Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

D2 ai da dat ten cho dong song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.52 KB, 10 trang )

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG
Hồng Phủ Ngọc Tường
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm (Mở bài)
- HPNT một gương mặt tiêu biểu của văn học VN hiện đại cũng là một trí thức yêu
nước tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ ở miền Nam.
- Ơng là nhà văn có phong cách độc đáo đặc biệt sở trường ở thể bút kí. Nét đặc sắc
trong sáng tác của ơng là kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa
nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về
triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…Tất cả được thể hiện trong lối hành văn hướng nội
súc tích mê đắm và tài hoa.
- Bút kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn, cây
bút chỉ viết về xứ Huế, về chính quê hương mình. Tồn bộ tùy bút là cái nhìn độc đáo
của nhà văn về sông Hương, mà tiêu biểu là đoạn trích sau:…………… (lược trích
đoạn văn của đề)
2. Khái quát tác phẩm (Đoạn đầu thân bài)
- Được viết năm 1981, lấy cảm hứng mãnh liệt từ dịng sơng Hương thơ mộng của xứ
Huế. Dịng sơng q hương được nhà văn soi chiếu từ nhiều góc nhìn địa lí, lịch
sử,văn hóa,..Qua những suy tư và liên tưởng, dịng sơng đã trở thành biểu tượng cho
vẻ đẹp của vùng đất cố đô với những trang sử vẻ vang với những cảnh sắc thiên
nhiên thơ mộng; trở thành biểu tượng cho văn hóa tâm hồn con người xứ Huế.
- Sông Hương trong cái nhìn của nhà văn đã hóa thân thành một sinh thể có tâm hồn
phong phú có dịng đời trải qua nhiều thăng trầm gian truân để cuối cùng bộc lộ vẻ
đẹp thơ mộng đầy cá tính: vừa trí tuệ vừa dịu dàng vừa ngọt ngào, duyên dáng vừa
trầm tĩnh bởi chiều sâu văn hóa.
II. Đọc-Hiểu hình tượng sơng Hương.
1. Dịng sơng Hương trong góc nhìn địa lí.
a. Sơng Hương nơi thượng nguồn (đã thi năm 2019).
b. Sông hương ở ngoại vi thành phố Huế.(đề minh họa 2021)
c. Sông Hương giữa lịng thành phố Huế.
“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền


bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo
hướng tây nam - đơng bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của
thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố
ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong
ấy làm cho dịng sơng mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra của tình u. Và
như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm
ngay giữa lịng thành phố u q của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một
đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang
nước sông Hương toả đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u
sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm những ánh
lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào cịn
nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hịn đảo nhỏ trên sơng đã làm giảm hẳn
lưu tốc của dịng nước, khiến cho sơng Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực
chậm, cơ hồ chỉ là một mặt hồ n tĩnh. Tơi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sơng Nêva cuốn trơi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa
1


xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú
với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành
khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích.
Tơi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã
đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ơi, tơi muốn hố làm một con
chim như đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay,
nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh q, khơng kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người
bạn của chúng đang ngẩn ngơ trơng theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên
là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dịng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi
nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua
thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng
thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ
điện Hịn Chén trơi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên

mặt nước như những vấn vương của một nỗi lịng.
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở
thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc
Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc
cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dịng sơng này, trong một khoang
thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã
bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản
đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa
thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như
tiếng suối mới sa nửa vời”... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào
trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”

* Khái quát về hành trình của sơng Hương.
- Đặc điểm địa lí: Sơng Hương chỉ chảy duy nhất trong tỉnh Thừa Thiên Huế nên nó
được coi là dịng sơng của riêng xứ Huế. Hành trình từ thượng nguồn về đến giữa
lịng thành phố Huế được ví như một cuộc hành trình đi tìm người tình mong đợi cua
người con gái sơng Hương. Mà người tình của sơng Hương chính là thành phố Huế.
- Nhà văn nhìn những đường cong đường lượn của con sông như những đường cong
trên thân thể của người con gái đẹp. Nhìn sắc nước của sông Hương như nhan sắc
của người thiếu nữ. Với HPNT sơng Hương chính là nàng Kiều với câu truyện tình
u nhuốm màu cổ tích giữa Kiều và Kim Trọng.
* Từ điểm nhìn hội họa.
- Dịng sơng có những đường nét uốn lượn mềm mại duyên dáng trong suốt cuộc
hành trình của mình. Tuy nhiên khi đã tìm đúng đường về thì nó “kéo một nét thẳng
thực n tâm”. Đó là nét vẽ đầu tiên về sơng Hương trong bức tranh vẽ thành phố
Huế. Nét thẳng ấy gợi cảm giác thanh thản bình n của một dịng sơng đã tìm thấy
chính mình, tìm thấy tính u của mình. Thành phố Huế ln đợi chờ nó trở về từ
miền thăm thẳm xa xôi của những cánh rừng bạt ngàn.
- Sau cảm giác bình n dịng sơng bắt đầu thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của mình.
Những đường nét uốn lượn đầy tình tứ: “sơng Hương uốn một cánh cung rất nhẹ

sang bến Cồn Hến”. Đường cong ấy được liên tưởng một cách độc đáo và lãng mạn:
“Đường cong ấy làm cho dịng sơng mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra
của tình u”. Nghĩa là con sơng Hương bỗng trở nên nữ tính, dịu dàng, điệu đà hơn
bất cứ lúc nào.
2


- Cũng bằng con mắt hội họa nhà văn phát hiện cái đẹp của cây cầu Tràng Tiền:
“Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng
non”. Trong cảm hứng của tình yêu thì mọi thứ xung quanh đều trở nên lãng mạn để
tạo dựng một không gian thơ mộng cho lời hẹn hị lứa đơi.
- Bức tranh có thêm màu sắc của thiên nhiên của cuộc sống con người. Nhà văn điểm
vào bức tranh những “biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long” khiến cho
sông Hương như vui tươi hẳn lên. Nhưng khi điểm vào vào bức tranh những “cây đa
cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm” thì sông Hương bỗng trở nên trầm tư và mơ mộng.
Nhưng bên cạnh đó cuộc sống lao động của con người cũng với những lễ hội văn hóa
góp phần tạo nên vẻ đẹp lung linh cho dịng sơng. Đó là những ánh lửa lập lòe ở
những làng chài hay những ngọn đèn lung linh trong lễ hội hoa đăng khiên cho con
sơng mang nét đẹp cổ kính.
-> Bằng hàng loạt những so sánh nhân hóa, sơng Hương đã hiện lên trong một bức
tranh đầy những sắc màu thơ mộng. Sự liên tưởng phong phú lãng mạn tình tứ khiến
cho con sơng hiện lên gần gũi và thân thiết vô cùng với mảnh đất cố đơ.
* Điểm nhìn âm nhạc.
- Nhà văn miêu tả tốc độ chảy của sơng Hương và lí giải tốc độc ấy từ hai phương
diện.
+ Phương diện địa lí: Do có nhiều tri lưu nhiều nhánh sơng mang nước đi khắp phố
thị lại thêm hai hòn đảo nhỏ trên sơng mới khiến lưu tốc của nó giảm hẳn khiến mặt
sông như một mặt hồ yên tĩnh.
+ Phương diện tình cảm: Nhìn từ góc độ tình cảm thì sơng Hương chảy "điệu slow
tình cảm dành riêng cho Huế”. Nghĩa là vì nó q u Huế muốn ở bên thành phố

Huế được lâu hơn nên cố ý chảy chậm. Nhà văn cho rằng điệu chảy ấy có thể cảm
nhận bằng mắt thường khi nhìn trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào đêm rằm
tháng bảy.
+ Điểm thú vị khi nhà văn miêu tả tốc độ chảy của sông Hương là những cú “tạt
ngang” sang địa lí, sang triết học. Nhà văn đã so sánh tốc độ chảy chậm của sông
Hương với tốc độ của con sông Nê-va chảy băng băng qua biển. Dòng chảy vội vã ấy
lại khiến nhà văn nhớ tới nhà triết học He-ra-clit với câu nói nổi tiếng “khơng ai tắm
hai lần trên một dịng sơng”. So sánh như vậy là để thêm yêu quý điệu chảy slow của
Huế.
- Nhà văn đã nhân hóa sơng Hương thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya:
+ Nhà văn cho rằng toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước
sông Hương “trong một khoang thuyền nào đó, giữa những tiếng nước rơi bán âm
của những mái chèo khuya”. Và đó là lí do nghe nhạc cổ điển Huế phải nghe trong
khoang thuyền lúc đêm khuya chứ không phải trên sân khấu nhà hát giữa ban ngày.
+ Nhà văn cũng cho rằng đại thi hào Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng
sông này với “phiến trăng sầu” để từ đó những bản đàn đã đi suốt cuộc đời Kiều. Nhà
văn cũng cho rằng những câu thơ miêu tả tiếng đàn của Kiều: “Trong như tiếng hạc
bay qua - Đục như tiếng suối mưa xa nửa với” cũng chính là bản nhạc "Tứ đại cảnh"một bản nhạc cổ tương truyền do vua Tự Đức sáng tác.

3


-> Nhà văn đã gián tiếp khẳng đinh sông Hương là một giá trị văn hóa đặc sắc của
mảnh đất cố đơ. Sơng Hương đã góp một phần quan trọng tạo nên những nét đặc sắc
trong văn hóa xứ Huế.

4


d. Sông Hương đi ra biển.

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ơm lấy đảo Cồn Hến
quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa
màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ
lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dịng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp
lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ
chia tay dõi xa ngồi mười dặm trường đình. Riêng với sơng Hương, vốn đang xi chảy
giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái
gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hố nó lên, tôi gọi
đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình u. Và giống như nàng Kiều
trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sơng Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để
nói một lời thề trước khi về biển cả: “Cịn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ...”. Lời
thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng
người dân nơi Châu Hố xưa mãi mãi chung tình với q hương xứ sở.

- Sông Hương chia tay thành phố Huế để đi ra biển trong một
khơng khí chia tay lãng mạn mộng mơ pha chút lưu luyến. Tốc độ
dòng chảy vẫn chầm chậm, dịng sơng ơm lấy đảo Cồn Hến quanh
năm mơ màng trong sương khói như khơng muốn chia xa. Nó trôi
thực chậm giữa màu xanh của tre, trúc của những vườn cau vùng
ngoại ô Vĩ Dạ. Khu vực ấy được bồi đắp phù sa nên quanh năm tốt
tươi. Cái đẹp của thiên nhiên lại tơ điểm cho dịng sơng thêm xanh
tươi, mơ màng. Cái đẹp ấy đã trở thành cảm hứng của biết bao thi
nhân (liên hệ Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử).
- Sơng Hương có một khúc quanh đột ngột ở góc thị trấn Bao
Vinh. Nó ngoặt trở lại để gặp lại thành phố thân yêu một lần nữa
trước khi đi ra biển. Khúc ngoặt ấy khiến cho nhà văn liên tưởng tới
nàng Kiều của Nguyễn Du, một người con gái chung tình. Sơng
Hương gặp lại thành phố cũng giống như nàng Kiều trở lại gặp
chàng Kim để thề nguyện đính ước. Trong cảm hứng của tình u
thì đó là chút lẳng lơ kín đáo, là nỗi vẫn vương của người con gái chí

tình.
- Nhìn trong mối quan hệ với con người xứ Huế thì đó là tấm
lịng của sơng Hương dành cho mảnh đất cố đơ, cũng là tấm lịng
của người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với1 q hương xứ
sở. Tấm lịng ấy được gửi gắm vào những điệu hò dân gian và cho
đến bây giờ lời thề ấy, điệu hò ấy vẫn vang vọng mãi.
-> Bằng cảm quan của tình yêu, bằng cảm hứng lãng mạn,
nhà văn đã nhân hóa sơng Hương thành một con gái đẹp rất duyên
dáng, nữ tính và cũng vơ cùng thủy chung son sắc. Để có được
những liên tưởng, tưởng tượng phong phú như vậy, nhà văn khơng
chỉ quan sát sơng Hương rất kĩ mà cịn huy động tối đa những am
hiểu sâu rộng về văn học, văn hóa và cả đời sống tâm lí của con
người xứ Huế. Đó chính là nét tài hoa trong bút kí HPNT.
2. Sơng Hương trong góc nhìn lịch sử.
5


[...] Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch
sử của nó, từ thuở nó cịn là một dịng sơng biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng.
Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dịng sông viễn châu đã
chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ
trung đại. Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú xuân của người anh hùng
Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc
khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những
chiến công rung chuyển. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân
Mậu Thân, Huế đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn
phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản văn hố của nó. “Các trung tâm lớn của
chúng ta về lịch sử, văn hố, học thuật và về chính quyền rất nhiều. Phải hiểu rằng Huế là
một thành phố kết hợp tất cả những cái đó, giống như các thành phố Luân Đôn, Pa-ri và
Béc-lin... Một số trong các di sản đó đã bị phá huỷ lúc Thành Nội Huế bị ném bom. Không

thể so sánh sự mất mát này với sự mất mát của một viện bảo tàng hay một thư viện ở
Mỹ. Sự phá huỷ những di sản này cũng có tính chất giống như sự mất mát xảy ra đối với
nền văn minh châu Âu khi một số cơng trình của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại bị
đổ nát vì các nhà thờ bị phá hoại”. Đó là sự đánh giá đầy phẫn nộ của chính người Mỹ,
Ra-pha-en Li-tao-ơ, Nc-man U-phốp và nhóm giáo sư Đại học Coóc-nen, trong một tác
phẩm khoa học đầy mùi thuốc nổ và hoá chất độc mang tên Cuộc chiến tranh không quân
ở Đông Dương. Tháng trước, tôi được dịp có mặt trong cuộc tiếp đón ở Thành uỷ Huế
chào mừng đoàn đại biểu của Hội nghị tổng kết chiến tranh, tại thành phố. Thay mặt Quân
uỷ Trung ương, đồng chí Đại tướng phát biểu: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của
thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”...
Đồng chí nói, đầu cúi xuống ngực, hai bàn tay chắp lại trong cử chỉ kính cẩn của người
già mắt ngấn lệ; và người nghe, tất cả đều lặng đi trong cảm xúc đột ngột của một lời thề.
Sơng Hương là vậy, là dịng sơng của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa
màu cỏ lá xanh biếc....

* Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê như một biện pháp chủ chốt để
tái hiện lại một dịng sơng lịch sử theo chiều dài thời gian từ q khứ xa xơi cho
tới hiện tại.
- Đó là con sông biên thùy từ thời đại của các vua Hùng và nó đã hồn thành xứ
mệnh dựng nước trong suốt thời kì của 18 vị vua Hùng.
- Trong thế kỉ 15, trong thời đại của người anh Hùng Nguyễn Trái, trong sách “Dư
địa chí” của Nguyễn Trãi nó mang tên Linh Giang. Và nó đã chiến đấu oanh liệt để
bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại.
- Thế kỉ 18, con sơng soi bóng kinh thành Phú Xn của người anh hùng Nguyễn
Huệ. Nó cũng đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
- Ở thế kỉ XX, con sông tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Nhà văn tự hào khi nhắc tới thời đại cách
mạng T8 và chiến dịch Mậu Thân (1968).
-> Nhà văn đã điểm nhưng chiến công oanh liệt nhất, những thời đại hào hùng nhất
để đưa người đọc đắm mình trong dịng sơng lịch sử vơ cùng oanh liệt vẻ vang. Dịng

sơng Hương cũng như bao dịng sơng trên mảnh đất hình chữ S đã góp phần hóa thân
để làm nên đất nước.
* Nhà văn dành phần lớn câu văn để miêu tả về khúc sơng ở thời đại mình, khúc
sơng oanh liệt trong thời đại chống Mĩ.
6


- Nhà văn đau xót trước những đau thương mà sơng Hương nói riêng và Huế nói
chung phải gánh chịu trong chiến tranh. Bom Mĩ đã tàn phá nặng nề những di sản
văn hóa của Huế. Nhà văn khẳng định những mất mát của Huế “giống như những
mất mát xảy ra đối với nền văn minh châu Âu”. Bằng những so sánh với những thành
phố lớn trên thế giới, bài kí đã tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời bày tỏ lịng
tiếc thương vơ hạn với những di sản văn hóa và Huế đã dày cơng xây dựng.
- Nhà văn còn kể lại kỉ niệm vừa mới diễn ra “tháng trước”, thuật lại lời của đồng chí
Đại tướng: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy
nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”. Khi thuật lại lời ấy tâm trạng
nhà văn vẫn còn hết sức xúc động và những lời ấy cũng chính là lời thề Huế sẽ mãi
mãi thủy chung với Đảng với cách mạng.
*Sau khi tái hiện một dịng sơng lịch sử vẻ vang, nhà văn khẳng định: “Sơng
Hương là vậy, là dịng sơng của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá
xanh biếc”. Trong một câu văn mà xuất hiện các hình ảnh đối lập : “thời gian ngân
vang, sử thi” đối lập với “màu cỏ lá xanh biếc”. Qua đó nhà văn muốn khẳng định có
một dịng sơng oanh liệt đang dấu mình dưới dịng chảy êm đềm bình lặng. Sông
Hương vừa mang chất anh hùng ca vừa mang chất trữ tình. Sơng hương vừa là khúc
tráng ca hào hùng, mạnh mẽ vừa là khúc tình ca tươi mát, dịu dàng.
3. Sơng Hương trong góc nhìn văn hóa.
Sơng Hương là vậy, là dịng sơng của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa
màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến cơng,
để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất
nước. Thỉnh thoảng, tơi vẫn cịn gặp trong những ngày nắng đem ra phơi, một sắc áo

cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm
lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thống theo bóng
người, thuở ấy các cơ dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của
sương khói trên sơng Hương, giống như tấm voan huyền ảo của thiên nhiên, sau đó ẩn
giấu khn mặt thực của dịng sơng...
Có một dịng thi ca về sơng Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách cơng bằng
về nó khi nói rằng dịng sơng ấy khơng bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các
nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó
bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dịng sơng trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của
Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh”
trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hồi vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong
hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn,
trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều, trong
cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.

* Nhận xét khái quát: xuyên suốt bài kí ta đã bắt gặp những nét văn hóa của xứ
Huế qua cách nhà văn miêu tả về dịng sơng Hương. Văn hóa cổ truyền của Huế
in đậm trên màu nước sông Hương hoặc sông Hương đã góp phần quan trọng
để tạo dựng nền văn hóa cổ điển ở Huế. Nét văn hóa ấy được thể hiện ở ba
phương diện: văn hóa đời thường, âm nhạc và thi ca. Một dịng sơng âm nhạc
đã được nhà văn tái hiện ở khúc sơng chảy giữa lịng thành phố Huế. Đến đây
nhà văn làm rõ hơn hai nét văn hóa thi ca và đời thường.
* Sơng Hương trong văn hóa đời thường.
7


- Nhà văn phát hiện sơng Hương có những vẻ đẹp thật thú vị: "Sơng
Hương là vậy, là dịng sơng của thời gian ngân vang, của sử thi viết
giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời
mình làm một chiến cơng, để rồi nó trở về với cuộc sống bình

thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước".
+ Trong một câu văn mà xuất hiện các hình ảnh đối lập : “thời gian ngân vang”, “sử
thi” đối lập với “màu cỏ lá xanh biếc”. Qua đó nhà văn muốn khẳng định có một
dịng sơng oanh liệt đang dấu mình dưới dịng chảy êm đềm bình lặng. Sơng Hương
vừa mang chất anh hùng ca vừa mang chất chữ tình. Sơng hương vừa là khúc tráng
ca hào hùng mạnh mẽ vừa là khúc tình ca tươi mát dịu dàng.
+ Nhà văn vẫn ln nhìn sơng Hương với cái nhìn tình tứ và vẫn ln nhìn thấy hình
ảnh người con gái xứ Huế ẩn hiện trong hình ảnh sơng Hương. Đó là những người
thiếu nữ anh hùng trong chiến đấu nhưng dịu dàng trong đời thường. Khi viết những
câu văn ấy nhà văn thể hiện tấm lịng ngưỡng mộ và trân trọng của mình với những
người con gái Huế nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung. Ta cũng
từng bắt gặp cảm hứng này trong thơ Huy Cận.
“Sống vững trãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại vuốt hoa.”
- Nhà văn thích thú khi phát hiện dường như sơng Hương góp mặt trọng mọi đời
sống sinh hoạt. Nhà văn đã lựa chọn một nét đẹp tinh tế nhất trong văn hóa đời
thường của của người dân xứ Huế, đó là màu áo cưới cổ xưa nhất của cơ dâu xứ Huế:
"màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên
trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thống theo bóng người, thuở ấy các cơ
dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên
sơng Hương, giống như tấm voan huyền ảo của thiên nhiên, sau đó ẩn giấu khn
mặt thực của dịng sơng... ". Như vậy sơng Hương với những nét đẹp tự nhiên của
mình đã góp phần hình thành nên những nét đẹp trong văn hóa đời sống người dân
xứ Huế. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự gắn bó của dịng sơng với con người,
cho tình u tha thiết của người dành cho thiên nhiên.
* Sông Hương một dịng sơng thi ca.
- Bằng sự âm hiểu sâu sắc về văn học, nhà văn đã liệt kê những vẻ đẹp khác nhau
của sông Hương trong cảm hứng của các thi nhân.
+ Trong thơ Tản Đà sông Hương thay màu thực bất ngờ, thướt tha và mơ màng:
“Dịng sơng trắng - là cây xanh”.

+ Sông Hương mang vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” trong thơ của
Cao Bá Quát.
+ Trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, sông Hương mang “nỗi quan hồi vạn cổ
với bóng chiều bảng lảng”.
+ Trong thơ Tố Hữu sông Hương mang “sức mạnh phục sinh của tâm hồn”. Lúc này
nhà văn HPNT lại khẳng định một lần nữa “sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều,
trong cái nhìn thắm thiết tình người của của tác giả Từ ấy”. (Cách nói của nhà văn
gợi nhắc người đọc nhớ tới tiếng hát sông Hương của Tố Hữu).
- Trong cách liệt kê của nhà văn thì bên cạnh Tố Hữu một nhà thơ của xứ Huế thì các
nhà thơ cịn lại đều đến từ những vùng quê khác nhau. Điều này khẳng định bất cứ ai
8


từng một lần gặp sông Hương đều yêu quý con sông. Sông Hương trở thành nguồn
cảm hứng bất tận cho thi ca là vì “dịng sơng ấy khơng bao giờ tự lặp lại mình”.
Nghĩa là nó ln biết tự làm đẹp, làm mới mình.
4. Nghệ thuật.
- Nhà văn đã sáng tạo được những trang văn đẹp nhờ kho từ vựng phong phú, uyển
chuyển và rất giàu hình ảnh:
VD: Người đọc say đắm với câu văn: “Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên
nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”.
- Nhà văn có những liên tưởng rất mới mẻ, lạ lùng. Ơng nhìn hành trình của sơng
Hương từ thượng nguồn về thành phố Huế giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức đi
gặp người tình mong đợi của một người con gái đẹp thủy chung.
- Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng dày đặc kết
hợp với những liên tưởng bất ngờ đã tạo nên những góc nhìn thú vị về sơng Hương.
- Câu văn giàu nhạc tính, giàu chất thơ bởi cách phối thanh, bởi cảm xúc sâu lắng.
Chẳng hạn: “Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
- Giọng văn vừa say mê tự hào, vừa chiêm nghiệm suy tư. Có lúc nhà văn Hồng Phủ
Ngọc Tường tự hào về nền văn hóa, về nền âm nhạc cổ điển Huế hoặc lịch sử của

dịng sơng nhưng cũng có lúc nhà văn khái qt: “sơng Hương là vậy, là dịng sơng
của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”
5. Nâng cao.
Đặc điểm bút kí HPNT/Cái Tơi của Hồng Phủ Ngọc Tường
* Cái tơi của Hồng Phủ Ngọc Tường - một cái tơi tài hoa un bác
- Cái tơi tài hoa
Nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường yêu tha thiết xứ Huế và gắn bó sâu nặng
với mảnh đất này. Ơng chỉ viết về Huế, một vùng đất mộng mơ. Chính vì thế, lực
tràn trong những trang văn của ông là vẻ đẹp của vùng đất này. Riêng với sông
Hương, ông vẫn cho rằng đó là một người con gái đẹp, đẹp từ ngoại hình tới phẩm
chất: “Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến cơng, để rồi nó
trở về với cuộc sống bình thường, là một người con gái dịu dàng của đất nước”. Cái
tôi lãng mạn của nhà văn ln cho rằng Sơng Hương chính là nàng Kiều có cái lẳng
lơ, kín đáo nhưng cũng rất thủy chung, nghĩa tình.
- Cái tơi un bác
Những trang văn của Hồng Phủ Ngọc Tường có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều. Và đó là
kết quả được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ
triết học đến văn hố, lịch sử, địa lí,… Con sơng Hương được nhìn từ cả 3 điểm nhìn,
chỉ nói riêng phương diện địa lí đã đủ thấy nhà văn đã quan sát tỉ mỉ kỹ lưỡng tới
mức nào.
* Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm
- Bản thân nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường sống thâm trầm, sâu sắc, gắn bó với
chiều sâu văn hóa của mảnh đất Cố Đơ nên nhân vật trữ tình trong tác phẩm của ơng
cũng mang nét hướng nội. Hình tượng sơng Hương của nhà văn đã cất giấu cuộc đời
của cơ nàng Di-gan phóng khống và man dại ở khu vực rừng già để phô ra nét dịu
dàng, thâm trầm, trí tuệ của “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Gương
mặt của sông Hương thường mang nét trầm tư, nhất là lúc nó chảy ở giữa lịng thành
phố Huế.
9



- Khi viết về sơng Hương, nhà văn đắm chìm trong cái đẹp của dịng sơng, thả hồn
mình vào tâm hồn con sơng. Chẳng hạn khi nhà văn viết: “Có một dịng sơng thi ca
về sơng Hương”, người đọc tưởng như đang trơi trên một dịng sơng thơ, đang đắm
chìm trong những vần thơ có lãng mạn hào hùng, có cổ tích, có mạnh mẽ.
- Nhà văn cịn đắm chìm trong một huyền thoại đẹp về cái tên sông Hương: người
dân hai bên bờ sơng có nghề trồng rau thơm. Vì u q con sơng mà đã nấu nước
thơm của trăm lồi hoa đổ xuống sơng cho làn nước thơm tho mãi mãi. Đó là sự
thơm tho của cái đẹp thiên nhiên và còn là sự thơm tho của tấm lịng con người dành
cho con sơng và của cả tấm lịng dịng sơng dành cho xứ Huế. Đó cịn là nét thơm tho
của văn hóa cổ truyền đã đi suốt chiều dài lịch sử dịng sơng và cũng là của xứ Huế.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×