Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tài liệu Tổng quan về giao tiếp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.42 KB, 36 trang )

Đề số 1:
Cau 1: a. Đặc trưng giao tiếp
- Tính chủ thể trong giao tiếp
+ Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể. Các cá nhân
trong giao tiếp là các cặp “chủ thể - đối tượng” luôn đổi chỗ cho nhau, chịu sự chi
phối và tác động lẫn nhau tạo thành “các chủ thể giao tiếp”.
+ Giao tiếp là quá trình mà con người ý thức đích, nội dung và những
phương tiện cần đạt được khi xúc với người khác.
Ngay cả quá trình giao tiếp giữa mẹ và con, khi đứa trẻ chưa có ý thức thì
người mẹ cũng ý thức được đầy đủ tình hình giao tiếp của mình.
- Tính xã hội lịch sử
+ Giao tiếp là hiện tượng đặc thù của con người và chỉ được thực hiện trong
xã hội loài người, là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác trên
cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị,…của xã hội. Phạm vi, phương thức của giao
tiếp được quyết định bởi những chức năng xã hội của người tham gia vào giao tiếp,
bởi vị trí của họ trong các mối quan hệ xã hội, bởi sự phụ thuộc của cộng đồng này
vào cộng đồng khác.
Giao tiếp mang tính đặc thù là vì trong quá trình giao tiếp con người sử dụng
ngôn ngữ và qua đó có sự phát triển về tâm lý, ý thức.
+ Giao tiếp là quá trình năng động vì: Mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động
giao tiếp thì sẽ bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc, tình cảm… với đối tượng giao tiếp,
nhưng ở các thời điểm khác nhau thì sự bộc lộ đó sẽ khác nhau…
- Giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của những người tham
gia giao tiếp. Do vậy mà con người ngày càng hoàn thiện mình hơn theo đòi hỏi
của nghề nghiệp, của các quan hệ xa hoi
Đế sô 2:
câu 1. A.Chức năng của giao tiếp
1. Chức năng thuần túy xã hội.
Là chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu xã hội hay của một nhóm người,
bao gồm:
a.Chức năng thông tin, tổ chức. Trong hoạt chung, người này giao tiếp với


người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động của tổ chức
được thực hiện một cách có hiệu quả. Ví dụ, thủ trưởng truyền đạt mệnh lệnh cho
nhân viên, nhân viên thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình cho thủ
trưởng.
b.Chức năng điều khiển. Chức năng này được thể hiện trong khía cạnh tác
động lẫn nhau của giao tiếp. Trong giao tiếp người ta dung những phương pháp tác
động lẫn nhau như: ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm…để điều khiển người khác.
Chức ngăng này cực kỳ quan trọng trong hoạt động quản trị và kinh doanh. Bằng
các hình thức giáo tiếp khác nhau như ra lệnh, thuyết phục, tạo dư luận, mà nhà
quản trị hướng hoạt động của nhân viên vào thực hiện mục đích chung của doanh
nghiệp. Cũng thông qua các hình thức tác động lẫn nhau trong giao tiếp mà nhà
kinh doanh có thể thỏa thuận được với các đối tác về những hợp đồng thương mại
có lợi.
c. Chức năng phối hợp hành động. Trong một tổ chức thường có nhiều bộ
phận với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên để cho một tổ chức hoat
động một cách thống nhất, đồng bộ thì các bộ phận, các thành viên trong tổ chức
cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp hành động cho có hiệu quả. Trong khi kéo
pháo các chiến sỹ “hò dô” là một ví dụ về chức phối hợp hành động.
d. Chức năng động viên, kích thích. Chức năng này có liên quan đến lĩnh
vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp con người không chỉ truyền
thông tin cho nhau hay tác động điều khiển lẫn nhau mà còn tạo ra những cảm xúc
kích thích hành động của họ. Trong hoạt động của mình nhà quản trị có khi dung
những hình thức giao tiếp với nhân viên như khen ngợi, động viên, có những lời
nói và việc làm thể hiện sự quan tâm đến gia đình họ, bản thân học sẽ làm cho cấp
dưới cảm động, hài lòng từ đó kích thích học làm việc tốt hơn.
2.Chức năng tâm lý xã hội
Là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên của xã
hội, bao gồm:
a. Chức năng tạo mối quan hệ. Đối với con người, trạng thái cô đơn, cô lập,
cô lập đối với những người xung quanh là một trong những trạng thái đáng sợ nhất.

Giao tiếp giúp cho con người tạo ra những mối quan hệ với mọi người
b. Chức năng cần bằng cảm xúc. Mỗi chúng ta đôi khi có những cảm xúc
cần được bộc lộ. Sung sướng hay đau khổ, hy vọng hay thất vọng, niềm vui hay
nỗi buồn đều muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta
mới được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình
c. Chức năng phát triển nhân cách. Trong giao tiếp con người lĩnh hội được
kinh nghiệm xã hội, tâm hồn của con người trở nên phong phú, tri thức sâu sắc,
tình cảm và thế giới quan được hình thành, củng cố và phát triển. Thông qua giao
tiếp những tiêu chuẩn đạo đức cũng nhu tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính
nguyên tắc, tính vị tha, tính trung thực…không chỉ được thể hiện mà còn được
hình thành ở chúng ta. Cũng thông qua giao tiếp con người học hỏi được cách đánh
giá hành vi và thái độ, nhận biết được chính mình để rồi hoàn thiện các phẩm chất
nhân cách của bản thân.
3. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
Thông qua giao tiếp con người tiếp thu, lĩnh hội chuẩn mực đạo đức xã hội
để từ đó có những hành vi, ứng xử và hoạt động phù hợp với quy định của xã hội.
Thông qua giao tiếp con người trao đổi thông tin, chia sẻ những hiểu biết, kinh
nghiệm, tri thức… con người luôn đánh giá lẫn nhau từ đó có sự đối chiếu, so sánh
với bản thân, dẫn đến việc điều chỉnh điều khiển hành vi cho phù hợp với chuẩn
mực đạo đức xã hội, giúp nhân cách được hình thành và phát triển.
b.Ý 2.rút ra bài học cho ban thân?
câu 2: a. phân tích đặc điểm của giao tiếp điệu bộ , cử chỉ tư thế ?
Được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt,
giọng nói, trang phục hoặc tạo ra khoảng không nhất định khi tiếp xúc.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giao tiếp tác động của từ ngữ chỉ
chiếm từ 30 – 40%, phần còn lại là do cách diễn đạt bằng cơ thể, hoặc là giao tiếp
không lời qua vẻ mặt, động tác, dáng điệu và các tín hiệu khác. Điệu bộ cử chỉ là
một trong những phương tiện mà con người dùng để diễn tả tư tưởng, tính ý của
mình. Mỗi ý tưởng ứng với một điệu bộ và ngược lại mỗi điệu bộ mô tả một ý
tưởng.

. - Điệu bộ, cử chỉ, tư thế:
+ Là động tác được hình thành trong những điều kiện nhất định để biểu đạt
trạng thái bên trong của con người. Bao gồm vận động của đầu, tứ chi và tương
quan vị trí các bộ phận đầu, cổ, thân, tứ chi với đối tượng giao tiếp. Có người vừa
nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa vuốt ve, âu yếm…
Thường điệu bộ phụ hoạ theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó.
Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu…), của bàn tay
(vẫy, chào, khua tay…), của cánh tay… Vận động của chúng có ý nghĩa nhất định
trong giao tiếp. Chuyển động của đầu có thể “đồng ý” hay “không đồng ý”, của
bàn tay có thể là lời mời, sự tự chối, chống đối hay van xin…
Cái lắc đầu thường thể hiện sự không đồng tình nhưng nếu lắc đầu đi kèm
cái bĩu môi lại thể hiện sự coi thường.
Cái gật đầu thường biểu hiện sự đồng tình nhưng nếu đi cùng vỗ tay là thể
hiện sự tán đồng, khen ngợi
Ngẩng đầu hất ra sau thể hiện sự kiêu hãnh. Đầu gục xuống: đang thất vọng,
buồn phiền.
+ Dấu hiệu của cơ thể nói lên trạng thái nhất định:
Thể hiện sự quan tâm, hứng thú với đối tượng giao tiếp: Nghiêng người
hướng về phía đối tượng, gật đầu với những ý kiến của họ, có cái nhìn vui vẻ, tán
thành.
Thể hiện sự từ chối, nghi ngờ: Ngồi ngả về phía sau, hai tay bắt chéo trước
ngực, lông mày nhíu.
Thể hiện sự đáp lại tiêu cực: Hai bàn tay đút trong túi, nghịch bút hoặc kính,
mắt lảng tránh, gãi đầu, hay nhìn đồng hồ.
Phải quan sát tất cả các ngôn ngữ cơ thể con người trong mối liên hệ với
nhau. Dưới ảnh hưởng củanền văn hoá khác nhau thì một điệu bộ, một động tác
như nhau nhưng lại có ý nghĩa khác nhau:
Ví dụ: Người Việt Nam mở to mắt là ngạc nhiên còn với người Nhật Bản mở
to mắt lại là giận dữ.
b.Liên hệ bản thân việc sử dụng hinh thức nay trong giao tiếp?

Đề số 3:
câu 1:a.Vai trò của giao tiếp
- Nhờ có giao tiếp mà con người trở thành con người xã hội. Hay nói cách khác
giao tiếp chính là điều kiện, là phương tiện để con người trở thành con người xã
hội, là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người.
Nhà Bác học người Đức Noibe: “Con người là nhu cầu quan trọng của con
người, con người sẽ bị mất mát nhiều nếu họ không so sánh được mình với người
khác, không thể trao đổi được với người khác về các ý nghĩ, không thể định hướng
được với người khác. Căm thù người khác còn tốt hơn phải sống cô đơn”.
Ví dụ: Năm 1820 Bác sĩ Xing người Ấn Độ phát hiện ra hai đứa trẻ ở hang
sói, do sói nuôi: Kamala (9 tuổi) và Amala (7 tuổi). Hai đứa trẻ này không có quan
hệ giao tiếp với con người nên không có bản tính người chỉ còn lại bản tính sinh
vật: ăn bốc, ngủ dưới đất, hú tiếng chó sói….
- Nhờ có giao tiếp mà con người hiểu biết và nhận thức được mình như là
nhân cách trong sự thống nhất với những người khác. Tức là thông qua sự tiếp xúc
và trao đổi với người khác mà con người nhận thức được bản thân mình.
- Nhờ có giao tiếp con người giúp đỡ lẫn nhau và có lòng tin ở chính mình
- Có sự thoả mãn cảm xúc, đem lại những ấn tượng, thông tin mới.
- Trao đổi những kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống.
Thông qua giao tiếp con người tiếp thu, lĩnh hội được tri thức, kinh nghiệm
xã hội lịch sử như: kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất…được kết tinh trong
nền văn hoá của loài người như kiến trúc, hội hoạ, ca dao, tục ngữ… và được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giao tiếp.
Ví dụ: “Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ”
“Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen”
“Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua;
Gà trắng chân chì mua chi giống ấy”
“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con
b.lien hệ bản thân và rút ra bài học kinh nghiệm?

Cau2:
a. Đặc trưng giao tiếp của người Việt Nam
1. Thái độ giao tiếp
- Xét về thái độ thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể
thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè.
Người Việt Nam rất coi trọng việc gìn giữ các mối quan hệ tốt với mọi
thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người
Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam
xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người, ca dao có câu:
“Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
Việc coi trọng giao tiếp nên người Việt rất thích giao tiếp.Việc thích giao
tiếp được thể hiện ở hai điểm sau:
+ Người Việt Nam có tính thích thăm viếng: Dù đã thân nhau, hàng ngày
gặp gỡ nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi họ vẫn đến thăm nhau.
Thăm nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình
nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
+ Người Việt Nam có tính hiếu khách.
Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt nam dù nghèo
khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và nhiệt tình, dành cho khách những
tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”, bởi lẽ
“Đói năm, không ai đói bữa”. Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những
miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
- Người Việt nam có đặc tính ngược lại là rất rụt rè:
Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai
đặc tính cơ bản của làng xã Việt nam là tính cộng đồng và tính tự trị:
+ Tính cộng đồng: Khi đang ở trong cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng
đồng ngự trị thì người Việt nam tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp.
+ Tính tự trị: Khi ở ngoài cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị
phát huy tác dụng thì người Việt nam ngược lại tỏ ra rất rụt rè.

=> Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với
nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau. Đây là hai mặt của một
bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt nam.

Đề số 4:
Câu 1: Chủ thể giao tiếp
- Trọng danh dự:
Người Việt Nam rất trọng dang dự “ tốt danh hơn lành áo”, “Đói cho sạch
rách cho thơm” (Tục ngữ)
Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo tiếng
tăm; Lời dở truyền đến tai nhiều người tạo nên tai tiếng.
Vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện, thích khoe
khoang, thích người khác biết đến mình.
“ Một miếng giữa làng bằng một sang xó bếp”
Lối sống trọng danh dự dẫn tới cơ chế tiếng đồn, tạo nên dư luận như một vũ
khí lợi hại của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.
Câu 2: a.định nghĩa thiện cảm và phân tích kỹ thuật gây thiện cảm?
1 .dinh nghĩa
- Thiện cảm là thái độ cảm xúc tích cực, thiện chí xuất hiện ở chủ thể giao tiếp
khi họ ưa thích đối với ai đó.
- Gây thiện cảm là cách biểu thị cử chỉ, điệu bộ, lời nói và thái độ cảm xúc
của mình đối với mọi người để tạo được cảm tình của người khác.
2. Kỹ thuật gây thiện cảm
+. Các cách gây thiện cảm (Theo tác giả Phan Kim Hoa)
a. Ra khỏi “vỏ ốc “ của mình.
Bất cứ người nào cũng có những đức tính hay giá trị xứng đáng cho mình
chú trọng đến. Trong giao tiếp đừng bao giờ có thành kiến với ai bởi có người
trông bề ngoài vụng về lúng túng nhưng thực ra là người rất khôn ngoan. Có người
trông vẻ bề ngoài lạnh lùng nhưng là người có trái tim vàng, có thể trở thành người
bạn tốt. Có người nói năng khiêm tốn nhưng thực ra họ rất rỏi. Chịu khó tìm hiểu

những người mà có vẻ bề ngoài mình không thích, biết đâu mình có người bạn
vàng. Bạn hãy tỏ ra là người đáng mến hơn trong con mắt của người khác.
* Lưu ý: Khi chúng ta cư xử tử tế với 1 ai đó sẽ giúp chúng ta có một bầu
không khí chân tình, dễ chịu hơn bất cứ một sự chua chát nào về cuộc sống.
b. Ăn nói dịu dàng
Trong giao tiếp cố gắng thẳng thắn công nhận những đức tính của người
khác và khi làm được việc đó rồi bạn hãy dịu dàng với họ khi nói chuyện.
Thể hiện:
- Không lẫn lộn những lời chúc mừng, kín đáo thành thực với những lời nịnh
hót thấp hen.
- Không nên hà tiện lời khen, không nên bỏ lỡ cơ hội khen ngợi người khác
khi họ rất xứng đáng được khen nhưng nhớ “ Khen đừng khen hờ, chê đừng chê
xiết’
- Khi cần trách móc một ai đó thì đừng nói với giọng gay gắt. trước tiên cần
ngỏ lời khen họ về những điều tốt rồi nói rõ ý mình muốn thay đổi ra sao. Hãy lựa
lời cho phù hộp với tính cách của đối tượng giao tiếp,
c. Nhìn bằng con mắt người khác
- Trước khi xét đoán một người nên tự đặt mình vào địa vị người đó, nhìn
bằng con mắt người đó để hiểu ý kiến người đó.
- Nên đối xử với người đối thoại theo tính tình của người ta. Đây là phương
thức hay nhất để gây thiện cảm . Họ sẽ có cảm tưởng là mnhf hiểu họ, kính trọng
họ dù họ không đồng ý. Họ tin cậy mình và cởi mở với mình hơn.
d. Nên có tinh thần cởi mở
- Đừng bao giờ nên án những ý kiến và cách cư xử của người khác chỉ vì
những ý kiến và cách cư xử đó trái với mình.
- Cố gắng đặt mình vào địa vị người khác
e. Nhường bước
- Khi nói chuyện không nên nói tranh phần của người khác. Tránh cắt ngang
lới nói của người khác.
- Nói điều họ thích nghe ( Không nói nhiều về bản thân hãy hỏi về họ, bản

thân họ)…
- Người được nhường bước sẽ biết ơn, mến phục. Họ sẽ đối xử tử tế và có
thiện cảm với bạn. Họ sẽ có cảm giác nợ bạn cái gì đó và tìm cách trả lại bạn khi
có cơ hội. Như vậy bạn luôn gặp điều tốt đẹp.
g. Luôn có nụ cười trên môi.
Hãy xua đuổi những nỗi lo âu ích kỷ, những tư tưởng bi quan, những sự thù
ghét, những sự bất thân thiện.
- Luôn mỉm cười và bạn sẽ có thêm nhiều bạn thân.
- Trên phương diện tinh thần, nụ cười chính là ngọn gió, là ánh mặt trời. Nụ
cười sẽ đem lại niềm vui cho mọi người và làm cho bạn trở nên hấp dẫn hơn
h. Trau dồi trí nhớ của trái tim
- Giúp đỡ người khác đó là một đức tính cao đẹp. Giúp đỡ người khác đó là
nguồn vui không những cho người được giúp đỡ mà cũng cho người giúp nữa. Sự
giúp đỡ người khác sẽ làm cho người ta mến mình hơn, có thiện cảm với mình và
tạo ra quanh mình một bầu không khí lạc quan, vui tươi, thoải mái .
- Bạn nên nhớ kỹ một điều là đừng bỏ lỡ cơ hội nào đó để có thể giúp đỡ
người khác
i. Phải làm cho người khác tin tưởng mình
- Hãy là người thẳng thắn, đừng bao giờ nói dối
- Hãy đặt mình vào địa vị của người khác bạn sẽ tìm thấy những lý do để tha
thứ cho họ những lỗi lầm hay thói quen, tật xấu
- Luôn luôn có những ý kiến thuận lợi đối với người khác
- Kín đáo
k. Lịch sự, duyên dáng
- Lịch sự, tế nhị và lễ phép
- Linh hồn của sự lễ phép nằm trong sự niềm nở
- Hãy chăm sóc vẻ bề ngoài của mình sao cho sạch sẽ , lịch sự để mọi người
xung quanh thấy thiện cảm vì trước mặt họ là một con người chững chạc, gọn
gàng, sạch sẽ và lịch sự
b, liên hệ với bản thân cách gây thiện cảm với giảng viên?

Đề số 5:
Câu1: a.phân tich ưu nhược điêm của câu hỏi mở va câu hỏi dóng?
- Câu hỏi gợi mở: Là loại câu hỏi chỉ giới thiệu một chút về đề tài, chứ
không gợi ý nội dung câu trả lời.
Ví dụ: Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Bạn đánh giá như thế nào về những thay
đổi gần đây của công ty trong thời gian gần đây?
Câu hỏi mở thường được sử dụng ở đầu cuộc gặp gỡ nhằm xây dựng mối
quan hệ hài hoà, làm cho đối tượng tự quyết định nên nói gì. Câu hỏi mở thu thập
đươc thông tin sâu hơn câu hỏi hẹp.
- Câu hỏi mở: Là câu hỏi cho phép có nhiều cách trả lời khác nhau. Câu hỏi
mở dùng trong trường hợp cần bổ sung thông tin hoặc khi muốn tìm hiểu động cơ,
thái độ, mục đích của đối tượng. Loại câu hỏi này thường thu nhận được nhiều
thông tin.
Ví dụ: Theo bạn nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng công ty mình phá sản?
Giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may mặc hiện
nay là gì?
- Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi mà câu trả lời chỉ có một sự lựa chọn duy nhất.
Sử dụng câu hỏi đóng sẽ có được thông tin nhanh, câu trả lời của những câu hỏi này
nằm trong quy luật: có – không
b.ban hãy thiết kế câu hỏi cho những câu trả lơi sau.?

câu 2.
a.Đặc trưng vê quan hệ trong giao tiếp của người Việt Nam la:
.1 . Quan hệ giao tiếp
- Văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫ người Việt nam tới chỗ
lấy tình cảm, lấy sự yêu –ghét làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau, ghét cả tông chi họ hàng”
“Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”

“Yêu nhau chín bỏ làm mười”
“Yêu nhau củ ấu cũng tròn
Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông”
“Yêu nhau mọi việc chẳng nề
Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng” (Ca dao)
- Người Việt Nam lấy sự hài hoà âm dương làm trọng nhưng vẫn thiên về âm
hơn. Trong cuộc sống người Việt nam có lý, có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn:
“Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”
Người Việt nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời. Ai giúp mình
một chút đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút cũng tôn làm thầy. Khái niệm
"thầy" được mở ra rất rộng: Thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy cúng, thầy bói, thầy
địa lý, thầy phù thuỷ, thầy cãi, thầy rắn
b.lam thế nao để duy tri và phát triển nét truyền thống đó?

Đề số 6:
.
Câu . a-Cách thức giao tiếp
- Người Việt nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận:
Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt nam có thói quen giao tiếp “Vòng
vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người
phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải “vấn xá cầu
điền”, hỏi thăm nhà cửa, ruộng vườn. Để đưa đẩy tạo không khí, người Việt có
truyền thống “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Với thời gian, chức năng “mở đầu
câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá hay
ly bia…
Ví dụ: Để biết người đối thoại còn cha hay mẹ không: Các cụ nhà ta vẫn
mạnh giỏi cả chứ?
Muốn biết người phụ nữ đang đối thoại có chồng chưa, người ý tứ sẽ hỏi:
Chị về muộn thế này liệu ông xã có phàn nàn không?
Để tỏ tình, người con trai vòng vo:

“Chiếc thuyền giăng câu,
Đậu ngang cồn cát,
Đậu sát mé nhà.
Anh biết em có một mẹ già,
Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không?” (Ca dao Nam bộ)
- Lối giao tiếp vòng vo và nhu cầu tìm hiểu và đối tượng giao tiếp khiến cho
người Việt Nam có thói quen “chào” đi liền với “hỏi”:
Ví dụ: Bác đi đâu đấy? Cụ đang làm gì đấy?
Hỏi ở đây như một thói quen, hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn
hài lòng với câu “trả lời” kiểu: Tôi đi đằng này một tý hoặc là trả lời bằng cách hỏi
lại: Cụ đang làm gì đấy? Vâng! Bác đi đâu đấy?
- Lối giao tiếp ý tứ, tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen đắn đo,
cân nhắc kỹ càng khi nói:
“Ăn có nhai, nói có nghĩ”
“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”
“Người khôn ăn nói nửa chừng để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là
thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán và đồng thời giữ được sự hoà
thuận không làm mất lòng ai, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một yếu tố
rất quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam. Người ta có thể gặp
nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
Tâm lý ưa hoà thuận khiến người Việt Nam luôn có chủ trương nhường
nhịn:
“Một sự nhịn, chín sự lành”
“Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê”
b.lam thế nao dể
câu 2: Định nghĩa về giao tiếp
Có nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp:

- Theo E.E.Acgyt (Mỹ): Giao tiếp là sự tác động, truyền và tiếp nhận thông
tin giữa người với người.
- Theo A.N. Leonchiep (Nga): Giao tiếp là hệ thống những quá trình có mục
đích và động cơ, bảo đảm sự tương tác giữa người và người trong hoạt động tập
thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng các
phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.
Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con ngưới với con người mà qua đó
nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng,
sự rung cảm và sự hiểu biết lẫn nhau.
Giao tiếp là sự tác động qua lai giữa người với người một cách trực tiếp
nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… để đi đến sự thống nhất với nhau
trong hoạt động chung. Phương tiện con người sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ. Trong
quá trình tiếp xúc người với người cả hai bên đều phải thể hiện tính tích cực, đồng
thời có sự tác động qua lại với nhau.
Tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người mang lại sự thông cảm lẫn
nhau, hiểu biết lẫn nhau giúp đỡ lẫn nhau để con người tồn tại và phát triển.
Qua tiếp xúc, con người nhận thức được về người khác: từ hình dáng, điệu
bộ, nét mặt bề ngoài đến ý thức động cơ, tâm trạng, xúc cảm, tính cách, năng lực,
trình độ ở họ, đồng thời qua nhận xét, đánh giá của họ về mình, người ta hiểu biết
thêm cả về bản thân. Lời khen, chê, chia sẻ trong giao tiếp đã gây ra những rung
cảm khác nhau như vui, buồn, xấu hổ, tự hào… Trong giao tiếp, sự hiểu biết lẫn
nhau trở nên sâu sắc và mỗi người cũng kiểm nghiệm lại những tri thức, kinh
nghiệm của mình. Rõ ràng là giao tiếp biểu hiện ở ảnh hưởng và tác động qua lại
lẫn nhau rất mạnh mẽ, gây nên những biến đổi về hình thức, thái độ, tình cảm và
các biểu hiện khác của xu hướng
Đề sồ 7
Câu 1.a, Phân tích Thái độ giao tiếp của ngươi viêt?
- Xét về thái độ thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể
thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè.
Người Việt Nam rất coi trọng việc gìn giữ các mối quan hệ tốt với mọi

thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người
Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam
xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người, ca dao có câu:
“Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
Việc coi trọng giao tiếp nên người Việt rất thích giao tiếp.Việc thích giao
tiếp được thể hiện ở hai điểm sau:
+ Người Việt Nam có tính thích thăm viếng: Dù đã thân nhau, hàng ngày
gặp gỡ nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi họ vẫn đến thăm nhau.
Thăm nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình
nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
+ Người Việt Nam có tính hiếu khách.
Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt nam dù nghèo
khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và nhiệt tình, dành cho khách những
tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”, bởi lẽ
“Đói năm, không ai đói bữa”. Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những
miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
- Người Việt nam có đặc tính ngược lại là rất rụt rè:
Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai
đặc tính cơ bản của làng xã Việt nam là tính cộng đồng và tính tự trị:
+ Tính cộng đồng: Khi đang ở trong cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng
đồng ngự trị thì người Việt nam tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp.
+ Tính tự trị: Khi ở ngoài cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị
phát huy tác dụng thì người Việt nam ngược lại tỏ ra rất rụt rè.
=> Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với
nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau. Đây là hai mặt của một
bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt nam.
b.làm thế nào để duy trì và phát triển nét truyền thống đó?
Cau 2: a.trình bày cách phân loại câu hỏi dụa vào câu trả lời của câu hỏi đó?
- Dựa vào cách trả lời câu hỏi

- Câu hỏi mở: Là câu hỏi cho phép có nhiều cách trả lời khác nhau. Câu hỏi
mở dùng trong trường hợp cần bổ sung thông tin hoặc khi muốn tìm hiểu động cơ,
thái độ, mục đích của đối tượng. Loại câu hỏi này thường thu nhận được nhiều
thông tin.
Ví dụ: Theo bạn nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng công ty mình phá sản?
Giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may mặc hiện
nay là gì?
- Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi mà câu trả lời chỉ có một sự lựa chọn duy nhất. Sử
dụng câu hỏi đóng sẽ có được thông tin nhanh, câu trả lời của những câu hỏi này nằm
trong quy luật: có – không.
b. ban hãy thiết kê cho nhũng câu trả lời sau?
……………….
Đề số 8
Câu 1:a phân tích Đối tượng giao tiếp ?
Người Việt nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá… về tuổi tác,
quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ, vợ chồng, con
cái, trai gái ). Thói quen ưa tìm hiểu này khiến người nước ngoài có nhận xét
người Việt nam hay tò mò.
Do tính cộng đồng nên người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan
tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do
lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên
nếu không có đủ thông tin thì không thể chọn lựa từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
Tính hay quan sát khiến người Việt có được một kho kinh nghiệm xem
tướng hết sức phong phú: chỉ cần nhìn mặt, mũi, con mắt… là đã biết được tính
cách con người. Chẳng hạn:
“Đàn bà con mắt lá dăm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”
“Người không con mắt đen sì
Người dại con mắt nửa chì nửa thau”
Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp:

“Tuỳ mặt gửi lời, tuỳ người gửi của”, “Chọn mặt gửi vàng”. Khi không được lựa
chọn thì người Việt nam dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt:
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
b.lam the nao đẻ duy trì và phát triển nét truyền thống đó?
Cau2: a -trinh bày yếu tố bắt buộc trong giao tiếp?
Đề số 9
Câu 1:a. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt,
giọng nói, trang phục hoặc tạo ra khoảng không nhất định khi tiếp xúc.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giao tiếp tác động của từ ngữ chỉ
chiếm từ 30 – 40%, phần còn lại là do cách diễn đạt bằng cơ thể, hoặc là giao tiếp
không lời qua vẻ mặt, động tác, dáng điệu và các tín hiệu khác. Điệu bộ cử chỉ là
một trong những phương tiện mà con người dùng để diễn tả tư tưởng, tính ý của
mình. Mỗi ý tưởng ứng với một điệu bộ và ngược lại mỗi điệu bộ mô tả một ý
tưởng.
- Trang phục
+ Là chỉ số nói lên tuổi tác, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, hoàn cảnh của đối
tượng giao tiếp.
+ Gồm: Quần áo, giầy dép, mũ nón, khăn, túi sách, gang tay, thắt lưng, ví
tay, đồ trang sức
Qua trang phục có thể phần nào biết được người đó gọn gàng hay lôi thôi
hoặc biết được tính cách của con người.
Ví dụ:
Người sôi nổi, ưa hoạt động: Màu rực rỡ
Người nhút nhát, hay mặc cảm: Màu nhẹ, tối, kiểu cắt may đơn giản, phổ
biến
Người kín đáo: Mặc mốt nhưng không khoa trương
Người kỹ tính: Chọn các kiểu cầu kỳ, phức tạp
Người cẩu thả: Không quan tâm nhiều đến kiểu quần áo.

- Nét mặt
Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người.
Nét mặt tương đối cơ động. Do sự hoạt động của các nhóm cơ trên mặt.
Nhìn vào nét mặt mà ta có thể thiết lập mối quan hệ và có thể điều tiết chiều hướng
của cuộc nói chuyện.
Các công trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt biểu lộ sáu cảm xúc: vui
mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởm. Ngoài tính biểu cảm, nét mặt
còn cho ta biết ít nhiều cá tính của con người.
Trong khi giao tiếp đôi mày của đối tượng cau lại đó là dấu hiệu của sự
không đồng tình. Mắt của họ nhìn lên trời là biểu hiện của sự mệt mỏi. Mặt của đối
tượng cúi gằm xuống, hơi đỏ, chân tay mân mê một cái gì đó là biểu hiện của sự
bối rối, e thẹn, xấu hổ. Đối tượng “bĩu môi” đó là sự phật ý, cười mỉa biểu hiện sự
khinh rẻ.
Người cười gượng, nói ấp úng, có cái nhìn né tránh thường báo cho ta rằng
người đó có cái gì chưa thật. Hai mắt nhìn trân trân vào đối phương: một sự uy
hiếp, sự công kích. Đầu nghiêng về một phía biểu thị sự đồng tình hoặc chăm chú
lắng nghe.
Người nào nhìn xuống mũi, hít vào khinh khỉnh là nhìn người khác với cái
vẻ coi khinh, le lưỡi thiếu tôn kính. Một cái cằm hích lên thường biểu hiện thái độ
gây gổ. Khi buồn chán người ta thường chống cằm bằng cả bàn tay.
- Điệu bộ, cử chỉ, tư thế:
+ Là động tác được hình thành trong những điều kiện nhất định để biểu đạt
trạng thái bên trong của con người. Bao gồm vận động của đầu, tứ chi và tương
quan vị trí các bộ phận đầu, cổ, thân, tứ chi với đối tượng giao tiếp. Có người vừa
nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa vuốt ve, âu yếm…
Thường điệu bộ phụ hoạ theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó.
Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu…), của bàn tay
(vẫy, chào, khua tay…), của cánh tay… Vận động của chúng có ý nghĩa nhất định
trong giao tiếp. Chuyển động của đầu có thể “đồng ý” hay “không đồng ý”, của
bàn tay có thể là lời mời, sự tự chối, chống đối hay van xin…

Cái lắc đầu thường thể hiện sự không đồng tình nhưng nếu lắc đầu đi kèm
cái bĩu môi lại thể hiện sự coi thường.
Cái gật đầu thường biểu hiện sự đồng tình nhưng nếu đi cùng vỗ tay là thể
hiện sự tán đồng, khen ngợi
Ngẩng đầu hất ra sau thể hiện sự kiêu hãnh. Đầu gục xuống: đang thất vọng,
buồn phiền.
+ Dấu hiệu của cơ thể nói lên trạng thái nhất định:
Thể hiện sự quan tâm, hứng thú với đối tượng giao tiếp: Nghiêng người
hướng về phía đối tượng, gật đầu với những ý kiến của họ, có cái nhìn vui vẻ, tán
thành.
Thể hiện sự từ chối, nghi ngờ: Ngồi ngả về phía sau, hai tay bắt chéo trước
ngực, lông mày nhíu.
Thể hiện sự đáp lại tiêu cực: Hai bàn tay đút trong túi, nghịch bút hoặc kính,
mắt lảng tránh, gãi đầu, hay nhìn đồng hồ.
Phải quan sát tất cả các ngôn ngữ cơ thể con người trong mối liên hệ với
nhau. Dưới ảnh hưởng củanền văn hoá khác nhau thì một điệu bộ, một động tác
như nhau nhưng lại có ý nghĩa khác nhau:
Ví dụ: Người Việt Nam mở to mắt là ngạc nhiên còn với người Nhật Bản mở
to mắt lại là giận dữ.
Nụ cười
Trong giao tiếp người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ của
mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì bấy nhiêu cá tính. Có cái cười tươi tắn,
hồn nhiên, đôn hậu, có cái cười chu chát, miễn cưỡng, đánh ác, có cái cười đồng
tình, thông cảm, nhưng cũng có cái cười chế diễu, cười khinh bỉ… Mỗi điệu cười
đều biểu hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiép, chúng ta phải tinh nhạy
quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp để biết được lòng dạ của họ.
b.rut ra bai hoc kinh nghiệm cho bản thân ?
cau 2 .a phân tich đặc trưng về cách thức giao tiếp?
- Người Việt nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận:
Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt nam có thói quen giao tiếp “Vòng

vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người
phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải “vấn xá cầu
điền”, hỏi thăm nhà cửa, ruộng vườn. Để đưa đẩy tạo không khí, người Việt có
truyền thống “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Với thời gian, chức năng “mở đầu
câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá hay
ly bia…
Ví dụ: Để biết người đối thoại còn cha hay mẹ không: Các cụ nhà ta vẫn
mạnh giỏi cả chứ?
Muốn biết người phụ nữ đang đối thoại có chồng chưa, người ý tứ sẽ hỏi:
Chị về muộn thế này liệu ông xã có phàn nàn không?
Để tỏ tình, người con trai vòng vo:
“Chiếc thuyền giăng câu,
Đậu ngang cồn cát,
Đậu sát mé nhà.
Anh biết em có một mẹ già,
Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không?” (Ca dao Nam bộ)
- Lối giao tiếp vòng vo và nhu cầu tìm hiểu và đối tượng giao tiếp khiến cho
người Việt Nam có thói quen “chào” đi liền với “hỏi”:
Ví dụ: Bác đi đâu đấy? Cụ đang làm gì đấy?
Hỏi ở đây như một thói quen, hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn
hài lòng với câu “trả lời” kiểu: Tôi đi đằng này một tý hoặc là trả lời bằng cách hỏi
lại: Cụ đang làm gì đấy? Vâng! Bác đi đâu đấy?
- Lối giao tiếp ý tứ, tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen đắn đo,
cân nhắc kỹ càng khi nói:
“Ăn có nhai, nói có nghĩ”
“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”
“Người khôn ăn nói nửa chừng để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là

thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán và đồng thời giữ được sự hoà
thuận không làm mất lòng ai, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một yếu tố
rất quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam. Người ta có thể gặp
nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
Tâm lý ưa hoà thuận khiến người Việt Nam luôn có chủ trương nhường
nhịn:
“Một sự nhịn, chín sự lành”

b.rút ra bài học cho bản thân?

Đề số 10
Câu 1.a ,phân tích hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ nói?
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chỉ có ở con người, là công cụ cơ bản
của giao tiếp xã hội. Nó là sản phẩm văn hóa xã hội được con người phát triển trải
qua hàng vạn năm trong quá trình tiến hóa của loài người.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ
con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào như diễn tả tình cảm, miêu
tả sự vật
- Ngôn ngữ nói:
Là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng dấu hiệu âm
thanh và tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác.
+ Ngôn ngữ nói đối thoại:
Là ngôn ngữ giữa hai hay một số người, trong đó lúc này người này nói
người kia nghe và ngược lại.
Trong quá trình đối thoại có sự thay đổi vị trí và vai trò mỗi bên, nhờ đó mà
người ta hiểu biết về nhau rõ hơn. Trong quá trình giao tiếp, người nói và người
nghe luôn được nghe và thường trông thấy nhau (đối thoại trực tiếp) do vậy ngoài
ngôn ngữ còn có các phương tiện bổ trợ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…Do vậy
người nói có thể biết được những phản ứng của người nghe từ đó có thể điều chỉnh
lời nói của mình.

b.phuong phap ren luyen ngon ngu dat ket qua cao trong giao tiếp?
câu 2.trình bày Kỹ thuật đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi trong đối thoại là một nghệ thuật, giống như một chú gấu nhỏ
cầm một bát cơm không nóng không lạnh trong một câu chuyện của thiếu nhi „ cô
bé và 3 chú gấu”, thì ngữ khí hỏi cũng cần phải „ấm áp không nóng, không lạnh”
- Ngữ khí hỏi phải thích hợp không quá gay gắt, cũng không quá trầm mặc,
lịch sự mà kín đáo, đồng thời cũng không mang tính chất truy cứu
- Không thúc giục sự trả lời câu hỏi, hãy động viên, khích lệ sự tham gia vào
câu hỏi và trả lời câu hỏi
- Không hỏi những câu hỏi mang tính cá nhân hoặc về tiền
- Không ngắt lời
- Không tập trung hoàn toàn vào yêu cầu của bạn, hãy để họ có cơ hội hỏi lại
- Để thời gian cho đối phương suy nghĩ trả lời.
b.hay thiêt kế câu hỏi cho những câu trả lời sau?


Đề số 11
Câu 1: a-hiện tượng lây nhiễm có ý nghĩa như thế nào?
- Lây nhiễm tâm lý là sự vay mượn diễn ra một cách tự phát, không định
trước và thường không có liên quan tới những khía cạnh của cuộc sống.
Ví dụ: Con cái trong gia đình có những hành vi và cử chỉ giống bố mẹ. Sự
say mê bóng đá của các cổ động viên trong sân vận động…
Bắt chước và lây nhiễm tâm lý

×