọng thấp,
rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Tự bản thân nền kinh tế thị
trường không thể tự khắc phục được các khuyết tật này.
-Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc
trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là
thiết yếu. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo, phân
cực về của cải, tác động này có thể sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự
động mang lại giá trị chân, thiện, mĩ mà xã hội muốn vươn tới.
Từ đây ta cứ mãi đặt ra một “dấu chấm hỏi”: Công bằng xã hội hay chỉ là một
điều thực sự xa vời? Trên thế giới, cứ mỗi phút qua đi có hơn 29 trẻ em chết đói, và
cũng trong phút ấy, người ta bỏ ra hàng triệu đôla vào chạy đua vũ trang – điều đã và
đang hủy diệt loài người. Nguyên nhân do đâu? Q trình tích lũy tư bản, tích lũy của
cải, sự giàu có về phía giai cấp tư sản, thống trị và sự nghèo khổ về phía giai cấp vơ
sản, làm thuê, bị thống trị đã tạo nên một mâu thuẫn sâu sắc. Khoảng cách giàu nghèo

ngày càng được kéo dài, người giàu ln có cách để trở nên giàu hơn, người nghèo
ngày càng nghèo hơn. Trên thế giới, dịch bệnh Covid – 19 đã bùng phát dữ dội vừa
qua– thứ đã cướp đi rất nhiều sinh mạng ngày càng được khống chế tốt bởi vacxin,
nhưng điều này chỉ đúng với những nước giàu có và thịnh vượng. Có thống kê rằng
nhiều nước nghèo có độ tiếp cận với vacxin cực thấp (chỉ khoảng 1% dân số được tiêm
vacxin mũi đầu tiên), trong khi nhiều nước giàu thậm chí cịn dư thừa vacxin tiêm
chủng..
Về cơ bản, nó đi ngược lại hồn toàn với lý tưởng của con người, của chủ nghĩa
nhân đạo: nó tàn bạo, khơng thương xót, khơng tình cảm, nó lạnh lùng, tình táo đến
mức thơ bạo và ở đó, cơng bằng xã hội khơng thể nảy nở. Edgar Morin đã nhận xét
chua chát: “Trong các nền văn minh được gọi là phát triển của chúng ta, tồn tại một
tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hố, trí não, tình người ”.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía cạnh phân hóa
có xu hướng sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân bố lợi ích theo mức độ và loại
hình hoạt động tham gia thị trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự
phân hóa như một tất yếu. Đây là khuyết tật của nền kinh tế thị trường cần phải có sự
bổ sung và điều tiết bởi vai trị nhà nước.

3. Những giải pháp khắc phục khuyết tật nền kinh tế thị trường.
- Nhà nước XHCN sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là các chính sách tài
chính, tiền tệ để điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Bởi lẽ, trong một giai đoạn kinh tế
nhất định, nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi những chấn động bởi các cuộc khủng
hoảng kinh tế và lạm phát. Vì vậy, một kế hoạch tài chính vĩ mơ, một chính sách tiền
tệ ổn định sẽ góp phần điều hồ những mặt trái đó của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó,

ln đấu tranh, ngăn chặn tình trạng độc quyền, nhất là độc quyền trong các lĩnh vực
ngành nghề kinh tế cơ bản.
- Thông qua hệ thống luật pháp, Nhà nước đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã
hội, có cơ chế thơng thống trong đầu tư, tạo ra những hành lang pháp lý rõ ràng trong
hoạt động kinh tế. Mặt khác, Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp
các thơng tin kinh tế cho các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích tư nhân chuyển
dịch cơ cấu đầu tư, sản xuất, kinh doanh và điều chỉnh hành vi kinh tế của họ, sao cho
có hiệu quả.
- Nhà nước cần khắc phục, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của cơ chế thị
trường đối với xã hội. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Cơ chế thị trường có
thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, song nó không tự đem lại những giá trị mà xã hội
vươn tới, hay sự phân phối lợi ích cơng bằng trong các tầng lớp dân cư. Vì vậy, Nhà
nước đóng vai trò to lớn trong việc điều chỉnh thu nhập, cải cách tiền lương, cải thiện
đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân; Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo con
người mới, để có thể làm chủ khoa học công nghệ và tiến hành hội nhập kinh tế quốc
tế, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh sự công bằng về quyền lợi cho mọi người dân,
giảm bớt khoảng cách, mẫu thuẫn giàu – nghèo trong xã hội.

III.TỔNG KẾT
Sau khi nghiên cứu về các “khuyết tật” của nền kinh tế thị trường cũng như các
phương pháp khắc phục các khiếm khuyết đó, cho thấy cơ chế thị trường tự phát sinh,
tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. ở đâu có sản xuất và
trao đổi hàng hố, ở đó có cơ chế thị trường hoạt động, kinh tế thị trường vẫn luôn cịn
tồn tại những mặt trái mà chính bản thân nó cũng khơng thể tự khắc phục được, từ đó
cần có sự can thiệp của Nhà nước để hạn chế và sửa chữa những khuyết tật của nền
kinh tế thị trường, nhằm ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời thực hiện công

Downloaded by quang tran ()



lOMoARcPSD|14734974

bằng xã hội, đó cũng chính là mục đích phát triển, lý tưởng của nhiều quốc gia trên thế
giới trong thời đại của nền kinh tế thị trường – một nền kinh tế mờ, hội nhập sâu rộng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

1. Sách Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2021), NXB Chính trị
Quốc gia Hà Nội
2. Tiểu luận Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, vận dụng vào các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN

3. Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường

4. Lê Thị Anh, Phan Anh Sơn. (2021). Tiểu luận về ưu điểm và khuyết tật
của kinh tế thị trường. />
Downloaded by quang tran ()



×