Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.44 KB, 2 trang )
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Tây tiến – Quang Dũng
Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều hôm ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên Độc Mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Ngữ văn 12, tập 1, tr.89)
Đáp án - Hướng dẫn làm bài
I. Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ “Tây Tiến” và vị trí đoạn
trích
1. “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và thơ ca thời kì kháng chiến chống
Pháp. Cả bài thơ được viết trong sự hồi tưởng, trong nỗi nhớ da diết “chơi vơi”. Hai đoạn thơ
bình giảng ở đây nằm ở giữa bài thơ cũng là sự hồi tưởng của tác giả.
2. Cảnh núi rừng hoang vu, hiểm trở dữ dội (ở phần 1) lùi dần rồi khuất hẳn để bất ngờ
hiện ra vẻ mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của Tây Bắc. Những nét vẽ bạo, khỏe, gân guốc ở đoạn
thơ đầu, đến phần này được thay bằng những nét mềm mai, uyển chuyển, tinh tế. Và ngòi bút tài
hoa của Quang Dũng cũng được bộc lộ rõ nhất ở hai đoạn thơ này.
II. Bốn câu đầu” Cảnh một đêm liên hoan”
1. Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng thường dễ có cảm hứng trước những gì có màu sắc
bí ẩn của cái gọi là xứ lạ, phương xa. Qua hình tượng thơ, dường như có một cái gì ngơ ngác (kìa
em) đầy vui sướng và cảm mến trước trang phục và nghệ thuật vũ đạo độc đáo, có màu sắc xứ lạ
(man điệu), vừa dịu dàng vừa tình tứ (nàng e ấp) của cô gái núi rừng Tây Bắc, dưới ánh sáng
“bừng lên” của lửa đuốc liên hoan.
2. Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến
góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo tạo thành một bức
tranh vừa đa dạng về đường nét, vừa phong phú về màu sắc, âm thanh.