Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

báo cáo thực tập nhận thức xí nghiệp nông sản và bao bì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: Xí nghiệp Nông Sản và Bao Bì
Thời gian thực tập: Từ 7/1/2013 đến 10/3/2013
Người hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Yến
Sinh viên thực hiện: Đặng Trần Hữu Lộc
Lớp: KT101
3/2013
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: Xí nghiệp Nông Sản và Bao Bì
Thời gian thực tập: Từ 7/1/2013 đến 10/3/2013
Người hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Yến
Sinh viên thực hiện: Đặng Trần Hữu Lộc
Lớp: KT101
3/2013
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang ii
TRÍCH YẾU
Báo cáo này là sự tìm hiểu, tham kháo, quan sát của tôi khi thực tập tại môi
trường doanh nghiệp. Giữa lý thuyết và thực hành là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau. Kiến thức trên sách vở là những gì đã được đúc kết qua thời gian dài,
chỉ giúp người học hiểu được cách thức, phương pháp. Trên thực tế, điều này còn


đòi hỏi phải áp dụng kết hợp kiến thức giữa nhiều môn học đã học trước đây
cùng với khả năng tư duy của cá nhân để hiểu rõ quy trình hoạt động của công ty
nói chung và các phòng ban nói riêng. Với thời gian thực tập tại Phòng Nghiệp
vụ, tôi đã tích lũy được cho mình thêm những kiến thức mới, những kỹ năng và
kinh nghiệm để trang bị tốt cho việc học tập cũng như nghề nghiệp của tôi sau
này.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iii
LỜI CẢM ƠN
Qua 8 tuần thực tập tại Xí nghiệp Nông Sản và Bao Bì thuộc Công ty Cổ
Phần Xây Lắp Cơ Khí và Lương Thực Thưc Phẩm, tôi đã học hỏi được nhiều
điều cả về kiến thức lẫn kỹ năng và đúc kết được nhiều kinh nghiệm làm việc cho
bản thân. Trong thời gian này, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các cô
chú trong Xí Nghiệp Nông sản và Bao Bì , đặc biệt là cô Nguyễn Thị Yến. Bên
cạnh đó, tôi còn nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn là
thầy Lê Duy Ngọc. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Ngọc cùng với
các cô chú, anh chị trong Xí nghiệp đã giúp tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN
THỰC TẬP


















Chữ kí của người hướng dẫn TPHCM, Ngày Tháng Năm 2013
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang v
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
HƯỚNG DẪN


















Chữ kí của Giảng viên hướng dẫn TPHCM, Ngày Tháng Năm 2013
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vi
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI CHẤM
BÁO CÁO

















Chữ kí của người chấm báo cáo TPHCM, Ngày Tháng Năm 2013
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vii
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU ii
LỜI CẢM ƠN iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN v

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI CHẤM BÁO CÁO vi
MỤC LỤC vii
DẪN NHẬP ix
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
I- GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CƠ KHÍ
VÀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM 1
1. Thông tin tổng quan về đơn vị thực tập 1
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2
II- GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP NÔNG SẢN VÀ BAO BÌ THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CƠ KHÍ VÀ LƯƠNG THỰC THỰC
PHẨM 3
1. Lịch sử hình thành 3
2. Nhiệm vụ chung của Ban Giám đốc Xí nghiệp Nông sản và Bao bì 3
3. Tổ chức bộ máy quản lý 4
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp 4
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc 4
3.3. Năng lực máy móc, tài sản cố định và cơ sở vật chất 5
3.4. Quy trình sản xuất sản phẩm 6
3.5. Tổ chức công tác kế toán 7
3.6. Sơ đồ bộ máy phòng nghiệp vụ Xí nghiệp 8
3.7. Chức năng và nhiệm vụ của từng thành phần kế toán 8
3.8. Hình thức kế toán 11
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang viii
3.9. Hệ thống tài khoản sử dụng 13
3.10. Một số chính sách kế toán 13
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP 14
I- MỤC TIÊU THỰC TẬP 14
II- CÔNG VIỆC THỰC TẬP 14
1. Các công việc thực tập tại phòng Nghiệp vụ 14

1.1. Sắp xếp các chứng từ 14
1.2.Lưu giữ phiếu thu và phiếu chi kèm theo các chứng từ lại với nhau
15
1.3. Nhập dữ liệu vào máy tính 15
1.4. Lưu trữ chứng từ 15
2. Quan sát và tìm hiểu công việc của kế toán tại phòng Nghiệp vụ 16
2.1. Lập phiếu chi thanh toán tiền chi phí 16
2.1.1. Quy trình chung của việc lập phiếu chi thanh toán 16
2.1.2. Lập phiếu chi thanh toán tiền mua nước đá 17
2.1.3. Lập phiếu chi cho việc mua văn phòng phẩm 17
2.1.4. Lập phiếu chi cho việc “Đề nghị sửa chữa” 18
2.1.5. Lập phiếu chi tạm ứng 18
2.2. Lập phiếu thu tiền – Lập phiếu thu “thu tiền bán hàng” 19
PHẦN 3: TÌM HIỂU VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP NÔNG
SẢN VÀ BAO BÌ 22
I. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 22
II. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 24
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN 27
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO x
PHỤ LỤC xi
THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN xx
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang ix
DẪN NHẬP
Trong thời buổi hội nhập quốc tế, giáo dục đại học đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc đào tạo những thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực và bản
lĩnh để hội nhập. “Học đi đôi với hành” luôn là phương thức tốt nhất để rèn luyện
và nâng cao khả năng của sinh viên. Hiểu biết và nắm bắt nhiệm vụ quan trọng
đó, Trường Đại Học Hoa Sen luôn có kế hoạch “đào tạo xen kẽ” với hai kỳ thực

tập tại doanh nghiệp. Trong đó, đợt thực tập nhận thức nhằm tạo điều điện để
sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc, áp dụng những kiến thức đã học vào
thực tế và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Vì vậy, trong đợt thực tập này, tôi
đặt ra cho mình những mục tiêu sau đây:
 Mục tiêu 1: Tiếp cận với môi trường làm việc và tìm hiểu thêm về những
công việc thực tế tại công ty, xí nghiệp.
 Mục tiêu 2: Áp dụng và kiểm tra những kiến thức đã học vào những công
việc thực tập và quan sát được trong quá trình thực tập.
 Mục tiêu 3: Xây dựng nền tảng về nhận thức và những việc sẽ làm trong
tương lai.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ
THỰC TẬP
I- GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
LẮP CƠ KHÍ VÀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
1. Thông tin tổng quan về đơn vị thực tập
 Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm.
 Tên quốc tế: MECHANICS CONSTRUCTION – FOODSTUFF JOINT
STOCK COMPANY.
 Tên viết tắt: MECOFOOD
 Trụ sở chính: 29 Nguyễn Thị Bảy, Phường 6, Thành Phố Tân An, Tỉnh
Long An.
 Điện thoại: (072)3521212-521199
 Fax: (072)3521212
 Mã số thuế: 1100664038
 Email:
 Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng.
 Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng.
 Tổng số cổ phần: 8.000.000 cổ phiếu. Trong đó cổ phần nhà nước chiếm

60% vốn điều lệ.
Công ty cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương Thực Thực Phẩm (Mecofood) là
đơn vị cổ phần chi phối trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam. Công
ty được thành lập theo Quyết định số 4438/QĐ/BNN-TCCB ngày 09/12/2004
của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn “V/v chuyển bộ phận
doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Xây lắp Cơ khí Nông nghiệp thành Công ty
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 2
cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm”. Ngày 03/02/2005 Đại hội
đồng cổ đông thành lập và Công ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng
03/2005. Ngày 16/04/2009 Đại hội bất thường sáp nhập Công ty Cổ phần Nông
Sản và Bao Bì Long An vào Công ty Cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực
Thực phẩm.
Tổ chức bộ máy của Công ty hiện nay gồm 4 phòng chức năng và 3 đơn vị
trực thuộc, với tổng số cán bộ, công nhân viên, lao động là 675 người, trong đó
lao động thường xuyên là 416 người và lao động công nhật thời vụ là 259 người.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng
Công ty có chức năng hoạt động tổng hợp nhiều nghề, gồm các lĩnh vực:
 Sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội địa các
mặt hàng về lương thực, thực phẩm, nông sản, bao bì các loại, hàng mỹ
nghệ từ cây lúa non và rơm sấy.
 Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị chế biến lương
thực, thực phẩm, nông sản và sản phẩm cơ khí các loại.
 Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thủy, bộ.
 Tư vấn, thiết kế, sản xuất và thi công xây lắp về lĩnh vực cơ khí, điện và
xây dựng.
 Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản và đầu tư hạ tầng.
2.2. Nhiệm vụ
Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề quy định, tuân thủ pháp luật, đảm bảo

các hợp đồng đã kí với khách hàng, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách
Nhà nước.
Chăm lo đời sống, vật chất tinh thần, bồi dưỡng thiệt hại, nâng cao trình độ
văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.
Không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 3
II- GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP NÔNG SẢN VÀ BAO BÌ
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CƠ KHÍ VÀ
LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
1. Lịch sử hình thành
Xí nghiệp Nông Sản và Bao Bì Long An là một Xí nghiệp trực thuộc Công ty
Cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm. Trước khi sáp nhập vào
Công ty Cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm, tiền thân là Công ty
Cổ phần Nông sản và Bao bì Long An.
Công ty Cổ phần Nông sản và Bao bì Long An được thành lập ngày
01/09/2002 theo quyết định số 2279/QĐ/BNN-TCCB, Hà nội ngày 18/06/2002
của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và căn cứ theo quyết
định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về việc chuyển Công ty
Nhà nước thành Công ty Cổ phần, hoạt động từ tháng 9, năm 2002 đến tháng 4,
năm 2009 sáp nhập với Công ty cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực
phẩm.
2. Nhiệm vụ chung của Ban Giám đốc Xí nghiệp Nông sản và Bao bì
Tập trung thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở
không ngừng xây dựng nội bộ toàn Xí nghiệp thành một khối thống nhất, vững
mạnh, thường xuyên nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, năng lực
quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, hàng hóa, nguồn vốn được giao có hiệu quả,
bảo toàn nguồn vốn và nguồn nhân lực khác. Huy động nguồn lực của toàn thể

người lao động nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất
liên tục cải tiến mẫu mã sản phẩm, tính năng sử dụng thiết bị. Không ngừng tăng
cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về chủng loại, chất lượng sản phẩm.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 4
3. Tổ chức bộ máy quản lý
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc
 Giám đốc:
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Xí nghiệp Nông sản
và Bao bì.
Trực tiếp phụ trách công tác:
 Kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Xí nghiệp.
 Tổ chức, lao động.
 Thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
 Tài chính Xí nghiệp.
 Phó giám đốc, kiêm trưởng phòng nghiệp vụ:
Trực tiếp phụ trách công tác sau:
 Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Phòng nghiệp vụ.
 Tiếp nhận thực hiện các hợp đồng, đơn đặt hàng, giao hàng đúng tiến
độ của tất cả các mặt hàng.
 Phát triển thị trường nội địa, sản phẩm mới.
Giám đốc xí nghiệp
Phó giám đốc
(Kiêm trưởng phòng Nghiệp vụ)
Phó giám đốc
(Phụ trách sản xuất)
Phòng Nghiệp vụ
Phân xưởng

Bao Bì
Phân xưởng
Mỹ Nghệ
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 5
 Đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện các đinh mức kinh tế kĩ thuật nhằm
tiết kiệm chi phí.
 Thay thế Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Xí nghiệp khi Giám
đốc đi vắng.
 Phó giám đốc, kiêm phụ trách sản xuất:
Trực tiếp phụ trách công tác sau:
 An toàn lao động, phòng cháy chữa cháy toàn Xí nghiệp.
 Chất lượng nguyên liệu, rơm vàng, lúa tươi, thành phẩm mặt hàng Mỹ
Nghệ.
 Xây dựng kế toán thu mua, tiến độ thu mua rơm vàng, lúa tươi, đáp ứng
đủ nhu cầu sản xuất mặt hàng Mỹ Nghệ.
 Đề xuất kiến nghị để hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật nhằm tiết
kiệm chi phí.
3.3. Năng lực máy móc, tài sản cố định và cơ sở vật chất
Đến nay, Xí nghiệp đã được nâng cấp và xây dựng mới một số máy móc thiết
bị như sau:
 1 văn phòng làm việc.
 4 nhà xưởng.
 2 kho chứa thành phẩm.
 7 máy may công nghiệp.
 3 máy kéo sợi.
 5 máy in (1 đến 3 màu).
 1 máy 5 màu.
 32 máy dệt.
 5 máy cắt công nghiệp.

 1 máy cắt tự động.
 1 nhà xưởng tạo mẫu 585 m
2
.
 Nhà bao che máy sấy rơm 100,8 m
2
.
 2 sân phơi khu A.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 6
 1 nhà kho thành phẩm, kho lạnh.
 Kho A (720 m
2
), kho C (297,6 m
2
).
 1 máy hút chân không.
 2 máy sấy lúa 2 thùng.
 3 máy sấy lúa non.
 3 máy ép rơm.
3.4. Quy trình sản xuất sản phẩm
Theo sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm cho ta thấy quá trình sản
xuất thành phẩm GOBO các loại của phân xưởng Mỹ Nghệ gồm có 3 giai đoạn
đó là:
 Giai đoạn 1:
 Giai đoạn a: Xuất nguyên vật liệu lúa tươi đưa vào máy sấy khô nhập
kho bán thành phẩm: Lúa sấy chưa lựa.
 Giai đoạn b: Xuất Lúa sấy chưa lựa cho công nhân lựa bỏ tạp chất nhập
kho bán thành phẩm: Lúa sấy.
 Giai đoạn 2: Xuất nguyên vật liệu cho công nhân tạo mẫu Shin (tạo ruột)

các loại nhập kho bán hàng sản phẩm: Shin GOBO 1, Shin GOBO 2, Shin
GOBO R2, Shin RS-002…
NVL
lúa tươi
Sấy lúa: lúa
sây chưa lựa
Lúa lựa:
Lúa sấy
Nhập kho bán
thành phẩm
Tạo Shin
(tạo ruột)
NVL
rơm khô
Sấy thành
phẩm
Đóng
gói
Nhập kho
thành phẩm
Tiêu
thụ
Sấy lúa: lúa
sây chưa lựa
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 7
 Giai đoạn 3: Gồm 6 khâu sản xuất:
 Khâu 1: Xuất bán thành phẩm Lúa sấy, dây se và Shin GOBO R2, Shin
GOBO R3 các loại cho công nhân bao lúa.
 Khâu 2: Bao lúa xong suất sang cho công nhân tạo mẫu GOBO các

loại.
 Khâu 3: Tạo mẫu xong đưa sang cho công nhân cắt, tỉa.
 Khâu 4: Cắt tỉa xong đưa sang máy sấy lại thành phẩm.
 Khâu 5: Sấy thành sản phẩm xuất sang khâu đóng gói (vô thùng).
 Khâu 6: Nhập kho thành phẩm và tiêu thụ.
3.5. Tổ chức công tác kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty theo hình thức tập trung: Là mô hình tổ
chức có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn Công ty được thực
hiện tập trung ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực
hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng báo cáo nghiệp vụ về
Phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin (gọi chung là đơn vị báo sổ).
Mô hình tổ chức kế toán tập trung có ưu điểm là công việc tổ chức bộ máy
gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh nhạy. Tuy nhiên
những ưu điểm này chỉ có thể phát huy được trong điều kiện Công ty có tổ chức
sản xuất và quản lý mang tính tập trung cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc
xử lý thông tin được trang bị hiện đại, đầy đủ và đồng bộ.
Với hình thức này, toàn bộ các công việc kế toán như: phân loại chứng từ,
định khoản, ghi sổ chi tiết, ghi sổ tổng hợp, hạch toán chi phí sản xuất kinh
doanh và tính giá thành, lập báo cáo tài chính,… đều được thực hiện tập trung tại
Phòng kế toán của doanh nghiệp (ở đơn vị chính), còn các đơn vị trực thuộc
không có bộ máy kế toán riêng mà nhân viên viên kế toán chỉ thực hiện khâu ghi
chép ban đầu, thu thập chứng từ và gởi chứng từ về Phòng kế toán của Công ty
cũng như thực hiện các ghi chép nghiệp vụ cần thiết phục vụ yêu cầu quản lý của
đơn vị phụ thuộc.
Ưu điểm: Bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán
trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin kịp thời, thuận lợi cho công việc phân
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 8
công và chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên kế toán cũng như cho công việc hiện
đại hóa công tác kế toán.

Nhược điểm: Hạn chế việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh
doanh ở các đơn vị phụ thuộc và việc luân chuyển chứng từ thường bị chậm do
phải mất thời gian chuyển chứng từ từ các phân xưởng lên Phòng kế toán.
3.6. Sơ đồ bộ máy phòng nghiệp vụ Xí nghiệp
3.7. Chức năng và nhiệm vụ của từng thành phần kế toán
 Trưởng phòng: Chú Nguyễn Mỹ Long:
 Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Phòng nghiệp vụ.
 Xây dựng kế hoạch, theo dõi tiến độ sản xuất của Xí nghiệp.
 Trực tiếp chỉ đạo, phân công điều động nội bộ nhân viên trong phòng
phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của từng thành viên.
 Kết hợp với phân xưởng xây dựng các định mức tiêu hao nguyên,
nhiên, vật tư, vật liệu.
 Phụ trách công tác sửa chữa.
Phó giám đốc
(Trưởng phòng)
Kế toán tổng hợp, Kế toán kho TP Mỹ nghệ, Kế
toán lao động tiền lương (Phó phòng)
Thủ quỹ
(Kiêm Văn thư
lưu trữ)
Kế toán thanh toán –
Kế toán vật tư – nguyên
vật liệu phụ và công cụ
dụng cụ
Kế toán Bao bì – TP
sợi, manh, TP bao
trắng, bao in
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 9
 Trực tiếp và thực hiện tất cả các hợp đồng, đơn đặt hàng, giao hàng

đúng tiến độ tất cả các mặt hàng.
 Thực hiện nhiệm vụ đột xuất khác theo yêu cầu của Giám đốc Xí
nghiệp.
 Phó phòng: Cô Nguyễn Thị Yến:
 Nắm rõ pháp luật lao động, Nghị định thông tư của Nhà nước về công
tác kế toán, lao động, tiền lương, bảo hiểm, đào tạo.
 Lập bảng lương, thưởng cho người lao động toàn Xí nghiệp.
 Lâp bảng tổng hợp các chế độ: BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công
đoàn, hệ thống các văn bản đơn giá tiền lương.
 Theo dõi, tính toán và làm định mức đơn giá tiền lương cho các bộ
phận lao động tiền lương và các khoản trích theo lương của Xí nghiệp
Nông sản và Bao bì.
 Theo dõi tổ chức ghi chép và phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn, luân
chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu chính, thành phẩm sản phẩm trong
quá trình bảo quản, sản xuất, thu mua, tiêu thụ của các mặt hàng Phân
xưởng Mỹ nghệ.
 Chịu trách nhiệm tổng hợp quyết toán và kiểm tra các báo cáo của kế
toán phần hành.
 Trực tiếp làm quyết toán định kỳ theo tháng, quý, năm, lập các báo cáo
biểu, báo cáo tài chính.
 Hướng dẫn các phần hành kế toán và các bộ phận phân xưởng thực hiện
mẫu biểu kế toán theo quy định của Nhà nước và Công ty.
 Thủ quỹ, văn thư: Cô Trần Thị Ánh:
 Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ, bảo quản tiền
mặt, phát lương cho cán bộ, công nhân viên.
 Lập sổ sách cập nhật hàng ngày, ghi kết quả thu, chi đầy đủ, kịp thời,
đối chiếu với kế toán để rút ra số tồn quỹ cuối ngày.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 10
 Báo cáo thống kê tiền mặt hàng ngày cho Ban giám đốc và trưởng, phó

phòng.
 Lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ thuộc lĩnh vực được giao theo quy
định.
 Thực hiện việc sắp xếp, chuyển giao các công văn đi, công văn đến,
đánh máy, photo, in ấn các văn bản tài liệu khi có yêu cầu, cấp phát văn
phòng phẩm toàn Xí nghiệp.
 Hỗ trợ công việc khác do trưởng, phó phòng phân công.
 Kế toán thanh toán, kế toán nguyên vật liệu chính (phân xưởng Bao
bì), nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ của Xí
nghiệp: Chị Nguyễn Vân Khanh:
 Tổ chức công tác hạch toán tiền mặt, các khoản thanh toán và công nợ
nội bộ.
 Thực hiện việc thanh toán về chi phí, tiền mua bán hàng hóa và các
khoản giao dịch khác bằng tiền.
 Theo dõi luân chuyển nhập, xuất và quản lý tài sản cố định, công cụ
dụng cụ, kế toán vật liệu phụ, phụ tùng của các phân xưởng.
 Lập báo cáo định kỳ theo quy định.
 Lập và quyết toán thuế hàng tháng.
 Hỗ trợ công việc khác do trưởng, phó phòng phân công.
 Kế toán thống kê, kế toán kho hàng bao bì: Chú Phạm Văn Hãnh:
 Tổng hợp báo cáo thống kê tình hình sản xuất, gia công của các phân
xưởng.
 Tiếp nhận đơn đặt hàng, theo dõi triển khai sản xuất và giao hàng đúng
tiến độ. Kiểm tra chất lượng sản phẩm bao bì trước khi xuất bán.
 Theo dõi và lập các lệnh sản xuất, lệnh xuất kho thành phẩm bao bì
đúng theo trình tự luân chuyển chứng từ và chế độ nhập, xuất hàng hóa.
 Lập thủ tục, hồ sơ cho công tác trang bị vật tư, máy móc thiết bị, bảo
trì, sửa chữa.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 11

 Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu do trưởng, phó phòng
phân công.
3.8. Hình thức kế toán
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức Nhật ký chung.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, trước hết
ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu
đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù
hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
chung
Sổ cái
Bảng cân đối
s
ố phát sinh

Báo cáo
tài chính

Sổ nhật ký
đ
ặc biệt

Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán

chi ti
ết

Bảng tổng hợp
chi ti
ết

Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 12
ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký
đặc biệt liên quan. Định kỳ 3, 5, 10,… ngày hoặc cuối tháng, tùy nghiệp vụ phát
sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù
hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lập do một nghiệp vụ được ghi vào
đồng thời nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và
bảng tổng hợp chi tiết (được lặp từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
bảng báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối
số phát sinh bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng nhật ký
chung (hoặc sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật
ký đặc biệt) cùng kỳ.
 Giải thích:
Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp chủ yếu dùng để ghi chép mọi
nghiệp vụ phát sinh và kết chuyển theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế
(đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ). Riêng đối với doanh nghiệp có quy mô lớn,
số Nhật ký chung chỉ dùng để ghi chép các nghiệp vụ chung nhằm giảm bớt việc

tập trung ghi chép. Số liệu của Nhật ký chung được ghi vào trong các tài khoản
tương ứng trong sổ cái.
 Ưu điểm:
 Đơn giản, rõ ràng, dễ làm, dễ hiểu.
 Thuận tiện đối chiếu, kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, tiện cho
việc sử dụng.
 Nhược điểm:
 Ghi chép trùng lắp làm tăng khối lượng công tác kế toán và dễ gây sai
sót nhưng được khắc phục dễ dàng bằng máy vi tính.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 13
 Sổ sách sử dụng: (hình thức kế toán Sổ nhật ký chung)
 Sổ nhật ký chung.
 Sổ cái tài khoản.
 Sổ nhật ký đặc biệt và các sổ kế toán chi tiết.
3.9. Hệ thống tài khoản sử dụng
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán DN ban hành theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
3.10. Một số chính sách kế toán
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiền Việt Nam (VNĐ).
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các loại tiền khác: theo tỷ giá hối
đoái bình quân Liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Phương pháp kê khai thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế.
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: thực tế.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: tài sản cố định hữu hình, tài
sản cố định vô hình ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố
định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn
lũy kế và giá trị còn lại.
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao

được ước tính như sau:
 Nhà cửa, vật kiến trúc: 5-20 năm
 Máy móc, thiết bị: 5-12 năm
 Phương tiện vận tải: 7-10 năm
 Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3-7 năm
 Phần mềm quản lý: 5 năm
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp hệ số.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 14
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
I- MỤC TIÊU THỰC TẬP
Mục tiêu 1: Tiếp cận với môi trường làm việc và tìm hiểu thêm về những
công việc thực tế tại công ty, xí nghiệp.
Mục tiêu 2: Áp dụng và kiểm tra những kiến thức đã học vào những công
việc thực tập và quan sát được trong quá trình thực tập.
Mục tiêu 3: Xây dựng nền tảng về nhận thức và những việc sẽ làm trong
tương lai.
II- CÔNG VIỆC THỰC TẬP
Trong thời gian 8 tuần thực tập tại Xí Nghiệp Nông Sản và Bao Bì, tôi được
thực tập tại phòng Nghiệp vụ của Xí Nghiệp. Cùng với sự chỉ dạy của các cô chú,
anh chị trong Xí Nghiệp, đặc biệt là cô Nguyễn Thi Yến, tôi đã thực hiện tốt
được một số công việc được giao. Đồng thời, qua việc quan sát cách thức làm
việc tại phòng Nghiệp vụ đã giúp bản thân hiểu rõ thêm về cách thức hoạt động
của Công ty, Xí Nghiệp. Sau đây là những công việc tôi đã thực hiện và quan sát
được trong quá trình thực tập.
1. Các công việc thực tập tại phòng Nghiệp vụ
1.1. Sắp xếp các chứng từ
 Báo cáo quỹ tiền mặt – Tài khoản 1111 – Tiền mặt VNĐ Công ty MCF:

dựa vào số của các chứng từ, sắp xếp của các phiếu thu và phiếu chi trong ngày
theo thứ tự từ nhỏ đến lớn (1 tháng đóng lại thành quyển đối với kế toán, còn thủ
quỹ có sổ quỹ nhập hằng ngày lập bằng tay).
 Sổ kế toán chi tiết 1111 – Tiền mặt VNĐ Công ty MCF: sắp xếp theo thứ
tự từ ngày 1 đến ngày cuối cùng trong tháng.
Trường Đại Học Hoa Sen KT101
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 15
 Sổ kế toán chi tiết tiền mặt thể hiện những chi phí phát sinh trong tài
khoản của xí nghiệp trong ngày. Do đó, sau mỗi ngày, kế toán sẽ in “Báo cáo quỹ
tiền mặt” và “Sổ chi tiết tài khoản 1111” cùng với các chứng từ thu chi hàng
ngày (thu ứng vốn công ty, thu tiền bán hàng, thu tạm ứng… Chi thanh toán: chi
phí văn phòng phẩm, chi phí điện nước,chi phí tiền lương,…), sau mỗi ngày kế
toán và thủ quỹ đối chiếu với nhau qua báo cáo quỹ tiền mặt và đóng lưu vào
thành quyển.
1.2. Lưu giữ phiếu thu và phiếu chi kèm theo các chứng từ lại với nhau
Trong khi bấm chứng từ lại với nhau cần xem số tài khoản trên chứng từ có
sắp xếp đúng hay không, kiểm tra xem đã đầy đủ các chứng từ liên quan đến giao
dịch phát sinh ghi trong sổ chi tiết chưa.
Kinh nghiệm: Công việc sắp xếp các chứng từ và bấm chứng từ lại với nhau
là công việc tôi thường làm vào cuối ngày tại Phòng Nghiệp vụ. Công việc đòi
hỏi bản thân phải thật tỷ mỷ, cẩn thận và quan trọng nhất là không được bấm
nhầm, thiếu chứng từ và sắp xếp chứng từ không chính xác.
1.3. Nhập dữ liệu vào máy tính
Với những kỹ năng đã được học trong môn Tin học Đại cương cùng với môn
Bảng tính, tôi có thể giúp các cô chú nhân viên đánh máy, nhập số liệu về lương
của nhân viên một cách nhanh chóng và chính xác.
Kinh nghiệm: Tôi rút ra kinh nghiệm là sau khi đánh văn bản, phải kiểm tra
lại toàn bộ xem có sai lỗi chính tả hay sai sót trong câu chữ, số liệu hay không để
kịp thời chỉnh sửa.
1.4. Lưu trữ chứng từ

 Mỗi tháng, kế toán sẽ in báo cáo quỹ tiền mặt cùng với sổ chi tiết tài
khoản hàng ngày, sau đó sắp xếp theo thứ tự và đóng thành tập. Thủ quỹ hàng
ngày nhập phiếu thu chi vào sổ quỹ rút số tồn quỹ hàng ngày (ghi bằng bút chì số
tiền tồn quỹ ở cột tồn và cuối tháng cộng dồn: tổng thu, tổng chi).
 Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Thu trong kỳ – Chi trong kỳ.
 Phiếu thu và phiếu chi được đánh riêng số thứ tự và lưu trữ theo tháng.
Phiếu thu đóng trước sau đó đến phiếu chi.

×