Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp Thương mại và Xây dựng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.67 KB, 12 trang )

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ
XÂY DỰNG HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp thương mại Hà
Nội
Xí nghiệp Thương mại và Xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà
nước trực thuộc công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ. Hiện nay,
Xí nghiệp có trụ sở tại số 93 Láng Hạ - Quận Đống Đa – Thành phố Hà
Nội.
Tiền thân của Xí nghiệp là chi nhánh công ty Cổ phần đầu tư thương
mại và dịch vụ - Đây là cơ sở giao dịch tại Hà Nội của công ty Cổ phần đầu
tư thương mại và dịch vụ. Ngày 01 – 7 – 2003, theo quyết định số
1006/QĐ-TCCB, Chi nhánh này được hợp nhất với trung tâm kinh doanh
vật tư thiết bị kim khí tổng hợp thành lập nên Xí nghiệp Thương mại và
Xây dựng Hà Nội, trực thuộc công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch
vụ. Xí nghiệp được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập số
3988/QĐ-UB ngày 9/7/2003.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Thương mại và Xây dựng Hà Nội
a. Chức năng, nhiệm vụ
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh thì ngành nghề kinh doanh của xí
nghiệp là:
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác các
loại thiết bị phụ tùng, sắt thép, xi măng, xăng dầu, nguyên liệu, phụ liệu,
máy móc, thiết bị phục vụ các ngành sản xuất than, hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh cơ sở hạ tầng và bất động sản.
- Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng.
- Khai thác, chế biến, tận thu và kinh doanh khoáng sản các loại.
1
- San lấp mặt bằng, bốc xúc và vận chuyển đất đá.
- Dịch vụ kho bãi.
Cho đến nay qua gần 5 năm hoạt động xí nghiệp đã từng bước lớn


mạnh và đóng góp vào sự trưởng thành của Công ty cổ phần đầu tư thương
mại và dịch vụ.
b. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Là một xí nghiệp còn hết sức non trẻ nhưng qua gần 5 năm hoạt động,
Xí nghiệp Thương mại và Xây dựng Hà Nội đã và đang từng bước khẳng
định được vị trí của mình trên thị trường.
Hiện nay lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp là kinh
doanh các mặt hàng tiêu dùng và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
Các khách hàng của xí nghiệp chủ yếu là các khách hàng trong nội bộ
ngành than. Chính vì vậy mà mặt hàng kinh doanh mũi nhọn của xí nghiệp
trong thời gian qua là các mặt hàng phục vụ cho ngành than như: dầu
diesel, máy khoan điện, mũi khoan bê tông, máy cào, đầu tầu điện, băng
tải, hệ thống cột chống thuỷ lực dùng cho hầm lò, các loại máy xúc, máy
ủi, san gạt dùng cho ngành than, hệ thống sàng tuyển than…
Với phương châm: không ngừng phấn đầu để luôn xứng đáng là một
trong những lá cờ đầu của phong trào thi đua “Doanh nghiệp nhà nước có
hiệu quả”, ban giám đốc xí nghiệp đã và đang từng bước chỉ đạo tìm kiếm
những khách hàng mới, mở rộng thị trường, từng bước nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của xí nghiệp.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ MẠNG LƯỚI KINH
DOANH
Với đặc điểm là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại có
quy mô nhỏ, bộ máy của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến -
2
chức năng. Đây là mô hình tổ chức có khá nhiều ưu điểm và đang được áp
dụng hiệu quả trong các doanh nghiệp hiện nay.
Sơ đồ bộ máy quản lý của xí nghiệp:
Trong đó:
- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động chính
của xí nghiệp, là người có thẩm quyền quyết định điều động, tuyển dụng,

sắp xếp, đề bạt, kỉ luật, khen thưởng và nâng bậc lương cho cán bộ công
nhân viên chức.
- Phó Giám đốc: Là người phụ giúp Giám đốc trong công tác điều
hành mọi công việc chính.
3
Giám đốc
Phó Giám đốc Kế toán trưởng
Phòng
Kế
hoạch
khai
thác
Phòng
Hành
chính
Phòng
Kế toán
Tài
chính
Phòng
Kinh
doanh
1
Phòng
Kinh
doanh
2
- Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo trực tiếp công việc tài chính của xí
nghiệp, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề tài chính của xí nghiệp.
+ Phòng Kế hoạch khai thác: Có chức năng tìm kiếm, khai thác các

đơn đặt hàng các sản phẩm, các thị trường mới cho xí nghiệp.
+ Phòng Hành chính: Chịu trách nhiệm sắp xếp tổ chức nhân sự, tuyển
dụng nguồn nhân lực, bồi dưỡng đào tạo nhân lực cũng như giải quyết các
chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên chức.
+ Phòng Kế toán tài chính: Có chức năng quản lý nguồn lực của xí
nghiệp, chịu trách nhiệm tổng hợp các Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng hợp,
tổng hợp các loại sổ sách, chứng từ theo quy định.
+ Phòng Kinh doanh: Có chức năng mua, bán các sản phẩm mà xí
nghiệp cung cấp cho thị trường.
3. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Toàn bộ tổ chức xí nghiệp có 95 người, trong đó có 2 phòng kinh
doanh với quy mô nhân lực của phòng kinh doanh I là 15 người chiếm
14,25% tổng số nhân sự của công ty và phòng kinh doanh II là 20 người,
chiếm 19% tổng số nhân sự của công ty.
Những yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyển dụng nhân sự trong
phòng kinh doanh là:
- Đã được đào tạo trong chuyên ngành Marketing, là các cử nhân kinh
tế, kĩ sư kinh tế.
- Có kinh nghiệm trong kinh doanh
- Có mối quan hệ rộng trong ngành than
Trong phòng kinh doanh thì tỉ lệ làm đúng ngành nghề là 67%, còn lại
là một số nhân viên làm văn phòng và một số nhân viên kỹ thuật (33%).
4
4. KHẢO SÁT ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.
Những yêu cầu, trình độ hiểu biết, kiến thức của xí nghiệp đều bắt đầu
tư bằng cử nhân tiếp đến mới là các kiến thức xã hội, môi trường; thế giới
quan, nhân sinh…
Đặc biệt trong hoạt động quản trị Marketing và kinh doanh cần đáp
ứng các yêu cầu sau:
- Kỹ năng thực hành: nhanh nhạy, thao tác chuyên nghiệp, thuần thục

trong công việc.
- Phương pháp công tác: Thường xuyên đi thực tế, khảo sát thị trường,
nắm bắt tốt các nhu cầu thị trường.
- Kinh nghiệm thực tiễn: có một số năm kinh nghiệm trong hoạt động
Marketing.
Tố chất cần thiết để thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với ngành
Marketing thương mại:
- Có kiến thức cơ bản về chuyên ngành Marketing.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Khả năng làm việc độc lập cũng như kết hợp nhóm cao.
- Có một số năm kinh nghiệm trong ngành Marketing.
Theo dữ liệu của phòng hành chính: tỷ lệ sinh viên làm đúng chuyên
ngành đào tạo, theo đúng bậc chức danh tại công ty là khá cao, đạt 76%,
đây là tỷ lệ tương đối cao. Sở dĩ tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề cao là
do chương trình đào tạo của nhà trường đã và đang ngày càng sát với thực
tế, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của xí nghiệp, bên cạnh đó là sự
năng động, chịu khó tiếp thu học hỏi kinh nghiệm và học hỏi rất nhanh của
sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bạn sinh viên
làm không đúng ngành nghề một phần là do nguyện vọng và khả năng
thích ứng cao với công việc trái với ngành đào tạo, một phần là do sự thiếu
5

×