Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hai tấn bi kịch tinh thần của Hộ - người tri thức nghèo trong xã hội trong truyện ngắn "Đời Thừa"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.24 KB, 3 trang )

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn.
Phân tích hai tấn bi kịch tinh thần của Hộ - người trí thức nghèo trong xã hội
cũ, từ đó chỉ ra tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao.
Bài Làm
Giới thiệu khái quát về Nam Cao, truyện ngắn “Đời thừa” và bi kịch tinh thần
của Hộ.
Nam Cao (1917 – 1951) là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới
mẻ và phong phú.
Là một nhà văn kiêm giáo khổ trường tư, ông am hiểu khá tường tận cuộc sống của tầng
lớp trí thức tiểu tư sản nghèo. Vì vậy, viết về tầng lớp này, ông đã khám phá ra nhiều tấn bi kịch
tinh thần có tầm cỡ thời đại. Một trong những bi kịch đó là người trí thức khao khát làm một sự
nghiệp tinh thần cao cả để nâng cao ý nghĩa giá trị sự sống của con người nhưng kết cục bị cuộc
sống tàn nhẫn đẩy vào kiếp “Đời thừa” coi trọng và muốn sống theo nguyên tắc tình thường,
nhưng chính mình lại vi phạm lẽ sống cao đẹp đó. Nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa”
(1943) được Nam Cao miêu tả một cách chân thực, cảm động là hiện thân của hai tấn bi kịch nói
trên.
*Phân tích những tấn bi kịch tinh thần của Hộ và cũng là của tầng lớp trí thức
nghèo trong xã hội cũ.
A. Giải thích khái niệm:
Bi kịch hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ triền miên về tinh thần không có gì
giải thoát được.Nhưng theo văn học, bi kịch chỉ xảy ra khi có sự xung đột giữa khát vọng, hoài
bão, lý tưởng chân chính với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho phép cá nhân thực hiện
hoài bão, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, sống trong dằn vặt, đau đớn, thậm chí dẫn đến
cái chết thảm thương.
B Bi kịch tinh thần của Hộ thể hiện ở các mặt sau:
1. Bi kịch trong sự nghiệp: vỡ mộng
Hộ là một nhà văn có tài năng, có khát vọng hoài bão lớn lao và lương tâm cao cả. Anh
muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng sự sáng tạo nghệ thuật có ích cho xã hội. Với Hộ,
văn chương là trên hết “đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng… Hắn
muốn vun xới tài năng cho ngày càng nảy nở”. Cả đời mình, Hộ phấn đấu cho một sự nghiệp
văn chương chân chính có ích cho mọi người bởi những tác phẩm giàu tính sáng tạo “biết đào


sâu, khám phá, khơi những nguồn chưa ai khơi”… và mang nội dung nhân đạo thấm thía “tình
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn.
thương, lòng bác ái, sự công bằng. Nó làm cho người gần người hơn”. Không những thế, Hộ
còn hy vọng tác phẩm của mình sẽ đạt tới đỉnh cao vinh quang “ăn giải Nôben và dịch ra mọi
thứ tiếng trên toàn cầu”. Nhưng những ý nghĩ ấy không chứng tỏ Hộ là con người hám danh mà
chỉ chứng tỏ anh là nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có lý tưởng cao đẹp. Hộ muốn khẳng định cá
nhân mình trước cuộc đời, muốn cống hiến tài năng tận độ cho xã hội, không bằng lòng với cuộc
sống tầm thường vô danh, vô nghĩa.
Nhưng cuộc sống tàn nhẫn với những lo toan vặt vãnh hằng ngày:
“Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ”
(Xuân Diệu)
đã phá vỡ giấc mộng đẹp của Hộ. Vì phải kiếm được nhiều tiền để nuôi sống gia đình, thuốc
thang cho vợ con, Hộ không được viết một cách thận trọng, yêu cầu nghiêm ngặt của nghệ thuật
chân chính mà phải viết một cách vội vàng, cẩu thả, phải chạy theo một thứ văn chương tầm
thường, vô vị, nhạt nhẽo. Là một nhà văn chân chính, giàu tài năng, Hộ ý thức được điều đó.
Anh tự thấy xấu hổ và “tự lên án mình như một thằng khốn nạn… Hắn chính là một kẻ bất
lương… là đê tiện… là một kẻ vô ích, một người thừa…” Nhưng vẫn không thể nào khác được…
Hộ tự day dứt đau khổ mãi. (Hộ cảm thấy mình phải sống cuộc “Đời thừa”).
2. Bi kịch trong gia đình: bi kịch tự mình chà đạp lên lẽ sống tình thương, nhân cách
làm người.
Hộ coi trọng và muốn sống theo nguyên tắc tình thương nhưng lại vi phạm lẽ sống cao
đẹp ấy, để rồi ăn năn, sám hối. Hộ cưu mang Từ “nhận Từ làm vợ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ,
đứng ra làm ma cho mẹ Từ”. Hộ đã có những lúc nghĩ đến chuyện gỡ bỏ những sợi dây ràng
buộc tình thương để theo đuổi giấc mộng văn chương. Trong cơn khủng khoảng, bế tắc muốn
được giải thoát, Hộ đã nghĩ đến câu nói của một nhà triết học sặc mùi phát xít: “Phải biết ác,
biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” nhưng rồi Hộ đã phản đối lại triết lý, sức mạnh đó để đi
theo triết lý sống tình thương đầy nhân bản của mình: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ
khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Như vậy

đối với Hộ (cũng là với Nam Cao), tình thương yêu, lòng nhân ái là tiêu chuẩn cao nhất quyết
định tư cách làm người.
C. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.
a/ Phát hiện và phân tích sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của Hộ, Nam Cao đã tố cáo cái xã
hội đầy đoạ con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ làm chết mòn đời sống tinh
thần, lẽ sống, nhân cách cao đẹp của con người.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn.
b/ Trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, nằm
bên bờ vực của sự tha hoá, Nam Cao vẫn dứt khoát không chấp nhận cái ác, vẫn kiên định giữ
vững nguyên tắc tình thương của mình, quyết không bỏ lòng thương. Những giọt nước mắt đầy
xót thương chảy dài cuối tác phẩm đã cho ta thấy điều đó.
c/ Trước Cách mạng, Nam Cao thuộc thế hệ nhà văn lãng mạn, từ thế hệ 30 – 45 họ đã
thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Với “Đời
thừa”, Nam Cao đã đồng tình với khát vọng được cống hiến được sáng tạo của người nghệ sĩ
chân chính. Qua tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ, Nam Cao thể hiện khát vọng của con
người vươn tới một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, được phát huy cao độ khả năng tiềm tàng chứa
đựng trong mỗi con người. Nam Cao bênh vực con người, đặt niềm tin vào con người và lên án
hoàn cảnh xã hội tàn nhẫn đã đẩy con người vào những bi kịch vỡ mộng (“Đời thừa”, “Sống
mòn”) hoặc vào những trạng thái phi nhân tính (“Chí Phèo”), từ đó vút lên tiếng kêu khẩn thiết:
“Hãy tiêu giệt hoàn cảnh xã hội đen tối, bất công, phi nhân tính đương thời” thì mới chấm dứt
được những bi kịch đau đớn nói trên.
Tóm lại, tư tưởng nhân đạo thấm đượm trong sáng tác của Nam Cao. Ở đây, một mặt nhà
văn kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác lại có thêm những nét sâu sắc, mới mẻ.
Nam Cao xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo, chủ nghĩa lớn.
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn: Hocmai.vn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3

×