Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………………………

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (1954 - 1960)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012

1

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (1954 - 1960)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.NGND Lê Mậu Hãn

HÀ NỘI - 2012

2

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
tài liệu, số liệu dẫn trong luận văn đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng.

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Thùy Dung

3

TIEU LUAN MOI download :


BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt


1

Cải cách ruộng đất

CCRĐ

2

Hợp tác xã

HTX

3

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

4

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP (1954 - 1957) ................................................... 17
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, dân cƣ sau khi hịa bình lập lại ............... 17
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cƣ ảnh hƣởng tới sản xuất nông nghiệp .......17

1.1.2. Vị thế lịch sử của Hà Nội .........................................................................22
1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất và sản xuất nơng nghiệp sau ngày hịa bình lập
lại............................................................................................................................................... 25
1.3. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp (1954 - 1957)…..29
1.3.1 Đƣờng lối, chính sách khơi phục sản xuất nơng nghiệp, cải cách ruộng
đất của Đảng và Chính phủ (1954-1957) .........................................................30
1.3.2 Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, cải
cách ruộng đất...................................................................................................37
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CẢI TẠO, PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP (1958-1960) ................................................ 56
2.1. Đƣờng lối, chính sách cải tạo, phát triển sản xuất nơng nghiệp của Đảng và
Chính phủ (1958-1960)........................................................................................................ 56
2.2. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp (19581960)......................................................................................................................................... 63
2.3. Quá trình thực hiện và kết quả đạt đƣợc: .............................................................. 73
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ...... 83
3.1. kết quả thực hiện chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội ........... 83
3.1.1. Kết quả đạt đƣợc ......................................................................................83
3.1.2. Hạn chế ......................................................................................................88
3.2. Kinh nghiệm lịch sử...................................................................................................... 94

5

TIEU LUAN MOI download :


3.2.1. Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của sản xuất nông nghiệp trong
nền kinh tế. ..........................................................................................................94
3.2.2. Đánh giá đúng tình hình thực tiễn địa phƣơng, có tƣ duy sáng tạo, lựa
chọn cách thức, bƣớc đi, cách làm phù hợp để thực hiện chủ trƣơng chung
của Đảng. .............................................................................................................95

3.2.3. Phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện, cơ cấu phù hợp, đặt trong
mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp, nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất- kỹ
thuật, phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh. ...................96
3.2.4. Có cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích phát triển sản xuất,
phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngƣời lao động trên mặt trận nông
nghiệp ..................................................................................................................98
KẾT LUẬN ................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 103
PHỤ LỤC.................................................................................................. 118

6

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổ chức hành chính Hà Nội năm 1957 ………….. …………..….16
Bảng 1.2. Tình hình hộ và người khơng làm ruộng ở một số xã …………....25
Bảng 1.3. Tình hình sở hữu ruộng đất của các thành phần giai cấp trước cải
cách ruộng đất……………………………………………………………….26
Bảng 2.1. Số công cụ cải tiến sử dụng trong nơng nghiệp ………………….77
Bảng 3.1. Bình qn sở hữu ruộng đất của các thành phần giai cấp trước và
sau cải cách ruộng đất………………………………………………………..83

7

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vấn đề ruộng đất và kinh tế nơng nghiệp
có một vị trí quan trọng. Ở một đất nước mà hơn 90% dân số là nơng dân thì
phát triển sản xuất nông nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của giai cấp cầm
quyền trong mọi thời đại, liên quan chặt chẽ tới vận mệnh của quốc gia.
Chính vì vậy, ngay từ khi ra đời, nhận thức rõ được tầm quan trọng của
kinh tế nông nghiệp, Đảng cộng sản Việt Nam đã chú trọng giải quyết vấn đề
nông nghiệp và ruộng đất cho nông dân. Trong bối cảnh đất nước mất độc lập,
người dân mất tự do, nhiệm vụ “đánh đổ địa chủ, giành ruộng đất cho dân
cày” gắn liền với nhiệm vụ “độc lập dân tộc”, trở thành một trong hai nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước mới ra đời, hậu quả để lại
của chế độ thực dân là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu mang tính
chất nửa phong kiến, nửa thực dân. Mặc dù vẫn phải tiến hành cuộc chiến
tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, để vực dậy nội lực của
nền kinh tế, nhằm động viên sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, bên cạnh những biện pháp thiết thực để giải quyết vấn
đề trước mắt của kinh tế nông nghiệp: khắc phục nạn đói, tăng gia sản xuất,
Đảng và Chính phủ đã chủ trương từng bước thực hiện những cải cách dân
chủ, thực hiện chính sách ruộng đất nhằm thay đổi dần dần quan hệ sản xuất
phong kiến trong nông nghiệp và đem lại quyền lợi chính đáng cho nơng dân
lao động.
Hịa bình lập lại, phục hồi, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp là
vấn đề then chốt, là cơ sở của việc cải thiện đời sống và lương thực của nhân
dân, tạo ra sự phồn thịnh của nền kinh tế, mở rộng giao lưu hàng hóa.

8

TIEU LUAN MOI download :



Hà Nội dưới thời thuộc địa của Pháp là thủ phủ của chế độ thực dân.
Bằng mọi biện pháp, chúng đã xây dựng Hà Nội thành trung tâm đầu não
chính trị và biến Hà Nội thành trung tâm kinh tế thuộc địa. Khác biệt với
những vùng nông thôn thông thường, lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng
để phát triển, xuất phát từ vị thế đặc biệt của Hà Nội, ngay trong thời kỳ Pháp
thống trị, nền nông nghiệp chỉ được phát triển ở ngoại thành, nhằm cung cấp
nhu cầu thiết yếu về nông sản thực phẩm cho chế độ thực dân.
Hịa bình lập lại, Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả
nước. Cùng với q trình khơi phục và phát triển kinh tế, cải tạo xã hội chủ
nghĩa đang diễn ra trên toàn Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và
chính quyền thủ đô, nhân dân Hà Nội cũng tiến hành những biện pháp thiết
thực nhằm ổn định tình hình, khơi phục và bước đầu phát triển nền kinh tếvăn hóa. Việc cải tạo, phát triển nền sản xuất nơng nghiệp góp một phần quan
trọng vào xây dựng diện mạo mới của thủ đơ. Nằm ở vị trí trung tâm, là thủ
đơ nên q trình khơi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại
thành, xây dựng nền nông nghiệp mới ở đây có những ảnh hưởng và tác động
rất lớn tới việc khôi phục và phát triển sản xuất nơng nghiệp trên phạm vi tồn
miền Bắc và cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Q trình khơi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp ở ngoại
thành Hà Nội là sự cụ thể hóa chủ trương chung của Đảng và Chính phủ. Việc
phác họa một cách tồn diện bức tranh nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội giúp
chúng ta có một cái nhìn căn bản về q trình khơi phục, cải tạo và phát triển
sản xuất nơng nghiệp ở thủ đơ nói riêng và miền Bắc nói chung. Nghiên cứu,
tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về thời kỳ lịch sử đặc biệt ý nghĩa này ở
thủ đô, nhằm làm sáng tỏ bản lĩnh chính trị của Đảng bộ Hà Nội, dưới sự lãnh
đạo của Trung ương Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, lựa chọn hình thức, bước đi,
9


TIEU LUAN MOI download :


cách làm phù hợp trong khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp,
đánh giá đúng kết quả, hạn chế và nguyên nhân của kết quả, hạn chế ấy. Trên
cơ sở đó, đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu, làm rõ giá trị lịch sử, hiện thực
của những kinh nghiệm lịch sử về quá trình giải quyết vấn đề nông dân và
nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ Hà Nội đã qua để vận dụng vào việc giải
quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Từ mong muốn đó, chúng tơi chọn đề tài “Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo
phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960)” làm đề tài luận văn Thạc sỹ
Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề xây dựng và phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung, khơi
phục, cải tạo và phát triển sản xuất nơng nghiệp trong những năm 1954-1960
nói riêng thu hút được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan và
các địa phương cũng như sự nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà khoa học ở
nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, góp phần quan trọng vào quá trình tổng
kết lịch sử Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển sản xuất nông nghiệp, xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Tiêu
biểu là các cơng trình khoa học sau:
Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khôi phục, cải tạo
và phát triển kinh tế Miền Bắc từ năm 1954-1960, Luận án Tiến sĩ Khoa học
Lịch sử, Nguyễn Đức Ngọc, Hà Nội, 2006. Trên cơ sở phân tích chủ trương
và sự chỉ đạo của Đảng về khơi phục và phát triển kinh tế Miền Bắc (1954-1960),
kết hợp với trình bày nội dung chính sách, quy định của Nhà nước nhằm thúc
đẩy sản xuất, luận án đã góp phần phản ánh trung thực về tình hình kinh tế xã hội ở Miền Bắc Việt Nam. Trong quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển
kinh tế, luận án đi sâu phân tích vị trí, vai trị trung tâm của kinh tế nông


10

TIEU LUAN MOI download :


nghiệp đối với nền kinh tế miền Bắc, góp phần khắc phục hậu quả chiến
tranh, ổn định đời sống nhân dân, tạo tiền đề để thực hiện cải tạo XHCN đối
với nông nghiệp, phát triển tổ đổi công, đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa
nơng nghiệp, tích cực chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho những bước đi
ban đầu của cơng nghiệp hóa XHCN ở miền Bắc những năm sau này, xây
dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn đối với cuộc đấu tranh để giải phóng
Miền Nam, thống nhất đất nước.
Tác phẩm Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 1945-1995
của Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, năm 1996 và tác phẩm Đưa nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa, của tác giả Nguyễn Huy, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, năm 1983 đã trình bày q trình phát triển của nơng nghiệp, nông thôn
Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong đó đề cập đến cơng cuộc
CCRĐ và bước đầu xây dựng HTX nông nghiệp.
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền
Bắc từ 1961-1975, luận án tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Nguyễn Mạnh Hùng, Hà
Nội, 2010. Trên cơ sở phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát
triển kinh tế Miền Bắc (1961-1975), kết hợp với trình bày nội dung chính
sách, quy định của Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất, luận án đã góp phần
phản ánh trung thực về tình hình kinh tế - xã hội ở miền Bắc Việt Nam trong
giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt, vừa đi lên xây dựng CNXH ở miền Bắc,
vừa làm hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Nông
nghiệp miền Bắc thời kỳ 1954-1960 cũng được đề cập đến trong luận văn với
những thành tựu, hạn chế và đặt ra những yêu cầu trong giai đoạn lịch sử mới.
Nghiên cứu về Hà Nội, có một số cơng trình nghiên cứu mang tính chất

tổng kết lịch sử Hà Nội nói riêng và lịch sử Đảng bộ Hà Nội nói chung có đề
cập đến sản xuất nơng nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 1954-1960 như:
11

TIEU LUAN MOI download :


Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội, Lịch sử Đảng bộ Hà Nội, Nhà xuất bản
Hà Nội, 2004, đã khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội qua các thời kỳ
lịch sử từ năm 1930- 2000, tổng kết những thắng lợi vẻ vang của nhân dân thủ
đô dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, trong đó có đề cập đến q trình
khơi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp thủ đô từ 1954-1960.
Tác phẩm 40 năm xây dựng và trưởng thành Ngành nông - lâm nghiệp
thủ đô (1954-1994), Sở Nông - Lâm nghiệp Hà Nội, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, 1994. Tác phẩm đã trình bày tồn diện q trình hình thành, phát triển
và thành tựu của ngành nông, lâm nghiệp Hà Nội kể từ những ngày đầu thủ
đơ được giải phóng đến những năm đầu của sự nghiệp đổi mới, q trình khơi
phục, cải tạo và phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp thủ đô từ 1954-1960
được phác họa qua những kết quả cụ thể. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại ở
phạm vi mô tả những kết quả nhất định trong sản xuất nông nghiệp Hà Nội
mà chưa nêu rõ chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội trong phát triển sản
xuất nông nghiệp thời kỳ này.
Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo, tổ chức Hợp tác hóa nơng nghiệp (1954-1975),
Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Lương Thị Phương Thảo, Hà Nội, 1996. Luận văn
luận giải quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội thực hiện cụ thể hóa chủ trương
chung về hợp tác hóa nơng nghiệp ở thủ đơ từ 1954-1975, chỉ ra những thành
tựu, hạn chế trong quá trình xây dựng HTX nông nghiệp ở thủ đô và rút ra
những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào quá trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp thủ đơ trong quá trình đổi mới. Luận văn cũng dành một
phần mơ tả và đánh giá q trình Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo tổ chức khôi phục

và phát triển kinh tế nông nghiệp, tiến hành CCRĐ và từng bước Hợp tác hóa
nơng nghiệp.

12

TIEU LUAN MOI download :


Các cơng trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, đưa ra những luận
giải khác nhau về thời kỳ lịch sử 1954-1960 ở miền Bắc nói chung và Hà Nội
nói riêng, đều khẳng định tính đúng đắn, hợp lý của công cuộc khôi phục, cải
tạo và phát triển sản xuất nơng nghiệp, đáp ứng được những u cầu tình hình
kinh tế - chính trị Việt Nam lúc bấy giờ.
Nghiên cứu về Q trình khơi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nơng
nghiệp Hà Nội (1954-1960) chưa có một cơng trình nghiên cứu nào riêng biệt,
mà chủ yếu mới được đề cập một cách khái quát qua các Nghị quyết, các báo
cáo hàng năm của Thành ủy, Ủy ban Hành chính, Ban cơng tác Nơng thơn
thành phố. Những cơng trình nghiên cứu và nguồn tài liệu nêu trên là nguồn
tài liệu quan trọng, cung cấp tư liệu và cả những gợi ý khoa học để tác giả
thực hiện luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nơng
nghiệp (1954-1960)” nhằm tìm hiểu một cách hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng bộ và chính quyền Hà Nội trong khơi phục và phát triển kinh tế
nông nghiệp, tiến hành CCRĐ (1954-1957), từng bước tiến hành cải tạo xã
hội chủ nghĩa (1958-1960) đối với nơng nghiệp. Từ đó đánh giá những thành
tựu và hạn chế của Đảng bộ Hà Nội trong quá trình lãnh đạo, phát triển kinh
tế nơng nghiệp và góp phần làm rõ thêm quá trình thực thi, đường lối chính
sách về nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng trong lịch sử.

*Nhiệm vụ Nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông
nghiệp (1954-1960)” hướng đến giải quyết những nhiệm vụ:

13

TIEU LUAN MOI download :


Thứ nhất, trình bày một cách khách quan, tồn diện những chủ trương,
chính sách và q trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo khôi phục, cải tạo
và phát triển sản xuất nông nghiệp từ năm 1954-1960.
Thứ hai, nêu lên những kết quả đạt được, rút ra những nhận xét, đánh giá
và bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp thành
phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào những đối tượng nghiên cứu sau: Những chủ trương
và biện pháp của Đảng bộ Hà Nội nhằm phát triển sản xuất nơng nghiệp; Q
trình thực hiện những chủ trương, biện pháp này và kết quả đạt được.
*Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền
Hà Nội trong phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành từ năm 1954 đến
năm 1960, chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính: Q trình phục hồi và
phát triển sản xuất nơng nghiệp sau chiến tranh, q trình CCRĐ nhằm đem
lại ruộng đất cho nông dân lao động và bước đầu cải tạo nền nông nghiệp
XHCN, đưa nông dân lên làm chủ nông thôn, làm chủ tư liệu sản xuất và xây
dựng chế độ XHCN chứ không đề cập đến lịch sử kinh tế của Hà Nội nói
chung.
5. Nguồn tư liệu, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

* Nguồn tài liệu:
Thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu sau:
- Văn kiện Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam, tập trung vào vấn đề
nơng nghiệp, nơng dân và đường lối chính sách của Đảng về vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, và nông dân.

14

TIEU LUAN MOI download :


- Cơ sở tư liệu phục vụ nghiên cứu là các tài liệu gốc về phát triển kinh
tế nông nghiệp lưu ở Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Trung tâm
lưu trữ Quốc gia III; Thư viện Quốc gia Hà Nội; Trung tâm lưu trữ Văn
phòng Thành Ủy Hà Nội, Chi cục Văn thư - lưu trữ Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội. Bao gồm các báo cáo, chỉ thị, thơng tri của Trung Ương Đảng,
của Chính phủ và Bộ Nơng lâm, Ủy ban Hành chính Hà Nội và Sở Nông lâm
Hà Nội, một số sở ban, ngành khác có liên quan đến nơng nghiệp.
- Tham khảo, học tập kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước ở trung
ương và địa phương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
* Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh mà chủ yếu là phép duy vật biện chứng và dựa trên cả
những chủ trương, đường lối khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông
nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc,
ngồi ra cịn sử dụng phương pháp đối chiếu, phân tích, phê phán, so sánh,
tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung của vấn đề luận văn cần trình bày.
6. Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần trình bày rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, có hiệu
quả của Đảng bộ thành phố Hà Nội về khôi phục, cải tạo và phát triển sản
xuất nơng nghiệp Hà Nội thời kỳ 1954-1960. Qua đó làm rõ được bản lĩnh
chính trị, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và những hạn chế, khiếm khuyết của
Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội trong quá trình chỉ đạo cách mạng tại thời
điểm bước ngoặt đặc biệt quan trọng từ chiến tranh sang hịa bình với nhiều

15

TIEU LUAN MOI download :


nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn, phức tạp, lần đầu xuất hiện trong sự nghiệp cách
mạng.
- Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ thành phố
Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960) và làm rõ ý
nghĩa lịch sử và thực tiễn của kinh nghiệm đó, vận dụng vào q trình đổi mới
nền kinh tế nông nghiệp đất nước.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần phụ lục, mở đầu, kết luận, Luận văn được chia làm ba
chương:
Chương 1: Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp
(1954- 1957).
Chương 2: Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cải tạo và phát triển sản xuất nông
nghiệp (1958- 1960).
Chương 3: Kết quả và những kinh nghiệm chủ yếu.

16

TIEU LUAN MOI download :



NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (1954-1957)
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, dân cƣ sau khi hịa bình lập lại
1.1.1.Điều kiện tự nhiên, dân cư ảnh hưởng tới sản xuất nơng nghiệp
*Vị trí địa lý
Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng Đồng
bằng châu thổ Sông Hồng, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và
105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc
Ninh và Hưng n ở phía Đơng, Hịa Bình và Phú Thọ ở phía Tây. V ới
vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hố và khoa học lớn, đầu mối giao thơng quan trọng của
Việt Nam. Thủ đô Hà Nội là một vùng đất hội tụ thiên thời, địa lợi,
nhân hoà với diện tích tự nhiên là 152.2 km 2 (năm 1954), chia làm hai
khu vực nội thành và ngoại thành. Nội thành c ó diện tích tự nhiên là
12.2 km2 và ngoại thành có diện tích là 140 km 2 . Cùng với thời gian,
thủ đô ngày càng được quy hoạch và mở rộng. Hà Nội sau khi mở rộng
năm 2008 có diện tích 3.324,92 km² gấp 22 lần so với năm 1954.
Sau khi hồ bình lập lại, ngày 10/11/1954 Uỷ ban hành chính Hà
Nội được thành lập, bao gồm 4 quận nội thành với 36 khu phố và 4
quận ngoại thành với 46 xã. Đến năm 1957, các đơn vị hành chính gồm
tám quận:

17

TIEU LUAN MOI download :



Bảng 1.1. Tổ chức Hành chính Hà Nội năm 1957 [133, tr136]
Quận

Tên xã

Quận 1

Từ khu phố 17 đến 25

Quận 2

Từ khu phố 9 đến 16, thêm khu phố 34

Quận 3

Từ khu phố 1 đến 8

Quận 4

Từ khu phố 26 đến 33

Quận 5

Nhật Tân, Tứ Liên, Tầm Xá, Quảng An, Tân Lập, Phú Thượng,
Đức Thắng, Thuỵ Phương, Xuân Đỉnh, Xuân La, Cổ Nhuế, Đơng
Thái, Thái Đơ

Quận 6


Trung Thành, Nhân Chính, Trung Hoà, Thái Thịnh, Phúc Lệ,
Yên Hoà, Ngọc Hà, Thống Nhất, Hồ Bình, Dịch Vọng, Mễ Trì,
Mai Dịch

Quận 7

Tam Khương, n Sở, Phương Liên, Định Công, Đại Kim, Trần
Phú, Lĩnh Nam, Thanh Lương, Thanh Trì, Hồng Văn Thụ,
Quỳnh Mai, Đồn Kết, Vĩnh Tuy, Thanh Hương

Quận 8

Phố Gia Lâm, xã Long Biên, Hồng Tiến, Tiến Bộ, Việt Hưng,
Ngọc Thuỵ, Thượng Thanh

Đến năm 1958, bỏ cấp quận ở 4 quận nội thành và chia thành 12 khu
phố: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Hàng Bông, Cửa Đông, Hàng Đào,
Trúc Bạch, Văn Miếu, Ba Đình, Bạch Mai, Bảy Mẫu, Ơ Chợ Dừa.
*Địa hình
Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các
dịng sơng với các bãi bồi đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi
bồi đại và các bãi bồi cao cịn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của
các lịng sơng cổ). Đáng kể có các hồ lớn như: Bẩy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thiền
Quang, Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Thành Công, Hồ Tây...Bên cạnh giá trị về mặt
cảnh quan, những hồ này là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản có giá trị.

18

TIEU LUAN MOI download :



Phần lớn diện tích Hà Nội nằm trong vùng châu thổ Sơng Hồng với độ
cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Cịn lại chỉ có khu vực đồi
núi ở phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi
Tam Đảo có độ cao từ 20m đến hơn 400m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua
hướng dịng chảy tự nhiên của các dịng sơng chính chảy qua Hà Nội.
Đặc điểm nổi bật của Hà Nội là địa hình đồng bằng với hệ thống sơng,
hồ đa dạng, phong phú, thuận lợi cho sự kết hợp phát triển kinh tế nông
nghiệp và ngư nghiệp.
Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sơng chính đã đi vào lịch sử gắn
liền với sự hình thành của thành phố này. Ngồi ra, cịn có sơng Kim Ngưu,
Sơng Nhuệ và Sơng Cà Lồ. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Nguỵ Sơn - Trung
Quốc, ở độ cao 1.776m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam
từ Lào Cai và chảy ra vịnh Bắc Bộ. Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội tính từ
xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài
khoảng 30km, có lưu lượng bình quân hàng năm rất lớn, tới 2.640m3/s với tổng
lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu m3. Lượng phù sa của sơng Hồng rất lớn,
trung bình 100 triệu tấn/năm. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng
thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Hàng vạn người trên bãi dọc bờ sông
đã sinh sống bằng nghề ngô khoai, trồng màu, trồng dâu tằm và cấy lúa; gần
sơng nước họ cịn sinh sống về nghề chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước
lũ...Sông Hồng trong lịch sử là đường giao thơng quan trọng, trong đó Hà Nội
nằm ở vị trí trung tâm, là đầu mối giao thơng “tứ phương” đổ về. Nơi đây trở
thành môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công trong nhiều thời
đại. Đồng thời, nó cũng là nhân tố tạo nên sự phát triển của nền kinh tế thương
nghiệp trao đổi hàng hoá của Hà Nội trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Sông
hồ cũng là sự kiện địa lý được dùng làm nguyên lý sơ khởi chỉ đạo việc quy tụ

19


TIEU LUAN MOI download :


xóm làng, phường phố và các thành luỹ phịng vệ. Hồng Hà, Tô Lịch, Kim
Ngưu là những trục chủ đạo và Hồ Tây, Hồ Gươm là những điểm trung tâm, từ
đó mà “phố giăng mắc cửi, đường giăng bàn cờ”. Các con sông cũng là nguồn
cung cấp nước quan trọng cho sự phát triển của kinh tế nơng nghiệp.
*Khí hậu
Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới
gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng
lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm nhận được lượng
bức xạ mặt trời dồi dào có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội
có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Trung bình hàng năm, nhiệt độ khơng khí
23.600c, độ ẩm 79%, lượng mưa 14.245 mm. Mỗi năm có khoảng 114 ngày
mưa. Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là những điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp cho năng suất cao, khả năng thâm
canh, tăng vụ lớn. Hà Nội có 4 mùa xuân, hạ, thu, đơng. Đặc điểm khí hậu rõ
nét nhất là sự thay đổi của hai mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 là
mùa lạnh và khô ráo. Sự luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội trở
nên phong phú và thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loại cây trồng bao
gồm các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Mùa đông lạnh, thuận lợi cho
trồng lúa chiêm, các loại rau mùa rét, đậu mùa rét và những loại màu chịu
được lạnh. Sang xuân, nhiệt độ lạnh vừa thích hợp với lúa mùa xuân, màu
mùa xuân, một số cây công nghiệp như cây đay. Đến mùa hè, nhiệt độ cao lại
thích hợp với các loại lúa thu, lúa mùa, đỗ đậu thu, ngơ thu, vừng thu…Mặc
dầu điều kiện nhiệt đới có thay đổi từ đầu năm đến cuối năm do tính chất
nhiệt đới của khí hậu, khí hậu Hà Nội về cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, hoạt động sản xuất có thể tiến hành quanh năm, quanh năm gieo trồng
và thuận lợi cho các loại cây trồng ngắn ngày, đem lại thu hoạch nhanh. Điều

kiện nhiệt độ cũng làm cho gia súc mắn đẻ, nhanh chóng đến tuổi trưởng

20

TIEU LUAN MOI download :


thành. Tuy nhiên, khí hậu cũng có sự thay đổi thất thường, chủ yếu là do sự
tranh chấp ảnh hưởng của hai mùa gió và các q trình thời tiết đặc biệt diễn
ra trong mỗi mùa, gây ra khơng ít khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp và đời
sống của dân cư.
*Đất đai
Đất đai ở đây bao gồm 4 loại chính: đất phù sa trong đê, đất phù sa
ngồi đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Đất phù sa ngoài đê là đất hằng năm
được bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông hoặc giữa các bãi sơng.
Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp
thường xuyên. Phần lớn đất đai Hà Nội là nhóm đất phù sa do hệ thống sông
Hồng và sông Cầu bồi đắp. Đây là loại đất trồng trọt với đặc tính ít chua đến
mức trung tính, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng khá phong phú, thành
phần cơ giới thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lúa. Đất bạc
màu và đất đồi thường nghèo chất dinh dưỡng, cho năng suất cây trồng kém
hơn. Đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa
và các loại cây hoa màu. Trong lịch sử, Hà Nội là vùng đất trù phú, có truyền
thống sản xuất lâu đời.
*Dân số
Dân số Hà Nội tính đến năm 1954 là 530.000 người, mật độ dân số
trung bình cao gấp nhiều lần so với các khu vực khác: 3.482 người/km2. Dân
cư phân bố khơng đều giữa các vùng lãnh thổ hành chính và các vùng sinh
thái. Nội thành có diện tích tự nhiên nhỏ hơn nhưng lại có mức độ tập trung
dân cư cao hơn. Dân cư ở nội thành chiếm 370.000 người với mật độ dân số

là 30.328 người/km2. Ngoại thành có diện tích tự nhiên lớn hơn nhưng số
lượng dân cư tập trung không lớn như nội thành, ngoại thành có 160.000
người, mật độ dân số là 1.143 người/km2. Dân cư đông là thuận lợi lớn cho
việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp ở ngoại thành

21

TIEU LUAN MOI download :


với nhiều loại cây chuyên canh, mang tính chất hàng hố, địi hỏi phải tập
trung nhiều nhân lực. Về nguồn gốc dân cư, Hà Nội là nơi có luồng nhập cư
lớn, rất nhiều những thế hệ cư dân “tứ chiếng” kéo về Thăng Long sinh cơ lập
nghiệp, lập ra các phố phường với những ngành nghề thủ công đặc trưng, với
vai trị là những thị dân, họ có vị trí quan trọng trong kinh tế công - thương
nghiệp. Những thế hệ ấy đã mang đến Thăng Long những lề thói của riêng
mình, song hồ trộn với người Thăng Long bản địa tạo nên cái chất “kinh kỳ”.
1.1.2. Vị thế lịch sử của Hà Nội
Từ thời dựng nước, Hà Nội đã là kinh đô nước Âu Lạc của Thục An
Dương Vương. Với địa hình và vị trí thuận lợi, nơi đây dần dần được xây
dựng và mở mang thành một điểm dân cư trù phú. Có nhiều giai đoạn, Đại La
được chọn là thủ phủ của quận Giao Chỉ. Năm 1010 Hà Nội được vua Lý
Thái Tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long với mong muốn kinh
thành ngày càng phồn thịnh như “rồng bay lên”. Qua các triều đại Lý, Trần,
Lê, Hà Nội đã phát triển thành một kinh thành hùng mạnh. Thăng Long trở
thành trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước. Đạo Phật, đạo Nho phát triển
mạnh mẽ. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đã
được thành lập ở đây. Ngành thủ cơng, văn hố dân gian rất phát triển. Trong
gần 1000 năm, Thăng Long, Đông Kinh, Hà Nội hay nói nơm na hơn là Kẻ
Chợ theo cách gọi của dân gian luôn là “mảnh đất thiêng”, trái tim của cả

nước: “Kẻ Chợ vẫn là một thành phố đứng đầu cả nước về nghệ thuật, công
nghiệp, sự phong phú về dân số, sự lịch thiệp, văn hoá. Phải nói rằng trong cả
nước khơng đâu cơng nghiệp bằng Kẻ Chợ...Chính đây là nơi tập trung nhiều
nhà tri thức, những người thợ giỏi và những nhà buôn lớn”[103, tr 8]. Có thể
khẳng định, ngay từ rất sớm, Hà Nội đã trở thành trung tâm của cả nước trên
nhiều mặt. Khơng chỉ là trung tâm về chính trị, yếu tố kinh tế đô thị đã phát
triển ở đây từ rất sớm. Sự phát triển kinh tế đô thị với nhiều ngành nghề: nông

22

TIEU LUAN MOI download :


nghiệp, thủ cơng nghiệp, trao đổi mua bán hàng hố trong đó nổi bật là những
hoạt động cơng - thương nghiệp kết hợp với vị thế đặc biệt về chính trị, văn
hoá là yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố này.
Có thể thấy, yếu tố kinh tế đơ thi, trong đó nổi bật là sự phát triển của
công - thương nghiệp cùng với sự tồn tại của tầng lớp thị dân là nét nổi bật
của Thăng Long - Hà Nội.
Sự phát triển của kinh tế cơng - thương nghiệp trong lịch sử, nó khơng
phủ nhận sự phát triển của một nền kinh tế nông nghiệp mà trái lại nó cũng
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hố từ rất sớm ở đây. Đây là yếu tố chính tăng cường sự ràng buộc của thành
thị và nông thôn trong lịch sử. Từ rất sớm, những vùng đất phía Bắc, phía Tây
và Tây Nam thành dân cư đã trồng lúa và hình thành những vùng chuyên canh
đặc sản cung cấp cho đô thị. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy kinh tế nông
thôn và sản xuất nông nghiệp khơng có vị thế lớn trong truyền thống của nền
kinh tế Thăng Long, sự tồn tại của nó nhỏ bé, manh mún, có sự đan xen giữa
nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp, mang tính chất trao đổi hàng hố.
Nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội là nơi hội tụ của

những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi hội nguồn của những con sông lớn,
đất đai bằng phẳng màu mỡ, được bồi đắp phù sa hàng năm, khí hậu ơn hồ,
lại có sự phân mùa rõ rệt. Đây là những điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát
triển thành vùng nông nghiệp trù phú với các loại giống cây trồng đa dạng,
phong phú cho năng suất cao, khả năng thâm canh, tăng vụ lớn. Giao thông
thuận lợi cả đường thủy và đường bộ, nhất là đường thuỷ trên sơng Hồng và
một số sơng khác. Chính vì thế từ rất sớm trong lịch sử, Hà Nội có sự giao lưu
mở rộng với nhiều vùng trong cả nước.
Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế- xã hội. Dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển với nhiều ngành nghề

23

TIEU LUAN MOI download :


thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thăng Long - Hà Nội trở thành trung tâm
kinh tế - chính trị của nhiều thời đại.
Cách mạng tháng Tám thành công, ở Hà Nội chính quyền thuộc về tay
nhân dân, nhân dân thủ đơ thốt khỏi ách thống trị hàng ngàn năm của đế
quốc và phong kiến. Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương.
Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược miền Bắc lần thứ hai, Trung ương
Đảng và Chính phủ phải rút lên căn cứ địa Việt Bắc. Hà Nội bị chiếm đóng,
bị biến thành khu qn sự, chính trị, văn hố của thực dân Pháp. Ở ngoại
thành, kết hợp với địa chủ và bọn phản cách mạng, thực dân Pháp ra sức xây
dựng chính quyền phản động đàn áp, chống phá phong trào kháng chiến của
nhân dân. Tuy nằm trong lòng địch nhưng phong trào kháng chiến của nhân
dân Hà Nội vẫn phát triển rất mạnh mẽ. Ngoại thành luôn là bàn đạp, cơ sở
kháng chiến cho nội thành.

Cùng với sự kiện giải phóng hoàn toàn miền Bắc và việc tiếp quản các
vùng thành thị, ngày 10/10/1954 Hà Nội đã được hoàn toàn giải phóng, nhân
dân thủ đơ Hà Nội đã thực sự thốt khỏi ách thống trị lần thứ hai của đế quốc
Pháp.
Bước chuyển đó địi hỏi Đảng bộ Hà Nội phải nắm vững tình hình của
thành phố sau giải phóng để cải tạo và phát triển với những bước đi thích hợp;
phát huy được thế mạnh, tiềm năng của thành phố, đạt hiệu quả thiết thực,
làm cho thủ đô xứng đáng với vị trí trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của
cả nước, đầu não của căn cứ địa cách mạng Miền Bắc, cùng cả nước đấu tranh
chống đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, thống
nhất tổ quốc.

24

TIEU LUAN MOI download :


Trong những ngày hịa bình đầu tiên, với khí thế hồ hởi, phấn khởi của
người chiến thắng, nhân dân Hà Nội bắt tay ngay vào việc ổn định đời sống
nhân dân, khơi phục kinh tế.
1.2.Tình hình sở hữu ruộng đất và sản xuất nơng nghiệp sau ngày
hịa bình lập lại
Sản xuất nơng nghiệp khơng chiếm vai trị chủ đạo trong nền kinh tế
của Hà Nội. Là đơ thị có bề dày lịch sử, yếu tố kinh tế đô thị với sự phát triển
của công thương nghiệp luôn là yếu tố nổi bật trong nền kinh tế ở đây. Đối
với ngoại thành, do tập trung nhiều đất đai nên nông nghiệp ln ln đóng
vai trị chủ đạo. Lúc mới giải phóng, khi Ủy ban Hành chính chưa được thành
lập, ngoại thành Hà Nội gồm phần lớn các xã ở hai huyện: Từ Liêm, Thanh Trì
và mấy xã bên kia cầu Long Biên của huyện Gia Lâm. Ngoại thành Hà Nội
chia làm hai khu vực, lấy Đê La Thành làm giới hạn ven nội chỉ chiếm 1,5 ha

đất đai. Ruộng đất ngoại thành ít, lúc mới giải phóng có 10.394 ha, trong đó có
9.521 ha đất trồng trọt, bình qn chỉ có hai sào 0.2 thước một nhân khẩu. Theo
số liệu của UBHC Hà Nội, khi mới giải phóng, Hà Nội có 1097 ha ruộng đất bị
bỏ hoang, năng suất lúa thấp, bình quân đạt 7.4 tạ/hecta [119, tr.10].
Ở Vùng đất bãi, vùng ít ruộng, nạn đói diễn ra liên tiếp và hậu quả hết
sức nặng nề.
Trước ngày giải phóng, sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đã
phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, chuyên canh. Nhiều vùng sản
xuất đã mang tính chất sản xuất hàng hóa. Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, đã có sự
phân cơng lao động nội bộ trong từng ngành, kinh doanh trong từng gia đình.
Sản xuất nơng nghiệp phân ra các vùng rõ rệt:
Vùng sản xuất rau và trồng hoa;
Vùng trồng lúa;

25

TIEU LUAN MOI download :


×