Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.21 KB, 2 trang )
Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc đảm bảo môn Ng văn.
Đề bi: Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đáp án – Hướng dẫn lm bi
Sinh thời, Bác Hồ không tự nhận mình là nhà văn “Ngâm thơ ta vốn không ham”, mà
người chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc đó là “Tổ quốc ta được độc lập, nhân dân ta
được tự do và đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Bác Hồ là người
bạn lớn của văn nghệ. Người nhận thức được sức mạnh kì diệu của văn nghệ và vai trò to lớn của
nó “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Vốn là
một người có năng khiếu đặc biệt về văn chương, đời sống tâm hồn cao đẹp, cuộc đời từng trải,
Bác Hồ đã sáng tạo được một sự nghiệp văn chương phong phú về thể loại, đa dạng về phong
cách, sâu sắc về tư tưởng, đọc đáo về nghệ thuật. Người trở thành một nghệ sĩ lớn. Người có ý
thức và am hiểu sâu sắc về quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ từ phương diện tư
tưởng, chính trị đến hình thức nghệ thuật. Điều đó trước hết được biểu hiện trực tiếp trong quan
điểm sáng tác văn chương của người.
1. Trong bài thơ “Cảm hứng đọc Thiên gia thi”, một bài thơ có ý nghĩa tổng kết tập thơ
“Nhật kí trong tù”, Bác Hồ đã viết:
“Thơ xưa thường chuộng cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Chất thép ở đây chính là nội dung cách mạng, tính chất chiến đấu của thơ ca. Thơ ca
không chỉ giải thích, mô tả hiện thực mà còn có tác dụng cải tạo hiện thực; còn nhà thơ phải biết
tích cực tham gia vào sự nghiệp chiến đấu giành độc lập tự do và xây dựng cuộc sống mới của
nhân dân.
Quan điểm văn nghệ trên đây là sự kế tục và phát triển quan điểm thơ “chuyên chú ở con
người” như Nguyễn Văn Siêu đã nói và tinh thần “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của
Nguyễn Đình Chiểu và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. Sau này trong những
năm kháng chiến chống thực dân Pháp, qua bức thư gửi cho các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa
năm 1951, Người khẳng định “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy”. Lời dạy của Bác đã nhấn mạnh vai trò, chức năng của văn nghệ và sứ mệnh
của người nghệ sĩ mới. Văn nghệ đã trở thành một mặt trận giống các mặt trận khác: quân sự,