Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

(LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THU HƯƠNG

NGÃ BA ĐỒNG LỘC - QUYẾT CHIẾN
ĐIỂM TRÊN MẶT TRẬN GIAO THÔNG
VẬN TẢI TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH
PHÁ HOẠI
LẦN THỨ NHẤT (1965 - 1968)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2008

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...........................................................................................

1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM GIAO
THÔNG VẬN TẢI Ở KHU 4 VÀ HÀ TĨNH TRONG CHỐNG CHIẾN
TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT (1965- 1968) ....................................

10
1.1. Vị trí địa lý và vai trị của giao thông vận tải trên địa bàn


10

Khu 4 .......................................................................................................
1.2. Chủ trương và hoạt động bảo đảm GTVT của ta trước âm
mưu phá hoại, ngăn chặn của Mỹ - nguỵ trên địa bàn Khu 4 ................. 16
1.3. Bảo đảm giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong chống chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất ...................................................................... 34
Chương 2: NGÃ BA ĐỒNG LỘC- QUYẾT CHIẾN ĐIỂM TRÊN
MẶT TRẬN GTVT TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN
THỨ NHẤT (1965 - 1968) ..........................................................................

45

2.1. Ngã ba Đồng Lộc và sự hình thành quyết chiến điểm trên
mặt trận GTVT ở Khu 4 ..........................................................................

45

2.2. Phát huy thế mạnh cả nước và sức mạnh tại chỗ, Đảng bộ
và nhân dân Hà Tĩnh tập trung lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ bảo
đảm GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc (4. 1968 - 10. 1968) ............................

56

2.3. Kết quả và ý nghĩa thắng lợi tại quyết chiến điểm Ngã ba
Đồng Lộc trong thế trận chung của cuộc chiến đấu bảo đảm GTVT
ở Khu 4 và Hà Tĩnh ..............................................................................

85


TIEU LUAN MOI download :


Phần kết: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CUỘC
CHIẾN ĐẤU TRÊN MẶT TRẬN BẢO ĐẢM GTVT Ở QUÂN KHU 4,
HÀ TĨNH VÀ NGÃ BA ĐỒNG LỘC TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH
PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT. THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT
RA TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN
NAY .........................................................................................................

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................

113

PHỤ LỤC ...........................................................................................

117

TIEU LUAN MOI download :


Những chữ viết tắt

GTVT

: giao thông vận tải.

TNXP


: thanh niên xung phong.

LLVT

: lực lượng vũ trang.

HTX

: hợp tác xã.

UBHC

: Uỷ ban hành chính.

HTXNN

: hợp tác xã nơng nghiệp.

Nxb QĐND

: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Nxb CTQG

: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

TIEU LUAN MOI download :



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta,
GTVT giữ một vị trí cực kỳ quan trọng, là mạch máu nối liền hậu phương lớn
miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Hơn 20 năm đấu tranh trường kỳ gian
khổ, mọi nguồn chi viện sức người, sức của từ căn cứ địa miền Bắc được vận
chuyển chủ yếu theo đường bộ và đường biển, bằng nhiều phương thức vào
chiến trường miền Nam, giúp cách mạng miền Nam vượt qua bao khó khăn,
tiến lên giành thắng lợi.
Từ việc xác định rõ vai trò đặc biệt của GTVT trong đấu tranh giành độc
lập, ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta đã chú ý ngay đến việc củng cố, xây dựng và phát triển mạng lưới GTVT.
Theo phương châm chỉ đạo của Người: “Giao thơng là mạch máu của mọi
việc. Giao thơng tắc thì việc gì cũng tắc. Giao thơng tốt thì việc gì cũng dễ
dàng” [26; tr.79], với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chỉ sau 10 năm
(1954-1964) các trục đường giao thơng chính của miền Bắc được củng cố và
phát triển, hệ thống GTVT ở các địa phương được củng cố và mở rộng thêm.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất, Ngành GTVT đã góp
phần quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và chuẩn bị cơ
sở vật chất cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ra phạm vi cả nước,
Ngành GTVT cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu bảo vệ miền Bắc và ra sức chi viện cho
chiến trường miền Nam. Cũng từ đó, việc đánh phá hệ thống GTVT nhằm cắt
đứt sự chi viện từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam luôn là
mục tiêu chiến lược của không quân, hải quân Mỹ. Giao thông vận tải trở
thành một mặt trận vơ cùng khó khăn, gian khổ, là nơi đọ sức quyết liệt giữa ý

1


TIEU LUAN MOI download :


chí và trí tuệ Việt Nam với những âm mưu, thủ đoạn và sức mạnh tối tân của
bom đạn Mỹ. Công tác bảo đảm GTVT trên tuyến chi viện chiến lược Bắc Nam chính là đảm bảo cho mạch máu giao thông giữa tiền tuyến và hậu
phương luôn được thông suốt - một nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cuộc
kháng chiến.
Do đặc điểm và vị trí địa lý đặc biệt của đất nước ta, dải đất hẹp Khu 4
(bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) - nơi hành
lang vận tải chiến lược đi qua, trong kháng chiến chống Mỹ trở thành địa bàn
đặc biệt hiểm yếu. Nơi đây hội tụ đủ tất cả các tuyến giao thông chiến lược
Bắc - Nam và là nơi khởi nguồn của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Từ hậu phương miền Bắc gần như hết thảy lực lượng, vật chất chi viện cho
miền Nam, Trung - Hạ Lào, Cam-pu-chia đều phải qua vùng đất Khu 4.
Sớm nhận biết được điều này, trong thời gian tiến hành chiến tranh ở
Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt, gây ra
nhiều loại hình chiến tranh, ném xuống nơi đây hàng triệu tấn bom đạn các
loại nhằm hủy diệt sự sống, ngăn chặn tuyến chi viện huyết mạch, làm lung
lay ý chí và quyết tâm của nhân dân miền Bắc đang đêm ngày dốc sức cho sự
nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính vì vậy, mặt trận
giao thơng vận tải qua địa bàn Khu 4 trở nên nóng bỏng trong suốt cuộc chiến
tranh.
Nằm trên vùng tuyến lửa Khu 4, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968), Ngã ba Đồng Lộc trở thành một quyết
chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải. Đặc biệt, trong 7 tháng “ném bom
hạn chế” (từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968) khi đường số 1 qua địa bàn Hà
Tĩnh bị không quân Mỹ tập trung đánh phá, cắt đứt trên đoạn Thượng Gia Cổ Ngựa thì Ngã ba Đồng Lộc trở thành một “điểm nút” giao thông rất quan
trọng, nơi duy nhất cho con đường vận tải chiến lược đi qua, tạo lập chân

2


TIEU LUAN MOI download :


hàng cho tuyến 559 - đường Trường Sơn và cũng là điểm nối giữa đường 15
với các đường liên tỉnh, sang Lào. Giặc Mỹ tập trung đánh phá vào đầu mối
giao thông Ngã ba Đồng Lộc là nằm trong âm mưu ngăn chặn, nhằm tạo ra
những “điểm tắc” dài ngày, đi đến cắt đứt tuyến chi viện Bắc - Nam qua địa
bàn Khu 4.
Nhưng dù cho đế quốc Mỹ có đầu tư bao nhiêu sức mạnh, bom đạn trút
xuống nơi đây song khơng thể khuất phục được ý chí, quyết tâm của quân và
dân ta tại Ngã ba Đồng Lộc. Thắng lợi trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Ngã ba
Đồng Lộc đã vượt lên những tính tốn thơng thường về chiến tranh của các
thế lực đế quốc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho hôm nay và
mai sau. Vì thế, chúng tơi chọn: “Ngã ba Đồng Lộc - Quyết chiến điểm trên
mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá họai lần thứ nhất
(1965- 1968)” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đảm bảo giao
thông vận tải, chi viện cho tiền tuyến qua địa bàn Khu 4, tỉnh Hà Tĩnh nói
chung và Ngã ba Đồng Lộc nói riêng. Đó là:
- Ngã ba Đồng Lộc - Quyết chiến điểm trên mặt trận GTVT (3.1968 - 10.
1968) - Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của Nguyễn Văn Ngọc, Khoa Sử - Đại
học Tổng hợp Hà Nội năm 1981. Nội dung khóa luận đã viết khá cụ thể, sinh
động về cuộc chiến đấu trên mặt trận GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc trong thời kỳ
đế quốc Mỹ tiến hành “ném bom hạn chế”; đã phân tích và nêu ra những nhận
xét chính xác, khoa học về vai trò lãnh đạo và tổ chức của Đảng, sự hy sinh
và đóng góp của các lực lượng cùng nhân dân địa phương làm nhiệm vụ trên
tuyến. Luận văn đã rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích trong cơng tác
lãnh đạo, xây dựng hệ thống GTVT thời bình. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài

tác giả chọn địa bàn chủ yếu là Ngã ba Đồng Lộc mà chưa chú ý đặt trong bối
3

TIEU LUAN MOI download :


cảnh chung của cuộc chiến đấu trên mặt trận GTVT ở Khu 4 và Hà Tĩnh thời
kỳ chiến tranh phá hoại lần thứ nhất nên chưa nêu rõ ý nghĩa của thắng lợi ở
Đồng Lộc đã góp phần đánh bại âm mưu thâm độc của giới cầm quyền Nhà
trắng sau thất bại của cuộc Tổng tiến công đợt Tết Mậu thân và trước khi phải
ngồi vào bàn đàm phán Hội nghị Pa - ri.
- Mặt trận GTVT trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học do Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân
sự Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tổ chức năm 2001. Cuốn
sách tập trung nhiều chuyên luận, bài viết đề cập khá toàn diện, sâu sắc về
hoạt động GTVT, ý nghĩa và vai trị của cơng tác vận tải chi viện Bắc - Nam
qua địa bàn Quân khu 4 giai đoạn 1954 - 1975, đặc biệt trong hai cuộc chống
chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ra miền
Bắc. Trong tập sách này có bài viết của tác giả Hồng Trọng Tình: “Ngã ba
Đồng Lộc - một trọng điểm trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Hà Tĩnh trong
kháng chiến chống Mỹ”. Bài viết tập trung khai thác vị trí địa lý, vai trị của
trọng điểm giao thông Đồng Lộc, hoạt động bảo đảm GTVT và những hy
sinh, đóng góp của các lực lượng và nhân dân Đồng Lộc thời kỳ Mỹ thực hiện
“ném bom hạn chế”.
Cuốn sách: Lịch sử Hà Tĩnh, tập I - II, Nxb CTQG, 2001 của nhóm tác
giả: Đặng Duy Báu (chủ biên), Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn;
Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, tập II, Nxb CTQG, 1997 do nhóm tác giả: Đặng
Duy Báu (chủ biên), Đinh Xn Lâm, Ngơ Đăng Tri, Nguyễn Xn Đình biên
soạn; Qn khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975),
Nxb QĐND, 1994... là những cơng trình nghiên cứu, tổng kết khoa học có giá

trị cao, giàu tính lý luận và thực tiễn. Trong đó, nội dung đề cập dến cuộc
chiến đấu trên mặt trận GTVT ở Hà Tĩnh và Khu 4 khá đầy đủ, phong phú với

4

TIEU LUAN MOI download :


nhiều số liệu sinh động, chân thực. Song, phần đề cập đến Ngã ba Đồng Lộc
chỉ có tính chất minh họa.
Các cuốn sách: Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975), Nxb QĐND, 2001; Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt
Nam (1954 - 1975), Nxb QĐND, 1997; Lịch sử hậu cần LLVT Quân khu 4
(1945 - 2005), Nxb QĐND, 2008 là những cơng trình tổng kết đạt giá trị cao
về công tác hậu phương - quân đội, công tác bảo đảm hậu cần - một yếu tố
quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nội
dung đề cập đến công tác bảo đảm hậu cần trên địa bàn Khu 4 cũng được khai
thác từ nguồn tư liệu lưu trữ ở Bộ Quốc phòng, cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu
4. Tuy nhiên, phần viết về Ngã ba Đồng Lộc còn ít ỏi, hạn chế.
Trong các cuốn sách: Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, tập 1, Nxb QĐND, 1982; Tổng kết bảo đảm GTVT
trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ tại địa
bàn Nghệ An (1964 - 1973), Nxb QĐND, 2005, Lịch sử vận tải Quân đội
nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Lịch sử Qn chủng Phịng khơng, Tập 2,
Nxb QĐND, Lịch sử Sư đồn phịng khơng 367 (1953- 2003)... nội dung bảo
đảm GTVT ở Khu 4 và Hà Tĩnh được đề cập đến như là một nội dung trong
quá trình chiến đấu, xây dựng, bảo đảm của các lực lượng làm nhiệm vụ trên
tuyến.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình, bài viết đăng trên các báo, tạp chí
như: Tạp chí Quốc phịng tồn dân, Tạp chí Lịch sử quân sự, báo Hà

Tĩnh.v.v. Nội dung các bài viết tập trung nghiên cứu về công tác bảo đảm
GTVT ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc trên những nội dung cụ thể.
Tất cả các cơng trình trên là nguồn tài liệu quý giá, gợi mở để tác giả
tham khảo và kế thừa, phát triển, đồng thời đối chiếu, so sánh khi tiếp xúc với
các sự kiện lịch sử, xử lý tư liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài.

5

TIEU LUAN MOI download :


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những hoạt động, kết quả và ý nghĩa của công tác bảo đảm
GTVT ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc trong thế trận hậu cần, bảo đảm chi
viện cho tiền tuyến qua địa bàn Khu 4.
- Chứng minh việc bảo đảm GTVT qua Ngã ba Đồng Lộc là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược trên tuyến chi viện bằng đường bộ từ hậu phương miền Bắc
vào chiến trường miền Nam, sang chiến trường Lào. Từ đó, làm rõ vai trị của
hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Sức mạnh của ý chí và trí tuệ Việt Nam đã thắng
Mỹ trong cuộc đối đầu không cân sức ở ngay tại một quyết chiến điểm trên
mặt trận GTVT.
- Bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sinh động của
cuộc chiến đấu trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh và
Khu 4. Từ đó góp phần chứng minh một số luận điểm trong công tác nghiên
cứu, tổng kết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung.
Những bài học kinh nghiệm của lịch sử đã và đang đóng góp vào kho tàng lý
luận của Đảng, giúp cho việc hoạch định những chủ trương, giải pháp đúng
đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn xây dựng thế trận vận tải kết hợp kinh tế

- quốc phòng ở đất nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ việc tổng hợp một số vấn đề chung, trình bày, phân tích và khái
quát hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm GTVT trên tuyến
Ngã ba Đồng Lộc, góp phần giữ vững giao thơng thơng suốt trong điều kiện
đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh hủy diệt đối với vùng đất này.
- Phân tích làm rõ vai trò lãnh đạo và tổ chức lực lượng của Trung ương
Đảng và các cấp chính quyền địa phương trong bảo đảm giao thông, khắc

6

TIEU LUAN MOI download :


phục thế độc tuyến. Bằng nhiều biện pháp sáng tạo đã khơi dậy, động viên
được sự hy sinh, đóng góp công sức của nhiều lực lượng và nhân dân, thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ trên mặt trận GTVT, bảo đảm cho tuyến chi viện Bắc
- Nam luôn thông suốt.
- Nhận xét và rút ra một số bài học kinh nghiệm.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung
Trên cơ sở khái quát hoạt động và kết quả trên mặt trận GTVT ở Khu 4
và Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nội dung luận văn
tập trung đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trị, hoạt động và kết quả đạt được trong
cuộc đọ sức quyết liệt, cam go giữa quân dân Đồng Lộc với không quân Mỹ
thời kỳ “ném bom hạn chế”. Từ đó, đề tài sẽ làm rõ hơn vị trí, ý nghĩa của
cơng tác giao thơng vận tải trên một quyết chiến điểm chiến lược đã góp phần
làm thất bại mưu đồ “ngăn chặn”, đi đến cắt đứt tuyến chi viện Bắc - Nam với
những cố gắng cao độ để cứu vãn những thất bại của giới cầm quyền Nhà
Trắng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

4.2. Thời gian
Thời gian quân và dân ta tiến hành chống chiến tranh phá hoại miền Bắc
lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968).
4.3. Không gian
Chủ yếu tập trung ở vùng Ngã ba Đồng Lộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)
và mở rộng phạm vi ra tỉnh Hà Tĩnh và Khu 4.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Một số văn kiện của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và Đảng
bộ huyện Can Lộc.

7

TIEU LUAN MOI download :


- Nguồn tư liệu đã xuất bản được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia, Thư viện
Quân đội, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Đồng Lộc.
- Nguồn tư liệu chưa xuất bản (dự thảo, bản đánh máy) được soạn thảo
và lưu giữ tại Ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh Hà Tĩnh.
- Nhân chứng là cán bộ, cựu thanh niên xung phong tham gia làm nhiệm
vụ tại Ngã ba Đồng Lộc; cựu chiến binh thuộc Trung đoàn cao xạ 210.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngồi ra, có sử dụng
phương pháp thống kê, lơ gíc, mơ tả, so sánh, phân tích để làm rõ các luận
điểm nêu ra.
6. Đóng góp của luận văn
Những đóng góp cơ bản của luận văn, đó là:
Thứ nhất: Tái hiện trung thực, sinh động về cuộc chiến đấu trên mặt trận

bảo đảm GTVT tại Khu 4 và Hà Tĩnh trong những năm chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất. Những chủ trương và biện pháp kịp thời, đúng đắn, sáng tạo
của Đảng; các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trong cuộc đối
đầu không cân sức với những âm mưu, thủ đoạn và sức mạnh của lực lượng
không quân, hải quân Mỹ.
Thứ hai: Lần đầu tiên tái hiện khá đầy đủ cuộc chiến đấu trên mặt trận
bảo đảm GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc - một quyết chiến điểm ở địa bàn Khu 4
trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Cuộc chiến đấu ở đây được đặt
trong toàn cảnh của mặt trận bảo đảm GTVT trên địa bàn Khu 4 và Hà Tĩnh
đồng thời là minh chứng cụ thể, sinh động cho cuộc chiến đấu nhiều cam go,
thử thách đó. Thực tiễn ở Ngã ba Đồng Lộc cho thấy rõ hơn về cuộc chiến
đấu mang tính chất tổng hợp sức mạnh của các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ

8

TIEU LUAN MOI download :


đội địa phương, TNXP và nhân dân mà thắng lợi ở đó là thắng lợi của ý chí
và trí tuệ Việt Nam được Đảng khơi dậy và phát huy trên một tầm cao mới.
Thứ ba: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến đấu trên mặt
trận bảo đảm GTVT ở Khu 4, ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc sẽ góp phần
vào cơng tác nghiên cứu, tổng kết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta - một đề tài vô cùng phong phú trong kho tàng lý luận
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết. Với những bài học từ trong
thực tiễn đấu tranh cách mạng để giành độc lập, thống nhất sẽ giúp người
nghiên cứu có cái nhìn tồn diện, thấu đáo hơn, góp phần cùng Đảng và nhân
dân thực hiện những chủ trương, biện pháp đúng đắn, sáng tạo trong công
cuộc xây dựng đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại

hóa.

7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục của
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về hoạt động bảo đảm giao thông vận tải ở Khu 4
và Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968).
- Chương 2: Ngã ba Đồng Lộc - Quyết chiến điểm trên mặt trận GTVT
trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968)
- Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm trong cuộc chiến đấu trên mặt
trận GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc. Thực tiễn và những vấn đề rút ra trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

9

TIEU LUAN MOI download :


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM GIAO THÔNG VẬN TẢI
Ở KHU 4 VÀ HÀ TĨNH
TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT
(1965- 1968)
1.1. Vị trí địa lý và vai trị của giao thơng vận tải trên địa bàn Khu 4.
Trên dải đất Việt Nam hình chữ S, Khu 4 ở vào khoảng 16,2 đến 20,3 độ
vĩ Bắc, 103,5 đến 108,10 độ kinh Đông. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954
- 1975), địa bàn Khu 4 bao gồm các tỉnh: Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên1. Phía Bắc giáp các tỉnh Hồ Bình, Ninh
Bình (Khu 3), Sơn La (Khu 2). Phía Tây giáp các tỉnh Sầm Nưa, Xiêng
Khoảng, Bô Li Khăm Xay, Khăm Muộn, một phần tỉnh Xa Van Na Khét

(thuộc nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào), có đường biên giới trên
1000km. Phía Đơng giáp biển Đơng có bờ biển dài 644 km. Phía Nam giáp
Quảng Nam, Đà Nẵng. Khu 4 có địa thế dài và hẹp dần về phía Nam, nghiêng
dần về phía Đơng. Nơi rộng nhất là Nghệ An (207 km), nơi hẹp nhất 46,5 km
thuộc huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình). Diện tích tự nhiên tồn Khu 4 thời kỳ
này khoảng trên 52.000 km2 trong đó vùng đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự
nhiên. Núi hiểm trở, có nhiều điểm cao và nhiều dãy núi liên tiếp tạo thành
những bức chắn ngang dọc, đều xuất phát từ dãy núi Trường Sơn, vươn
xuống vùng trung du, đồng bằng và men tới biển làm cho địa hình nơi đây bị
chia cắt mạnh.
Hệ thống sông suối ở Khu 4 nhiều và đều bắt nguồn từ tây - tây bắc chảy
về hướng đông - đông nam. Các con sông lớn như sông Chu, sông Mã, sông
Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông Gianh, sông Thạch Hãn,
1. Sự phân

chia hành chính này có sự thay đổi trong một số giai đoạn.

10

TIEU LUAN MOI download :


sông Hương... tạo nên các vùng đồng bằng ở Nông Cống (Thanh Hoá), Yên
Thành (Nghệ An), Can Lộc, Đức Thọ (Hà Tĩnh), Lệ Thuỷ (Quảng Bình) và
vùng đồng bằng Quảng Trị, Thừa Thiên. Dọc ven biển có 16 con sơng, lạch
lớn nhỏ bao gồm: Lạch Trường, Lạch Cờn, Lau Chẹt, Lạch Qn, Lạch Vạn,
Cửa Lị, Sơng Lam, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu, Cửa Ròn, Cửa Dinh,
Gianh, Nhật Lệ, Cửa Tùng, hình thành những “càng cua” lợi hại trong phịng
thủ đất nước. Sông suối ở Khu 4 từ miền núi cao chảy cắt ngang giữa các tỉnh,
huyện, qua đường số 1, đường sắt... tạo nên một hệ thống cầu phà phức tạp.

Đây cũng là những trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, gây cho ta rất
nhiều khó khăn trong việc khắc phục, cơ động lực lượng và vận chuyển theo
đường bộ, đường sắt.
Vùng biển và ven biển Khu 4 ngồi khơi gần bờ có 11 đảo lớn nhỏ, trong
đó có những đảo lớn: Hịn Mê, Hịn Mắt, Hịn Ngư, Cồn Cỏ có vị trí quan
trọng về chiến lược, chiến thuật.
Về khí hậu, Khu 4 thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình
trên dưới 2.000mm/ 1 năm nhưng phân bố không đều. Lượng mưa tập trung
vào tháng 8, 9, 10. Ở Thanh Hoá mưa sớm hơn Nghệ An, Nghệ An mưa sớm
hơn Quảng Bình, Vĩnh Linh khoảng 1 tháng, do đó mùa mưa ở Khu 4 thường
kéo dài đến cuối tháng 12 mới hết. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,
kèm theo gió Tây tạo ra khơ nóng, nhiệt độ trung bình 25 - 300 C, có lúc lên
đến 400 C. Do mưa lớn và hạn hán kéo dài nên thường bị lũ lụt hoặc hạn hán
từ tháng 7 đến tháng 10. Nơi đây cũng thường phải hứng chịu những cơn bão
lớn hoặc áp thấp từ biển tràn vào, thỉnh thoảng có lốc xốy trên diện rộng.
Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt trên đây đã
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội của cư dân sống trên
địa bàn Khu 4, đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đối với việc xây dựng và hoạt
động GTVT.

11

TIEU LUAN MOI download :


Ngay khi hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được ký kết, với tầm nhìn xa, trơng
rộng, ngày 15-7-1954 tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (khố II) Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: Mỹ là kẻ thù chính của hồ bình thế giới, là
kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào... Chính sách của ta là
tranh thủ hồ bình để chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ. Với đế quốc

Mỹ thì bất kỳ hồ bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động,
phải thấy trước, phải chuẩn bị trước [ 29; tr.509]. Nhận định sáng suốt và tư
tưởng chiến lược của Người đã trở thành kim chỉ nam cho Đảng ta, kịp thời
đánh giá tình hình chính xác và định ra những quyết định đúng đắn, chuẩn bị
cho đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gian
khổ để giành thắng lợi vẻ vang.
Trên tinh thần đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhân dân ta ra sức xây dựng, củng cố miền Bắc, phát triển chế độ dân chủ
nhân dân, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, trước hết bằng việc thực hiện kế
hoạch khơi phục kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý khôi phục Ngành GTVT.
Phối hợp với cán bộ, công nhân Ngành GTVT, lực lượng vũ trang đã khẩn
trương tu tạo lại những tuyến đường sắt, đường bộ bị phá huỷ trong kháng
chiến chống Pháp; xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông mới để
củng cố miền Bắc, làm hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam và
sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu của kẻ thù, trực tiếp là đế quốc Mỹ.
Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Cầu đường là
mạch máu của một nước”, “Giao thông vận tải thắng lợi tức là chiến tranh
đã thắng lợi phần lớn rồi”, tháng 5 năm 1959 Đoàn vận tải 559 được thành
lập, mở đường chi viện cho cách mạng miền Nam2. Từ hơn bốn trăm người
2. Khi mới thành lập, có tên là Đồn cơng tác qn sự đặc biệt. Đồng chí Võ Bẩm được
Trung ương Đảng cử làm Đoàn trưởng đầu tiên. Về sau thời gian quyết định thành lập
(tháng 5-1959) được lấy làm phiên hiệu chính thức của Đồn 559.

12

TIEU LUAN MOI download :


áo bà ba, đầu trần, chân đất, lặng lẽ giữa đại ngàn Trường Sơn “Đi khơng dấu,
nấu khơng khói, nói không tiếng”, gùi cõng từng khẩu súng, viên đạn, soi

đường về Nam; sau 7- 8 năm đã phát triển lên gần 30 nghìn người với nhiều
lực lượng. Cùng với sự phát triển của cách mạng miền Nam, Đoàn 559 - Bộ
đội Trường Sơn - tuyến đường mang tên Hồ Chí Minh đã tiến lên từ thô sơ,
gùi cõng đến vận tải cơ giới. Cũng từ đó, nhiệm vụ bảo đảm giao thông và
vận tải qua địa bàn Khu 4 tạo chân hàng cho tuyến chi viện chiến lược
Trường Sơn càng được đặt ra khẩn thiết hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ vị trí địa lý đặc biệt và nhiệm vụ cách mạng chiến lược
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Khu 4 vừa là hậu phương trực
tiếp của chiến trường miền Nam và chiến trường Nam Đông Dương, vừa là
tiền tuyến của hậu phương miền Bắc XHCN. Đây cũng là nơi hội tụ đủ tất cả
các tuyến giao thông chiến lược Bắc- Nam, nơi khởi nguồn của tuyến đường
Trường Sơn huyền thoại. Từ hậu phương miền Bắc gần như hết thảy lực
lượng, vật chất chi viện cho miền Nam, Trung - Hạ Lào, Cam-pu-chia đều
phải qua vùng đất Khu 4.
Trong 10 năm (1955 - 1964) tranh thủ thời gian hồ bình, qn và dân
Khu 4 đã ra sức khơi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng củng
cố quốc phịng - an ninh, trong đó chú trọng củng cố và xây dựng hệ thống
giao thông vận tải, tuy chất lượng chưa cao nhưng đa tuyến, có giá trị về kinh
tế và quốc phịng, lúc thời bình cũng như thời chiến. Theo Trung tướng
Nguyễn Khắc Dương - Nguyên Tư lệnh Quân khu 4 trong bài viết tham gia
hội thảo khoa học “Mặt trận GTVT trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước” cho biết: Tuyến đường sắt Bắc- Nam qua địa bàn
Quân khu dài 774,6 km, có 70 ga lớn nhỏ, phần lớn chạy dọc đồng bằng gần
như song song với đường số 1 cùng với các tuyến đường phụ (Cầu Giát Nghĩa Đàn; Vinh - Cửa Lò; Vinh - Bến Thuỷ). Khối lượng vận chuyển qua

13

TIEU LUAN MOI download :



đường sắt khá cao nhưng rất dễ bị địch khống chế, chia cắt. Tuyến đường bộ
có đường số 1 chạy dọc ven biển gần đường sắt, qua hai đèo cao (đèo Ngang,
đèo Lý Hoà); qua nhiều phà, cầu lớn nên dễ bị địch phát hiện, đánh phá.
Đường 15 từ Vạn Mai (giáp giới Thanh Hố, Hồ Bình) chạy dọc Đơng
Trường Sơn qua các “chốt” Quan Hoá, Triệu Sơn, Nghĩa Đàn, Đức Thọ, Can
Lộc, Hương Khê, Tuyên Hoá, Bãi Hà, Hướng Hoá... cùng với các tuyến
đường ngang như đường 217 (Đồng Tâm - Na Mỡi - Bắc Lào), đường số 7
(Diễn Châu - Nậm Cắn qua Lào), đường số 8 (Bãi Vọt - Hương Sơn, Na Pê Lạc Xao). Các đường 10, 12, 16, 20 nối đường 15 đoạn Quảng Bình qua Lào
cùng các đường liên huyện, liên xã, đường lên các nông, lâm trường. Tuyến
đường thuỷ bao gồm đường biển và hệ thống sông suối, kênh nhà Lê. Do
nhiều sông suối nên số cầu lên đến 406 chiếc, bình quân mỗi cầu dài 15m với
10 phà lớn (Ghép, Bến Thuỷ, Sông Gianh, Quán Hàu, Xuân Sơn, Long Đại,
Đô Lương, Nam Đàn, Linh Cảm, Địa Lợi...); có một số cầu lớn khi chiến
tranh xảy ra phương tiện đi qua phải chuyển sang phà (Đị Lèn, Hàm Rồng,
cầu Tào, Hồng Mai, Bùng, Phương Tích, Nghèn, Già, Cày, Phủ, Họ, Rác, Lý
Hồ, Cầu Dài...). Trên tuyến đường số 1 bình quân 2 đến 3km có một cầu lớn
(trên 15m), cứ 800- 1.200m có một cầu nhỏ. Riêng địa phận Hà Tĩnh có tới
300 cầu…[5; tr.64-65].
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
nhiệm vụ cách mạng chiến lược của hai miền Nam - Bắc trong giai đoạn mới,
tranh thủ những năm hồ bình, qn và dân Khu 4 đã chủ động xây dựng, mở
mang mạng đường giao thông liên huyện, liên tỉnh.
Tuyến đường sắt Hà Nội- Vinh mà chủ yếu là đoạn Thanh Hố - Vinh
nhanh chóng được khơi phục và đưa vào sử dụng góp phần đưa mức vận
chuyển bằng đường bộ tăng gấp đôi so với trước. Đường quốc lộ số 1 được tu
sửa, mở rộng nâng cấp nhanh chóng, đảm bảo vận chuyển hàng hố chủ yếu

14

TIEU LUAN MOI download :



từ các tỉnh phía Bắc vào Nam Khu 4. Đường 15 chạy từ miền Tây Thanh Hoá
dọc theo các triền núi Đông Trường Sơn được củng cố, đảm bảo thông thương
với Tuyến 559. Trên đường 15 đoạn qua Quảng Bình cũng là điểm xuất phát
của các nhánh đường 10, 12, 16, 20 nối sang đất Lào và vào tuyến Tây
Trường Sơn. Ngoài ra, các trục đường ngang nối Việt Nam với Lào như
đường 217 (Đồng Tâm - Sầm Nưa), đường số 7 (Diễn Châu - Nậm Cắn),
đường 8 (Bãi Vọt - Lạc Xao) cũng nhanh chóng được hồn thành. Trên tuyến
đường thủy hầu hết các cầu cảng, kho tàng, bến bãi, luồng lạch ở những vị trí
xung yếu đã được nạo vét, tu sửa, xây dựng thuận tiện cho tàu thuyền của hải
quân và dân quân ra vào, xếp dỡ hàng neo đậu. Kênh nhà Lê được nạo vét,
khơi thông. Nhiều ghềnh thác trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố miền núi rừng
Hà Tĩnh, Quảng Bình được hạ thấp, nắn chỉnh, mở rộng cho thuyền mảng
xuôi ngược. Các sông Mã, sông Lam, sơng La, sơng Gianh được thăm dị,
khảo sát, cắm phao, biển báo và xây dựng thêm nhiều bến vượt dự phòng. v.v.
Như vậy, đến trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, hệ thống giao
thông đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn Khu 4 đã được củng cố, mở rộng,
đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá tại địa phương và đảm bảo
một phần cho mặt trận giao thông vận tải sau này. Tuy nhiên, với những đặc
điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu... đã gây cho ta nhiều khó khăn. Địa hình
Khu 4 là nơi hẹp nhất, đặc biệt là Hà Tĩnh, Quảng Bình có núi sát biển, độ
dốc rất lớn, có nơi núi cắt hẳn đường vượt, lắm sơng ngịi... Đây là những nơi
dễ bị chia cắt nhất, đặc biệt khi bị địch đánh phá. Tuyến giao thông huyết
mạch Bắc - Nam là quốc lộ 1A qua địa bàn Khu 4 chủ yếu chạy sát biển nên
thường xuyên bị lực lượng không quân Mỹ từ hạm đội trên biển bay vào đánh
phá. Trên tuyến đường 1 lại phải qua nhiều cầu phà, sông ngịi mà địch
thường thả thủy lơi phong tỏa. Việc khắc phục để thơng đường, thơng tuyến
địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức. Khi tuyến đường 1 gặp nhiều khó khăn,


15

TIEU LUAN MOI download :


tuyến đường 15 (có hai đường ngang là 12 và 20) chạy men theo chân phía
Đơng dãy Trường Sơn trở thành đường chính nhưng cũng gặp khơng ít khó
khăn. Trên đường 15 chủ yếu là đường đất, một số ít được rải đá, lại nằm trên
địa hình đồi núi có độ dốc lớn, hiểm trở, nhiều đoạn qua thung lũng hoặc suối
sâu, khi Mỹ tập trung bom đạn, nơi đây bị biến thành những trọng điểm giao
thông - những “túi bom”, “chảo lửa”. Việc khắc phục và bảo đảm giao thông
vô cùng gian nan, đặc biệt là vào mùa mưa. Hệ thống sông suối trên địa bàn
Khu 4 dày đặc nhưng nhỏ hẹp, có thuận lợi cho vận chuyển đường thuỷ với
những thuyền bè trọng tải nhẹ song lại gây khó khăn cho vận tải cơ giới. Trên
các sơng suối nhỏ dọc theo tuyến đường 15 ta chưa xây dựng được nhiều cầu.
Vì vậy, xe hành quân đều phải qua phà. Vào mùa mưa, trên các sông suối này
lũ đột ngột dâng cao, nước chảy xiết. Muốn xe qua được ta phải làm ngầm
cao. Hơn nữa, mùa mưa ở Khu 4 thường kéo dài, lượng mưa lại phân bố
không đều. Vùng miền núi dọc theo dãy Trường Sơn thường có mưa nhiều
hơn những nơi khác, dễ bị ngập úng, đặc biệt là vùng trũng, gây khó khăn và
ách tắc dài ngày cho lực lượng và phương tiện lưu thông trên tuyến.v.v. Đó
cũng là những khó khăn chủ yếu của GTVT trên địa bàn Khu 4 trong hồn
cảnh bị khơng qn, hải quân địch đánh phá dữ dội với mật độ bom đạn lớn
chưa từng có. Địch quyết đánh phá, ngăn chặn; lực lượng ta quyết giữ, đảm
bảo mạch máu giao thơng ln thơng suốt. Vì vậy, cuộc chiến đấu trên mặt
trận giao thông vận tải ở địa bàn Khu 4 càng trở nên gian khổ, ác liệt hơn bao
giờ hết.
1.2. Chủ trương và hoạt động bảo đảm GTVT của ta trước âm mưu
phá hoại, ngăn chặn của Mỹ - nguỵ trên địa bàn Khu 4.
Trong cuộc kháng chiến chống chống Mỹ, cứu nước, vùng đất Khu 4 giữ

vai trò trọng yếu bởi những yếu tố liên quan tới vị trí địa - quân sự, địa - chính
trị... Nơi đây cùng lúc vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến, vừa làm nhiệm

16

TIEU LUAN MOI download :


vụ dân tộc vừa làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là tuyến đầu của miền Bắc XHCN
vừa là hậu phương trực tiếp của các chiến trường. Trải qua hai lần chống
chiến tranh phá hoại, vùng đất Khu 4 đã trở thành tâm điểm đọ sức quyết liệt
giữa bản lĩnh, ý chí, mưu lược của người Việt Nam với các thủ đoạn đánh
phá, ngăn chặn bằng nhiều loại khí tài, bom đạn tối tân của đế quốc Mỹ.
Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, cùng với âm mưu tiêu diệt
phong trào cách mạng ở miền Nam, đế quốc Mỹ rất chú trọng đến việc đánh
phá, ngăn chặn sự tiếp tế, chi viện của miền Bắc cho miền Nam vì chúng cho
rằng miền Bắc là “nguồn gốc của mọi vấn đề”. Đặc biệt từ năm 1964, trước
nguy cơ phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mỹ- ngụy quyết định
tăng cường các hoạt động phá hoại miền Bắc lên một bước mới. Chúng triển
khai cùng lúc ba kế hoạch chống phá đó là: “Kế hoạch 34”, “Kế hoạch Đề-sơtơ” (DESOTO) và kế hoạch sử dụng không quân đánh phá ở Lào. Tháng 81964, đế quốc Mỹ gây ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, tạo cớ để thực hiện các hoạt
động công khai đánh phá miền Bắc Việt Nam. Đầu năm 1965, Mỹ chính thức
tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, nhằm mục đích:
Thứ nhất, ngăn chặn nguồn viện trợ từ bên ngoài vào miền Bắc và sự chi
viện từ miền Bắc vào miền Nam; nhằm bao vây, cô lập, làm suy yếu đi đến
tiêu diệt các lực lượng cách mạng, dập tắt cuộc chiến tranh cách mạng ở
miền Nam.
Thứ hai, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phịng, phá cơng cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc, làm cho miền Bắc kiệt quệ, không thể tiến hành một cuộc
chiến tranh lâu dài, đồng thời gây cho ta những khó khăn trong xây dựng đất
nước khi chiến tranh kết thúc.

Thứ ba, uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân ta, buộc ta phải nhân nhượng chấm dứt chiến tranh theo điều
kiện của Mỹ [10; 34].

17

TIEU LUAN MOI download :


Nhận thấy vị trí hiểm yếu của tuyến giao thơng trên địa bàn Khu 4 đối
với cuộc cách mạng ở hai miền, đế quốc Mỹ đã tập trung cao độ các loại vũ
khí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm ngăn chặn đi đến cắt đứt hệ
thống giao thông chiến lược Bắc - Nam qua nơi đây. “Quân khu đã trở thành
trọng điểm quan trọng bậc nhất của chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân hiện đại nhất của Mỹ. Chúng đã trút hàng vạn tấn bom đạn xuống
mảnh đất “cán xoong” dài và hẹp này hòng biến địa bàn này thành một nơi
khơng cịn sự sống” [32; tr.3]. Điều này còn thể hiện rất rõ qua diễn biến
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và chỉ số bom đạn mà Mỹ
ném xuống vùng này. Đây là nơi đế quốc Mỹ tiến hành những hành động
khiêu khích đầu tiên, thậm chí ngay cả trước khi gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ
(5-8-1964). Đó là vào đêm 30-7-1964, tại đảo Hòn Mê, Hòn Ngư của Nghệ
An, đế quốc Mỹ đã ra lệnh cho tàu biệt kích ngụy Sài Gịn bắn phá. Và trong
lúc tàu Ma-đốc (Maddox) tiến hành tuần tiễu sâu vào hải phận Vịnh Bắc Bộ
của ta thì máy bay T-28 của Mỹ ném bom Nậm Cắn (31-7- 1964) và Noọng
Dẻ đều thuộc miền Tây Nghệ An. Và đúng ngày sự kiện Vịnh Bắc Bộ nổ ra,
cùng với Hòn Gai (Quảng Ninh), các địa danh như Vinh, Bến Thủy, sông
Gianh là những mục tiêu được Mỹ “ưu tiên” bắn phá hàng đầu. Từ đó cho đến
khi đế quốc Mỹ phải ngừng tồn bộ các hoạt động đánh phá để ngồi vào bàn
đàm phán tại Pa-ri thì Khu 4 cũng là địa bàn cuối cùng không quân Mỹ hoạt
động và cũng là nơi chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ bị bắn rơi trên miền

Bắc. Đó là chiếc thứ 4.181 (bị bắn rơi ở Quảng Bình ngày 17-1-1973).
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), Mỹ-ngụy liên
tục tiến hành các chiến dịch Mũi lao lửa I & II (Operation Flaming Dart), Sấm
Rền (Rolling Thunder) mở rộng phạm vi đánh phá ra nhiều tỉnh miền Bắc. Ở
Khu 4, ban đầu, chúng nhằm vào các mục tiêu kinh tế, quân sự, sau đó chủ
yếu tập trung bắn phá ác liệt hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy; hệ

18

TIEU LUAN MOI download :


thống cầu, cống, bến phà, bến vượt và các đường giao thông quan trọng như
đường số 1, 7, 8, 12, 15… hòng biến nơi đây thành những điểm nút “thắt cổ
chai” gây ách tắc nghiêm trọng nhất, như Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép,
Phương Tích, Xuân Sơn, Long Đại, Đồng Lộc... Mặt trận bảo đảm giao thông
vận tải qua địa bàn Khu 4 trở nên nóng bỏng nhất trong suốt cuộc chiến
tranh.
Từ việc sớm nhận thức được vị thế của Khu 4 đối với toàn bộ cuộc chiến
tranh chống Mỹ, đặc biệt là nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải, chi viện
chiến trường nên ngay sau khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại
miền Bắc, Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân ủy Trung ương
Bộ Quốc phịng...đã xác định: Bảo đảm giao thơng vận tải thông suốt, chi viện
chiến trường là nhiệm vụ trung tâm số một của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân; đồng thời đã có nhiều giải pháp đồng bộ kịp thời chỉ đạo sâu sát, tăng
cường lực lượng cho mặt trận giao thông vận tải ở Khu 4.
Ngày 7 tháng 5 năm 1965 Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ
ra Quyết định (Số 119-NQ/TW) Về một số vấn đề trong công tác giao thông
vận tải ở các tỉnh Khu IV xác định rõ: việc thống nhất quản lý các phương
tiện giao thông vận tải; Thống nhất việc chỉ huy các bến phà và tổ chức các

trạm dân quân địa phương báo động và bắn máy bay. Nhằm thống nhất trong
công tác lãnh đạo, chỉ huy, Trung ương quyết định thành lập Ban giao thông
vận tải các cấp bao gồm Ban giao thông vận tải các tỉnh thuộc Khu 4 và Ban
giao thông vận tải khu vực. Tăng cường Ty giao thơng vận tải các tỉnh, do
một đồng chí tỉnh ủy viên có năng lực, có sức khỏe làm trưởng ty. Tại Ban
GTVT khu vực có đại diện của Bộ Giao thông vận tải làm trưởng ban, đại
diện của Bộ Quốc phịng và một đồng chí Tỉnh ủy viên. Ban này có nhiệm vụ
đảm bảo và giải quyết tồn bộ vấn đề giao thơng vận tải ở khu vực mình phụ
trách trong bất cứ tình huống nào.

19

TIEU LUAN MOI download :


Để chủ động đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ từ trên
khơng và pháo hạm từ phía biển, Bộ Quốc phịng tăng cường các lực lượng
phịng khơng, công binh, thông tin, vận tải… cho Quân khu 4 làm nhiệm vụ
chiến đấu bảo vệ các tuyến đường. Các đơn vị vận tải mới được củng cố và bổ
sung tiếp tục khắc phục khó khăn, ác liệt, vận chuyển tạo chân hàng cho tuyến
chi viện chiến lược 559- đường Hồ Chí Minh và chiến trường nước bạn Lào.
Từ thực tiễn thời kỳ đầu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên
địa bàn, trong hai ngày 7 và 8-5-1965, Hội nghị Quân khu ủy 4 (mở rộng)
được tiến hành. Nghị quyết Hội nghị khẳng định: “Quyết tâm lấy chiến tranh
nhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại, bất luận cuộc chiến tranh đó quyết
liệt đến mức nào. Sẵn sàng nhận và làm tốt nhiệm vụ chi viện và đi chiến đấu
ở miền Nam. Tích cực, liên tục làm nhiệm vụ ở Lào… Chuyển hướng mọi
hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhà nước, của nhân dân thích hợp với thời
chiến, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh làm cho công cuộc xây
dựng CNXH vẫn tiếp tục phát triển ngay trong chiến đấu… Trước mắt, tập

trung chống chiến tranh phá hoại với mức độ cao nhất. Khẩn trương chuẩn bị
sẵn sàng đối phó thắng lợi với “chiến tranh cục bộ” với bất cứ hình thức và
mức độ nào”[32; tr.130-131]. Với chủ trương đó, Hội nghị Quân khu ủy 4 lần
này đã đặt nền tảng cho cơ chế và nền nếp hoạt động lãnh đạo chiến tranh và
xây dựng hậu phương trong suốt thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
Tiếp theo Hội nghị Quân khu ủy, Hội đồng quốc phòng Quân khu 4 họp
dưới sự chủ tọa của Thiếu tướng Lê Hiến Mai - ủy viên Trung ương Đảng, Bí
thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu. Quán triệt Quyết định ngày 7-5-1965 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Chính phủ về một số
vấn đề trong công tác GTVT ở các tỉnh Khu 4, Hội nghị đề ra một số chủ
trương cụ thể, nhằm: “…làm cho mọi người hiểu rõ bảo đảm GTVT là nhiệm
vụ cách mạng của mình, bằng bất kỳ giá nào cũng phải bảo đảm cho được

20

TIEU LUAN MOI download :


tuyến đường số 1, đường số 15, đường số 8, đường số 12 thông suốt”. Hội
nghị đã quyết định những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt việc phối hợp
hiệp đồng, tổ chức lãnh đạo chỉ huy, kết hợp giữa đánh địch với bảo vệ
GTVT: tổ chức làm đường, động viên lực lượng và phương tiện phục vụ
GTVT, bảo đảm bí mật an tồn…[32; tr.131-132].
Đảm nhận hồn tồn nhiệm vụ bảo đảm giao thông và ứng cứu trên các
tuyến đường chiến lược đi qua địa bàn, với lực lượng được Bộ tăng cường và
lực lượng tại chỗ, Quân khu 4 đã thành lập và củng cố nhiều đơn vị. Trung
đồn 152 cơng binh và cao xạ hỗn hợp vừa làm nhiệm vụ đánh địch bảo vệ
đường, vừa mở đường số 15 ở khu vực tây Quảng Bình và đường số 12. Lực
lượng vận tải tập trung của Quân khu từ 1 đại đội xe 36 chiếc phát triển thành
6 binh trạm, biên chế 1.160 người với 130 xe ô tô, 22 ca nô, 35 xà lan chuyên

vận chuyển cung cấp cho các lực lượng vũ trang quân khu (cả số làm nhiệm
vụ ở Lào). Các tổng đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước ở các
tỉnh gồm hơn 12.000 người chuyên lo làm đường mới vừa sửa đường ở một
số tuyến. Một số tuyến đường mới khác: từ Bị Lăn đi Tam Lê, từ Hồng Mai
đi chợ Tuần, Tân Kỳ đi dốc Lụi (Nghệ An), Ba Trại (Quảng Bình) được khẩn
trương xây dựng. Lực lượng cơng nhân giao thông do Bộ Giao thông vận tải
quản lý tập trung thi công các tuyến đường số 7, 12, 21 và 22.
Đến cuối tháng 9 năm 1965 các tuyến đường số 1, 7, 8, 12, 15 và các
tuyến sông trên địa bàn cơ bản thơng suốt. Đường sắt thơng đến Hồng Mai,
đường goòng nối liền Đức Thọ - đò Vàng. Lưu lượng xe và vòng quay tăng 2
lần. Thời gian tắc xe trên các bến giảm 50% [32; tr.138].
Trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù, tại Hội nghị lần thứ 12
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng(ngày 27-12-1965) đã đề ra Nghị quyết
Về tình hình và nhiệm vụ mới, trong đó nêu rõ: “Phải động viên lực lượng
của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ

21

TIEU LUAN MOI download :


×