Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Ngã ba đồng lộc quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 1968)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.34 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THU HƢƠNG

NGÃ BA ĐỒNG LỘC - QUYẾT CHIẾN ĐIỂM
TRÊN MẶT TRẬN GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
LẦN THỨ NHẤT (1965 - 1968)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI THỊ THU HƢƠNG

NGÃ BA ĐỒNG LỘC - QUYẾT CHIẾN ĐIỂM
TRÊN MẶT TRẬN GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
LẦN THỨ NHẤT (1965 - 1968)
Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số

: 602254

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



PGS. TS NGUYỄN ĐÌNH LÊ

HÀ NỘI - 2008
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
tư liệu trình bày trong Luận văn là trung thực, không sao chép máy móc
từ những tài liệu và công trình nghiên cứu khác.

Tác giả

Bùi Thị Thu Hƣơng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...........................................................................................

1

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM GIAO THÔNG
VẬN TẢI Ở KHU 4 VÀ HÀ TĨNH TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH
PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT (1965- 1968) ..............................................

10

1.1. Vị trí địa lý và vai trò của giao thông vận tải trên địa bàn Khu 4....


10

1.2. Chủ trương và hoạt động bảo đảm GTVT của ta trước âm mưu
phá hoại, ngăn chặn của Mỹ - nguỵ trên địa bàn Khu 4 ........................

16

1.3. Bảo đảm giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong chống chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất ..........................................................................

34

Chƣơng 2: NGÃ BA ĐỒNG LỘC- QUYẾT CHIẾN ĐIỂM TRÊN MẶT
TRẬN GTVT TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ
NHẤT (1965 - 1968) ..............................................................................

45

2.1. Ngã ba Đồng Lộc và sự hình thành quyết chiến điểm trên mặt
trận GTVT ở Khu 4 ...........................................................................

45

2.2. Phát huy thế mạnh cả nước và sức mạnh tại chỗ, Đảng bộ và
nhân dân Hà Tĩnh tập trung lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ bảo
đảm GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc (4. 1968 - 10. 1968)...........................

56

2.3. Kết quả và ý nghĩa thắng lợi tại quyết chiến điểm Ngã ba

Đồng Lộc trong thế trận chung của cuộc chiến đấu bảo đảm GTVT
ở Khu 4 và Hà Tĩnh ...........................................................................

85

Phần kết: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CUỘC CHIẾN
ĐẤU TRÊN MẶT TRẬN BẢO ĐẢM GTVT Ở QUÂN KHU 4, HÀ TĨNH
VÀ NGÃ BA ĐỒNG LỘC TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
LẦN THỨ NHẤT. THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TRONG
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY ................

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................

113

PHỤ LỤC ...........................................................................................

117


Những chữ viết tắt

GTVT

: giao thông vận tải.

TNXP


: thanh niên xung phong.

LLVT

: lực lượng vũ trang.

HTX

: hợp tác xã.

UBHC

: Uỷ ban hành chính.

HTXNN

: hợp tác xã nông nghiệp.

Nxb QĐND

: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Nxb CTQG

: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta,

GTVT giữ một vị trí cực kỳ quan trọng, là mạch máu nối liền hậu phương lớn
miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Hơn 20 năm đấu tranh trường kỳ gian
khổ, mọi nguồn chi viện sức người, sức của từ căn cứ địa miền Bắc được vận
chuyển chủ yếu theo đường bộ và đường biển, bằng nhiều phương thức vào
chiến trường miền Nam, giúp cách mạng miền Nam vượt qua bao khó khăn,
tiến lên giành thắng lợi.
Từ việc xác định rõ vai trò đặc biệt của GTVT trong đấu tranh giành độc
lập, ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta đã chú ý ngay đến việc củng cố, xây dựng và phát triển mạng lưới GTVT.
Theo phương châm chỉ đạo của Người: “Giao thông là mạch máu của mọi
việc. Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc. Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ
dàng” [26; tr.79], với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chỉ sau 10 năm
(1954-1964) các trục đường giao thông chính của miền Bắc được củng cố và
phát triển, hệ thống GTVT ở các địa phương được củng cố và mở rộng thêm.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất, Ngành GTVT đã góp
phần quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và chuẩn bị cơ
sở vật chất cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ra phạm vi cả nước,
Ngành GTVT cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu bảo vệ miền Bắc và ra sức chi viện cho
chiến trường miền Nam. Cũng từ đó, việc đánh phá hệ thống GTVT nhằm cắt
đứt sự chi viện từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam luôn là
mục tiêu chiến lược của không quân, hải quân Mỹ. Giao thông vận tải trở


thành một mặt trận vô cùng khó khăn, gian khổ, là nơi đọ sức quyết liệt giữa ý
chí và trí tuệ Việt Nam với những âm mưu, thủ đoạn và sức mạnh tối tân của
bom đạn Mỹ. Công tác bảo đảm GTVT trên tuyến chi viện chiến lược Bắc Nam chính là đảm bảo cho mạch máu giao thông giữa tiền tuyến và hậu
phương luôn được thông suốt - một nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cuộc
kháng chiến.

Do đặc điểm và vị trí địa lý đặc biệt của đất nước ta, dải đất hẹp Khu 4
(bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) - nơi hành
lang vận tải chiến lược đi qua, trong kháng chiến chống Mỹ trở thành địa bàn
đặc biệt hiểm yếu. Nơi đây hội tụ đủ tất cả các tuyến giao thông chiến lược
Bắc - Nam và là nơi khởi nguồn của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Từ hậu phương miền Bắc gần như hết thảy lực lượng, vật chất chi viện cho
miền Nam, Trung - Hạ Lào, Cam-pu-chia đều phải qua vùng đất Khu 4.
Sớm nhận biết được điều này, trong thời gian tiến hành chiến tranh ở
Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt, gây ra
nhiều loại hình chiến tranh, ném xuống nơi đây hàng triệu tấn bom đạn các
loại nhằm hủy diệt sự sống, ngăn chặn tuyến chi viện huyết mạch, làm lung
lay ý chí và quyết tâm của nhân dân miền Bắc đang đêm ngày dốc sức cho sự
nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính vì vậy, mặt trận
giao thông vận tải qua địa bàn Khu 4 trở nên nóng bỏng trong suốt cuộc chiến
tranh.
Nằm trên vùng tuyến lửa Khu 4, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968), Ngã ba Đồng Lộc trở thành một quyết
chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải. Đặc biệt, trong 7 tháng “ném bom
hạn chế” (từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968) khi đường số 1 qua địa bàn Hà
Tĩnh bị không quân Mỹ tập trung đánh phá, cắt đứt trên đoạn Thượng Gia Cổ Ngựa thì Ngã ba Đồng Lộc trở thành một “điểm nút” giao thông rất quan


trọng, nơi duy nhất cho con đường vận tải chiến lược đi qua, tạo lập chân
hàng cho tuyến 559 - đường Trường Sơn và cũng là điểm nối giữa đường 15
với các đường liên tỉnh, sang Lào. Giặc Mỹ tập trung đánh phá vào đầu mối
giao thông Ngã ba Đồng Lộc là nằm trong âm mưu ngăn chặn, nhằm tạo ra
những “điểm tắc” dài ngày, đi đến cắt đứt tuyến chi viện Bắc - Nam qua địa
bàn Khu 4.
Nhưng dù cho đế quốc Mỹ có đầu tư bao nhiêu sức mạnh, bom đạn trút
xuống nơi đây song không thể khuất phục được ý chí, quyết tâm của quân và

dân ta tại Ngã ba Đồng Lộc. Thắng lợi trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Ngã ba
Đồng Lộc đã vượt lên những tính toán thông thường về chiến tranh của các
thế lực đế quốc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho hôm nay và
mai sau. Vì thế, chúng tôi chọn: “Ngã ba Đồng Lộc - Quyết chiến điểm trên
mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá họai lần thứ nhất
(1965- 1968)” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đảm bảo giao
thông vận tải, chi viện cho tiền tuyến qua địa bàn Khu 4, tỉnh Hà Tĩnh nói
chung và Ngã ba Đồng Lộc nói riêng. Đó là:
- Ngã ba Đồng Lộc - Quyết chiến điểm trên mặt trận GTVT (3.1968 - 10.
1968) - Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của Nguyễn Văn Ngọc, Khoa Sử - Đại
học Tổng hợp Hà Nội năm 1981. Nội dung khóa luận đã viết khá cụ thể, sinh
động về cuộc chiến đấu trên mặt trận GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc trong thời kỳ
đế quốc Mỹ tiến hành “ném bom hạn chế”; đã phân tích và nêu ra những nhận
xét chính xác, khoa học về vai trò lãnh đạo và tổ chức của Đảng, sự hy sinh
và đóng góp của các lực lượng cùng nhân dân địa phương làm nhiệm vụ trên
tuyến. Luận văn đã rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích trong công tác
lãnh đạo, xây dựng hệ thống GTVT thời bình. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài
tác giả chọn địa bàn chủ yếu là Ngã ba Đồng Lộc mà chưa chú ý đặt trong bối
cảnh chung của cuộc chiến đấu trên mặt trận GTVT ở Khu 4 và Hà Tĩnh thời
kỳ chiến tranh phá hoại lần thứ nhất nên chưa nêu rõ ý nghĩa của thắng lợi ở
Đồng Lộc đã góp phần đánh bại âm mưu thâm độc của giới cầm quyền Nhà
trắng sau thất bại của cuộc Tổng tiến công đợt Tết Mậu thân và trước khi phải
ngồi vào bàn đàm phán Hội nghị Pa - ri.
- Mặt trận GTVT trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học do Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân
sự Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tổ chức năm 2001. Cuốn



sách tập trung nhiều chuyên luận, bài viết đề cập khá toàn diện, sâu sắc về
hoạt động GTVT, ý nghĩa và vai trò của công tác vận tải chi viện Bắc - Nam
qua địa bàn Quân khu 4 giai đoạn 1954 - 1975, đặc biệt trong hai cuộc chống
chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ra miền
Bắc. Trong tập sách này có bài viết của tác giả Hoàng Trọng Tình: “Ngã ba
Đồng Lộc - một trọng điểm trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Hà Tĩnh trong
kháng chiến chống Mỹ”. Bài viết tập trung khai thác vị trí địa lý, vai trò của
trọng điểm giao thông Đồng Lộc, hoạt động bảo đảm GTVT và những hy
sinh, đóng góp của các lực lượng và nhân dân Đồng Lộc thời kỳ Mỹ thực hiện
“ném bom hạn chế”.
Cuốn sách: Lịch sử Hà Tĩnh, tập I - II, Nxb CTQG, 2001 của nhóm tác
giả: Đặng Duy Báu (chủ biên), Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn;
Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, tập II, Nxb CTQG, 1997 do nhóm tác giả: Đặng
Duy Báu (chủ biên), Đinh Xuân Lâm, Ngô Đăng Tri, Nguyễn Xuân Đình biên
soạn; Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975),
Nxb QĐND, 1994... là những công trình nghiên cứu, tổng kết khoa học có giá
trị cao, giàu tính lý luận và thực tiễn. Trong đó, nội dung đề cập dến cuộc
chiến đấu trên mặt trận GTVT ở Hà Tĩnh và Khu 4 khá đầy đủ, phong phú với
nhiều số liệu sinh động, chân thực. Song, phần đề cập đến Ngã ba Đồng Lộc
chỉ có tính chất minh họa.
Các cuốn sách: Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975), Nxb QĐND, 2001; Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt
Nam (1954 - 1975), Nxb QĐND, 1997; Lịch sử hậu cần LLVT Quân khu 4
(1945 - 2005), Nxb QĐND, 2008 là những công trình tổng kết đạt giá trị cao
về công tác hậu phương - quân đội, công tác bảo đảm hậu cần - một yếu tố
quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nội
dung đề cập đến công tác bảo đảm hậu cần trên địa bàn Khu 4 cũng được khai
thác từ nguồn tư liệu lưu trữ ở Bộ Quốc phòng, cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu
4. Tuy nhiên, phần viết về Ngã ba Đồng Lộc còn ít ỏi, hạn chế.
Trong các cuốn sách: Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá

hoại của đế quốc Mỹ, tập 1, Nxb QĐND, 1982; Tổng kết bảo đảm GTVT
trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ tại địa
bàn Nghệ An (1964 - 1973), Nxb QĐND, 2005, Lịch sử vận tải Quân đội
nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Lịch sử Quân chủng Phòng không, Tập 2,
Nxb QĐND, Lịch sử Sư đoàn phòng không 367 (1953- 2003)... nội dung bảo
đảm GTVT ở Khu 4 và Hà Tĩnh được đề cập đến như là một nội dung trong
quá trình chiến đấu, xây dựng, bảo đảm của các lực lượng làm nhiệm vụ trên
tuyến.
Ngoài ra, còn có một số công trình, bài viết đăng trên các báo, tạp chí
như: Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Lịch sử quân sự, báo Hà


Tĩnh.v.v. Nội dung các bài viết tập trung nghiên cứu về công tác bảo đảm
GTVT ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc trên những nội dung cụ thể.
Tất cả các công trình trên là nguồn tài liệu quý giá, gợi mở để tác giả
tham khảo và kế thừa, phát triển, đồng thời đối chiếu, so sánh khi tiếp xúc với
các sự kiện lịch sử, xử lý tư liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những hoạt động, kết quả và ý nghĩa của công tác bảo đảm
GTVT ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc trong thế trận hậu cần, bảo đảm chi
viện cho tiền tuyến qua địa bàn Khu 4.
- Chứng minh việc bảo đảm GTVT qua Ngã ba Đồng Lộc là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược trên tuyến chi viện bằng đường bộ từ hậu phương miền Bắc
vào chiến trường miền Nam, sang chiến trường Lào. Từ đó, làm rõ vai trò của
hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Sức mạnh của ý chí và trí tuệ Việt Nam đã thắng
Mỹ trong cuộc đối đầu không cân sức ở ngay tại một quyết chiến điểm trên
mặt trận GTVT.
- Bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sinh động của

cuộc chiến đấu trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh và
Khu 4. Từ đó góp phần chứng minh một số luận điểm trong công tác nghiên
cứu, tổng kết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung.
Những bài học kinh nghiệm của lịch sử đã và đang đóng góp vào kho tàng lý
luận của Đảng, giúp cho việc hoạch định những chủ trương, giải pháp đúng
đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn xây dựng thế trận vận tải kết hợp kinh tế
- quốc phòng ở đất nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ việc tổng hợp một số vấn đề chung, trình bày, phân tích và khái quát
hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm GTVT trên tuyến Ngã ba
Đồng Lộc, góp phần giữ vững giao thông thông suốt trong điều kiện đế quốc
Mỹ tiến hành chiến tranh hủy diệt đối với vùng đất này.
- Phân tích làm rõ vai trò lãnh đạo và tổ chức lực lượng của Trung ương
Đảng và các cấp chính quyền địa phương trong bảo đảm giao thông, khắc
phục thế độc tuyến. Bằng nhiều biện pháp sáng tạo đã khơi dậy, động viên
được sự hy sinh, đóng góp công sức của nhiều lực lượng và nhân dân, thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ trên mặt trận GTVT, bảo đảm cho tuyến chi viện Bắc
- Nam luôn thông suốt.
- Nhận xét và rút ra một số bài học kinh nghiệm.


4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung
Trên cơ sở khái quát hoạt động và kết quả trên mặt trận GTVT ở Khu 4
và Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nội dung luận văn
tập trung đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trò, hoạt động và kết quả đạt được trong
cuộc đọ sức quyết liệt, cam go giữa quân dân Đồng Lộc với không quân Mỹ
thời kỳ “ném bom hạn chế”. Từ đó, đề tài sẽ làm rõ hơn vị trí, ý nghĩa của
công tác giao thông vận tải trên một quyết chiến điểm chiến lược đã góp phần
làm thất bại mưu đồ “ngăn chặn”, đi đến cắt đứt tuyến chi viện Bắc - Nam với

những cố gắng cao độ để cứu vãn những thất bại của giới cầm quyền Nhà
Trắng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
4.2. Thời gian
Thời gian quân và dân ta tiến hành chống chiến tranh phá hoại miền Bắc
lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968).
4.3. Không gian
Chủ yếu tập trung ở vùng Ngã ba Đồng Lộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và
mở rộng phạm vi ra tỉnh Hà Tĩnh và Khu 4.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Một số văn kiện của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và Đảng
bộ huyện Can Lộc.
- Nguồn tư liệu đã xuất bản được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia, Thư viện
Quân đội, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Đồng Lộc.
- Nguồn tư liệu chưa xuất bản (dự thảo, bản đánh máy) được soạn thảo và
lưu giữ tại Ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
Hà Tĩnh.
- Nhân chứng là cán bộ, cựu thanh niên xung phong tham gia làm nhiệm
vụ tại Ngã ba Đồng Lộc; cựu chiến binh thuộc Trung đoàn cao xạ 210.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra, có sử dụng
phương pháp thống kê, lô gíc, mô tả, so sánh, phân tích để làm rõ các luận
điểm nêu ra.
6. Đóng góp của luận văn
Những đóng góp cơ bản của luận văn, đó là:


Thứ nhất: Tái hiện trung thực, sinh động về cuộc chiến đấu trên mặt trận
bảo đảm GTVT tại Khu 4 và Hà Tĩnh trong những năm chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất. Những chủ trương và biện pháp kịp thời, đúng đắn, sáng tạo

của Đảng; các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trong cuộc đối
đầu không cân sức với những âm mưu, thủ đoạn và sức mạnh của lực lượng
không quân, hải quân Mỹ.
Thứ hai: Lần đầu tiên tái hiện khá đầy đủ cuộc chiến đấu trên mặt trận
bảo đảm GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc - một quyết chiến điểm ở địa bàn Khu 4
trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Cuộc chiến đấu ở đây được đặt
trong toàn cảnh của mặt trận bảo đảm GTVT trên địa bàn Khu 4 và Hà Tĩnh
đồng thời là minh chứng cụ thể, sinh động cho cuộc chiến đấu nhiều cam go,
thử thách đó. Thực tiễn ở Ngã ba Đồng Lộc cho thấy rõ hơn về cuộc chiến
đấu mang tính chất tổng hợp sức mạnh của các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ
đội địa phương, TNXP và nhân dân mà thắng lợi ở đó là thắng lợi của ý chí
và trí tuệ Việt Nam được Đảng khơi dậy và phát huy trên một tầm cao mới.
Thứ ba: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến đấu trên mặt trận
bảo đảm GTVT ở Khu 4, ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc sẽ góp phần vào
công tác nghiên cứu, tổng kết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân ta - một đề tài vô cùng phong phú trong kho tàng lý luận của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết. Với những bài học từ trong thực
tiễn đấu tranh cách mạng để giành độc lập, thống nhất sẽ giúp người nghiên
cứu có cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn, góp phần cùng Đảng và nhân dân
thực hiện những chủ trương, biện pháp đúng đắn, sáng tạo trong công cuộc
xây dựng đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục của
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về hoạt động bảo đảm giao thông vận tải ở Khu 4
và Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968).
- Chương 2: Ngã ba Đồng Lộc - Quyết chiến điểm trên mặt trận GTVT
trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968)
- Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm trong cuộc chiến đấu trên mặt

trận GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc. Thực tiễn và những vấn đề rút ra trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Duy Báu (Chủ biên) - Đinh Xuân Lâm - Phan Huy Lê - Hà Văn
Tấn…(2001), Lịch sử Hà Tĩnh, Tập I, II, Nxb CTQG, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, (1997),
Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, tập II (1954 - 1975), Nxb CTQG, Hà Nội.
3. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương
chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.
4. Bộ Quốc phòng - Tổng cục Hậu cần (2001), Tổng kết hậu cần trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.
5. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2001), Mặt trận
giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, Nxb QĐND, Hà Nội.
6. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Cục Hậu cần (2008), Lịch sử hậu cần LLVT
Quân khu 4 (1945 - 2005), Nxb QĐND, Hà Nội.
7. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh (2000), Giao thông
vận tải quân sự Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1973), tài
liệu lưu tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, (bản đánh máy).
8. C. Mác - F. ăng ghen - Lênin - Xtalin (1977), Bàn về mối liên hệ giữa kinh
tế, hậu phương với chiến tranh, quân đội và quốc phòng, Nxb QĐND, Hà
Nội.
9. C. Mác - F. ăng ghen - Lênin (1962), Bàn về giao thông vận tải, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
10. Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
(1982), Tập I, Nxb QĐND, Hà Nội.
11. Lê Duẩn (1959), Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Nxb Sự Thật,
Hà Nội.



12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965),
Nxb CTQG. Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 27 (1966),
Nxb CTQG. Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 28 (1967),
Nxb CTQG. Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 29 (1968),
Nxb CTQG. Hà Nội.
16. Võ Nguyên Giáp (1969), Chiến tranh nhân dân của ta đã đánh thắng
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
17. Võ Nguyên Giáp (1972), Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh
thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
18. Lê Duy Hòa (1965), “Mấy ý kiến về quan điểm chiến tranh nhân dân,
quan điểm quần chúng trong công tác bảo đảm GTVT”, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân (7), tr.81 - 88.
19. Phạm Hoàng (1966), “Bảo đảm giao thông quân sự góp phần đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược”, Tạp chí Lịch sử quân sự (2), tr. 37 - 38.
20. Hồ Khang (2005), Tết Mậu thân 1968, Bước ngoặt lớn của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb QĐND, Hà Nội.
21. Lịch sử Sư đoàn phòng không 367 (1953- 2003) (2003), Nxb QĐND, Hà
Nội.
22. Lịch sử Đảng bộ huyện Can Lộc (Dự thảo), tài liệu lưu tại Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Hà Tĩnh, (bản đánh máy).
23. Trung tá Trần Liên và trung tá Hà Tín (1980), “Bảo đảm GTVT trong
chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ”,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân (4), tr. 72 - 79.



24. Lê Công Lương (1994), Thanh niên xung phong Hà Tĩnh trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử quân sự (3), tr.31- 32- 35.
25. Tùng Mậu (1993), “Ngã ba Đồng Lộc - một trọng điểm bảo đảm GTVT
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử quân sự (5),
tr.40- 42.
26. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5 (1947 - 1949), Nxb CTQG. Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (1985), Về GTVT, Nxb GTVT, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1994), GTVT Việt Nam, Nxb GTVT, Hà Nội.
29. (1995), Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb CTQG. Hà Nội.
30. Đồng Sỹ Nguyên (1967), “Quán triệt tư tưởng kiên quyết và liên tục tiến
công trong vận tải quân sự”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (8), tr. 56 -66.
31. Quân khu 4 - Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An (2005), Tổng kết bảo đảm
GTVT trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc
Mỹ tại địa bàn Nghệ An (1964 - 1973), Nxb QĐND, Hà Nội.
32. (1994), Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.
33. Quân chủng Phòng không (2003), Lịch sử Quân chủng Phòng không, Tập
2, Nxb QĐND, Hà Nội.
34. Nguyễn Quang (1966), “Vài kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo dân quân tự
vệ và nhân dân tham gia bảo đảm GTVT”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân
(9), tr. 100 - 104.
35. Tài liệu tham khảo, Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam, tập II, Việt Nam thông tấn xã phát hành tháng
9-1971.
36. Tổng cục Hậu cần (1992), Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam
(1945 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.


37. Trung tướng Phạm Hồng Sơn và đại tá Mai Sơn (1984), “Mấy vấn đề về
địa lý quân sự Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (11), tr.33 - 46.
38. Đàm Quang Trung (1968), “Mấy kinh nghiệm công tác quân sự địa phương

ở Quân khu 4”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (11), tr. 83 - 90 -102.
39. V.I Lênin (1964), Bàn về chiến tranh, quân đội, khoa học quân sự và nghệ
thuật quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội.
40. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 - 1975), tập 4, Nxb CTQG. Hà Nội.
41. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2001), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 - 1975), tập 5, Nxb CTQG. Hà Nội.
42. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt
Nam, tập 2, Nxb QĐND, Hà Nội.
43. Phạm Việt (1999), “Giao thông vận tải Thanh Hóa trong chống chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất”, Tạp chí Lịch sử quân sự, (2), tr.37 - 38.



×