Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.71 KB, 39 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
------------------O---------------

NGUYỄN THỊ THU TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
------------------O---------------

NGUYỄN THỊ THU TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế- Tài chính, ngân hàng
Mã số : 9.31.12.01


Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Đào

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019


PHẦN MỞ ĐẦU

1- TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề lớn của bất kỳ một nền kinh tế nào.
Trong phát triển kinh tế, thách thức cũng như khó khăn nhất chính là sự kết hợp hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan
trọng của các nhà quản lý và điều hành nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bao
gồm cả Việt Nam là tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với mức tăng trưởng kinh
tế cao và bền vững, cùng với mức lạm phát thấp.
Lạm phát không phải vấn đề xa lạ, đặc biệt với nền kinh tế hàng hóa. Nói về lạm
phát thì trong hơn hai thập kỷ qua, lạm phát và đặc biệt là các nhân tố quyết định lạm phát
và những biến động của lạm phát là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất ở
Việt Nam. Lạm phát là một vấn đề phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và tìm kiếm các biện pháp đối phó với lạm
phát luôn thu hút các nhà kinh tế thế giới và là công việc thường niên của chính phủ các
nước.
Tăng trưởng kinh tế càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hơn đối với các nước
kém phát triển, bởi vì đây là con đường duy nhất để các nước này có thể thu hẹp khoảng
cách và tiến tới đuổi kịp các nướcphát triển. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và ổn định
là một nhiệm vụ quan trọng của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nền
kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao cho phép giải quyết những nhiệm vụ cơ bản của đất nước
như bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao mức sống nhân dân, tăng
cường an ninh quốc phòng và khẳng định vị thế của đất nước trong quan hệ quốc tế. Điều
này giải thích tại sao tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề trung tâm trong các chính sách kinh
tế và chiến lược phát triển của mọi quốc gia.

Cả vấn đề lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây, sự bất ổn của
kinh tế thế giới sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động làm giảm tốc độ tăng
trưởng và gia tăng lạm phát ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ở nhiều quốc gia để có
được mức tăng trưởng cao phải đánh đổi với mức lạm phát cao. Liệu Việt Nam có cần đánh


đổi như vậy không ? Để trả lời câu hỏi đó, cần nghiên cứu một cách sâu sắc sự tác động
qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ, từ đó tìm ra biện
phát nhằm đạt được mục tiêu kép đó là kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng , từ đó
nền kinh tế Việt Nam hội đủ các điều kiện để phát triển bền vững.
Trong nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế,
cần tìm ra yếu tố nào có tác động mạnh nhất để có được biện pháp thực thi nhằm giải bài
toán kép: kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực
quốc gia có hạn thì bài toán của chúng ta đặt ra là kết hợp các nguồn lực đó với trọng số
như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu. Sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát
hết sức phức tạp, không phải lúc nào cũng tuân theo quy tắc kinh tế. Ở mỗi giai đoạn của
nền kinh tế có mức tăng trưởng kinh tế khác nhau, sẽ có mức lạm phát phù hợp riêng. Do
vậy, vấn đề mối quan hệ giữa tang trưởng kinh tế và lạm phát thật sự hấp dẫn, đặc biệt hơn
cả trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, thì việc nghiên cứu mối quan hệ ấy thật
sự cần thiết hơn bao giờ hết.

Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng
trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Phân tích đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa kiểm
soát lạm phát và TTKT trong điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm
2018 ; từ đó đề xuất giải pháp tác động vào mối quan hệ này nhằm thực hiện điều hành
chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu kép: vừa kiểm soát lạm phát, vừa tăng trưởng kinh

tế. Để thực hiện mục tiêu trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý luận có chọn lọc về CSTT, lạm phát, tăng trưởng kinh tế và mối
quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ;
- Xác định các yếu tố tác động đến mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng
kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam;


- Thực trạng mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành
chính sách tiền tệ ở Việt Nam ở Việt Nam;
- Giải pháp tác động vào mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế
trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

3- CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để làm thực hiện các mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
1.

Mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính

sách tiền tệ ở Việt Nam là gì?
2.

Kiểm soát lạm phát có ảnh hưởng đến mối quan hệ kiểm soát lạm phát và

tằng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hay không?
3.

Những yếu tố nào tác động đến mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng

trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam?

4.

Giải pháp nào tác động vào mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng

kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam?

4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra đối với đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài là phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng. Trong đó
phương pháp định tính là chủ yếu. Cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Với phương pháp này sử dụng bằng cách thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp như:
khảo sát, sách, báo, tạo chí, luận văn. luận án, luật, báo cáo tổng kết của NHNN, các bộ
ngành có liên quan, Tổng cục Thống kê, …từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá so sánh .
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định lượng thông qua việc gửi bảng khảo sát tới các chuyên gia am hiểu
về linh vực tài chính, tiền tệ và các cơ quan làm chính sách. Thu thập và xử lý dữ liệu bằng
phần mềm SPSS. Với phương pháp này để đánh giá độ tin cậy và mức độ phù hợp của các
yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong
điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.


5- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa

kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở
Việt Nam.
-


Phạm vi nghiên cứu: số liệu thứ cấp của tổng cục thống kê, NHNN về điều hành

CSTT, lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2004-2018.
6- CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
6.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Có nhiều công trình nghiên cứu: luận văn, bài báo, bài tham luận hội thảo viết về
CSTT, lạm phát, tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chúng.


Những luận án tập trung phân tích về mối liên hệ giữa CSTT và các chính

sách kinh tế vĩ mô, kinh nghiệm sau khủng hoảng và giải pháp hoàn thiện CSTT có thể kể
đến :
Luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Kim Thanh “Hoàn thiện cơ chế truyền tải
CSTT của NHNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2008 của học
viện Ngân Hàng Hà Nội.
Luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Vân Anh “ Nghiên cứu tác động của CSTT
đến kinh tế vĩ mô Việt Nam” năm 2018 của trương Đại học Thương Mại.
Luận án tiến sĩ của NCS. Khuất Duy Tuấn “Điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm
phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam” năm 2012 của trường Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội.


Những luận án nghiên cứu về lạm phát, mối quan hệ giữa lạm phát và tang

trưởng kinh tế, có thể kể đến:
Luận án tiến sĩ của NCS. Phạm Thái Hà “Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam”
năm 2012 của học viện Ngân Hàng Hà Nội.



Luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Phương Nhung “Mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và thị trường chứng khoán tại Việt Nam” năm 2012 của Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thùy Trang “ Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam” tháng 3/2016 của trường Đại học Tài chính – Marketing.
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Dung “ Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”
tháng 12/2012 của trường Đại học Kinh tế TP.HCM.


Các nghiên cứu định lượng thường sử dụng các mô hình họ VAR để đánh

giá về hiệu lực tác động của CSTT qua các kênh:
Bài báo của ThS. Hà Thị Hương Lan : “Tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam” Ngày
18/7/2012 đăng trên website của trường bồi dưỡng cán bộ tài chính mục nghiên cứu trao
đổi đã sử dụng Phương pháp hồi quy đồng liên kết, Mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và
Phương pháp phân tích phương sai (Mô hình VAR) phân tích chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và
tổng thu nhập quốc nội (GDP) (số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố) để đưa
ra được kết luận : “… mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam (trong dài hạn
và ngắn hạn) về cơ bản thống nhất với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới của
Tobin (1965), Mallik và Chowdhury (2001), Frria và Carneiro (2001) đã công bố. Có thể
khẳng định: mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế Việt Nam tuân theo
quy luật chung”.Bài báo của Nguyễn Thị Thúy Vinh “ Nghiên cứu vai trò của các kênh
truyền dẫn CSTT tới tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam tạp chí Kinh tế và Phát triển
tháng 4/2015.Le và Pfau (2008) xây dựng mô hình VAR và kết luận kênh lãi suất không
có tác động đáng kể, cung tiền tác động mạnh đến sản lượng. Camen (2006) dùng một mô
hình Baysian VAR gốc để kiểm định hiệu lực CSTT. Bhattacharya và Duma (2012) nghiên
cứu CSTT của Việt Nam giai đoạn 2004-2012 bằng mô hình SVAR và cho thấy lãi suất
chỉ tác động đến lạm phát trong thời gian ngắn; Nguyễn Thị Liên Hoa và Đặng Trần Dũng
(2013) cũng sử dụng phương pháp SVAR và đi đến kết luận là tỷ giá và lãi suất tác động
yếu; M2 tác động mạnh với độ trễ 6 tháng đến lạm phát. Bùi Quốc Dũng (2017) sử dụng

mô hình VAR cho thấy, LSCS có tác dụng tốt trong việc kiềm chế lạm phát cho giai đoạn
kể từ năm 2011 trở lại đây. Phạm Chí Quang (2019) nghiên cứu về cơ chế truyền tải CSTT


giai đoạn 2006-2016 bằng mô hình VARs và các dạng biến thể VEC, mô hình hồi qui
Engel-Granger.
6.2. Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu
Qua rà soát cho thấy các nghiên cứu đi trước vẫn còn một số giới hạn nhất định, cụ
thể: (i) Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về CSTT, lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong
giai đoạn từ 2004-2018; (ii)Phần lớn các nghiên cứu đi sâu đánh giá mối quan hệ về lạm
phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam mà chưa đánh giá những nhân tố tác động đến
mối quan hệgiữa chúng, để có thể tìm ra căn nguyên, giải quyết triệt để mối quan hệ giữa
lạm phát và tăng trưởng kinh tế; (iii) Phần lớn các nghiên cứu đi sâu đánh giá mối quan hệ
về lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam mà chưa gắn với điều hành CSTT.
Từ những hạn chế trên cho thấy, khoảng trống nghiên cứu cần được quan tâm, đó
là cần có một nghiên cứu riêng về lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính của CSTT trong giai đoạn từ 2004-2018; đồng
thời, nghiên cứu về kinh nghiệm các nước và bài học liên quan đến giải quyết mối quan
hệ này. Từ đó, đi sâu phân tích để xác định các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế… nhằm đạt được tối đa mục tiêu của CSTT: vừa kiểm soát lạm
phát, vừa thúc đẩy tang trưởng kinh tế. Mà giải pháp đi từ căn nguyên là những nhân tố tác
động đến mối quan hệ giữa lạm phát và tang trưởng kinh tế ở Việt Nam.
7- ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa lý thuyết về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chính
sách tiền tệ. Đặc biệt sử dụng mô hình để chỉ ra mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá được tổng thể mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ từ lý thuyết cho tới thực tiễn tại Việt
Nam.
Thứ ba, tìm ra những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam


Thứ tư, luận án nghiên cứu được cách thức để chính phủ có thể đạt được mục tiêu
kép kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ
dựa trên nghiên cứu có luận cứ khoa học.
8- KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án kết cấu gồm 4 chương
Chương 1: Chính sách tiền tệ, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương 2: Mô hình, phương pháp nghiên cứu những nhân tố tác động đến mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
Chương 4: Giải quyết mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1.

Tổng quan về chính sách tiền tệ

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ
1.1.1.1. Khái niệm
Nói tóm lại chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức mà ngân hàng trung
uơng thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông,

nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.
Nó là bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của
chính phủ.
Sơ đồ 1.1: Định nghĩa chính sách tiền tệ
Chính sách

Chính sách tiền

Mục đích kinh tế

Tiền tệ
Điều 2, luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: “Chính sách tiền tệ quốc
gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà Nước nhằm ổn định giá trị
đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”.
1.1.1.2. Đặc trưng chính sách tiền tệ
 Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính
quốc gia
 Chính sách tiền tệ là công cụ kinh tế vĩ mô
 NHTW là cơ quan đề ra và vận hành chính sách tiền tệ
 Mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền và góp
phần thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô khácMục tiêu điều hành
chính sách tiền tệ
1.1.1.3.

Mục tiêu cuối cùng của CSTT

Mục tiêu cuối cùng của CSTT nhiều nước trên thế giới đó là ổn định giá trị tiền tệ,
trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm cao.



2

Ngoài các mục tiêu vĩ mô trên, một số nước còn tập trung giải quyết các mục tiêu
cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế đặc thù của họ.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu:
Như vậy trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả các mục tiêu trên. Phần
lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT,
nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để khắc phục tình
trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú shock cung đối với sản
lượng. NHTW được coi là có quyền lực làm việc này vì nó nắm trong tay các công cụ
điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Có thể nói NHTW theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và
đa mục tiêu trong ngắn hạn.
1.1.1.4.

Mục tiêu trung gian

Mục tiêu trung gian bao gồm các chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để đạt được mục
đích cuối cùng của CSTT. Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm mục tiêu trung gian là
tổng khối lượng tiền cung ứng (M1, M2, hoặc M3) hoặc mức lãi suất thị trường (lãi suất
ngắn và dài hạn).
Ngoài hai mục tiêu trên còn có một số các chỉ tiêu khác là ứng cử viên của vai trò
mục tiêu trung gian như tổng khối lượng tín dụng, tỷ giá.
1.1.1.5.

Mục tiêu hoạt động

Là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của các công cụ CSTT.
1.1.2. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ



Nghiệp vụ thị trường mở.

Nghiệp vụ mở là nghiệp vụ mà trong đó NHNN “thực hiện nghiệp vụ thị trường
mở thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu
NHNN và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTTQG”


Dự trữ bắt buộc.

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện CSTTQG.
NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi
với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ


Công cụ tỉ giá hối đoái


3

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền
nước ngoài. Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại với những
luồng hàng hóa và vốn vào ra một quốc gia có ảnh hưởng to lớn tới các biểu số kinh tế vĩ
mô của quốc gia. Để thực hiện CSTTQG, NHNN căn cứ vào cung cầu ngoại tệ trên thị
trường và nhu cầu điều tiết của nhà nước xác định và công bố tỉ giá hối đoái đồng Việt
Nam.


Hạn mức tín dụng


Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHNN buộc các TCTD phải tuân thủ
khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợ được quy định cho từng ngân hàng căn cứ
vào đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng (cơ cấu khách hàng, mức rủi ro), định
hướng cơ cấu kinh tế tổng thể, nhu cầu tài trợ các đối tượng chính sách và nó phải nằm
trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng
thời nhất định.


Khung lãi suất

Khung lãi suất biên độ mức lãi suất sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lãi suất thị
trường, bao gồm mức lãi suất trần (mức lãi suất tối đa mà các ngân hàng được phép ấn
định khi đi vay hoặc cho vay) và lãi suất sàn (mức lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng
được phép ấn định khi cho vay hoặc đi vay.


Công cụ tái chiết khấu

Chính sách tái chiết khấu bao gồm các quy định về việc cho vay tổ chức tín dụng
(TCTD). NHNN thường cho các TCTD vay dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có
giá ngắn hạn (chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu) do các TCTD đưa đến, bởi
vậy, chính sách cho vay của NHNN đối với TCTD được gọi là chính sách tái chiết khấu.
1.2.

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế

1.2.1. Tổng quan về lạm phát
1.2.1.1.

Khái niệm và đo lường


Theo tác giả, lạm phát có thể được khái niệm như sau: “Lạm phát là sự tăng lên
theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế, do đó làm cho giá trị của đồng tiền
giảm xuống”.


4

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang sử dụng chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng làm
thước đo lạm phát. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn chưa phải là chỉ tiêu lý tưởng vì chưa thoả
mãn các tiêu chuẩn trên. Nhiều hàng hoá nhập khẩu vẫn được đưa vào tính trong giá CPI.
Mặt khác, chỉ số này vẫn chỉ đo được sự biến động của giá bán lẻ một số loại hàng hoá và
dịch vụ chứ chưa phải toàn bộ chi tiêu gộp của người tiêu dùng, tức là chưa mang tính
toàn diện. Ngoài ra, chỉ chỉ số này còn bao hàm các loại lương thực thực phẩm quan
trọng và tất cả các loại hàng hoá có giá nhạy cảm với thay đổi chính sách thuế; tức là bị
tác động bới những tăng giá tạm thời mà đã được loại khỏi định nghĩa lạm phát nêu trên.
Cuối cùng, chỉ số giá tiêu dùng cũng không phản ảnh được việc cải tiến chất lượng hàng
hoá và dịch vụ sau một khoảng thời gian tương đối dài.
1.2.1.2.

Quan điểm khác nhau về lạm phát

Lý thuyết chi phí cho rằng lạm phát nảy sinh do mức tăng các chi phí sản xuất,
kinh doanh đã nhanh hơn mức tăng năng suất lao động.
Lý thuyết cơ cấu được phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Theo lý thuyết này
thì lạm phát nảy sinh do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu nền kinh tế, bao gồm
mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa
công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và dịch vụ…
Quan niệm tĩnh về lạm phát cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và
hàng trong nền kinh tế.

Lý thuyết cầu do nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes đề xướng. Ông
cho rằng nguyên nhân cơ bản của lạm phát là sự biến động cung cầu.
Khái niệm lạm phát được sử dụng tương đối phổ biến nhất trong 3 thập kỷ qua của
trường phái trọng tiền. Theo quan điểm này, lạm phát là quá trình chuyển động dai dẳng
theo hướng tăng lên của mặt bằng giá chung của nền kinh tế.
1.2.1.3.

Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

1.2.1.3.1. Trường phái kinh tế Cổ điển (Classical School)
Lý thuyết về lượng tiền ra đời cách đây ba thế kỷ nhưng cho đến nay nó luôn gây
tranh cãi và chưa chấm dứt giữa các nhà kinh tế vĩ mô.


5

1.2.1.3.2. Lạm phát cầu kéo
John Maynard Keynes (1883-1946) nhà kinh tế học người Anh và các nhà kinh tế
theo trường phái của ông cho rằng lạm phát không phải do yếu tố tiền tệ gây nên mà do
tổng cầu của nền kinh tế luôn vượt quá tổng cung ở mức toàn dụng lao động.
1.2.1.3.3. Lạm phát chi phí đẩy
Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy dựa trên hiện tượng thực tế là một số nhà sản xuất
có khả năng tăng giá bán sản phẩm, công đoàn đại diện cho người lao động có khả năng
đòi tăng tiền lương (giá trị của dịch vụ lao động) cao hơn giá thực của nó trong thị trường
cạnh tranh.
1.2.1.4.

Các nhân tố tác động đến lạm phát

1.2.1.4.1. Tổng sản phẩm quốc nội.

GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng
của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của một
nước trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất,
phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế
quốc dân; là nhân tố đại diện cho tăng trưởng kinh tế.
1.2.1.4.2. Cung tiền
Những nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã dùng Thuyết số lượng tiền của
nhà kinh tế Mỹ Irving Fisher để giải thích cho những nguyên nhân gây ra lạm phát từ tiền
tệ như sau:
MV = PT


6

1.2.1.4.3. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một
đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá trị đồng tiền của một quốc gia đối với một tiền tệ
khác.
1.2.1.4.4. Lãi suất
Về phương diện lý thuyết, lãi suất danh nghĩa và lạm phát có mối quan hệ cùng
chiều.
1.2.1.4.5. Giá dầu thế giới
Xăng dầu là mặt hàng tác động gián tiếp rất cao đến sự biến động của CPI, nhiều
mặt hàng khác sẽ bị tác động khi giá xăng dầu biến động, vì xăng dầu là yếu tố phản ánh
chi phí đầu vào của rất nhiều sản phẩm khác trong rổ hàng hóa tính CPI
1.2.2. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế
1.2.2.1.

Khái niệm về tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời
gian nhất định. Sự gia tăng được biểu hiện ở quy mô và tốc độ. Sự gia tăng về quy mô
tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, đồng nghĩa với sự tăng thêm về lượng
tuyệt đối.
1.2.2.2.

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

* Nguồn nhân lực
*Nguồn tài nguyên thiên nhiên
*Tư bản
*Công nghệ
1.2.2.3.

Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

1.2.2.3.1. Mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển (Mô hình David Ricardo)
- Học thuyết về “Giá trị lao động”: ông cho rằng lao động là nguồn gốc cơ bản tạo
ra mọi của cải cho đất nước.
- Học thuyết “Bàn tay vô hình”: theo ông nếu không bị chính phủ kiểm soát, người
lao động sẽ bị lợi nhuận thúc đẩy để sản xuất hàng hóa và dich vụ cần thiết và thông qua
thị trường tự do này lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội.


7

1.2.2.3.2. Mô hình tăng trưởng của trường phái tân cổ điển (mô hình Cobb –
Douglas)
Nội dung của mô hình
Theo mô hình của trường phái tân cổ điển có các yếu tố tác động tới tăng

trưởng là: lao động (L), vốn (K),tài nguyên thiên nhiên (R), và khoa hoc – công nghệ (T).
Như vậy hàm sản xuất là:
Y = f (K, L, R, T)
1.2.2.3.3. Mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes ( mô hình tăng trưởng của
Harrob – Domar )
Các giả định của mô hình tăng trưởng Harrob – Domar
-

Cố định công nghệ. Hàm sản xuất không có yếu tố T.

-

Quy luật lợi tức cận biên giảm dần không chi phối sản xuất.

-

Tổng đầu tư = tổng tiết kiệm = tổng mức vốn sản xuất gia tăng
Nội dung của mô hình
Hàm sản xuất : Y = f (L, K, R )

1.2.2.3.4. Mô hình tăng trưởng của Solow
Hàm sản xuất: Y = f (K, L, R, T). Theo mô hình này cho biết tiết kiệm, tăng dân
số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới sản lượng cũng như tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Một điểm đáng chú ý của mô hình là Solow đã đưa những tính toán của
mình trên các con số bình quăn trên đầu người, điều này đảm bảo một sự tăng trưởng một
cách hợp lý, công bằng hơn và đơn giản hóa tính toán. Solow cũng giải thích được sự có
khoảng cách của các nền kinh tế,các tính chất hội tụ của nền kinh tế -hay sự san bằng
cách biệt giàu nghèo giũa các quốc gia bằng lý thuyết đi tắt đón đầu.
1.2.2.3.5. Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với sự xác định mô hình kinh

tế tân cổ điển về các yếu tố nguồn lực là K, L, R, T và nâng R lên thành tài nguyên thiên
nhiên chứ không chỉ là đất đai như trước. Và thống nhất kiểu phân tích của hàm Cobb –
Douglas về sự tác động của các yếu tố nguồn lực.


8

Samuelson gọi những yêu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Tuy nhiên
ông đưa R vào K và gọi T là TEF : hiệu quả sản xuất. yếu tố lao động L không chỉ đơn
thuần là lao động tay chân thụ động nũa mà giáo dục trở nên quan trọng với lực lượng lao
động có trình độ tác động lên hiệu quả sản xuất đóng góp vào TEF.
Tóm lại,có thể nói lý thuyết kinh tế hoc hiện đại đã giải quyết các vướng mắc,
khắc phục những nhược điểm của các mô hình kinh tế trước đó, và hơn nữa nó đã đánh
giá một cách có hệ thống chính xác, đầy đủ và rõ ràng vai trò của các yếu tố nguồn lực và
mối quan hệ giữa chúng.
1.2.2.4.

Đo lường tăng trưởng kinh tế

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%)
1.2.3. Luận cứ khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong
điều hành chính sách tiền tệ
1.2.3.1.

Lý thuyết về quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Theo lý thuyết Keynes
Theo chủ nghĩa trọng tiền (đại diện là Milton Fredman
Theo lý thuyết tân cổ điển Mundell (1965) và Tobin (1965)

Dựa trên lý thuyết của Keynes, một vài quan điểm kinh tế cho rằng lạm phát ở
mức vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng (Mubarik, 2005). Trong khi đó, một số nghiên cứu
và thực nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó
vượt qua một ngưỡng nhất định (Ocran 2007; Khan và Senhadji, 2001). Thậm chí ngay
cả khi lạm phát bằng 0 hoặc thiểu phát cũng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng
kinh tế.
1.2.3.2.

Các nghiên cứu kiểm nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng

Từ những quan điểm của các nhà khoa học và từ kinh nghiệm của các nước tiên
tiến, qua nghiên cứu đánh giá, tổng kết thực tiễn, tác giả thấy rằng:
Nếu sử dụng Phương pháp hồi quy đồng liên kết, Mô hình sai số hiệu chỉnh
(ECM) và Phương pháp phân tích phương sai (Mô hình VAR) phân tích chỉ số giá tiêu


9

dùng (CPI) và tổng thu nhập quốc nội (GDP) (số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam
công bố), theo công thức:
M.V = P.Y (phương trình Fisher); trong đó: M là cung tiền; V là hệ số tạo tiền; P
là giá; Y là sản lượng đầu ra (GDP)
1.3.

Kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ và bài học cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ

1.3.1.1.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

1.3.1.2.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

1.3.1.3.

Kinh nghiệm của Ấn Độ

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Một đánh giá của các bằng chứng quốc tế hiện hành xuyên quốc gia, cũng như các
bằng chứng từ châu Á, cho thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng
dài hạn. Những nước có mức thấp hoặc vừa phải của lạm phát có mức tăng trưởng cao
hơn trong dài hạn so với các nước có tỷ lệ lạm phát cao. Tuy nhiên, lạm phát thấp không
phải là điều kiện đủ cho sự tăng trưởng. Kinh nghiệm của Ấn Độ dường như ủng hộ quan
điểm trên.


10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận án, tác giả hệ thống hóa lý luận một số vấn đề cơ bản
sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về CSTT, trong đó có đề cập đến các nội dung:
khái niệm, đặc trưng, mục tiêu, công cụ CSTT (nói rõ về khái niệm, cơ chế vận hành, ưu
nhược điểm từng công cụ).
Thứ hai, hệ thống hóa lý luận về lạm phát, trong đó có đề cập đến các nội dung:

khái niệm (theo các trường phái khác nhau), các phương pháp đo lường lạm phát, các
nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Thứ ba, hệ thống hóa lý luận về tăng trưởng kinh tế, trng đó đề cập đến các nội
dung: khái niệm, những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, các vấn đề vĩ mô liên
quan đến tăng trưởng kinh tế, phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, trình bày luận cứ khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế.
Thứ năm, trình bày lý luận mô hình kinh tế lượng kiểm định mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm, trình bày những bài học kinh nghiệm về điều hành CSTT ở một số quốc
gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam.


11

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
Chương này nghiên cứu trình bày mô hình và phương pháp nghiên cứu và phương
pháp xử lý, phân tích số liệu để xây dựng, đánh giá các thang đo trong mô hình và các giả
thuyết đưa.
2.1. Mô hình nghiên cứu
2.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tham khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài và tham khảo ý kiến chuyên
gia, mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa lạ phát và tăng trưởng
kinh tế gồm có 6 yếu tố ảnh hưởng và 1 biến phụ thuộc:
(1) Yếu tố Chính sách Tiền tệ;
(2) Yếu tố thuộc về Lạm phát;
(3) Yếu tố nguồn nhân lực;

(4) Yếu tố vốn;
(5) Yếu tố công nghệ;
(6) Yếu tố tài nguyên thiên nhiên.
2.3. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm tra lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu
thông qua Bảng bảng câu hỏi khảo sát.
2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê mô tả
Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Kiểm định mô hình bằng hồi quy tuyến tính
2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu
2.3.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống
kê, báo cáo về hoạt động về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và tình hình kinh tế xã hội giai


12

đoạn 2004-2018 của Việt Nam; Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua qua sách báo, tạp chí,
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của
Tổng Cục Thống kê, các Bộ ngành liên quan, ...
2.3.2.2 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua Bảng câu hỏi phỏng vấn in sẵn.
2.3.3 Thiết kế mẫu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn phương pháp chọn
mẫu phi xác xuất với cỡ mẫu 356. Đây là phương pháp ít tốn kém thời gian và chi phí thu
thập thông tin nghiên cứu.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Học vấn; Cơ quan công tác; Chức vụ công tác; Thời
gian công tác.

2.3.4 Kỹ thuật phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Microsoft Excel 2007 được sử dụng để xử lý và
phân tích dữ liệu. Để thuận tiện cho việc nhập dữ liệu, phân tích và trình bày, các biến
nghiên cứu được mã hóa trước. Quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua các
bước sau:
2.3.4.1 Kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
2.3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA)
2.3.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA)
2.4. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ lạm phát và tăng
trưởng kinh tế
Kết quả nghiên cứu được thực hiện theo các bước, bao gồm: thống kê mô tả thông
tin mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha và
hệ số tương quan biến tổng; phân tích nhân tố khám phá EFA; xây dựng mô hình nghiên
cứu điều chỉnh bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính, và thực hiện kiểm định
các giả thuyết của mô hình.
2.4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu


13

Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu khảo sát
Tiêu chí

Số lượng quan sát

Tỷ lệ%

1 Trình độ

356


100

1 Đại học

87

24,6

2 Thạc sĩ

197

55,4

3 Tiến sĩ, giáo sư

72

20,0

2 Cơ quan công tác

356

100

1 Viện nghiên cứu

44


12,2

2 Khối cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp

114

32,0

3 Trường Đại học

130

36,5

4 Ngân hàng

32

9,0

5 Tài chính

36

10,3

3 Chức vụ công tác

356


100

1 Lãnh đạo, tương đương

41

11,5

2 Trưởng phòng, tương đương

101

28,3

3 Chuyên viên cao cấp

84

23,7

4 Chuyên viên

130

36,5

4 Thời gian công tác

356


100

1 Dưới 5 năm

53

14,7

2 Từ 5 – 10 năm

141

39,7

3 Từ 10 – 15 năm

105

29,5

4 Trên 15 năm

57

16,1
Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.4.2 Kiểm định thang đo
Kiểm định thang đo theo hệ số Cronbach Alpha



14

Bảng 2.3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thành phần
Yếu tố

CSTT
CSTT1
CSTT2
CSTT3
CSTT4
CSTT5
LP

Trung
bình Phương
sai Tương quan biến Hệ số Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu tổng nếu loại biến Alpha nếu loại biến
loại biến
loại biến
Cronbach Alpha: .873
13.74
13.76
13.71
13.66
13.78

14.043
.677

13.567
.717
13.613
.720
13.993
.664
13.245
.720
Cronbach Alpha: .821

.851
.841
.841
.854
.841

6.92
6.83
6.79

3.683
.659
3.829
.680
3.526
.688
Cronbach Alpha: .884

.769
.750

.740

NL1
NL2
NL3
NL4
NL5
NL6
VDT

17.10
17.13
16.96
17.09
17.06
17.13

20.887
.698
21.525
.626
20.984
.688
20.792
.688
20.576
.723
20.102
.749
Cronbach Alpha: .825


.863
.875
.865
.865
.859
.855

VDT1
VDT2
VDT3
CN

7.01
7.08
7.07

4.253
.655
4.016
.680
3.831
.710
Cronbach Alpha: .825

.784
.760
.729

10.40

10.26
10.39
10.35

6.326
.670
7.584
.734
6.617
.617
6.303
.642
Cronbach Alpha: .837

.772
.767
.796
.787

3.811
4.199
3.736

.713
.670
.714

.758
.801
.758


2.035
2.036

.843
.833

.878
.887

LP1
LP2
LP3
NL

CN1
CN2
CN3
CN4
TN
TN1
TN2
TN3
MQH
MQH1
MQH2

6.88
6.79
6.93

Cronbach Alpha: .919
6.42
6.42


15

MQH3

6.42

2.036

.833

.887

Nguồn: SPSS 20
Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA:
Bảng 2.4: Hệ số KMO và Bartlett’s các yếu tố ảnh hưởng
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Approx. Chi-Square
Bartlett's Test of
df
Sphericity
Sig.

.897
3793.621
231

.000

Nguồn: SPSS 20
Bảng 2.5: Bảng phương sai trích
Component Initial Eigenvalues

Extraction

Sums

of

Squared Rotation Sums of Squared

Loadings
Total

%

of Cumulativ Total

Variance
1
2
3
4
5
6

7.822

2.173
1.615
1.411
1.286
1.156

e%

35.556
9.879
7.339
6.415
5.843
5.255

35.556
45.436
52.775
59.190
65.033
70.288

Loadings

%

of Cumulative Total

Variance
7.822

2.173
1.615
1.411
1.286
1.156

35.556
9.879
7.339
6.415
5.843
5.255

%

%

of Cumulati

Variance ve %
35.556
45.436
52.775
59.190
65.033
70.288

3.850
3.409
2.257

2.215
2.083
1.648

17.502
15.496
10.261
10.069
9.469
7.491

17.502
32.998
43.259
53.328
62.797
70.288

Extraction Method: Principal Component Analysis.
Nguồn: SPSS 20

2.5 Mô hình nghiên cứu chính thức
2.5.1 Mô hình hồi qui
So với mô hình đề xuất ban đầu không thay đổi, sau khi loại một số biến quan sát
(LP4,VDT4,TN4, VDT1, CN2).
2.5.2 Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến


16


Bảng 2.6: Ma trận tương quan giữa các biến
MQH

CSTT
.671**
.000
356
1

Pearson Correlation
1
MQH Sig. (2-tailed)
N
356
Pearson Correlation
.671**
CSTT Sig. (2-tailed)
.000
N
356
Pearson Correlation
.691**
LP
Sig. (2-tailed)
.000
N
356
Pearson Correlation
.682**
NL

Sig. (2-tailed)
.000
N
356
Pearson Correlation
.659**
VDT Sig. (2-tailed)
.000
N
356
Pearson Correlation
.565**
CN
Sig. (2-tailed)
.000
N
356
Pearson Correlation
.608**
TN
Sig. (2-tailed)
.000
N
356
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

356
.345**
.000
356

.404**
.000
356
.382**
.000
356
.332**
.000
356
.415**
.000
356

LP
.691**
.000
356
.345**
.000
356
1
356
.412**
.000
356
.357**
.000
356
.335**
.000

356
.399**
.000
356

NL
.682**
.000
356
.404**
.000
356
.412**
.000
356
1
356
.387**
.000
356
.472**
.000
356
.502**
.000
356

VDT
.659**
.000

356
.382**
.000
356
.357**
.000
356
.387**
.000
356
1
356
.301**
.000
356
.380**
.000
356

CN
.565**
.000
356
.332**
.000
356
.335**
.000
356
.472**

.000
356
.301**
.000
356
1
356
.355**
.000
356

TN
.608**
.000
356
.415**
.000
356
.399**
.000
356
.502**
.000
356
.380**
.000
356
.355**
.000
356

1
356

Nguồn: SPSS 20


×