Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.32 KB, 2 trang )
Phòng bệnh cho cá nuôi mùa lũ
- Lũ về không chỉ mang lại cho cá nuôi nguồn thức ăn dồi dào mà còn có thể mang theo
cả mầm bệnh. Vì vậy, phòng ngừa tốt bệnh cho cá nuôi sẽ giúp mang lại hiệu quả cao
hơn.
Phòng bệnh chung
Sau mỗi lần thay nước cần xử lý nước bằng vôi với liều lượng 3 - 5 kg/m3 để làm trong
nước. Diệt mầm bệnh bằng hóa chất như Iốt hoặc đồng sulfat với liều lượng 0,5g/m3;
formalin 25 ml/m3. Dùng Zeolite để lắng các chất lơ lửng và xử lý khí độc với liều lượng
20 kg/1.000m2.
Đối với nuôi cá trong vèo, lồng, đăng… có thể treo túi vôi, chlorine ở đầu nguồn nước để
phòng và ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập. Trong quá trình chăm sóc cần bổ sung
Vitamin C, khoáng chất, thậm chí là thuốc phòng bệnh để tăng sức đề kháng cho cá.
Đối với những lồng bè nuôi cần phải gia cố chắc chắn, kiểm tra lồng bè thường xuyên
nhằm hạn chế thất thoát cá nuôi. Lồng nuôi không quản lý được nguồn nước nhưng có
thể giảm bớt được lượng phù sa, rác thải trôi vào bè bằng cách trồng bèo, cỏ thủy sinh ở
đầu bè nuôi.
Trị một số loại bệnh
Bệnh do ký sinh trùng: Do ký sinh trùng thường ký sinh trên toàn bộ cơ thể cá nên người
nuôi dễ phát hiện ra với những biểu hiện như: cá bơi lội bất thường, thích cọ mình vào bờ
hoặc cây cỏ trên thân xuất hiện các ký sinh trùng bám.
Khi cá bị mắc bệnh do trùng mỏ neo, trùng bánh xe có thể dùng cành và lá xoan bó thành
từng bó ngâm trong ao hoặc đầu nguồn nước với lượng 100 - 200 kg/1.000m2 ao. Cách
làm này vừa hiệu quả lại vừa kinh tế. Hoặc sử dụng formol với liều lượng 25 ml/m3 tắm
cho cá liên tục 2 - 3 ngày (1 lần/ngày).
Đối với bệnh rận cá, dùng Iốt với liều lượng 2 g/m3, tắm cho cá liên tục từ 3 - 5 ngày,
đồng thời dùng Oxytetracylin với liều lượng 5 g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong vòng
1 tuần.
Bệnh do vi khuẩn: Cá bị nhiễm ký sinh trùng có thể làm cho vi khuẩn có cơ hội tấn công
cá hoặc vi khuẩn tấn công trực tiếp cá nuôi gây ra các bệnh như xuất huyết, lở loét, mòn,