Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

bài tập lớn môn kinh tế chính trị maclenin:Cạnh tranh và độc quyền trong nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.36 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
……o0o……

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài:

Cạnh tranh và độc quyền trong nền Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Họ và tên SV :
Lớp tín chỉ : Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Mã SV :

Hà Nội – 4/2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
I. CẠNH TRANH, ĐỘC QUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH
TRONG TRẠNG THÁI ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.................................................................................................................3
1. Khái quát chung về cạnh tranh......................................................................3
1.1. Khái niệm...................................................................................................3
1.2. Các loại cạnh tranh...................................................................................3
1.3. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.........................4
2. Độc quyền, độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền.......................5


2.1. Độc quyền...................................................................................................5
2.2. Độc quyền nhà nước:................................................................................6
2.3. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường...........................7
3. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền..........................................8
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM.9
1. Thực trạng cạnh tranh ở Việt Nam................................................................9
2. Thực trạng độc quyền ở Việt Nam...............................................................12
2.1. Tổng quát……………………………………………………………….12
2.2. Độc quyền ngành đường sắt…………………………………………...13
III. BIỆN PHÁP BẢO VỆ CẠNH TRANH LÀNH MẠNH VÀ CHỐNG ĐỘC
QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM...................16
1. Nhiệm vụ của Nhà nước................................................................................17
2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp..........................................................................17
3. Nhiệm vụ của người tiêu dùng......................................................................18
KẾT LUẬN.............................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
1


1. Lý do chọn đề tài
Nhìn vào bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội, ta đều nhận thấy sự cạnh
tranh. Đánh giá ở góc độ tổng quát thì cạnh tranh là tiền đề và động lực cải tiến sự
sinh tồn và phát triển của sự vật. Năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy mơ
hình kinh tế cũ – nền kinh tế tập trung bao cấp khơng cịn phù hợp, vậy nên đã cải
cách kinh tế nhằm tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, hướng tới nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong công cuộc chuyển đổi này, nước ta phải
chấp nhận quy luật cạnh tranh.
Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng trở nên thường xuyên,
quyết liệt hơn và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới độc quyền.

Độc quyền có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng phần lớn
vẫn nhận định độc quyền là thách thức và hạn chế đối với cạnh tranh và phát triển.
Vậy nên việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc
quyền một cách hiệu quả đã và đang là vấn đề trọng yếu của nước ta suốt 36 năm
qua.
Là một sinh viên kinh tế, em vừa là người tiêu dùng và rất có thể trở thành
người tham gia trực tiếp vào nền kinh tế trong tương lai, việc nắm rõ kiến thức về
cạnh tranh và độc quyền là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Đồng thời nhận thấy
sự hiểu biết của mọi người về cạnh tranh và độc quyền vẫn còn nhiều hạn chế nên
em muốn thông qua bài tiểu luận để nghiên cứu sâu thêm cũng như cung cấp cho
mọi người một cái nhìn tồn diện về những khía cạnh này. Vì vậy em chọn đề tài:
Cạnh tranh và độc quyền trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam làm đề tài nghiên cứu tiểu luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu quan trọng nhất của đề tài là tìm hiểu và phân tích được
những kiến thức về khái niệm, mối quan hệ, nguyên nhân hình thành và những đặc
điểm, tác động của cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường. Từ đó
vận dụng vào đánh giá và phân tích thực trạng tại Việt Nam. Đưa ra những ví dụ,
biện pháp khắc phục những nhược điểm để phát triển đất nước. Những điều này sẽ
được phân tích rõ hơn trong phần nội dung của tiểu luận.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài tiểu
luận của em khó có thể tránh khỏi thiếu sót, em kính mong sẽ nhận được sự góp ý
và giúp đỡ của cơ giáo giảng dạy bộ mơn cùng tồn thể các bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


NỘI DUNG
I. CẠNH TRANH, ĐỘC QUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH

TRONG TRẠNG THÁI ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Khái quát chung về cạnh tranh
1.1. Khái niệm
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được
những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thơng qua đó thu được lợi ích tối đa.
Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên
thường xuyên, quyết liệt hơn.
1.2. Các loại cạnh tranh
* Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong
cùng một ngành hàng hóa. Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi
ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất.
Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới
công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động → hạ thấp giá trị cá biệt
của hàng hóa → giá trị hàng hóa sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa
đó.
Kết quả: hình thành giá trị thị trường
+ Cùng một loại hàng hóa, do điều kiện sản xuất (trang bị kỹ thuật, trình độ tổ
chức sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động…) khác nhau nên hàng hóa
sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa được
trao đổi theo giá trị mà thị trường chấp nhận.
* Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh
giữa các ngành khác nhau. Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngành cũng trở thành
phương thức để thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác
nhau trong điều kiện kinh tế thị trường.
Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn
lực (tư liệu sản xuất, sức lao động,…) từ ngành này sang ngành khác, vào các
ngành khác nhau.

3


1.3. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
* Tác động tích cực
Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
+ Các chủ thể sản xuất kinh doanh cần không ngừng nâng cao năng
lực cạnh tranh, tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật → kéo theo sự
đổi mới về trình độ tay nghề.
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
+ Trong nền kinh tế thị trường, muốn thu lợi nhuận tối đa thì các chủ
thể cần vừa hợp tác và cạnh tranh với nhau để có được những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất. Từ đó giúp nền kinh tế thị trường khơng
ngừng hồn thiện hơn.
Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn
lực
+ Việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để
phân bổ vào chủ thể có hiệu quả hơn cả.
Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
+ Những người sản xuất phải cạnh tranh để tạo ra khối lượng sản
phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng và xã hội.
* Tác động tiêu cực
Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến môi trường kinh doanh
+ Khi các chủ thể thực hiện các thủ đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ
làm xói mịn mơi trường kinh doanh, xói mịn đạo đức xã hội.
Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội
+ Để giành ưu thế cạnh tranh, có chủ thể chiếm giữ nguồn lực mà
khơng phát huy vai trị của nó, đưa vào sản xuất dẫn đến lãng phí.
Ba là, cạnh tranh khơng lành mạnh làm tổn hại phúc lợi của xã hội

+ Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh khơng lành mạnh đã khiến
cho phúc lợi xã hội bị tổn thất.
=> Khơng khó để thấy cạnh tranh cũng có cả mặt tốt và mặt xấu, nếu biết vận
dụng và phát huy các mặt tích cực của nó thì sẽ giúp phát triển kinh tế - xã hội,
ngược lại, nếu cạnh tranh khơng lành mạnh thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu làm tổn
thất đến nhiều mặt của môi trường kinh doanh và đời sống xã hội.
4


2. Độc quyền, độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền
Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C. Mác và Ph. Ăngghen đã
dự báo rằng: Tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập
trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Nhờ sự kế thừa và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào
điều kiện và tình hình lịch sử mới của thế giới lúc bấy giờ, V.I. Lênin đã chứng
minh rằng vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã
chuyển sang giai đoạn độc quyền.
V.I. Lênin đã khẳng định: “… tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự
tập trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.
2.1. Độc quyền
- Khái niệm:
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các nhà tư bản nắm phần lớn việc sản
xuất hoặc tiêu thụ một hoặc một số loại hàng hóa nào đó, nhờ đó có khả năng hạn
chế cạnh tranh, định ra giá cả độc quyền và thu lợi nhuận độc quyền.
- Ngun nhân hình thành: có 3 nguyên nhân chính
Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất
+ Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, xuất hiện hàng loạt những thành tựu

khoa học kỹ thuật mới, có thể kể đến như lị luyện kim mới, máy móc
mới (động cơ điêzen, máy phát điện,…) hay những phương tiện vận
tải phát triển (xe hơi, tàu hỏa,…) → Lực lượng sản xuất phát triển →
Năng suất lao động tăng → Tăng khả năng tích lũy, đẩy nhanh q
trình tích tụ, tập trung sản xuất.
Thứ hai, do cạnh tranh khốc liệt
+ Cạnh tranh gay gắt dẫn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản
hàng loạt, các doanh nghiệp lớn cịn tồn tại thì cũng đã bị suy yếu →
Để tiếp tục phát triển cần tăng quy mô tích lũy, tích cực cải tiến kĩ
thuật.
Thứ ba, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng

5


+ Khủng khoảng kinh tế (ví dụ như cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm
1873) → Doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, các doanh nghiệp lớn
còn tồn tại dẫn tới hình thành doanh nghiệp độc quyền.
+ Hệ thống tín dụng phát triển → Địn bẩy thúc đẩy tập trung sản xuất
(các quy luật kinh tế: quy luật giá trị thặng dư, tích lũy,… → tập trung
sản xuất) → tiền đề cho sự ra đời các tổ chức độc quyền
- Lợi nhuận độc quyền:
Là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự thống trị của các
tổ chức độc quyền mang lại.
Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao = Lao động không công của công
nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền + Một phần lao động khơng cơng
trong các xí nghiệp ngồi độc quyền + Một phần giá trị thặng dư của các nhà tư
bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cạnh tranh + Lao động thặng dư và đôi
khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động
ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc.

- Giá cả độc quyền:
Là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa. Giá
cả độc quyền gồm chi phí sản xuất cộng lợi nhuận độc quyền. Gồm có giá cả độc
quyền cao (khi bán) và giá cả độc quyền thấp (khi mua). Thực chất, giá trị vẫn là
cơ sở, là nội dung bên trong giá cả độc quyền
→ Giá cả độc quyền chỉ lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa. Giá cả thị
trường lên xuống xoay quanh giá cả độc quyền.
2.2. Độc quyền nhà nước:
- Khái niệm:
Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ
vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những
lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định
của chế độ chính trị - xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời
kỳ lịch sử.
Độc quyền nhà nước mang tính phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
- Nguyên nhân hình thành: có 4 ngun nhân chính
Thứ nhất, tích tụ và tập trung vốn lớn dẫn đến tích tụ và tập trung tư bản cao
+ Sự tích tụ này sẽ sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn địi hịi phải có
sự điều tiết tồn xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch
6


hóa tập trung từ trung tâm → Lực lượng sản xuất xã hội hóa: nhà
nước phải đại biểu cho tồn bộ xã hội quản lý nền sản xuất
Thứ hai, do sự phát triển của phân công lao động xã hội
+ Xuất hiện 1 số ngành mới có vai trị quan trọng trong phát triển kinh
tế xã hội, nhưng nhà tư bản khơng thể hoặc khơng muốn đầu tư vì vốn
đầu tư lớn, thu hồi chậm và ít lợi nhuận. Điển hình như các ngành
thuộc kết cấu hạ tầng: năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục,
nghiên cứu khoa học,… → Nhà nước phải đứng ra đảm nhận.

Thứ ba, do sự thống trị của độc quyền tư nhân
+ Phân hóa giàu – nghèo tăng → mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc
(tư sản với vô sản và nhân dân lao động) → Nhà nước phải có những
chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp,
điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội…
Thứ tư, do xu hướng quốc tế hóa
+ Xu hướng này khiến cho sự bành trướng của các liên minh độc
quyền vấp phải những hàng rào quốc gia, dân tộc và xung đột lợi ích
với các đối thủ trên thị trường thế giới. → Tình hình đó địi hỏi phải
có sự điều tiết các quan hệ về chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó vai
trị của nhà nước là không thể thiếu.
- Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự thống nhất của 3 quá trình gắn bó
chặt chẽ với nhau:
+ Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền
+ Tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế
+ Kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân và sức mạnh nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa các tổ chức độc
quyền và nhà nước tư sản thành tổ chức thống nhất; là sự can thiệp của nhà nước
vào quá trình kinh tế; là phụ thuộc của nhà nước tư sản vào các tổ chức độc quyền.
2.3. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường
* Tác động tích cực
- Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các
hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
- Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh
của bản thân tổ chức độc quyền.
7


- Độc quyền tạo ra sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

theo hướng sản xuất lớn hiện đại. Theo V.I. Lênin: “…nhưng trước mắt chúng ta
cạnh tranh tự do biến thành độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản
xuất nhỏ, thay thế nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa”.
* Tác động tiêu cực
- Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh khơng hồn hảo → thiệt hại cho
người tiêu dùng và xã hội.
- Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật → kìm hãm sự phát triển kinh
tế, xã hội.
- Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc
quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội → tăng sự phân hóa giàu nghèo.
3. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền
không thủ tiêu cạnh tranh. Trái lại, độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng,
gay gắt hơn.
Quy luật chuyển biến : tự do cạnh tranh → tích tụ và tập trung sản xuất → độc
quyền.
* Các hình thức cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc
quyền
+ Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thơn tính các
doanh nghiệp ngồi độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm
nguồn nguyên liệu, nguồn nhân cơng, phương tiện vận tải, tín dụng,
hạ giá có hệ thống để đánh bại đối thủ.
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
+ Cạnh tranh trong 1 ngành, kết thúc bằng sự thỏa hiệp hoặc phá sản
của 1 bên cạnh tranh
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với
nhau về nguồn lực đầu vào,…
- Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
+ Những nhà tư bản tham gia cácten (cartel), xanhđica (syndicate)

cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ
sản xuất cao hơn.
8


+ Các thành viên của tờrớt (trust), congxoócxiom (consortium) cạnh
tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khơng chế, từ đó chiếm địa vị lãnh
đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn.
=> Cạnh tranh và độc quyền luôn cùng tồn tại song hành với nhau. Mức độ
khốc liệt của cạnh tranh và mức độ độc quyền hóa phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
của mỗi nền kinh tế thị trường khác nhau.
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT
NAM.
1. Thực trạng cạnh tranh ở Việt Nam
Bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Việt Nam đã nhận định quy luật cạnh tranh là sự tồn tại tất yếu không thể chối bỏ
mà cần phát huy nó theo chiều hướng tốt đẹp. Cạnh tranh đem đến nhiều lợi ích to
lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với người tiêu dùng.
Chẳng hạn nhắc đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu nước giải khát, không
chỉ ở phân khúc thị trường nước ngọt có gas, mà thị trường bia Việt Nam cũng
đang ở trong thế cạnh tranh khốc liệt. Thị trường Việt Nam đang trở nên chật chội
hơn khi phải chia sẻ thị phần với hơn 30 hãng bia lớn trên thế giới. Cuộc cạnh
tranh bây giờ không chỉ là cuộc đua của những hãng bia nội địa với nhau mà cịn là
với các nhãn hiệu nước ngồi. Khơng thể trơ mắt nhìn thị phần rơi vào tay những
hãng mới, Sabeco và Habeco đã tập trung nguồn lực để mở rộng phân phối xuống
tận các khu vực nông thôn. Theo báo cáo tài chính năm 2018 được 2 hãng này
cơng bố, Habeco chi hơn 1,7 tỉ đồng cho khuyến mại, quảng cáo cịn với Sabeco
con số đó lên tới 3 tỉ đồng. Cơ cấu về thị phần sản lượng của các hãng bia ở Việt
Nam năm 2018 theo thứ tự lần lượt là Sabeco (43%), Heineken (25%), Habeco
(15%), Carlsberg (8%) và còn lại là các hãng khác.

Từ năm 2014, khi mọi người vẫn chỉ biết đến taxi, xe ôm truyền thống, thì xe
cơng nghệ xuất hiện như một làn gió mới với sự ra mắt của Uber và Grab. Sau 8
năm, Uber Đơng Nam Á sáp nhập vào Grab thì lại có vơ số những cái tên mới xuất
hiện giành thị phần có thể kể đến như Be, Gojek (tên cũ là GoViet), Fastgo,… Thị
trường gọi xe có thể coi là vô cùng khốc liệt, để cạnh tranh với nhau, những hãng
xe đã đưa ra các chiến thuật về giá – điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất.
Gojek đưa ra mức giá 5.000 đồng cho mỗi cuốc xe dưới 8km, và chỉ sau 1 tháng
hoạt động đã chiếm tới 35% thị phần vận tải tại TP Hồ Chí Minh. Để đáp trả lại thì
dịch vụ GrabBike của Grab đã phải giảm giá còn 2.000 đồng đối với các cuốc xe
dưới 8km, miễn phí tối đa 25.000 đồng với các chuyến nội thành, còn với tài xế đối tác quan trọng, thì chỉ cần đạt 18 cuốc xe/ngày là được 300.000 đồng. Cạnh
tranh về giá là chưa đủ, đổi mới chất lượng dịch vụ cũng là hướng đi đang được
9


quan tâm của các xe. Grab cho ra mắt dịch vụ GrabFood – giờ đây là nền tảng giao
nhận thức ăn hàng đầu Việt Nam, còn Gojek gây ấn tượng khi triển khai dịch vụ
gọi xe ô tô GoCar tại TP Hồ Chí Minh (tháng 8/2021) nhằm chuyên chở lực lượng
y tế tuyến đầu chống dịch. Bên cạnh đó các hãng xe cịn hợp tác với các ví điện tử
(hiện Grab đang hợp tác với ví Moca, Gojek hợp tác với Momo) để tiện lợi hơn
cho khách hàng trong việc thanh tốn. Theo báo cáo mới đây của ABI Reseach
cơng bố tháng 6/2021, Grab hiện đang đứng đầu với 74,6% thị phần, nối tiếp đó là
Be (12,4%) và Gojek (12,3%). Tuy dịch vụ xe công nghệ đem đến nhiều lợi ích
cho người tiêu dùng, nhưng nó cũng khiến cho dịch vụ xe truyền thống gặp nhiều
khó khăn. Cơng ty dịch vụ taxi truyền thống Vinasun đã kiện Grab vì làm giảm
doanh số khiến 8.000 lao động Vinasun mất việc,…Giới chuyên gia nhận định
Vinasun không thể đổ lỗi cho Grab, cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp
phải cạnh tranh sịng phẳng, thay vì đổ lỗi thì phải nhìn nhận và tìm cách giải
quyết.
Nền kinh tế Việt Nam cịn chứng kiến một cuộc đua giành thị phần giữa các
hãng hàng không thương mại Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific (nay là

Pacific Airlines), Vasco và Bamboo Airways. Hãng máy bay giá rẻ có thể kể đến
như Jetstar, Vietjet, Vasco đã đóng góp vai trị quan trọng khiến cho chi phí du lịch
hợp túi tiền hơn. Thực chất thì sự cạnh tranh trong ngành hàng không ở Việt Nam
chỉ diễn ra giữa 2 đơn vị Vietnam Airlines và Vietjet Air. Những năm gần đây, giá
vé máy bay có xu hướng giảm mạnh mang tính cạnh tranh giữa các hãng. Tính đến
tháng 4/2021, giá vé bình quân trên thị trường chỉ bằng 55% cùng kỳ năm 2019.
Giá vé giảm có thể có nguyên nhân đến từ các chương trình kích thích tiêu dùng
của các hãng để cạnh tranh trong bối cảnh dịch bệnh hoặc cũng có thể đến từ tình
trạng dư thừa nguồn cung. Nhưng theo các chuyên gia nhận định, việc giá vé giảm
quá mạnh sẽ gây ra những méo mó trong bức tranh thị trường. Trong ngắn hạn,
người tiêu dùng có thể được lợi khi giá vé giảm, nhưng trong dài hạn thì ngược lại,
tình trạng độc quyền ở vài phân khúc diễn ra khiến các hãng phải tăng mạnh giá
bán để bù đắp tổn thất. Vì vậy, cần chấm dứt cuộc đua hạ giá xuống đáy, hàng
khơng cần vũ khí cạnh tranh lành mạnh. Các hãng hàng không cần tạo ra những
điểm “khác biệt hóa” của riêng mình, giống cách mà Vietjet Air đã thực hiện để
giành thị phần từ Vietnam Airline và Jestar Pacific.
H3. Thị phần các hãng hàng không theo lượng chuyến bay (2017-2021)

10


Xem xét tình hình cạnh tranh trong nước, với ưu thế được hưởng nhiều đãi
ngộ của nhà nước và dễ dàng tiếp cận các nguồn lực, doanh nghiệp nhà nước đang
có xu hướng vượt lên chèn ép các doanh nghiệp tư nhân. Tình trạng độc quyền của
các doanh nghiệp lớn cũng khiến các xí nghiệp vừa và nhỏ phải chao đảo. Bên
cạnh đó, khơng chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp trong nước, mà tình trạng cạnh
tranh bất bình đẳng còn là cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngồi
với khối tư nhân trong nước.
Nhưng nhìn chung, Việt Nam đã và đang từng bước phát huy những mặt mạnh
và hạn chế những điểm xấu của cạnh tranh. Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban

hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Đến năm
2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh 4.0
(của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.
H1. Kết quả năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 2019 (theo WEF)

H2. So sánh xếp hạng năng lực cạnh tranh GCI 4.0 của Việt Nam với các nước ASEAN
năm 2019
11


Nhìn vào thứ hạng của Việt Nam năm 2019, Việt Nam tăng 3,4 điểm (từ 58,1
điểm lên 61,5 điểm) cao hơn điểm trung bình tồn cầu (60,7 điểm) và tăng 10 bậc
(từ vị trí 77 lên vị trí 67/141) thì có thể thấy mục tiêu trên là có thể đạt được.
Từ những số liệu trên cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều
cải thiện và bước tiến vượt trội. Tuy nhiên vẫn không nên chủ quan vì tương lai
vẫn cịn nhiều thách thức đang chờ đợi, cả Chính phủ lẫn cộng đồng doanh nghiệp
và người dân cần chung tay để nền kinh tế Việt Nam đổi mới toàn diện và bền
vững hơn.
2. Thực trạng độc quyền ở Việt Nam
2.1. Tổng quát
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh
tranh phát triển mạnh tất yếu dẫn đến một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế, đó chính là độc quyền. Như đã phân tích ở trên, độc quyền có đem lại những lợi
ích cho mơi trường kinh doanh, nhưng những tác động tiêu cực của nó đến xã hội
lại vô cùng lớn. Tại Việt Nam, độc quyền đang tồn tại trong những ngành kinh tế
có vai trị quan trọng trong cuộc sống như: Điện, đường sắt, nước, dầu khí, mạng
viễn thơng,…
Có thể thấy, trải qua gần 36 năm đổi mới, số lượng các ngành, lĩnh vực độc
quyền nhà nước đã giảm đáng kể. Nhưng đáng buồn là độc quyền nhà nước tại một

số ngành công nghiệp mạng lưới như hàng không, đường sắt, điện lực hay viễn
thông vẫn tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định: “Đến nay Việt
Nam vẫn chưa hoàn tất được chính sách cạnh tranh, loại bỏ độc quyền ở các ngành
then chốt khiến thị trường bị méo mó, tính tự do cạnh tranh bị xâm hại dẫn tới các
động lực thay đổi không đạt được”.
CIEM đã cho thực hiện nghiên cứu khảo sát 4 ngành công nghiệp mạng lưới
là điện, đường sắt, hàng không và viễn thông (2018), và kết quả nhận được là khác
12


nhau giữa các ngành. Hai ngành viễn thông và hàng không đã đạt nhiều thành quả
trong cải cách độc quyền. Ngành viễn thông gần như đã mở cửa thị trường hoàn
toàn, cụ thể là sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
công cộng bên cạnh 3 trụ cột 100% vốn nhà nước là VNPT, MobiFone và Viettel,
nhờ vậy mà giá dịch vụ viễn thông ngày càng giảm, người tiêu dùng cũng được
hưởng nhiều ưu đãi hơn. Với sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp tư nhân, ngành
hàng không cũng đã tạo lập được thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ chất
lượng các chuyến bay được cải thiện mà giá vé cũng giảm, để máy bay không chỉ
là phương tiện của người giàu. Tuy nhiên, mức độ độc quyền vẫn còn tồn tại, nhà
nước vẫn trao cho một đơn vị (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam- ACV)
quản lý và độc quyền khai thác toàn bộ 22 sân bay thương mại. Báo cáo của CIEM
nhấn mạnh rằng ngành điện mới chỉ “mở hé” cánh cửa, bằng việc thị trường mua
bán điện cạnh tranh phá vỡ thế độc quyền hoàn toàn của EVN. Nhưng trái ngược
hẳn với các ngành trên, ngành vận tải đường sắt gần như vẫn do Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam (VNR) độc quyền toàn bộ.
2.2. Độc quyền ngành đường sắt
* Tổng quan
Gần 140 năm lịch sử hình thành và phát triển, ngành đường sắt Việt Nam đã
từng là phương tiện vận chuyển chiếm ưu thế lớn thì giờ đây, đường sắt đã bị các

loại hình vận tải khác bỏ xa. Theo như số liệu của Tổng Công ty đường sắt Việt
Nam (VNR) công bố: so sánh với thời điểm ngành đường sắt mới đi vào hoạt động
một thời gian, năm 1995 đã ghi nhận khối lượng vận chuyển của đường sắt chiếm
11,7% tổng lượng luân hành khách và 7,9% tổng lượng ln chuyển hàng hóa tồn
ngành giao thơng vận tải; thì đến năm 2018, con số ấy chỉ cịn là dưới 1% với cả
thị phần vận tải hành khách và hàng hóa. Nhìn sang hai loại hình vận tải khác là
đường bộ chiếm 72% và đường hàng không chiếm 22%, khơng khó để thấy ngành
vận tải đường sắt đang trở nên khủng hoảng trầm trọng.
Nguyên nhân dẫn tới sự thụt lùi và yếu kém của ngành đường sắt Việt Nam có
rất nhiều, nhưng theo những nhận định thì độc quyền chính là ngun nhân chủ
yếu gây nên tình trạng này. Ngành đường sắt là một ví dụ điển hình cho hình thức
độc quyền nhà nước và thuộc độc quyền tự nhiên. Có thể điểm qua một vài đặc
điểm của ngành dịch vụ vận tải này như:
- Chỉ có một cơng ty cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt nên có thể nói dịch
vụ này khơng có sản phẩm thay thế. Vì khơng có tàu hỏa của hãng nào khác để lựa
chọn nếu không đi tàu của VNR.
- Là công ty độc quyền trong ngành nên VNR có quyền tự định giá, hay nói là
có sức mạnh thị trường lớn. Năm 2022 tuy giá vé chặng Hà Nội – Hồ Chí Minh đã
13


giảm từ 10 - 15% so với năm 2021 nhưng vẫn khá là cao: giá vé nằm mềm điều
hòa là 1,975 triệu đồng/lượt, nằm cứng 1,825 triệu đồng/lượt, ngồi mềm 1,5 triệu
đồng/lượt…
- Nhà đầu tư khơng “mặn mà” vì mức đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn lâu, khả
năng sinh lời thấp. Đầu tư của nhà nước thì nhỏ giọt, cầm chừng:
+ 2001 – 2010: vốn đầu tư cho đường sắt là 4.802 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,9%
tổng số vốn đầu tư cho ngành giao thông là 140.870 tỷ đồng (trong khi đó đường
bộ chiếm tới 88%).
+ 2010 – 2015: vốn đầu tư cho đường sắt là 9.203 tỷ đồng, chiếm 3% tổng số

vốn đầu tư cho giao thông được ghi nhận ở mức kỷ lục là 330.000 tỷ đồng (đường
bộ chiếm 90%).
- Ngành đường sắt có rào cản gia nhập ngành lớn vì:
+ Chi phí đầu tư xây dựng rất lớn, chủ yếu là chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng
(đường ray, trạm tàu,…) và chi phí hoạt động (duy trì bộ máy vận hành, trả lương,
…)
+ Hiện chỉ có một hệ thống đường ray
Tuy nhiên, chi phí cố định là phần chi phí bỏ ra cho vốn đầu tư ban đầu tuy
lớn nhưng sẽ khấu hao dần và giảm theo quy mô người dùng. Sau khi đi vào hoạt
động ổn định thì phần chi phí này sẽ chỉ cịn là phí tu sửa, bảo trì hệ thống, giảm
rất nhiều so với ban đầu.
* Hậu quả của độc quyền trong ngành đường sắt
Độc quyền khiến ngành đường sắt thiếu tính cạnh tranh, người tiêu dùng phải
chấp nhận sử dụng dịch vụ không tương xứng với giá tiền:
- Chất lượng cơ sở hạ tầng như trạm tàu, toa xe, đường ray,… ngày càng
xuống cấp và lạc hậu do đã được xây dựng và sử dụng một thời gian dài (Gần 300
đầu máy đang hoạt động với 90% có tuổi đời từ 30 năm trở lên). Việc tu bổ sửa
chữa chưa thật sự được chú trọng (Ngân sách Nhà nước chỉ cấp hơn 2.000 tỷ đồng
hàng năm để bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu
cầu thực tế là 7.000 tỷ đồng).
- Vấn đề vệ sinh cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, theo phản ánh của
những người đi tàu thì vệ sinh trên tàu hỏa không hề đảm bảo khi các phòng vệ
sinh trên tàu đều rất bẩn, nhỏ hẹp và bốc mùi khó chịu.
- Về vận chuyển hàng hóa: lộ trình vận chuyển khơng linh hoạt, khơng phù
hợp vận chuyển hàng hóa giá trị cao bởi hoạt động giao nhận hàng khơng được
kiểm sốt chặt chẽ, tốn nhiều thời gian vận chuyển.
14


- Các hành khách cũng hay gặp phải sự chậm trễ ở các chuyến tàu, có khi

nhiều đồn tàu liên tục chậm chuyến, trễ nhiều giờ so với lịch công bố.
Khơng có cạnh tranh, doanh nghiệp thiếu động lực đầu tư, nâng cao chất
lượng dẫn đến sụt giảm thị phần và doanh thu:
- Năm 2017 chỉ còn 9,5 triệu lượt khách đi tàu, thay vì 11,2 triệu lượt của
2010, hàng hóa vận tải của ngành đường sắt trong cùng giai đoạn này cũng giảm từ
7,8 triệu tấn xuống 5,55 triệu tấn.
- Thị phần vận tải hàng hóa giảm từ 0,97% xuống 0,39%. Thị phần vận tải
hành khách giảm từ 0,48% xuống 0,23%.
- Tháng 6/2020 vừa qua, VNR đã báo lỗ gần 1.400 tỷ đồng, cho thấy ngành
đường sắt đang trên đà khủng hoảng.
* Biện pháp khắc phục
- Trước hết Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ những nước đã và đang phát
triển lớn mạnh, đi đầu trong ngành vận tải đường sắt. Theo Phó Tổng giám đốc phụ
trách điều hành VNR Đặng Sỹ Mạnh: “Ðường sắt phải hướng ra bên ngoài, thay
đổi tư duy từ việc nhỏ nhất, học hỏi những tiện ích, chất lượng dịch vụ tốt của các
đơn vị khác để áp dụng vào ngành.”
+ Đơn cử như Nhật Bản - nước có ngành đường sắt phát triển hàng đầu châu
Á: thay vì Nhà nước thì các doanh nghiệp tư nhân sẽ vừa có vai trị sở hữu, quản lý
và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đồng thời đảm nhận vận hành hoạt
động của hệ thống đường sắt.
+ Ở Đức - quốc gia điển hình quốc hữu hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao
thông đường sắt: Nhà nước sẽ làm đường ray, sau đó chuyển giao cho các doanh
nghiệp tư nhân sử dụng kinh doanh dịch vụ vận tải có thu phí. Nhờ có cạnh tranh
mà hành khách được sử dụng dịch vụ với chất lượng tốt.
+ Tại các nước châu Âu, chính sách đường sắt đã và đang thực hiện theo
hướng cạnh tranh nội bộ ngành bằng cách phân tách quản lý, khai thác kết cấu hạ
tầng và dịch vụ vận tải chứ không giao cho một đơn vị duy nhất.
- Từ những kinh nghiệm đúc kết được, ta cần kết hợp với điều kiện kinh tế và
cơ sở hạ tầng của Việt Nam để đưa ra mơ hình quản lý phù hợp nhất. Có thể cân
nhắc các giải pháp:

+ Tổng công ty đường sắt Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng phục vụ
hơn, thắt chặt kiểm tra giám sát hoạt động bán vé phải công khai minh bạch, cảnh
báo cho khách hàng về các chiêu trò “cò mồi” lừa đảo bán vé, tích hợp bán vé trên
các trang thương mại và thanh tốn bằng các ví điện tử. Để thực hiện được thì cơng
15


ty cần có đội ngũ đào tạo về mảng cơng nghệ và phối hợp với các hệ thống ngân
hàng, các ví điện tử, quy trình bán vé điện tử cần tiện lợi, dễ dàng.
+ Nhà nước cần can thiệp vào việc định giá vé qua các cách như đặt giá trần,
trực tiếp ấn định giá hoặc trợ giá. Tác động vào giá có thể giúp hạn chế tình trạng
ép giá, khách hàng cũng tiết kiệm được một khoản chi phí. Tuy nhiên đây chỉ là kế
sách tạm thời, vì mới chỉ xử lý được phần ngọn mà không giải quyết được tận gốc
rễ là chất lượng dịch vụ.
+ Thay vì giữ thế độc quyền, nhà nước nên đổi mới cách thức đầu tư để tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân gia nhập ngành hoặc tiến hành cổ phần
hóa các đơn vị vận tải đường sắt. Phân tách rõ ràng giữa công việc quản lý hạ tầng
với kinh doanh vận tải, vừa giảm thiểu gánh nặng chi phí khi chỉ có một đơn vị
đảm nhận, vừa tập trung chuyên mơn hóa đồng thời tạo ra mơi trường cạnh tranh
để các doanh nghiệp tham gia buộc phải nâng cao chất lượng của mình. Nhược
điểm là cơng tác quản lý chung sẽ gặp nhiều khó khăn vì có nhiều doanh nghiệp
tham gia vào cũng đồng nghĩa sẽ phát sinh nhiều vấn đề hơn như thực hiện đấu
thầu, phân chia nhiệm vụ…
 Trên thực tế cuối năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Đề
án “Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt”.
Ngay sau khi được công bố đã thu hút sự chú ý của khá nhiều nhà đầu
tư ngoài ngành như Sun Group, Lotte,… Nhưng sau hơn 2 năm mới
chỉ có duy nhất Dự án Trung tâm Logistics đường sắt tại ga n Viên
được thực hiện theo hình thức cho th có điều kiện, do Công ty cổ
phần Giao nhận và vận chuyển Indo Trần (ITL) đầu tư, đã hoàn thành

và đi vào khai thác từ tháng 9/2016.
 Hình thức đầu tư PPP (đầu tư theo hình thức đối tác cơng – tư trên cơ
sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư,
doanh nghiệp dự án) đang được nhà nước quan tâm, như tuyến đường
sắt cảng Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ đã được quy hoạch đưa vào lộ
trình đầu tư trong cả 2 giai đoạn trước và sau năm 2030, thuộc dự án
tuyến đường sắt Vũng Áng (Việt Nam) - Viêng Chăn (Lào) có tổng
mức đầu tư khoảng 5,062 tỉ USD, trong đó phần vốn cho đầu tư bên
Việt Nam khoảng 1,587 tỉ USD theo mơ hình PPP.
+ “Muốn đi xa thì đi cùng nhau”: kết nối để giảm thiểu chi phí logistics, tức là
đường sắt phải được khai thác sử dụng dưới dạng vận tải đa phương thức, các
tuyến đường sắt phải được liên kết với các phương thức vận tải khác như đường
bộ, đường thủy, đồng thời phát huy vai trò kết nối với các khu vực kinh tế. Trọng
điểm cần lưu tâm là hai hành lang vận tải quan trọng: Bắc – Nam và Hải Phòng –
Hà Nội – Lào Cai. Ưu điểm trước tiên có thể thấy là kết hợp có thể tận dụng được
16


hết lợi thế của ngành đường sắt cũng như các ngành khác, từ đó nâng cao chất
lượng dịch vụ, phục vụ phát triển đất nước. Còn hạn chế lớn nhất chính là các chi
phí phát sinh và sự phức tạp trong khâu quản lý.
 Cuối năm 2017, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã bắt tay với
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) về xây dựng kết cấu hạ tầng
và phát triển dịch vụ logistics trên mạng lưới đường sắt quốc gia, thực
hiện xây dựng hai cảng cạn (ICD) tại Sóng Thần (Bình Dương) và
Đơng Anh (Hà Nội).
Có thể thấy một số giải pháp đã được đưa vào thực hiện, tuy nhiên hiệu quả
lại chưa thực sự rõ rệt. Vậy nên Việt Nam vẫn cần thực hiện công cuộc kiến thiết,
đổi mới ngành đường sắt để phát triển hơn nữa loại hình dịch vụ vận tải quan trọng
này.

III. BIỆN PHÁP BẢO VỆ CẠNH TRANH LÀNH MẠNH VÀ CHỐNG
ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Tựu chung lại, độc quyền có thể đem lại lợi ích ở một vài khía cạnh, nhưng
thị trường Việt Nam hiện tại vẫn nhận định độc quyền có hại đối với nền kinh tế
nhiều hơn là lợi. Nhà nước giữ độc quyền thì nhà nước vừa khơng thu được lợi mà
chính ngành đó cũng bị chèn ép khơng thể phát triển. Vậy nên giảm độc quyền nhà
nước, độc quyền tự nhiên, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mạng lưới là
nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để cải thiện nền kinh tế Việt Nam.
1. Nhiệm vụ của Nhà nước
Một trong những biện pháp để bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền là đặt
ra các hành lang pháp lý. Năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh và
sau 14 năm thi hành khơng có hiệu quả cao, Luật Cạnh tranh 2018 được thông qua
để sửa đổi những bất cập của luật cũ. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ln biến
động khó lường, nhất là trong xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt
là sự phát triển của cơng nghệ số, các hình thức kinh doanh nói chung và các hành
vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng ngày càng phức tạp, đa dạng và khó đốn
định. Vậy nên nhà nước cần hồn thiện thêm về bộ luật cạnh tranh trong kinh
doanh. Cần phải cập nhật bổ sung nội dung thường xuyên sao cho phù hợp với bối
cảnh kinh tế, liên quan đến cả những yếu tố trong và ngồi nước.
Khơng chỉ vậy, nhà nước cũng cần xử lý nghiêm và xác đáng những vụ án
liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, xử phạt những hành vi chèn ép giá,
tăng giá bất ngờ,… gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Thêm nữa cần hạn chế sự
chèn ép của các doanh nghiệp độc quyền nhà nước đối với các doanh nghiệp tư
nhân cùng lĩnh vực. Nghiên cứu và đưa ra bộ luật về vấn đề cạnh tranh trong độc
quyền.
17


Nhà nước cũng cần xây dựng cơ quan quyền lực giám sát độc quyền, cơ
quan giám sát về cạnh tranh phụ trách theo dõi, rà soát một cách gắt gao, chặt chẽ

để tránh những trường hợp “lách luật”.
Nhà nước chỉ nên nắm giữ độc quyền ở những khâu, công đoạn có tính độc
quyền tự nhiên để đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
Khơng vin vào cái cớ “đang trong quá trình chuyển đổi đến nền kinh tế thị
trường” để biện minh cho sự trì trệ, cho những vấn đề chưa giải quyết thấu đáo,
triệt để.
2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Biết luật, hiểu luật và tuân thủ đúng luật là nhiệm vụ mà các doanh nghiệp
phải thực hiện. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần cơng bằng, liêm chính,
khơng vi phạm đạo đức kinh doanh cũng như không vi phạm các quy định của
pháp luật. Các doanh nghiệp cần nắm được tác hại của độc quyền và cạnh tranh
không lành mạnh, nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nền kinh
tế.
Chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh phải đi cùng với nâng cao
năng lực cạnh tranh lành mạnh, không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới sáng tạo để
phát huy tiềm lực của mình. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước khơng nên có
tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào trợ cấp nhà nước mà trì trệ thay đổi cải tiến.
3. Nhiệm vụ của người tiêu dùng
Người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức về độc quyền và cạnh
tranh để có những lựa chọn sáng suốt. Nếu thiếu hiểu biết thì rất dễ gặp phải những
thiệt hại khi mua hàng hóa, dịch vụ như bị ép giá, phải sử dụng hàng hóa mà chất
lượng khơng tương xứng với giá tiền. Không chỉ vậy, tẩy chay những doanh
nghiệp, thương hiệu có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh cũng là một cách để
người tiêu dùng không chỉ bảo vệ chính mình mà cịn giúp bảo vệ thị trường.
Thành lập, tham gia các hiệp hội người tiêu dùng để bảo đảm lợi ích của bản thân.

18


KẾT LUẬN

Khơng có nền kinh tế nào là hồn hảo, hơn hết Việt Nam chấp nhận chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chấp nhận đối mặt
với những khuyết điểm của nó. Sự tồn tại của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường là một điều không thể phủ nhận. Nếu ta xét trong một bối cảnh lâu dài
và toàn diện thì cạnh tranh chính là địn bẩy, là động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã
hội đổi mới và phát triển. Cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế sẽ giúp các nguồn
lực được phân bổ và đưa vào sản xuất một cách có hiệu quả. Đi cùng với lợi ích thì
cạnh tranh cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là hiện tượng
cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền. Trái ngược với cạnh tranh, độc
quyền tồn tại trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hệ lụy được biểu hiện qua sự tụt
lùi của nền kinh tế, lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm và gia tăng sự phân
hóa giàu – nghèo. Tuy nhiên nếu biết duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh,
kiểm sốt độc quyền hợp lí thì những mặt trái của nó sẽ khơng cịn đáng ngại. Nhìn
vào bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ, hiện tượng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta vẫn
còn nhiều hạn chế và diễn biến phức tạp. Nhưng là một nước chuyển đổi và áp
dụng quy luật cạnh tranh muộn, Việt Nam có rất nhiều cơ hội và tiềm năng vô hạn
để học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những nước đi trước để tìm ra lối đi phù hợp
cho riêng mình.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà
Nội, 2021.
2. Slide bài giảng của giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân.
3. Nhi Phạm (2019), Cuộc chiến thị phần bia: Doanh nghiệp chi tiền tỉ mỗi ngày cho
khuyến mại, Tạp chí Forbes Việt Nam.
4. Ngọc Diệp (2018), Thị trường gọi xe ơ tơ cơng nghệ chính thức có thêm một “tay


chơi” mới, Tạp chí Nhịp sống kinh doanh. < />5. Ánh Tuyết, (2021), Chấm dứt cuộc đua "xuống đáy", hàng khơng cần "vũ khí"
cạnh tranh lành mạnh, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy.
6. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (2021), Báo
cáo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài và
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới.
20


7. Hoài Anh (2018), Cải cách độc quyền nhà nước để xóa bỏ độc quyền kinh doanh,

Thư viện pháp luật < />8. Linh Đan (2018), Nhà nước độc quyền, không ai có lợi, Thời báo Ngân hàng.
9. Quang Tồn (2019), Tìm lối ra cho ngành đường sắt, Báo điện tử VietnamPlus.
< />10. Văn Duẩn (2022), Cần cơ chế đột phá để phát triển đường sắt, Báo Người lao
động.

21



×