Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự của dư hoa qua tiểu thuyết chuyện hứa tam quan bán máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
----------

DƯƠNG THỊ KHU

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA DƯ HOA QUA TIỂU THUYẾT
“CHUYỆN HỨA TAM QUAN BÁN MÁU”

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2009

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

DƯƠNG THỊ KHU

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA DƯ HOA QUA TIỂU THUYẾT
“CHUYỆN HỨA TAM QUAN BÁN MÁU”
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60.22.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ HUY TIÊU



HÀ NỘI – 2009

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 7
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
5. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 10
Chƣơng 1: NGƢỜI TỰ SỰ, ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ ................................... 11
1.1. Khái niệm nghệ thuật tự sự................................................................. 11
1.2. Ngƣời tự sự .......................................................................................... 12
1.2.1. Người tự sự và vai trò người tự sự ...................................................... 12
1.2.2. Người tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu. ......................... 14
1.2.2.1. Người tự sự ngôi thứ ba ................................................................... 14
1.2.2.2. Sự chuyển dịch ngôi kể .................................................................... 18
1.3. Điểm nhìn ............................................................................................. 20
1.3.1. Khái niệm điểm nhìn ........................................................................... 20
1.3.2. Điểm nhìn tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu. ................... 21
1.3.2.1. Điểm nhìn Zero. .............................................................................. 21
1.3.2.2. Điểm nhìn bên ngồi........................................................................ 24
1.3.2.3. Sự di động điểm nhìn ....................................................................... 27
Chƣơng 2: NHÂN VẬT NHƢ LÀ PHƢƠNG THỨC TỰ SỰ .................. 33
2.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................. 33
2.2. Các kiểu nhân vật trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu ............... 33
2.2.1. Người bán máu ................................................................................... 33

2.2.2. Người mua máu .................................................................................. 40
2.2.3. Một số nhân vật khác .......................................................................... 43
2.2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật. ............................................................ 46

1

TIEU LUAN MOI download :


Chƣơng 3: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TỰ SỰ .................................... 51
3.1. Không gian tự sự ................................................................................. 51
3.1.1. Khái niệm về không gian tự sự........................................................... 51
3.1.2. Không gian trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu ........................... 51
3.1.2.1. Không gian hiện thực....................................................................... 52
3.1.2.2. Không gian tâm tưởng ..................................................................... 59
3.1.2.3. Không gian huyền ảo ....................................................................... 61
3.2. Thời gian tự sự ..................................................................................... 63
3.2.1. Quan niệm về thời gian tự sự .............................................................. 63
3.2.2. Thời gian tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu ..................... 63
3.2.2.1. Thời gian cốt truyện......................................................................... 64
3.2.2.2. Thời gian kể chuyện ........................................................................ 67
3.2.2.3 "Độ lệch" của thời gian cốt truyện - thời gian kể chuyện .................. 70
KẾT LUẬN ................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 76

2

TIEU LUAN MOI download :



MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trung Quốc vốn là một nước có nền văn học, văn hố lâu đời. Với những
thành tựu rực rỡ, văn học Trung Quốc đã góp phần tạo nên dịng chảy chung của
văn học thế giới. Đến nay, người đọc không thể quên được những thiên tiểu thuyết
nổi tiếng thời Minh Thanh và những áng thơ Đường bất hủ làm say mê lòng người.
Những tác phẩm đó là nguồn đề tài lớn cho các nhà nghiên cứu, phê bình văn học
quan tâm khám phá.
Ngày nay, người dân Trung Quốc không chỉ tự hào về nền văn học cổ điển
của đất nước mình mà còn tự hào về văn học đương đại của họ. Đó là nền văn học
đã và đang thực sự phồn vinh và được thế giới quan tâm nghiên cứu. Văn học
Trung Quốc có một sức hút kỳ lạ đối với người đọc khơng chỉ bởi nội dung tư
tưởng mà cịn bởi văn phong mới lạ. Điều đó đã làm nên những tiếng nói độc đáo
trên văn đàn thế giới.
Ở Việt Nam, nhiều tiểu thuyết của Vương Mông, Mạc Ngôn, Phùng Ký Tài,
Giả Bình Ao....đã được dịch ra tiếng Việt và được bạn đọc Việt Nam đón nhận một
cách rất nồng nhiệt. Song sẽ là chưa đủ nếu như chúng ta không nhắc đến nhà văn
Dư Hoa – một nhà văn đầy cá tính và được xem là nhà văn tài hoa bậc nhất trên văn
đàn Trung Quốc đương đại. Cho nên nghiên cứu về nhà văn Dư Hoa cũng là để hiểu
một cách đầy đủ hơn về văn học Trung Quốc đương đại.
Dư Hoa là một trong những tác giả quan trọng của nền văn học đương đại
Trung Quốc. Ông khơng chỉ nổi tiếng trong nước mà cịn được độc giả thế giới rất
yêu thích. Dư Hoa sinh ngày mùng 3 tháng 4 năm 1960, tại thành phố Hàng Châu,
tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc. Dư Hoa rất yêu thích các tác phẩm của Kafka,
Gabriel Garia Marquer, Jorge Luis Borges... chính vì vậy các tác phẩm của ơng sau
này cũng ảnh hưởng phong cách viết của họ.
Dư Hoa bắt đầu sáng tác từ năm 1983, đến nay ông đã xuất bản 4 truyện dài, 6
tập truyện vừa và ngắn, 3 tập tuỳ bút. Tác phẩm chính có: Hị hét trong mưa; Tình
u cổ điển; Tơi khơng có tên, Sống, Huynh đệ... đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như:
Anh, Pháp, Đức, ý, Hà Lan, Việt Nam... Đặc biệt là Chuyện Hứa Tam Quan bán máu

đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

3

TIEU LUAN MOI download :


Trong cuộc đời sáng tác của mình, Dư Hoa ln quan niệm “Tơi viết để gần
hơn với những gì là thật, ý tôi là hiện tại chân thật chứ không phải hiện thực cuộc
sống. Thực ra tôi cho rằng cuộc sống là khơng thật, nó lẫn lộn cả những điều khơng
thật và những điều giả dối ”( 20. trang bìa ). Những tác phẩm của Dư Hoa đều được
khơi nguồn từ mảnh đất nơi ông được sinh ra và lớn lên. Mảng đề tài Dư Hoa
thường đề cập tới trong sáng tác của mình là cuộc đấu tranh sinh tồn của con người
trong cuộc Cách mạng văn hóa.
Nếu như những năm 80 của thế kỷ XX, Dư Hoa được coi là một trong số các
nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học Tiên phong với những tác phẩm đi vào miêu
tả sự đau khổ và cái chết, đồng thời vạch trần bạo lực tội ác thì những năm 90 của
thế kỷ XX, Dư Hoa đã có những thay đổi đáng kể cả về tư tưởng và nghệ thuật. Ông
đã có sự suy nghĩ lại một cách tỉnh táo, tín hiệu đầu tiên của sự suy nghĩ là Hò hét
trong mưa đem lại sự ấm áp của nhân tình và đến Chuyện Hứa Tam Quan bán máu
Dư Hoa đã hoàn thành q trình phủ định mang tính cách mạng. Đó là q trình phủ
định của phủ định, khơng phải là sự phủ định một cách cực đoan mà ra sức xây
dựng nghệ thuật “Nếu như nói cách mạng trong những năm 80 của thế kỷ XX là q
trình bài xích, bài trừ thì sự phủ định của những năm 90 của thế kỷ XX là một quá
trình tăng trưởng phong phú về mặt nghệ thuật”(5). Chuyện Hứa Tam Quan bán
máu là một minh chứng, nó thể hiện khá rõ nghệ thuật tự sự độc đáo của Dư Hoa.
Dư Hoa đã được giới phê bình văn học Trung Quốc đánh giá rất cao “Trong
sáng tác tiểu thuyết thuộc trào lưu mới, thậm chí trong tồn bộ nền văn học Trung
Quốc thì Dư Hoa là người kế thừa và phát huy tinh thần Lỗ Tấn tiêu biểu nhất”
(41). Dư Hoa cũng đã từng được nhận nhiều giải thưởng văn học cao quý như: Giải

thưởng văn học Grin Zane Cavour của Italia (năm 1998) giải The Barnes and Noble
Review from Discover New writess của Mỹ (năm 2004), huân chương kỵ sĩ văn học
và nghệ thuật Chevalirdel ordredes artset desfettes của pháp (năm 2004) và Giải
cống hiến sách đặc biệt Trung Hoa lần thứ nhất (2005).
Tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam quan bán máu được nhà văn Dư Hoa viết năm
1995, khi ông 35 tuổi. Theo dịch giả Vũ Công Hoan cho biết: Tác phẩm này, Dư
Hoa viết trong 9 tháng, hoàn thành vào ngày 29-8-1995. Sách dày 259 trang nguyên
bản, gồm 160.000 chữ. Bản mới nhất do nhà xuất bản văn nghệ Thượng Hải xuất
bản tháng 5- 2005 với số lượng 40.400 cuốn trong “series tác phẩm Dư Hoa”. Tác

4

TIEU LUAN MOI download :


phẩm đã được dịch sang tiếng Anh, Đức, Italia, Hàn Quốc... và được nhiều giải
thưởng trong và ngoài nước.
Tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam quan bán máu được khơi nguồn từ hiện thực của
đất nước Trung Quốc. Đó là hiện thực diễn ra cảnh bán máu ở nhiều nơi, bán máu đã
trở thành phương thức sinh tồn của người nghèo khổ. Cuốn sách đã thể hiện niềm say
mê của tác giả đối với một hồi ức dài dằng dặc, một bài dân ca có đầu khơng có cuối,
một đời người. Trong lời nói đầu bản tiếng Trung, Dư Hoa viết : “Sáng tác và đọc sách
thực ra đều là gõ cửa hồi ức hay nói một cách khác đều là để sống lại một lần nữa”(
20. 6). Quả vậy, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu thể hiện tiếp niềm say mê của tác giả
Dư Hoa với mảng hiện thực của đất nước Trung Quốc - nơi ông đã đi qua, đã trải
nghiệm và từng chứng kiến những mảnh đời ở bên cạnh mình.
Chuyện Hứa Tam Quan bán máu của Dư Hoa kể về nhân vật Hứa Tam Quan
–một công nhân vận chuyển kén tằm cho nhà máy tơ trong thành phố. Trên đường
đi, Hứa Tam Quan gặp Căn Long và A Phương đi bán máu, anh được hai người bạn
này nói về chuyện bán máu, anh liền mượn bát múc nước sông uống rồi đi bán máu

cùng họ. Sau khi bán máu, Hứa Tam Quan nghĩ: Tiền xương máu này mình khơng
thể tiêu tuỳ tiện, mình phải dùng vào việc lớn, nhờ có tiền bán máu, anh đã cưa đổ
và lấy Hứa Ngọc Lan.
Cái lần tình cờ bán máu ấy cho anh một gia đình, nhưng cuối cùng chính gia
đình ấy khiến cuộc đời anh thành chuỗi dài của những lần bán máu chuyên nghiệp
để trả nợ, để mưu sinh. Đó là lần Hứa Tam Quan bán máu để lấy tiền đền cho con
hàng xóm bị cậu con cả anh đập vỡ đầu, lần lo cuộc sống gia đình trong cơn đói
cùng quẫn, lần lo cho các con xuống nơng thơn theo lệnh của Mao Chủ Tịch, lần đãi
ông đội trưởng của cậu con thứ bữa cơm tươm tất mong ông giúp đỡ để con chóng
được điều về thành phố. Lần nữa... và nhiều lần nữa, những lần bán máu cứ dài ra.
Sau mỗi lần bán máu, người bán máu phải có ba tháng cần thiết cho cơ thể
phục hồi. Nhưng vì hồn cảnh gia đình q quẫn bách, Hứa Tam Quan gần như đã
phải bán máu mỗi tháng một lần. Đến khi cậu con cả bị bệnh gan ở nông thôn, Hứa
Tam Quan lại đi bán máu. Người mua máu ở bệnh viện đã không dám lấy máu của
anh nữa và cuối cùng bày cho anh cách để đến những bệnh viện xa bán máu. Anh đi
bán máu liên tục để mong có tiền chữa bệnh cho con. Nhưng anh đã gục ngã sau ba
lần bán máu liên tiếp.

5

TIEU LUAN MOI download :


Cho đến khi về già, Hứa Tam Quan răng rụng bảy chiếc, đầu tóc bạc phơ, đi
qua khách sạn Thắng Lợi thấy thèm mùi gan lợn xào và rượu nếp hâm nóng gắn với
cả đời đi bán máu. Lần đầu tiên Hứa Tam Quan có ý định bán máu cho mình. Nhưng
trớ trêu thay, khi ơng đến bệnh viện bán máu, người mua máu trong bệnh viện đã
đuổi ông về vì ơng đã già, máu chết nhiều hơn máu sống, máu của ông chỉ bán được
cho thợ sơn mà thôi...thế là Hứa Tam Quan hu hu khóc vì sợ mình đã q già, máu
khơng cịn bán được, lỡ gia đình có tai hoạ thì ai sẽ lo, biết trơng cậy vào đâu.

Chuyện Hứa Tam Quan bán máu khép lại nhưng đã in đậm trong lòng
người đọc một hiện thực đau buốt, một niềm thương cảm khôn nguôi và một
niềm cảm phục trước tấm lòng nhân ái, bao dung, hy sinh quên cả thân mình
trong một hiện thực cuộc sống khắc nghiệt của Hứa Tam Quan. Tác phẩm chứa
đựng một giá trị nhân văn sâu sắc: đề cập đến nhân tính con người bị thử thách
đến tận cùng trong Cách mạng văn hoá, nhưng Dư Hoa vẫn dứt khoát bảo vệ
nhân tính của con người. Điều này thể hiện tấm lịng nhân đạo sâu sắc của Dư
Hoa. Bên cạnh đó, tác phẩm còn để lại cho người đọc một ấn tượng khó quên về
nghệ thuật tự sự của nhà văn Dư Hoa.
Với lòng say mê nghiên cứu khoa học và lòng ngưỡng mộ các tác phẩm
của nhà văn Dư Hoa, chúng tôi đã chọn tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán
máu làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình. Với đề tài: Nghệ thuật tự
sự của Dư Hoa qua “Chuyện Hứa Tam Quan bán máu”, chúng tơi muốn nhìn
nhận tiểu thuyết này dưới góc nhìn của tự sự học để có thể khám phá được
những đặc sắc nghệ thuật tự sự của Dư Hoa. Qua đó thấy được giá trị nội dung tư
tưởng nhà văn gửi gắm.
Nghiên cứu thành công đề tài này, chúng tôi muốn củng cố thêm về kiến
thức lý luận và nâng cao chất lượng giảng dạy văn học Trung Quốc trong nhà
trường phổ thông của bản thân. Như vậy nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Dư Hoa
qua Chuyện Hứa Tam Quan bán máu bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức
còn đem lại ý nghĩa thực tiễn cho chúng ta. Bởi trong tình hình nghiên cứu Dư Hoa
ở Việt Nam hiện nay chưa nhiều, chúng tôi hi vọng giải quyết thành công đề tài này
sẽ tạo tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu tác phẩm của Dư Hoa nói chung
và nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua một số tác phẩm cụ thể nói riêng để cùng nhau

6

TIEU LUAN MOI download :



khám phá ra vẻ đẹp độc đáo của một cây bút tự sự đầy tài năng. Đó chính là những
lý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu ở Trung Quốc
Năm 1995, hai cuốn tiểu thuyết Sống và Chuyện Hứa Tam Quan bán máu
của Dư Hoa ra đời đã làm vang dội văn đàn. Có người cho rằng Chuyện Hứa Tam
Quan bán máu là tác phẩm đỉnh cao đã được Dư Hoa dồn tất cả tài năng của mình
vào đó. Năm 2000, cuốn sách đã được “Nhật báo trung ương” của Hàn Quốc chọn
là một trong 100 cuốn sách cần đọc. Năm 2004, sách đã được nhận giải “The
Rarmer” một giải “Nobel Mỹ”. Tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu được
một trăm nhà phê bình và biên tập viên văn học Trung Quốc bình chọn vào diện 10
tác phẩm có ảnh hưởng nhất những năm 90 của thế kỷ XX.
Trong cuốn Trung Quốc đương đại văn học sử của Vương Khánh Sinh (chủ
biên) Nxb Hoa Trung, 2000, đã đề cập đến Dư Hoa và sự chuyển hướng nghệ thuật
của nhà văn từ phái Tiên phong chủ nghĩa (viết khó hiểu, mang tính tượng trưng,
biến ảo) sang trưịng phái Tân tả thực. Sự chuyển biến đó thể hiện rõ nét trong tiểu
thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu. Bài viết của Vương Khánh Sinh đã có
những đánh giá sơ bộ về cách xây dựng nhân vật của Dư Hoa trong tác phẩm. Song
bài viết này, Vương Khánh Sinh mới chỉ đi vào nhận xét một cách chung chung về
sự chuyển hướng nghệ thuật của Dư Hoa chứ chưa đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự
của Dư Hoa qua Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.
Hồng Trị Cương trong bài tựa cuốn Từ Hoa tinh tuyển tập, Nxb Yến Sơn,
2006. Ngoài việc đề cập đến “sự cứu dỗi khổ đau” trong tiểu thuyết Chuyện Hứa
Tam Quan bán máu, ơng đã có những nhận xét về nhân vật Hứa Tam Quan và sự
chuyển biến nghệ thuật quan trọng của Dư Hoa trong giai đoạn sáng tác thuần thục.
Bên cạnh đó, bài viết cịn trích dẫn những lời tâm sự của Dư Hoa về sự chuyển biến
tư tưởng của mình trong tác phẩm. Những ý kiến trên của bài viết rất đáng ghi nhận,
song mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát về sự chuyển hướng nghệ thuật tự
sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu của Dư Hoa.
Có đóng góp nổi bật trong việc nghiên cứu sự chuyển hướng nghệ thuật của

Dư Hoa trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu phải kể đến Ngơ Nghĩa Cần với bài
viết Cáo biệt hình thức hư nguỵ của Dư Hoa đăng trên tạp chí Văn nghệ Tranh

7

TIEU LUAN MOI download :


Minh 1/2000. Trong bài viết, Ngô Nghĩa Cần đã chỉ ra tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam
Quan bán máu của Dư Hoa đã có sự thay đổi về chủ đề: Tác phẩm đã thể hiện sự
phục sinh của con người và sự phát hiện nhân gian. Bài viết này, còn đề cập đến sự
sáng tạo thành công nhân vật Hứa Tam Quan của Dư Hoa và ít nhiều cũng nói đến
nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu. Ông viết: “Tác
giả đã từ bỏ cái tự sự quý tộc để trở về với tự sự dân gian”(5). Đây là những gợi ý
quan trọng để chúng tôi đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua tiểu
thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.
Những công trình nghiên cứu trên dù đã đề cập tới một số khía cạnh nội
dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu của Dư Hoa
nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Dư Hoa trong
tác phẩm mà chúng tôi hướng tới.
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trên báo, tạp chí và internet, ít nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập
đến nhà văn Dư Hoa và tác phẩm của ông. Dư Hoa xuất hiện ở Việt Nam, mặc dù
khơng gây xơn xao mạnh mẽ trong giới báo chí như Mạc Ngơn nhưng đã được độc
giả Việt Nam đón nhận một cách nồng nhiệt, bởi ông là tác giả của Sống cuốn tiểu
thuyết được Trương Nghệ Mưu dựng thành phim gây tiếng vang khắp thế giới.
Vấn đề dịch các tác phẩm của Dư Hoa ở Việt Nam: Hiện nay có Nguyễn
Cơng Hoan, Lê Huy Tiêu, Phạm Tú Châu dịch. Đến nay, các dịch giả đã dịch thành
công những tác phẩm nổi tiếng của Dư Hoa như: Sống, Huynh đệ, Chuyện Hứa Tam
Quan bán máu... Song những cơng trình nghiên cứu tác phẩm của Dư Hoa nói

chung, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu nói riêng được dịch ở Việt Nam cịn ít,
chúng tơi mới chỉ tiếp cận được bài Huynh Đệ tác phẩm lớn hay là thứ rác rưởi của
David Barboza do Hà Linh dịch (theo nguồn IHT). Bài viết của David Barboza đã
đề cập ít nhiều đến nhà văn Dư Hoa đồng thời cũng đưa ra nhận định về tác phẩm
Sống và Chuyện Hứa Tam Quan bán máu: Năm 1996, tiếp theo Phải Sống là
Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, hai tiểu thuyết ấn tượng đã quyết định vị trí chiếu
trên của Dư Hoa trong lịng văn học Trung Quốc ngồi chung với Mạc Ngôn và
Vương An ức. Nhưng bài viết chủ yếu bàn đến tác phẩm Huynh đệ chứ chưa đi sâu
tìm hiểu tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.

8

TIEU LUAN MOI download :


Hiện nay, trên báo, tạp chí và internet có Phạm Tú Châu, Hải Yên, Thu
Thuỷ, Thanh Huyền, Cát Yên, Vũ Công Hoan… viết về Dư Hoa và tác phẩm của
ông, nhưng những bài viết đó chỉ mang tính chất sơ bộ về Dư Hoa và tác phẩm.
Bài viết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, chuyện người bán tổ tơng của
Tồn Nguyễn trên internet đã có những cảm nhận sâu sắc về những trang sách của
Dư Hoa “Đọc những trang sách của Dư Hoa, có sự thống nhất chung trong phong
cách, giọng điệu và nhân tính con người bị thử thách đến tận cùng trong Cách
mạng văn hố. Đó là điểm nhấn làm nên cái tên Dư Hoa với bạn đọc không chỉ tại
Trung Hoa với series tác phẩm Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Huynh
đệ”(29). Trong bài viết, Toàn Nguyễn đã đi vào tóm tắt tác phẩm Chuyện Hứa Tam
Quan bán máu và cũng đưa ra nhận xét khái quát về tác phẩm nhưng do khuôn khổ
của một bài giới thiệu ngắn gọn nên nghệ thuật tự sự trong tác phẩm này mới chỉ
được điểm qua về nghệ thuật của tác phẩm song cũng là những gợi ý quan trọng để
chúng tơi nghiên cứu đề tài này.
Gần đây có Nguyễn Thị Hưởng trường đại học Sư Phạm Hà Nội làm luận

văn về Nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua tiểu thuyết “Huynh đệ”. Trong luận
văn, người viết đi vào khám phá nghệ thuật tự sự của tác phẩm Huynh đệ và đã đưa
ra được những nhận xét về nghệ thuật tự sự của Dư Hoa. Đây là những gợi mở quan
trọng để chúng tơi đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự của Dư Hoa trong tiểu thuyết
Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.
Nhìn chung những bài viết về Dư Hoa và tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan
bán máu ở Việt Nam cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có tài liệu nào trực tiếp
nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của Dư Hoa trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam
Quan bán máu. Do vậy tiểu thuyết của Dư Hoa nói chung, Chuyện Hứa Tam Quan
bán máu nói riêng là một nguồn đề tài mới đang cần được quan tâm nghiên cứu.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát chính của chúng tơi trong luận văn là nghệ thuật tự sự của Dư
Hoa qua tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu do Vũ Công Hoan dịch - Nxb
Công an Nhân dân, 2006. Cụ thể hơn chúng tôi đi vào nghiên cứu: Người tự sự, điểm
nhìn; nhân vật như là phương thức tự sự; không gian, thời gian tự sự trong Chuyện Hứa
Tam Quan bán máu. Ba yếu tố đó chính là những phương diện quan trọng góp phần
làm nổi bật phong cách kể chuyện độc đáo, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.

9

TIEU LUAN MOI download :


Trong q trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tơi liên hệ với một số tác
phẩm khác của Dư Hoa và của nhà văn khác để đối sánh làm nổi bật sự độc đáo về
nghệ thuật tự sự của Dư Hoa trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi kết hợp sử dụng nhiều phương pháp
và thao tác tiếp cận văn bản sau: Thi pháp học, phân tích và tổng hợp, so sánh, diễn
dịch, quy nạp, xã hội học…

5.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung luận văn của chúng tơi gồm có ba
chương :
Chương 1: Người tự sự, điểm nhìn tự sự.
Chương 2: Nhân vật như là phương thức tự sự.
Chương 3: Không gian, thời gian tự sự .

10

TIEU LUAN MOI download :


Chƣơng 1: NGƢỜI TỰ SỰ, ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ
1.1. Khái niệm nghệ thuật tự sự
Ngày nay, khái niệm nghệ thuật tự sự đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Khi bàn đến “Các phương tiện cơ bản
của miêu tả tự sự” G. N. Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học xác
định: “Đóng vai trị quyết định trong loại văn học tự sự (...) là sự trần thuật, tức là
một câu chuyện về các sự kiện xẩy ra được kể từ phía người khác”(33. 66). Bên
cạnh đó ơng cịn chỉ ra các thành phần cơ bản của nghệ thuật kể chuyện: “ Với sự
trợ giúp của trần thuật, miêu tả, bình luận, lời nói nhân vật trong các tác phẩm tự
sự, cuộc sống được nắm bắt một cách tự do và sâu rộng”(33. 68).
Đến nay, ở Việt Nam cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những cách
hiểu khác nhau về nghệ thuật tự sự: có ý kiến đồng nhất tự sự với trần thuật, nhưng
có ý kiến phân giới giữa hai thuật ngữ tự sự và trần thuật. Trần Đình Sử cho rằng:
“Ngày nay tự sự học khơng cịn giản đơn là việc kể chuyện mà là một phương pháp
khơng thể thiếu để giải thích, lý giải q khứ có ngun lý riêng”(36. 12).
Cịn Đặng Anh Đào lại nói “Tự sự là một khái niệm rất rộng và có thể xét ở
hai bình diện. Bình diện thứ nhất: Tự sự như sự đồng nghĩa với “câu chuyện kể”
đối lập với miêu tả. Bình diện thứ hai: Tự sự được xem xét theo hành động kể

chuyện” (36. 170).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là một phương thức tái hiện đời
sống trong tồn bộ tính khách quan của nó…tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt
truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ, nhiều
mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình, kịch”(12. 385).
Điểm qua một số ý kiến về nghệ thuật tự sự chúng tôi nhận thấy: thuật ngữ
Narratology là tự sự học hay trần thuật học, kể chuyện thì cũng là phương thức tái
hiện đời sống. Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu
cũng là để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một số phương thức tái hiện đời sống hiện
thực trong tác phẩm, đồng thời qua đó thấy được nội dung tư tưởng tác phẩm được
mã hố trong đó.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Nghệ thuật tự sự không
phân biệt với nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật. Bởi chúng đều là cách

11

TIEU LUAN MOI download :


dịch khác nhau của Narratology (tiếng Anh) Narratologie(tiếng Pháp)- tức là lý
thuyết kể chuyện. Nghệ thuật tự sự được dùng như một thuật ngữ tương đương
nghĩa với nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật chứ không giống như quan
niệm xem tự sự là một thể loại văn học.
Qua đây, chúng ta có thể thấy nghệ thuật tự sự là những thủ pháp, phương
thức mà nhà văn sử dụng để kể chuyện. Nó góp phần rất lớn trong việc xem xét
đánh giá nhân vật, sự kiện, cũng như tái tạo câu chuyện góp phần tạo nên tác phẩm.
Nghệ thuật tự sự bao hàm các yếu tố: Người tự sự, điểm nhìn, giọng điệu tự
sự; phương thức tự sự; thời gian, không gian tự sự… mỗi yếu tố của nghệ thuật tự
sự đều có vai trị, ý nghĩa làm nên sức hấp dẫn khác nhau trong nghệ thuật tự sự.
Trong thể loại tự sự ngồi những yếu tố chung khơng thể thiếu thì mỗi loại hình tự

sự khác nhau, những yếu tố ấy lại có các đặc điểm riêng biêt. Trong sáng tác văn
học, nhờ sự sáng tạo nghệ thuật tự sự, tác phẩm đã có sức lơi cuốn mạnh mẽ đối với
người đọc và tạo nên phong cách sáng tác độc đáo của nhà văn. Tiểu thuyết Chuyện
Hứa Tam Quan bán máu để lại nhiều “dư vị dư vang” trong lịng người đọc bởi
chính nghệ thuật tự sự tài hoa của Dư Hoa.
Với luận văn này, chúng tơi khơng có tham vọng đi vào nghiên cứu đầy đủ
các yếu tố của nghệ thuật tự sự mà chúng tôi chỉ xin đi sâu vào một vài yếu tố cơ
bản. Trên cơ sở đó, chúng tơi tìm hiểu nghệ thuật tự sự của Dư Hoa qua Chuyện
Hứa Tam Quan bán máu - tác phẩm đã và đang được giới nghiên cứu phê bình đánh
giá rất cao.
1.2. Ngƣời tự sự
1.2.1. Người tự sự và vai trò người tự sự
Theo tiếng Anh, người tự sự được định danh là Narrator, tiếng Pháp là
Narrateur. Trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm người tự sự tương đương
nghĩa với người kể chuyện và người trần thuật. Vì các khái niệm này tuy có những
nét riêng biệt nhưng vẫn có điểm chung, cũng thường được dùng như là đồng nghĩa,
do sự phân biệt chưa được rạch ròi và được chấp nhân phổ biến.
Đến nay, các khái niệm người tự sự hay người kể chuyện đã có khá nhiều
nhà nghiên cứu đưa ra:Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học của Pospelov viết:
“Hình thức phổ biến nhất miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba khơng nhân vật
hố, mà đằng sau là tác giả. Những người trần thuật cũng hoàn toàn là tác giả,

12

TIEU LUAN MOI download :


cũng hồn tồn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái “Tơi” nào
đó. Những người trần thuật được nhân vật hoá như vậy kể câu chuyện từ ngơi một
của chính mình có thể gọi một cách tự nhiên là người kể chuyện”(33.92,93).

G.Genette-nhà nghiên cứu Pháp thì hiểu người trần thuật có chức năng của
tác giả, vừa kể chuyện, vừa chỉ huy cách kể, vừa truyền đạt thông tin vừa thuyết
phục người đọc.
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đưa ra quan niệm về người tự sự.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả cho rằng “Người trần thuật là một
nhân vật hư cấu hoặc có thật, có thể là hình tượng của tác giả, dĩ nhiên khơng nên
đồng nhất hồn tồn với tác giả ngồi đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác
giả sáng tạo ra, có thể là một người biết một câu chuyện nào đó” (12. 221)..
Trong tiểu thuyết Trung Quốc cổ đại, người tự sự xuất hiện với tư cách
người dẫn chuyện (thuyết thư), đây là hình thức người đứng ngoài kể chuyện, khiến
cho độc giả như đang đi đến sân nghe kể chuyện để người ta kể lại câu chuyện. Như
thế, người đọc rất dễ dàng bị lơi cuốn nhưng khó mà có thể hồ vào trong đó. Ngày
nay “Trên các trang sách khơng cịn lồ lộ bóng hình người đứng ra kể chuyện như
xưa mà lúc này vai trò của tác giả là dựng lên khung cảnh để người đọc như nhập
ngay vào khơng khí trong truyện”(36.163).
Trong tiểu thuyết hiện đại, người kể chuyện giữ một vị trí hết sức quan trọng
trong việc kiến tạo nên tác phẩm. Bởi nếu như khơng có người kể chuyện thì những
“cái được kể” sẽ khơng thể thành chuyện được. Người kể chuyện đóng vai trị trung
gian giữa chủ thể sáng tạo và tác phẩm, đồng thời vừa là đại diện của tác giả hay nói
khác đi người kể chuyện là cầu nối để tạo nên mối quan hệ khăng khít: Nhân vậtngười kể chuyện- độc giả.
Người trần thuật tuy khơng được tự do, nhưng vẫn có thể can thiệp vào việc
kể chuyện, kể nhanh, chậm, phát biểu, nghị luận, phân tích, miêu tả, mách bảo, chỉ
điểm cho người đọc hoặc biểu hiện cảm thán, cảm xúc.
Thông qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi tạm thời đưa ra một cách
hiểu về người tự sự như sau: Người tự sự là người dẫn dắt câu chuyện của tác phẩm.
Có thể là tác giả hoặc có thể là một nhân vật do nhà văn sáng tạo ra, có thể là người
biết một câu chuyện nào đó. Người tự sự có thể kể chuyện theo ngơi thứ nhất, hoặc
ngơi thứ hai hoặc ngơi thứ ba. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể

13


TIEU LUAN MOI download :


chuyện. Người tự sự có chức năng kể chuyện, trần thuật, truyền đạt, đóng vai trị tổ
chức tự sự, chỉ dẫn trần thuật và bình luận, đồng thời thể hiện chức năng nhân vật
hoá. Người tự sự đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về
mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình
bày, tái tạo con người qua đời sống trong tác phẩm thêm phong phú nhiều phối cảnh.
Trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Dư Hoa cũng đã tìm cho
mình một phong cách tự sự riêng có sức lơi cuốn mạnh mẽ đối với người đọc.
1.2.2. Người tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.
1.2.2.1. Người tự sự ngôi thứ ba
 Người kể chuyện ngôi thứ ba là người không và chưa từng là một nhân vật
trong câu chuyện mà là người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện, một người có kiến
thức và quyền lực vơ hạn… Người kể chuyện ngôi thứ ba đặc biệt mang quyền lực
“biết tuốt”của chúa, có xu hướng nói trực tiếp với người đọc và họ có thể tự do bình
luận về bản thân hành động của nhân vật và truyện kể.
Trong văn học Trung Quốc đương đại, chúng ta từng bắt gặp Giả Bình Ao,
Mạc Ngơn… những nhà văn nổi tiếng, giàu tài năng hay lựa chọn nhân vật “tôi” để
kể chuyện. Còn Dư Hoa trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu ông lại lựa chọn
người kể chuyện giống như tiểu thuyết truyền thống - dùng ngôi thứ ba để kể. Tuy
vậy trong tiểu thuyết này, Dư Hoa đã tìm được cho mình một cách thuật chuyện
riêng đầy sáng tạo.
Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, toàn bộ câu chuyện về các nhân vật
đều do một người khác quan sát, chứng kiến kể lại nên nhân vật hiện lên qua cái nhìn
của người bên ngoài. Cũng giống như tác phẩm Huynh đệ, người kể chuyện trong tiểu
thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu đã chứng kiến hai thời đại của xã hội Trung
Quốc. Chính vì vậy người kể chuyện kể rất chân thực về cuộc sống, tính cách, số phận
của con người trong hai thời đại mình từng bắt gặp. Song trong tác phẩm Chuyện Hứa

Tam Quan bán máu có điểm khác với Huynh Đệ ở chỗ lịch sử chỉ là điểm xuyết không
phải là điểm nhấn mà qua cuộc sống của các nhân vật người đọc hiểu được thời đại.
Toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện ngôi thứ ba kể về cuộc đời của Hứa Tam Quan
- một người trụ cột của gia đình. Vì cuộc sống gia đình vì tương lai của các con…anh
đã phải bán máu tới 12 lần. Có lúc vì bán máu nhiều lần cơ thể anh đã bị suy sụp song
anh vẫn quyết hy sinh bản thân mình để lo cho gia đình.

14

TIEU LUAN MOI download :


Mở đầu chương một, người tự sự giới thiệu về Hứa Tam Quan và chuyến về
thăm quê của anh bằng cách kể hết sức khách quan “Hứa Tam Quan là công nhân
vận chuyển kén tằm của nhà máy tơ thành phố, hôm nay ông về quê thăm ông nội
…Hứa Tam Quan cầm tay ơng chạm vào mặt mình,”(20. 25). Cách kể chuyện này
khiến cho câu chuyện trở nên cụ thể, chân thật. Những chuyện người kể chuyện kể
ra là những gì anh ta tận mắt nhìn thấy, nghe thấy. Chính vì vậy nhiều chỗ trong
tiểu thuyết người tự sự vừa quan sát vừa kể như một người dẫn chuyện hết sức tài
ba có sức lơi cuốn kỳ lạ đối với người đọc. Lời dẫn chuyện của người kể chuyện hết
sức tự nhiên. Anh ta đóng vai trị là một người kể chuyện “biết tuốt”. Nên những sự
việc, nhân vật được kể ra rất chi tiết và đầy đủ. Chúng ta hãy lắng nghe đoạn văn
người kể chuyện kể về Hứa Ngọc Lan và Hà Tiểu Dũng: “Trong trái tim Hứa Ngọc
Lan khơng thể bỏ người đàn ơng có tên Hà Tiểu Dũng. Người đàn ơng ấy khi nói
chuyện hai tay thích cầm cổ tay mình, gần như ngày nào anh cũng mỉm cười đến
nhà cô. Cách vài hôm lại xách đến một chai rượu nếp cái. Ngồi với bố cô, vừa uống
rượu vừa nói chuyện, thỉnh thoảng cười hì hì…” (20.60). Ở đây, người kể chuyện
không xuất hiện trực tiếp mà anh ta có vị trí quan sát ở bên ngồi thế giới nhân vật.
Người đọc khơng thể biết người kể ấy là ai, có mối quan hệ như thế nào với các
nhân vật trong truyện khiến cho chuyện kể được khách quan, thu hút sự chú ý đối

với người đọc. Vì thế lời kể mang giọng khách quan của một người đứng bên ngồi
câu chuyện chứ khơng mang giọng chủ quan của nhân vật.
Như chúng ta đã biết, truyền thống tự sự tiêu biểu của Trung Quốc là biện
pháp “bạch miêu”. Tức kể mộc không tô vẽ. Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán
máu, Dư Hoa cũng đã sử dụng bút pháp tự sự bạch miêu: “Hứa Tam Quan đã bán
máu ở bệnh viện Lâm Phố, lại ăn một đĩa gan lợn xào và uống hai lạng rượu nếp
cái ở khách sạn Lâm Phố, rồi anh đi trên đường Lâm Phố, gió lạnh mùa đơng phả
vào mặt anh, rót cả vào cổ anh. Anh bắt đầu thấy giá lạnh....”(20.349). Cách kể này
tạo nên sự khách quan cụ thể, chi tiết, chính xác, truyền thần làm cho người đọc biết
được sự việc xẩy ra ra sao, nhân vật nghĩ gì, nói gì, làm gì. Có thể thấy người kể ở
đây là người “biết tuốt”, kể mọi sự theo cái biết của mình, của người ngồi cuộc,
khiến cho người đọc hình dung được một tình cảnh đầy bi đát của Hứa Tam Quan.
Anh biết rằng mình đang bán dần hết khí nóng ở trong người, sức lực của mình
đang bị sút dần nhưng khơng cịn có cách nào khác bởi mạng sống của con anh

15

TIEU LUAN MOI download :


đang trơng chờ vào anh. Như vậy chính cách kể mộc này đã khiến cho người đọc
“Cảm thấy mọi thứ son phấn được bỏ ngồi những trang viết, chỉ cịn lại một hiện
thực đau buốt”(30). Cũng như tiểu thuyết truyền thống, người kể chuyện trong
Chuyện Hứa Tam Quan bán máu của Dư Hoa đã dùng cụm từ chất vấn để dẫn dắt
câu chuyện: “Cịn lần thứ ba thì sao?...(30.60), khiến cho chí tị mị của người đọc
được khêu gợi đưa người đọc tham gia vào q trình đồng sáng tạo.
Ngồi việc kế thừa truyền thống tự sự của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc,
người kể chuyện ngôi thứ ba của Dư Hoa trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu
cịn có sự tìm tịi đổi mới, sáng tạo riêng.
Như chúng ta đã biết, những năm 80 của thế kỷ XX, Dư Hoa là một trong

những nhà văn chủ yếu của phái Tiên phong ln có ý thức sáng tạo cái mới rõ rệt và
bước đầu đã hình thành phong cách tự sự riêng của mình. Nhưng đến năm 1995, từ tác
phẩm Chuyện Hứa Tam Quan bán máu “lý tưởng thẩm mỹ và sách lược tự sự của Dư
Hoa có những biến hoá rõ rệt (như trở lại với văn học truyền thống)”(6). Điều này,
Ngô Nghĩa Cần cũng đã khẳng định “Chuyện Hứa Tam Quan bán máu là một văn bản
độc đáo biểu hiện sự chuyển hình từ phương pháp hiện đại sang hiện thực”(5).
Điểm mới của người tự sự ngôi ba của Dư Hoa trong Chuyện Hứa Tam
Quan bán máu không phải cách tân hoàn toàn truyền thống mà ở đây tác giả đã
từ bỏ cách tự sự quý tộc của phái Tiên phong chủ nghĩa để trở về với tự sự dân
gian. Những tác phẩm Dư Hoa viết theo phong cách phái Tiên phong xưa kia,
chủ thể người kể chuyện - tác giả đứng ra phê phán nên bộc lộ rất rõ cảm xúc
của họ còn ở đây người kể chuyện hình như biến mất tác giả thủ tiêu thân phận
của mình và dường như trở thành độc giả để lắng nghe, nhiều lúc người kể
không hề bộc lộ trưc tiếp những cảm xúc của mình và cũng khơng hề định hướng
cảm xúc cho người đọc, khiến cho sự việc cứ tự nó được bộc lộ như nó vốn có
tạo nên một cảm giác sinh động cho câu chuyện.
Đoạn văn người dẫn chuyện kể về cảnh ông Phương đến bắt nợ nhà Hứa
Tam Quan và những diễn biến tâm trạng của Hứa Tam Quan đã thể hiện khá rõ điều
này. “...Hứa Tam Quan nhìn ngơi nhà hai vợ chồng tích luỹ trong mười năm bị chất
gần hết trên hai xe bò, chòng chà chòng chành, va vào nhau xủng xoảng. Đi ra đầu
ngõ, khi hai xe bò rời khỏi ngõ và đi khuất, nước mắt Hứa Tam Quan cũng tự dưng
tuôn trào, anh cúi xuống, ngồi cùng với vợ trên ngưỡng cửa khóc hu hu”(20.128).

16

TIEU LUAN MOI download :


Cách tự sự này, Dư Hoa cũng đã tự nhận trong lời nói đầu bản tiếng Trung Văn:“Ở
đây có khi tác giả chỉ ngồi chơi. Bởi vì ngay từ lúc bắt đầu anh đã phát hiện nhân

vật hư cấu cũng có tiếng nói như mình, anh nhận thấy nên tơn trọng tiếng nói ấy để
nó tự đi tìm câu trả lời trong gió. Thế là tác giả cứ việc ngồi chễm chệ rung đùi,
khơng cịn là kẻ xâm lược trong kể chuyện mà là một người lắng nghe, một người
lắng nghe bền bỉ, kỹ càng, hiểu đời và thông cảm. Anh cố gắng làm như thế, khi kể
chuyện, anh muốn bỏ thân phận tác giả của mình, anh cảm thấy mình nên làm một
người đọc”(20.5). Trong tác phẩm nhiều lúc người kể chuyện đã ẩn đi đứng đằng
sau nhân vật và các sự kiện để kể, bằng cách đẩy nhân vật ra trước độc giả vì thế
trước mắt độc giả khơng thấy người nói chỉ thấy hiện thực được trình bày: “Sau khi
ngủ một đêm trong căn nhà trống không của mình, Hứa Tam Quan cảm thấy khơng
tiếp tục sống như thế này được nữa…Thế là anh nghĩ đến bán máu…. Chỉ cần anh
đi bán máu, anh có thể lấy tiền, xin ông Phương cho chuộc lại bàn của anh, hòm
của anh và tất cả những cái ghế...”(20.131).
Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu người tự sự đã được Dư Hoa lựa
chọn trở thành phương tiện đắc lực biểu hiện phẩm chất của nhân vật. Nhà văn rất
thông cảm với những băn khoăn, lo lắng chạy vạy của nhân vật về cuộc sống của
gia đình. Song ở những trang viết của mình, cái tơi chủ quan ấy của nhà văn hồn
tồn biến mất, khơng cịn dấu tích. Dư Hoa đã thuật lại khá đầy đủ về lịch sử và
hiện thực cuộc sống ở Trung Quốc. Vì cuộc sống sinh tồn, người Trung Quốc chỉ
còn cách duy nhất là bán máu. Việc bán máu diễn ra ở nhiều nơi “Bán máu đã trở
thành phương thức sinh tồn của những người nghèo khổ... xuất hiện hết thôn bán
máu này đến thôn bán máu khác”(20.20). Nên cuốn tiểu thuyết này“đã khơi gợi lên
ký ức của rất nhiều người” (20.6) và gieo vào lòng người đọc bao sự thương cảm
cho số phận con người. Nhưng điều đáng nói ở đây là “khơng có truyền thống phê
phán thời xưa cũng khơng có sự thương hại bên trên của tự sự quý tộc”( 5).
Nếu như trước đây, tác giả hay phù phép làm cho tác phẩm phức tạp, bây giờ
tác phẩm trở nên giản dị, người đọc đã cảm nhận được cách tự sự ấm áp tình người
của nhà văn. Dư Hoa đã chuyển từ tự sự bộc lộ sang tự sự kín đáo, người tự sự ngơi
ba hầu như giấu mình rất kín đằng sau suy nghĩ và hành động của nhân vật. Chính
vì thế khiến cho người đọc cảm thấy cuộc sống trong tác phẩm như nó tự diễn ra với
tất cả tính khách quan khơng có sự can thiệp của tác giả. Hầu hết các trường đoạn


17

TIEU LUAN MOI download :


người kể chuyện trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu thường ẩn mình sau văn
bản nhưng vẫn có một người chỉ dẫn ngầm dẫn dắt các biến cố của câu chuyện.
Song người đọc khó có thể nhận biết được ngơi ba ấy: “Ngồi một lúc anh đứng dậy
đi tiếp. Anh nghĩ đến đường đi Thượng Hải còn xa vời vợi...”(20.368).
1.2.2.2. Sự chuyển dịch ngôi kể
Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu chủ thể của người tự sự đã chuyển
sang tính chủ thể của nhân vật. Tác giả trao ngòi bút cho nhân vật tự kể và dường
như bỏ hết những cái trang sức có tính chất kỹ thuật và dường như không phải làm
tiểu thuyết mà viết rất tự nhiên chân thật. Nên nhà nghiên cứu Ngơ Nghĩa Cần đã
nói “Đọc tiểu thuyết này, chúng ta cảm thấy cái kỹ xảo của khơng kỹ xảo”(5).
Trong tiểu thuyết có những lúc tác giả trao ngòi bút cho nhân vật khiến người đọc
cảm thấy người kể chuyện dường như kể ở ngôi một nhưng thực ra không phải mà
là lời trần thuật của tác giả “trượt” sang chủ thể của nhân vật. Nhiều lúc Dư Hoa đã
dùng thủ pháp hư hoá người kể chuyện, gần như khơng có người kể chuyện, nhân
vật tự nói, tác giả đứng ngồi nghe và nhìn việc giao đãi. Có người đã nói Chuyện
Hứa Tam Quan bán máu như một vở kịch, đối thoại chi phối tất cả kết cấu, khơng
gian, thời gian tâm lý... Đó là đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại giữa người tự sự
và các nhân vật khác, người tự sự với người đọc hàm ẩn… Thông thường vận dụng
quá nhiều đối thoại là một điều cấm kỵ trong tiểu thuyết, bởi nếu không xử lý tốt sẽ
gây nên sự cách biệt giữa cốt truyện và tự thuật. Nhưng Dư Hoa đã có sự khéo léo
trong việc sử dụng nhiều đối thoại và ông đã tạo nên một sự gắn kết giữa cốt truyện
và tự thuật. Lời trần thuật của người kể chuyện trong tiểu thuyết này được triển khai
xen vào những lời đối thoại của nhân vật, nó có chức năng dàn dựng câu chuyện,
đồng thời góp phần quan trọng trong việc tường thuật hành động và biến cố của

cuộc đời nhân vật, cũng như miêu tả sự việc, sự vật trong môi trường hoạt động của
nhân vật. Đối thoại là đặc điểm tự sự của Dư Hoa.
Nếu như người kể chuyện trong tiểu thuyết truyền thống thường đứng ở góc
nhìn biết tất cả, tầm nhìn khơng hạn chế thì người kể chuyện theo ngôi thứ ba của
Dư Hoa trong tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu nhiều khi có sự hiểu biết
ít hơn nhân vật nên “nhân vật trong sách thường xuyên tự mở mồm nói chuyện có
lúc khiến tác giả giật mình, khi những lời hết sức xác đáng và rất hay buột ra khỏi
mồm nhân vật hư cấu” (20. 6 ). Điều đó đã tạo nên tính chủ quan cho tự sự: “ Mẹ

18

TIEU LUAN MOI download :


của thằng Nhất Lạc xem ra đúng là Hứa Ngọc Lan, cịn bố của thằng bé có phải
Hứa Tam Quan hay không?Kẻ nào đã gieo giống thằng bé trên người Hứa Ngọc
Lan ?Liệu có phải là Hà Tiểu Dũng ?”( 20. 67 ). Rõ ràng người tự sự nhỏ hơn nhân
vật chứ không phải là thượng đế “biết tuốt”. Ở đây, Dư Hoa đã cố tình “cất giữ”
một số bí mật nhằm gợi chí tị mị của độc giả, tạo điều kiện cho người đọc tham gia
vào quá trình đồng sáng tạo và xoá được khoảng cách giữa tác giả - nhân vật - độc
giả và thu hút được sự chú ý khám phá của độc giả. Lối kể chuyện này, cũng được
Mạc Ngôn sử dụng rất thành công.
Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Dư Hoa không kể chuyện theo cách
tự sự truyền thống mà tác giả nhập vai vào nhân vật để dẫn dắt câu chuyện và soi
chiếu mọi sự việc dưới cái nhìn của nhân vật ấy nên tác phẩm phần nào mang màu
sắc chủ quan. Tuy trần thuật theo ngôi thứ ba nhưng trong tiểu thuyết nhiều chỗ lại
theo điểm nhìn của nhân vật. Văn bản đã dùng nhiều từ: “ thấy”, “trơng thấy”, “nghe
thấy”… có lúc ý nghĩ độc thoại của nhân vật như muốn nhảy ra khỏi sự khống chế
của người kể chuyện: “ Hứa Tam Quan ở nhà một mình, đầu tiên anh ngồi trên ghế,
ngồi một lúc, anh thấy mệt, ngả lưng nằm lên giường, Hứa Tam Quan nghĩ bụng,

ngay đến ngồi cũng thấy mệt, hay là mình sắp đi toi … ”( 20. 320). Như vậy, ở đây ta
thấy lời trần thuật của tác giả “trượt” sang chủ thể nhân vật khác và kể về tâm lý của
họ. Tuy người kể chuyện kể theo ngôi thứ ba nhưng nhà văn vẫn có thể đứng từ hiện
tại để nhìn về qúa khứ- những quãng đời và biến cố của nhân vật: “ Ông rất muốn ăn
một đĩa gan lợn xào, rất muốn uống hai lạng rượu nếp cái. ý nghĩ mỗi lúc một mạnh
mẽ, thôi thúc ông đi bán máu một lần. Ông ôn lại chuyện cũ, ngồi trước chiếc bàn
cạnh cửa sổ nơi ông cùng A Phương, Căn Long, Lai Thuận và Lai Hỉ ngồi ở khách
sạn Hồng Điếm gõ ngón tay lên bàn...”( 20. 402).
Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy Chuyện Hứa Tam Quan bán máu của
Dư Hoa, Người tự sự đã có sự kế thừa nghệ thuật tự sự truyền thống đồng thời cũng
có sự sáng tạo rất độc đáo. Trong tiểu thuyết, khi thì người tự sự giữ vai trò “biết
tuốt” kể lại với người đọc về những sự kiện diễn ra trong cuộc đời của các nhân vật,
khi thì người tự sự hàm ẩn, nhập vai vào nhân vật. Sự thay đổi một cách linh hoạt vị
trí người tự sự ấy đã tạo nên tính sinh động, hấp dẫn của truyện kể.

19

TIEU LUAN MOI download :


1.3. Điểm nhìn
1.3.1. Khái niệm điểm nhìn
Điểm nhìn là vấn đề then chốt của kết cấu tác phẩm văn học, là một trong
những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Để có thể sáng tạo được tác phẩm
văn học, trước tiên nhà văn phải xác định được điểm nhìn của mình, tức phải tạo
được mối quan hệ giữa người sáng tạo với cái được sáng tạo. Bởi “Không thể có nghệ
thuật nếu khơng có điểm nhìn, vì nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ
thể trong việc sáng tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một
phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc
sống, sự thay đổi từ nghệ thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn”(12. 113).

Bàn về khái niệm điểm nhìn đã có rất nhiều ý kiến đưa ra. Pospelov cho
rằng: “Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với
chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những
gì mà anh ta miêu tả” (33. 90 ).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Điểm nhìn là vị trí từ đó người trần thuật
nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm (...). Điểm nhìn nghệ thuật có thể hiểu là
điểm rơi của cái nhìn khách thể. Điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương
tiện nghệ thuật, ngôi kể, cách xưng gọi sự vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu... Điểm
nhìn cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và
nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó ” (12. 113).
Cịn Trần Đình Sử quan niệm :“Điểm nhìn là vị trí của chủ thể trong không
gian, thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của
khách thể nhìn” (37.150 ) và “nó khơng chỉ là điểm nhìn thuần tuý quang học mà
còn mang nội dung quan điểm, lập trường tư tưởng” ( 37.149). Biêlinxki đã từng
nói: khi đứng trước một phong cảnh đẹp thì chỉ có một điểm nhìn làm cho ta thấy
tồn cảnh và chiều sâu của nó. Nếu đứng gần hoặc xa q lệch về phía bên phải hay
phía bên trái quá cũng sẽ làm cho phong cảnh mất đi vẻ toàn thiện, toàn mỹ .
Theo quan điểm của nhà tự sự học Pháp G.Genette thì điểm nhìn tự sự là tiêu
cự, từ đó G.Genette chia ra làm ba loại hình tự sự: Tự sự với tiêu cự bằng không; tự
sự với tiêu cự bên trong; tự sự với tiêu cự bên ngoài.
Như vậy, qua một số ý kiến của các nhà nghiên cứu về điểm nhìn, chúng ta
thấy điểm nhìn giữ một vị trí quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó thể hiện vị trí

20

TIEU LUAN MOI download :


của chủ thể khi quan sát, kể chuyện và quan điểm của họ khi miêu tả thế giới và đôi
khi có cả khơng gian, thời gian để quan sát và kể lại cho độc giả nghe.

Trong tác phẩm văn học cổ trung đại hầu hết chỉ có một người kể với một
điểm nhìn duy nhất. Nhưng trong văn học hiện đại khuynh hướng tự sự nổi bật nhất
là tự sự “di động điểm nhìn” tạo nên một sự biến chuyển linh hoạt trong truyện kể
và góc nhìn đa diện, tăng độ tin cậy đối với người đọc về câu chuyện được kể.
Chuyện Hứa Tam Quan bán máu cũng là một trường hợp như vậy.
1.3.2. Điểm nhìn tự sự trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu.
Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, tác giả luôn là người tự sự hàm ẩn.
Trong khi kể chuyện nhà văn đã kết hợp giữa điểm nhìn tự sự khách quan với điểm
nhìn chủ quan của mình tạo nên sự “tồn thơng” của người tự sự ngôi ba. Trong tiểu
thuyết, mặc dù Dư Hoa chỉ tự sự ở ngơi ba nhưng điểm nhìn trong mỗi chương có
sự biến đổi và di chuyển liên tục tạo nên tính khách quan liên tục, đa chiều cho
truyện kể.
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu khái niệm điểm nhìn ở
phương diện kỹ thuật chọn chỗ đứng của nhà văn trong toạ độ không gian, thời gian
để quan sát và kể lại cho độc giả về cái khách thể ấy từ đó tìm hiểu tư tưởng của tác
giả và những giá trị nghệ thuật trong tác phẩm. Cụ thể, chúng tôi áp dụng nguyên
tắc phân loại điểm nhìn trong tác phẩm của G.Genette để khám phá tác phẩm theo
ba loại điểm nhìn: điểm nhìn Zero, điểm nhìn bên ngồi và sự di động điểm nhìn.
1.3.2.1. Điểm nhìn Zero.
Theo lý thuyết điểm nhìn của G.Genette, người kể chuyện ở ngơi thứ ba có
điểm nhìn Zero tức là người kể chuyện đứng ngồi nhưng có vai trị như “thượng đế
biết tuốt” mọi việc nhân sinh vũ trụ, quá khứ, hiện tại, tương lai, hiểu được mọi
ngóc ngách trong thế giới tâm hồn con người.
Trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, người tự sự khơng xuất hiện trực
tiếp nhưng có thể thuật lại câu chuyện một cách đầy đủ và cặn kẽ, có thể giãi bày
hay giải thích cùng người đọc những uẩn ức tình cảm phía bên trong nhân vật, đồng
thời lý giải được những biến chuyển cảm xúc mà đứng ở vị trí bên ngồi người ta sẽ
khơng thể biết. Điều này, thể hiện rõ khi Hứa Tam Quan nghe được tin Nhất Lạc
không phải là con của mình “ Hứa Tam Quan cầm trong tay mảnh gương vỡ hình
tam giác, anh soi mắt mình một lúc. Sau đó nhìn mắt Nhất Lạc, đâu cũng là mắt.


21

TIEU LUAN MOI download :


Anh lại soi mũi mình một lát, rồi nhìn mũi Nhất Lạc, đâu cũng là mũi, Hứa Tam
Quan thầm nghĩ, ai cũng bảo Nhất Lạc khơng giống mình, mình thấy vẫn có chút
giống giống… Hứa Tam Quan trơng thấy dáng ba anh em giống nhau (...) Hứa Tam
Quan bụng bảo dạ: mọi người bảo Nhất Lạc khơng giống mình, nhưng Nhất Lạc,
Nhị Lạc, Tam Lạc giống y hệt... con trai không giống bố nhưng con trai giống anh
em cũng là giống... Nhất Lạc khơng giống mình có sao đâu, Nhất Lạc giống em trai
là được rồi ”( 20. 69, 70 ). Người kể ở đây với cái nhìn của người “biết tuốt” đã đi
sâu vào lý giải tất cả những băn khoăn, thắc mắc của Hứa Tam Quan về Nhất Lạc.
Tất cả những uẩn ức, những diễn biến tình cảm của nhân vật này đã được người kể
chuyện kể lại một cách khá đầy đủ. Nhờ vậy các sự kiện diễn ra trong tác phẩm đã
được dẫn dắt khá hấp dẫn, tạo được sự chú ý đối với người đọc.
Dõi theo gần bốn trăm trang sách Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, chúng
tôi nhận thấy tiểu thuyết dày đặc những lời đối thoại của các nhân vật. Điểm nhìn
Zero xuất hiện có ý nghĩa dẫn dắt các tình tiết trong tác phẩm. Mở đầu tiểu thuyết
người kể chuyện kể dưới diểm nhìn Zero, giới thiệu một cách khách quan về Hứa
Tam Quan “ Hứa Tam Quan là công nhân vận chuyển kén tằm cho nhà máy tơ
trong thành phố, hôm nay ơng về q thăm ơng nội...” hay có những đoạn người kể
“biết tuốt” kể rõ về những suy nghĩ, ý định, tính cách của nhân vật: “ Nếu anh chọn
một cơ trong số đó làm vợ, một cơ đồng tâm hiệp lực với anh cuốn chăn xoắn xuýt
với nhau khi mùa đơng mưa tuyết, thì anh sẽ chọn Lâm Phân Phương, …”( 20. 51).
Điểm nhìn Zero ở đây khơng chỉ mang tính dẫn dắt tác phẩm mà cịn có ý nghĩa nói
rõ hơn về nhân vật và phân tích rõ nguyên cớ, biến chuyển trong tâm lý nhân vật.
Phải là người “biết tuốt”, là người từng chứng kiến các sự việc xẩy ra thì người kể
chuyện mới biết được hành động: Ngày nào, Hứa Tam Quan cũng đấm đấm, đẩy

đẩy, cười hì hì ha hả với đám gái trẻ, mới biết các cơ thường hay thị tay cốc lên đầu
anh... mới biết rõ về đặc điểm tính cách con người Lâm Phân Phương và Hứa Ngọc
Lan, đặc biệt là biết cả ý định, suy nghĩ của Hứa Tam Quan. Như vậy ở đây, người
tự sự đứng ở mọi nơi, mọi lúc để quan sát nắm bắt và thấu hiểu nhân vật và là người
biết trước, biết hết không bị một hạn chế nào, khơng có khoảng cách nào với sự
việc được kể, thậm chí có lúc người kể chuyện bước cả vào thế giới nội tâm của
nhân vật tạo nên tính sinh động và khách quan cho truyện kể.

22

TIEU LUAN MOI download :


Trong tác phẩm, người kể chuyện chẳng những toàn tri mà điểm nhìn cịn di
chuyển, siêu thời gian, khơng gian. Nhiều lúc người tự sự vừa ở trong nhân vật, vừa ở
ngoài nhân vật và thường lớn hơn nhân vật. Lúc thì người kể chuyện đứng ở hiện tại
nhìn về quá khứ, lúc lại đứng ở hiện tại để kể về những sự kiện đang diễn ra:“Hứa
Ngọc Lan lấy Hứa Tam Quan đã muời năm, trong mười năm đó ngày nào Hứa Ngọc
Lan cũng tính tốn để sống, chị để hai cái hũ nhỏ dưới gầm giường, đó là hũ đựng
gạo...”(20.186). Với những cụm từ: “sau khi”, “ sau đó”, “ lúc bấy giờ”… đã cho
người đọc nhận thấy người tự sự đang đứng ở hiện tại để kể về những sự việc đã và
đang xảy ra mà mình được chứng kiến, những sự việc xảy ra được kể lại ấy diễn ra
theo một trình tự thời gian xi chiều. Song với điểm nhìn khơng hạn chế khiến cho
sự việc được kể lại như tự nó diễn ra: “...Đứng một lúc, anh bắt đầu thấy lành lạnh,
ngồi dựa vào một gốc cây, ngồi một lúc, anh móc hết tiền ở túi ngực ra đếm... sau đó
anh xếp lại cẩn thận bỏ vào túi áo ngực... Ngồi một lúc, anh đứng dậy đi tiếp. Anh
nghĩ đến đường đi Thượng Hải còn xa vời vợi...”( 20. 368 ).
Trong tác phẩm, người kể chuyện đứng ở nhiều vị trí của khơng gian, thời
gian phóng tầm mắt bao quát mọi diễn biến của câu chuyện, lúc người kể chuyện
quan sát quê của Hứa Tam Quan, lúc lại quan sát nhà máy tơ, nhà Hứa Tam Quan,

nhà Hà Tiểu Dũng, bệnh viện, thành phố và kể lại một cách trọn vẹn diễn biến của
các sự kiện. Cùng lúc người tự sự có thể trải rộng góc nhìn, quan sát và biết hết tất
cả những biểu hiện và hành vi bên ngoài, cùng những hoạt động tư tưởng bên trong
của nhân vật. Người kể ở đây vừa giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, cảnh
vật, vừa bình luận, phân tích, đặc biệt là cách giới thiệu tường tận về cuộc đời của
một số nhân vật như : Hứa Tam Quan, Hứa Ngọc Lan...có tính gợi mở cho người
đọc định dạng và suy đốn q trình phát triển tâm lý, hành động của nhân vật. Lúc
này, người kể chuyện lớn hơn nhân vật. Trước cảnh ngộ của Hứa Tam Quan, bề
ngoài, người kể chuyện với một thái độ lạnh lùng vô can, không hề thấy một lời
thương xót nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy thái độ thương cảm sâu sắc của
anh ta. Qua những lời kể chi tiết, cụ thể về cảnh ngộ gia đình túng đói, cảnh Hứa
Tam Quan bán máu lấy tiền tiếp đãi ông đội trưởng của Nhị Lạc, rồi cảnh chạy vạy
tiền nong để chữa bệnh cho Nhất Lạc đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc của người kể
chuyện đối với Hứa Tam Quan. Song điểm nhìn Zero trong Chuyện Hứa Tam Quan
bán máu không gợi cho người đọc cảm giác đang có người dẫn giải và biết trước

23

TIEU LUAN MOI download :


×