Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

hoạt động kế toán giao dịch ngân hàng vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 37 trang )




KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên đề tài
HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TÔ THỊ TÚ TRANG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN PHƯƠNG THU




Tháng 3/2013

KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên đề tài
HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

Tên đơn vị thực tập:


Phòng Kế toán giao dịch
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TPHCM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thu
Lớp: TC1011
Giảng viên hướng dẫn: Cô Tô Thị Tú Trang
Ngày nộp báo cáo: 6/3/2013
Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 1

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP













Ngày………tháng…….năm
Kí tên





Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN












Ngày………tháng…….năm
Kí tên


Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 3

TRÍCH YẾU
Trải qua bảy tuần thực tập nhận thức tại Phòng Kế toán Giao dịch- Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh TP HCM đã đem đến cho tôi nhiều trải
nghiệm thực tế. Với mong muốn đem đến đôi nét định hình về công việc của một nhân

viên kế toán giao dịch và những chia sẻ thực tế về những khó khăn, kinh nghiệm trong
quá trình cọ sát với môi trường làm việc năng động của một ngân hàng chính là động
lực để tôi hoàn thành báo cáo thực tập này. Dựa vào những gì quan sát, học hỏi, nhận
xét và thực hành đã giúp tôi phần nào hình dung được công việc, cách sống, cách làm
của một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp, giúp tôi định hình được những nỗ lực cần
cố gắng trong những năm cuối để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Bên cạnh những
ghi chép của bản thân, nguồn tài liệu chuyên ngành từ Internet cũng là tư liệu hữu ích
để tôi nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập nhận thức.













Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 4

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
TRÍCH YẾU 3
MỤC LỤC 4

LỜI CẢM ƠN 6
NHẬP ĐỀ 7
1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK 8
1.1 Sơ nét về Vietcombank 8
1.2. Lịch sử hình thành và một số thành tựu đạt được 9
1.2.1. Lịch sử hình thành 9
1.2.2. Một số thành tựu tiêu biểu 10
1.3. Một số hoạt động hợp tác 13
1.4. Nhìn lại chặng đường phát triển 14
1.5. Chiến lược phát triển dài hạn 15
2. Vietcombank Chi nhánh TPHCM 15
3. Phòng Kế toán giao dịch - Chi nhánh TPHCM 17
3.1. Chức năng của Phòng Kế toán giao dịch 17
3.2. Cơ cấu nhân sự tại phòng Kế toán giao dịch 18
3.3. Hoạt động giao dịch tại phòng Kế toán giao dịch 19
3.3.1. Thực hiện giao dịch và xử lý chứng từ 19
Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 5

3.3.2. Một số nghiêp vụ tại phòng kế toán giao dịch qua quan sát và tìm hiểu 22
NHẬN XÉT BẢN THÂN 32
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35















Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 6

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới ĐH Hoa Sen đã đem đến cho sinh viên chúng
tôi một kì thực tập hữu ích, làm nền tảng cho chúng tôi được kiến tập những công việc
thực tế và cọ sát với môi trường làm việc sau này. Từ đó có những nỗ lực cần thiết để đạt
được một vị trí công việc trong tương lai.
Tiếp đến, tôi xin đặc biệt cảm ơn đơn vị thực tập - Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam, chi nhánh TP HCM; chị Lê Thị Hòa Bình, phó phòng Phòng Kế toán
Giao dịch và toàn thể anh chị nhân viên trong phòng đã tận tình hướng dẫn và tạo một
môi trường làm việc thân thiện, thoải mái để tôi được học hỏi những kiến thức cần thiết.
Tôi cũng vô cùng biết ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, kịp thời và đầy đủ từ phía giảng
viên hướng dẫn của chúng tôi: cô Tô Thị Tú Trang.
Trân trọng!












Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 7

NHẬP ĐỀ
Thực tập nhận thức giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong quá trình sớm tiếp cận
với doanh nghiệp và môi trường làm việc, giúp sinh viên vừa tích lũy thêm kinh nghiệm
thực tế vừa củng cố, đem những kiến thức sách vở vào thực hành. Hiểu được ý nghĩa của
kỳ thực tập nhận thức mà ĐH Hoa Sen đem đến cho sinh viên, bản thân tôi luôn tự nhắc
nhở phải học hỏi, tiếp thu và rèn luyện những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp để
hoàn thiện kiến thức và tinh thần làm việc cho đúng với phong cách của một nhân viên
ngân hàng chuyên nghiệp. Để thực hiện được điều đó, tôi đã đặt ra những mục tiêu cụ thể
cho bản thân:
 Tiếp cận một cách sâu sát với công việc
 Liên hệ và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
 Cải thiện những kỹ năng mềm như: kỹ năng văn phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc nhóm, khả năng thích nghi với môi trường mới một cách nhanh chóng…
Trải qua đợt thực tập, tôi đã phần nào đạt được những mục tiêu nêu trên, tích lũy
được những kinh cần thiết và nhận ra những điều bản thân còn thiếu sót để tích cực cải
thiện hơn trong thời gian sắp tới.







Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 8

1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
1.1 Sơ nét về Vietcombank
 Tên Ngân hàng

 Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam
 Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign
Trade of Vietnam
 Tên giao dịch: Vietcombank
 Tên viết tắt: VCB

 Địa chỉ trụ sở chính: số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà
Nội, Việt Nam

 Điện thoại: (84-4) 9343137
Fax: (84-4) 8251322; 8241395; 9360049
E-mail:
Website:

 Ngành nghề kinh doanh

 Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh ngân hàng.
 Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh:

 Huy động vốn:

 nhận tiền gửi
 phát hành giấy tờ có giá
 vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và của tổ chức tín dụng
nước ngoài
 vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp
vốn
 Hoạt động tín dụng:
 cho vay
 chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
 bảo lãnh
Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 9

 cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước

 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

 mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tại các tổ chức tín
dụng khác
 mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước
 cung ứng các phương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh
toán trong nước và quốc tế
 thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
 thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy
định
 thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
 tổ chức thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân
hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải

được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

 Ngoài ra Vietcombank còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử như:
Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking và nhiều tiện ích khác.

 Vốn điều lệ: Tính đến ngày 22/3/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương (Vietcombank) là 23.174.170.760.000 đồng (trên 1 tỷ USD).
1.2. Lịch sử hình thành và một số thành tựu đạt được
1.2.1. Lịch sử hình thành
 01/4/1963: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức
đi vào hoạt động với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam).

 14/11/1990: Ngân hàng Ngoại thương chính thức chuyển từ một ngân hàng
chuyên kinh doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một
NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày
14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 10

 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành
lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993
của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng
công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của
Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet
Nam, tên viết tắt là Vietcombank.


 02/6/2008 : Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa
chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá và chính thức hoạt động với tư cách là
một Ngân hàng TMCP
 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được
niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
1.2.2. Một số thành tựu tiêu biểu
 1993: Ngân hàng Ngoại thương được Nhà nước trao tặng huân chương Lao
động hạng Nhì.

 1995: Ngân hàng Ngoại thương được Tạp chí Asia Money – Tạp chí Tiền tệ
uy tín của Châu Á - bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam

 2003:
 Vietcombank được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba
 Được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam
 Sản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank là sản phẩm ngân hàng duy
nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".
 2004: Vietcombank được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.

 2005:
 Vietcombank là ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng Sao Khuê (Giải
thưởng do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức
dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu
chính Viễn thông.

 Vietcombank chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ
thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng
Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang


SVTH: Nguyễn Phương Thu 11

lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm
1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc.

 2006:

 Tổng Giám đốc Vietcombank nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng
châu Á tiêu biểu".
 Vietcombank vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình
sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam
 Tổng Giám đốc Vietcombank được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á.
 Vietcombank - lần thứ 3 liên tiếp - được trao tặng giải thưởng Thương hiệu
mạnh Việt Nam. Đặc biệt, thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten
thương hiệu mạnh nhất trong số 98 thương hiệu đạt giải.

 2007: Vietcom,bank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối
cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn

 2008
 07/2008, Vietcombank nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất tại
Việt Nam năm 2008. Đây là Giải thưởng thường niên được bình chọn bởi
Asiamoney và năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa vào
danh sách bình chọn với 01 giải thưởng duy nhất cho danh hiệu này

 8/2008, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền mặt tốt
nhất tại Việt Nam năm 2008” do các doanh nghiệp bình chọn thông qua tạp
chí Asiamoney.


 2009
 7/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam
về Tài trợ thương mại năm 2009 do độc giả tạp chí Trade Finance
Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt
Nam lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng này.

 9/2009, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan
trọng trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và giao dịch
điện tử.

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 12

 2010
 01/2010, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại
uy tín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank
- được trao giải thưởng “Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu năm
2009”.

 7/2010, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp cung
cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí
Trade Finance trao tặng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietcombank (đại diện
duy nhất của Việt Nam) nhận được giải thưởng này.

 2011
 7/4/2011: Vietcombank được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế
giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao
tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài

trợ thương mại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance Bank,
VietNam) và giải thưởng “Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The Asian
Banker Talent and Leadership Development Award). Ông Phạm Quang
Dũng – Phó Tổng giám đốc Vietcombank - cũng đã vinh dự nhận giải
thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân hàng trẻ và triển vọng năm 2011” khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương (The Asian Banker Promising Young Banker
Award, 2011)

 10/4/2011: Vietcombank được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu
mạnh Việt Nam 2011”. Đây là năm thứ 9 liên tiếp Vietcombank nhận danh
hiệu này.

 2012
 05/07/2012, Tạp chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải thưởng
“Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam
năm 2012” (Best Vietnamese Trade Bank in 2012). Vietcombank là đại
diện duy nhất của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp nhận được giải thưởng này
(2008 - 2012).

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 13

1.3. Một số hoạt động hợp tác
 1993: NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First Vina
Bank, nay là ShinhanVina Bank.
 1994:Thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT (Công ty Quản
lý Nợ và Khai thác Tài sản).

 1996: Thành lập VPĐD tại Paris (Pháp) và tại Moscow (Cộng hòa Liên bang

Nga)

 1997
 Khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tác
Singapore
 Thành lập VPĐD tại Singapore

 1998 Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS

 2002
 Thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing
 Thành lập VPĐD tại Singapore

 2005
 Góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán –
VCBF
 Thành lập VPĐD tại Singapore

 2007
 1/2007, Vietcombank và NHTMCP Sea Bank ký kết Hợp đồng với đối tác
Cardif thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank – Cardif
(VCLI).

 2009
 11/06/2009, chính thức khai trương hoạt động công ty TNHH Bảo hiểm
Nhân thọ Vietcombank – Cardif.

 2011
 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến
lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 14

đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15%
vốn cổ phần.
1.4. Nhìn lại chặng đường phát triển
 Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng
góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt
vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển
kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng
đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

 Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày
nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho
khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại
quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn,
tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại kinh doanh
ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

 Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ
cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB
Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng
bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán
không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

 Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 12.500
cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại

diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1
Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công
ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại
Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát
triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp
nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ
trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ.

 Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén
với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank
Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 15

luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của
hơn 6 triệu khách hàng cá nhân

1.5. Chiến lược phát triển dài hạn
 Phát triển công nghệ Ngân hàng hiện đại.
 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngân hàng như
 Tư vấn
 Môi giới,
 Kinh doanh chứng khoán,
 Quản lý quỹ đầu tư dịch vụ bảo hiểm
 Các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác bao gồm cả bất động sản
thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài.
 Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực của Vietcombank trong hệ thống
các ngân hàng Việt Nam.


2. Vietcombank Chi nhánh TPHCM
 Địa chỉ

 Số 10 Võ Văn Kiệt, Quận 1
 Tòa nhà Havana - 132 Hàm Nghi, Quận 1

 Trong số các chi nhánh của Vietcombank, Vietcombank Chi nhánh TPHCM
(Vietcombank HCM) – thành lập ngày 01-11-1976 được xem là chi nhánh ngân
hàng có quy mô lớn nhất tại TP.HCM. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên
tục tăng lên trong các năm qua. Vietcombank HCM còn là trung tâm về thanh
toán quốc tế, đầu mối về kinh doanh ngoại tệ và là một trong những ngân hàng
hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư tín dụng, bảo lãnh, thanh toán hối đoái,
nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán thẻ…trên địa bàn TP.HCM

 Mô hình tổ chức Vietcombank Chi nhánh TPHCM

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 16






















Thanh toán xuất khẩu
Thanh toán nhập khẩu
Kinh doanh ngoại tệ
Ngân quỹ
Kinh doanh dich vụ thẻ
Giao dịch Hàm Nghi
Ngân quỹ
Khách hàng thể nhân
Phòng khách hàng
Kế toán giao dich
Công nợ và khai thác TS
Ngân quỹ
Vi tính
Quản lý dịch vụ ATM
Hành chính quản trị
Đầu tư dự án
Quản lý nợ
Bảo lãnh
Ngân quỹ
Kinh doanh ngoại tệ

Kế toán vốn
Kế toán tài chính
Nghiên cứu tổng hợp
Dịch vụ thể nhân
Các phòng giao dịch
Hối đoái
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 17

3. Phòng Kế toán giao dịch - Chi nhánh TPHCM
3.1. Chức năng của Phòng Kế toán giao dịch

 Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu, tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng


 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tiền mặt (VNĐ, ngoại tệ) và
giao dịch tài khoản với khách hàng đồng thời xử lý các chứng từ kế toán, thu –
chi đúng quy định

 Hạch toán các chứng từ liên quan phát sinh trong ngày

 Cung cấp các dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch
vụ một cách tiện ích và có hiệu quả.

 Tư vấn, giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho
phép

 Phòng kế toán giao dịch Vietcombank – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là
bộ phận đáp ứng dịch vụ cho các khách hàng là khách hàng tổ chức muốn thực
hiện các giao dịch tài khoản của Vietcombank.


Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 18


3.2. Cơ cấu nhân sự tại phòng Kế toán giao dịch



















Giao dịch tài khoản
Sổ phụ
Giao nhận chứng từ
Nhận báo cáo có
online
Bộ phận ủy nhiệm
thu
Mở tài khoản công ty
trong nước
Mở tài khoản công ty
liên doanh
Thanh toán lương
qua tài khoản
Chi séc
PHÓ PHÒNG
PHÓ PHÒNG

TRƯỞNG

PHÒNG
PHÓ PHÒNG

PHÓ PHÒNG

KIỂM SOÁT
VIÊN
KIỂM SOÁT
VIÊN

KIỂM SOÁT
VIÊN

KIỂM SOÁT
VIÊN

CÁC BỘ PHẬN
Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 19

3.3. Hoạt động giao dịch tại phòng Kế toán giao dịch
3.3.1. Thực hiện giao dịch và xử lý chứng từ
 Hạch toán

 Các giao dịch từ tài khoản khách hàng như: chuyển tiền đi, nhận tiền đến đều
được các giao dịch viên hạch toán bằng phần mềm kế toán ngân hàng và có
chứng từ ghi nhận các giao dịch này

- Một giao dịch chuyển tiền đi sẽ được hạch toán ghi Nợ vào tài khoản

khách hàng và ghi Có vào tài khoản đơn vị nhận tiền
- Một giao dịch nhận tiền đến sẽ được hạch toán ghi Có vào tài khoản
khách hàng và ghi Nợ vào tài khoản đơn vị nhận tiền

 Chứng từ tại Vietcombank có nhiều loại tùy thuộc vào địa điểm và hình thức
thực hiện giao dịch
Ví dụ: Các loại chứng từ như
- IBT-D: thực hiện hạch toán trên chứng từ này khi giao dịch diễn ra
trong hệ thống Vietcombank, cụ thể là giao dịch chuyển tiền được thực
hiện tại chi nhánh Vietcombank TPHCM 132 Hàm Nghi theo ủy nhiệm
chi đến tài khoản của đơn vị nhận tiền tại các phòng giao dich
Vietcombank trong thành phố

- IBT-C: tương tự như IBT-D, IBT-C cũng được hạch toán khi giao dịch
diễn ra trong hệ thống Vietcombank, nhưng là giao dịch chuyển tiền từ
các phòng giao dich Vietcombank trong thành phố đến Vietcombank chi
nhánh TPHCM 132 Hàm Nghi

- Phiếu hạch toán – posting slip: đây là chứng từ hoạch toán những giao
dịch được thực hiện trực tiếp tại bộ phận giao dịch tài khoản
Vietcombank chi nhánh TPHCM 132 Hàm Nghi

- Phiếu hạch toán theo mẫu EB-HT: là chứng từ ghi nhận các giao dịch
online của khách hàng tổ chức thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử
của Vietcombank

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 20


- Giấy báo có – Credit advice: thực hiện hạch toán với những tài khoản
chuyển tiền từ các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
như: Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương,…

 Xử lý chứng từ

 Phân loại chứng từ

- Chứng từ giao dịch trong ngày theo các mẫu IBT-D, IBT-C, EB-HT sẽ
được in vào sáng ngày hôm sau. Trên các chứng từ sẽ có một cột ghi mã
Acc.Keeper. Đây là mã của giao dịch viên quản lý tài khoản khách
hàng. Mỗi giao dịch viên sẽ có khoảng hai mã Acc.Keeper. Tài khoản
của khách hàng nào diễn ra giao dịch thì giao dịch viên quản lý tài
khoản đó có trách nhiệm thu thập chứng từ và giao lại cho khách hàng
khi có yêu cầu.

 Công việc của sinh viên thực tâp:

- Phân loại các chứng từ trên theo mã Acc.Keeper và giao lại cho mỗi
giao dịch viên để thực hiện các công đoạn sau.

 Nhận xét:

- Đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn vì giao dịch phát sinh và chứng từ
hạch toán tương đối nhiều. Đây chỉ là môt công đoạn nhỏ trong quá
trình xử lý chứng từ nên sinh viên phải học cách làm nhanh, gọn nhưng
vẫn chính xác, không gây mất thời gian và không gian tại nơi thực tập,
đảm bảo chứng từ không bị thất lạc trong quá trình phân loại.

 Lưu chứng từ vào sổ phụ


 Sổ phụ là sổ hạch toán chi tiết các giao dịch của khách hàng trong một
ngày. Sổ phụ mỗi ngày được in một lần và được in theo trình tự mã
Acc.Keeper trên một dây giấy A4

 Công việc của sinh viên thực tập:

- Việc đầu tiên là phải chia sổ phụ theo mã Acc.Keeper

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 21

- Tiếp theo là xé sổ theo kích thước bằng nửa tờ giấy A4 theo số thứ tự
được đánh dấu trên đầu mỗi trang sổ phụ từ nhỏ tới lớn

 Nhận xét: Phòng kế toán là nơi làm việc với rất nhiều loại giấy tờ khác
nhau, đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng văn phòng thuần thục. Việc làm
quen với sổ phụ không chỉ giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng văn phòng mà
còn cải thiện được sự nhanh nhẹn trong tác phong làm việc. Tuy ban đầu
việc xé sổ đem đến những khó khăn như làm rách sổ, không nhớ thao tác
sắp xếp dẫn đến nhầm thứ tự nhưng được sự hướng dẫn của các chị mà kỹ
năng văn phòng ngày càng hoàn thiện hơn.

 Chấm sổ phụ

 Công việc của sinh viên thực tập

- Sau khi đã hoàn thành hai công đoạn: phân loại chứng từ và xé sổ
phụ. Tiếp đến là lưu những chứng từ giao dịch kèm theo sổ hạch

toán chi tiết. Các chứng từ sẽ được lưu kèm với từng trang sổ hạch
toán chi tiết tương ứng với số tiền thể hiện trên sổ. Một trang sổ
hạch toán sẽ thể hiện nhiều khoản tiền giao dịch khách nhau và được
liệt kê theo thứ tự lớn dần.

- Nếu khoản mục nào không kịp cập nhật chứng từ kèm theo thì sẽ
tiến hành in giấy báo nợ hoặc giấy báo có tạm thời bằng phần mềm
kế toán có sẵn.

- Sổ phụ sau khi được chấm xong sẽ được giao lại cho khách hàng khi
có yêu cầu.

 Nhận xét

- Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung để tránh gây ra các sai sót
như: thất lạc chứng từ, lưu sổ phụ sai với chứng từ giao dịch. Làm
quen với công việc chấm sổ phụ rèn luyện cho sinh viên đức tính cẩn
thận trong làm việc – một đức tính quan trọng với những ai đi theo
con đường tài chính. Hơn nữa, việc tiến hành in giấy báo nợ hoặc
giấy báo có tạm thời bằng phần mềm kế toán có sẵn giúp sinh viên
làm quen với những phần mềm ứng dụng trong công việc.

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 22

 Lưu trữ số phụ:

 Công việc của sinh viên thực tập:


- Sổ phụ sau khi được chấm xong sẽ được được sắp xếp theo thứ tự mã
CIF- mã khách hàng. Thứ tự mã sẽ theo trình tự từ nhỏ tới lớn

- Công việc này được thực hiện nhằm mục đích lưu trữ chứng từ một
cách an toàn, khi có những yêu cầu phát sinh từ phía khách hàng có thể
quản lý và tìm kiếm một cách dễ dàng

 Nhận xét: Phòng Kế toán giao dịch có khoảng trên 6000 công ty, như vậy
mã số lượng mã CIF là tương đối lớn. Để làm được công việc này đòi hỏi
người thực hiện phải tập trung, nhanh tay nhanh mắt, làm quen với những
con số một cách chính xác và thận trọng để không bị mắc những sai sót
trong quá trình làm việc
3.3.2. Một số nghiêp vụ tại phòng kế toán giao dịch qua quan
sát và tìm hiểu
 In sao kê tài khoản khách hàng

 Khi khách hàng có yêu cầu, Vietcombank sẽ tiến hành in sao kê những giao
dịch đã thực hiện để khách hàng tiện theo dõi các giao dịch diễn ra trong tài
khoản của mình

 Bản sao kê thường gồm những thông tin như:
- Ngày giao dịch
- Tài khoản nợ
- Tài khoản có
- Phát sinh nợ
- Phát sinh có
- Số dư
- Diễn giải

 Dịch vụ sao kê tài khoản của Vietcombank được thực hiện miễn phí một

lần một tháng đối với tài khoản VND và tài khoản ngoại tệ

Hoạt động Kế toán giao dịch GVHD: Tô Thị Tú Trang

SVTH: Nguyễn Phương Thu 23

 Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu đột xuất về sao kê tài khoản thì
phí dịch vụ sẽ được thảo thuận:

- Sao kê các giao dịch phát sinh trong vòng 12 tháng kể từ ngày yêu
cầu
 Đối với tài khoản VND : tối thiểu 30.000 VND/lần
 Đối với tài khoản ngoại tệ: Tối thiểu 2 USD/lần
- Sao kê các giao dịch phát sinh trên 12 tháng kể từ ngày yêu cầu
 Đối với tài khoản VND : tối thiểu 50.000 VND/lần
 Đối với tài khoản ngoại tệ: Tối thiểu 5 USD/lần
 Ủy nhiệm chi

 Định nghĩa: là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán
theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài
khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho
người thụ hưởng.

 Quy trình hạch toán:

- Công ty có nhu cầu chi trả tiền cho công ty đối sẽ đến Vietcombank đề
nghị ngân hàng thực hiện ủy nhiệm chi để thanh toán số tiền theo nhu
cầu bằng cách trích tài khoản của công ty tại ngân hàng

- Trường hợp hai công ty có tài khoản tại cùng ngân hàng thì ngân hàng

ghi Có vào tài khoản bên bán và gửi giấy báo có

- Trường hợp hai công ty có tài khoản khác hệ thống thì thực hiện chuyển
tiền đi thông qua hệ thống liên ngân hàng, ngân hàng bạn sẽ thực hiện
hạch toán báo có vào tài khoản người thụ hưởng




×