Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Căn cứ luật thi đua, khen thưởng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.34 MB, 64 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
--------------- --------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP XANH, SẠCH, ĐẸP,
AN TỒN Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2

LĨNH VỰC: CƠNG ĐỒN

Nam Đàn, tháng 4/2022

1


SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2
--------------- --------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP XANH, SẠCH, ĐẸP,
AN TOÀN Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2

LĨNH VỰC: CƠNG ĐỒN

Họ tên tác giả: Hồ Quốc Việt
Nguyễn Thị Thu Hiền


Điện thoại
: 098 9090 457

Nam Đàn, tháng 4/2022

1


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
5. Điểm mới của đề tài.............................................................................................3
6. Cấu trúc của đề tài...............................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN...................................4
1. Cơ sở lý luận........................................................................................................4
1.1. Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục........4
1.2. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về việc xây dựng trường, lớp xanh sạch, đẹp,
an toàn và ý nghĩa của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn nhằm
mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường..........................5
2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................7
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP XANH, SẠCH, ĐẸP,
AN TOÀN Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2........................................................9
1. Một số giải pháp thực hiện..................................................................................9
1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh
học sinh....................................................................................................................9

1.2. Tăng cường cơng tác xã hội hố để xây dựng cơ sở vật chất, tạo cảnh quan sư
phạm........................................................................................................................10
1.3. Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, công tác bảo vệ cơ sở vật chất….16
1.4. Tăng cường quản lý nề nếp; Quan tâm công tác y tế học đường, công tác tư
vấn tâm lý cho học sinh...........................................................................................23
1.5. Quan tâm công tác Giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho HS........26
1.6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và chú trọng công tác kiểm
tra, đánh giá; quan tâm công tác thi đua - khen thưởng..........................................32
2. Kết quả đạt được từ 2015 đến 2022 ở trường THPT Nam Đàn 2.......................34
2.1. Đã nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác vệ sinh môi trường, xây
dựng cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp...............................................................34
2.2. Cơng tác xã hội hố giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất………………….35
2.3. Cơng tác an ninh, an tồn, nề nếp.....................................................................37
PHẦN III. KẾT LUẬN...........................................................................................39
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ......................................................................39
2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng .......................39
3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất..........................................................................40
Tài liệu tham khảo...................................................................................................42
Phụ lục.....................................................................................................................43
2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Chất lượng giáo dục là thước đo sự phát triển của ngành giáo dục nói chung
và của mỗi nhà trường nói riêng. Nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện ln là
mục tiêu, là sứ mệnh của các nhà trường trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập
quốc tế hiện nay, nhằm đạt được những tiêu chí giáo dục mà tổ chức UNESCO đưa
ra: “Học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để chung sống với nhau,
hướng tới một xã hội học tập”.

Đảng ta qua các kỳ đại hội cũng ln khẳng định vai trị quan trọng của giáo
dục - đào tạo “Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” và
chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu: “Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên”.
Để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh,
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, mà một trong những nội dung quan trọng là “xây dựng
trường lớp xanh, sạch, đẹp, an tồn”.
Hưởng ứng phong trào đó, Cơng đồn giáo dục Việt Nam đã ban hành Cơng
văn số 312/CĐN ngày 12/11/2019 về việc hướng dẫn Cơng đồn các trường học tổ
chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh phúc theo “Kế hoạch nâng cao năng
lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động trong tình hình mới”. Nhằm
triển khai hiệu quả nội dung xây dựng Trường học hạnh phúc, Cơng đồn ngành
giáo dục Nghệ An ban hành Công văn số 235/CĐN ngày 29/11/2019 về việc hướng
dẫn Cơng đồn các trường học tổ chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh
phúc, trong tiêu chí về môi trường nêu rõ “tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp,
thân thiện, cởi mở”.
Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 của Sở Giáo
dục- Đào tạo Nghệ An cũng nêu rõ một trong những nội dung nhằm tăng cường các
điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học là: “Xây dựng môi trường, cảnh
quan nhà trường: Rà sốt việc quy hoạch, bố trí các khối cơng trình, thư viện xanh,
sân chơi, bãi tập, khn viên, khu vườn thực hành, cây xanh, bồn hoa, cây cảnh
đảm bảo an toàn, khoa học và thuận lợi trong khai thác sử dụng, đồng thời tạo cảnh
quan, môi trường xanh - sạch - đẹp; huy động các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường cùng chung tay xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp thông
qua việc đảm nhận từng việc làm, cơng trình cụ thể”.
Như vậy, “trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an tồn” chính là một trong những điều

kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học. Việc “xây dựng trường, lớp xanh,
sạch, đẹp, an toàn” trước hết nhằm tạo ra một môi trường học tập, vui chơi an toàn,
1


thú vị, hấp dẫn đối với học sinh, để các em có được khơng gian giải trí sau những
giờ học căng thẳng, mệt mỏi, giúp các em tiếp thu bài học mới hiệu quả hơn, đồng
thời, làm cho các em thêm gắn bó với trường lớp, thầy cơ, bạn bè.
Trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn cịn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo
dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn, bảo vệ mơi trường và tạo sự lan tỏa đến mơi
trường gia đình, cộng đồng các em đang sinh sống, góp phần hình thành phẩm chất
tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường, thơng
qua đó, vận động được cả gia đình, xã hội cùng vào cuộc với nhà trường, góp phần
quan trọng trong cơng tác xã hội hóa giáo dục.
Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, mơi trường là vấn đề mang tính tồn cầu, ơ
nhiễm mơi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, trở thành chủ đề nóng
được nhiều người dân quan tâm. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ
trẻ càng trở nên vô cùng cần thiết, giúp các em hình thành nhân cách, kỹ năng sống
trong tương lai.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng mơi trường trường, lớp
xanh, sạch, đẹp, an tồn, đồng thời, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của
cấp trên, trường THPT Nam Đàn 2 những năm gần đây đã nỗ lực thực hiện nhiều
giải pháp nhằm xây dựng cảnh quan, mơi trường nhà trường, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục tồn diện. Là ngơi trường đóng ở địa bàn nông thôn, thuộc
vùng phân lũ của huyện Nam Đàn nhưng đến nay, nhà trường đã có một cơ ngơi
khá bề thế, khang trang và đảm bảo thường xuyên xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Với tư cách là những nhà quản lý giáo dục, luôn trăn trở với sự phát triển của
trường, dựa vào thực tế công tác quản lý nhà trường và những đổi thay to lớn của
trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm gần đây, chúng tôi quyết định chọn đề
tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp xây dựng trường lớp xanh, sạch,

đẹp, an toàn ở trường THPT Nam Đàn 2”. Rất mong được trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm với các nhà quản lý giáo dục, các đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi hồn
thiện hơn và hy vọng có thể áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để xây dựng trường, lớp xanh, sạch,
đẹp, an toàn ở trường THPT Nam Đàn 2 nói riêng và các trường phổ thơng nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch,
đẹp, an toàn ở trường THPT Nam Đàn 2.
Phân tích thực trạng của việc thực hiện xây dựng môi trường học đường và
đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi
và hiệu quả của những giải pháp đề ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
2


nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về “đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo”, về “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, chủ trương của Cơng đồn ngành giáo dục các cấp về “xây dựng Trường học
hạnh phúc”.
- Phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng hợp kinh
nghiệm việc thực hiện xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn ở trường
THPT Nam Đàn 2.
5. Điểm mới của đề tài
Đề tài phân tích cơ sở khoa học và chứng minh việc thực hiện tốt các giải
pháp đề ra đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp,
an toàn của nhà trường.
Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng
tạo văn bản chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và

địa phương nên đã đạt được hiệu quả, tạo sự đổi thay to lớn về cảnh quan, môi
trường ở Trường THPT Nam Đàn 2 những năm gần đây.
6. Cấu trúc của đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Điểm mới của đề tài
Phần II: Nội dung nghiên cứu
1.

1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.2. Cơ sở thực tiễn

2.

2. Các giải pháp thực hiện

3.
4.

3. Kết quả đạt được từ 2015 đến 2022 ở trường THPT Nam Đàn 2
Phần III: Kết luận
1. Hiệu quả của đề tài
2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài
3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất

3



PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay là luôn ưu
tiên phát triển giáo dục – đào tạo, coi “giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”,
chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) nêu rõ: “Phát triển giáo dục - đào tạo là một
trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống
quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”.
Đại hội lần thứ X (2006) tiếp tục khẳng định “Giáo dục và đào tạo cùng với
khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta khẳng định “Phát
triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”.
Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài”.
Đại hội XIII của Đảng (2021) tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị quan trọng
của giáo dục và đào tạo, yêu cầu phải “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để
thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”, đồng
thời, xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý

thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc.
Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Bộ Giáo dục –
Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng
giai đoạn 2008-2013, trong đó, nội dung đầu tiên là xây dựng trường, lớp xanh,
sạch, đẹp, an toàn.
Gần đây, nội dung xây dựng cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp trong
nhà trường cũng được nêu rõ trong các văn bản chỉ đạo của Cơng đồn giáo dục
Việt Nam, Cơng đồn ngành giáo dục Nghệ An, Sở Giáo dục- Đào tạo Nghệ An, cụ
4


thể: Công văn số 312/CĐN ngày 12/11/2019 về việc hướng dẫn Cơng đồn các
trường học tổ chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh phúc theo “Kế hoạch
nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động trong tình
hình mới”; Cơng văn số 235/CĐN ngày 29/11/2019 về việc hướng dẫn Cơng đồn
các trường học tổ chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh phúc; Công văn số
1749/SGD&ĐT- GDTrH của Sở Giáo dục- Đào tạo Nghệ An ngày 31/8/2021 về
việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022.
1.2. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về việc xây dựng trường, lớp xanh sạch,
đẹp, an toàn và ý nghĩa của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Nội dung xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
Theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội dung xây dựng trường, lớp xanh,
sạch, đẹp, an toàn được nêu rõ:
+ Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thống mát và ngày càng
đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
+ Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường
xuyên. Thực hiện tốt cam kết chăm sóc bồn hoa của lớp.

+ Trường có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường
học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan mơi trường, giữ vệ sinh các
cơng trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân; không xả rác bừa bãi.
Theo công văn Số 1741/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn đánh giá kết
quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội
dung Trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
+ Trường lớp sạch sẽ, đủ ánh sáng, thống mát về mùa nóng và ấm áp về
mùa lạnh; trồng và chăm sóc thường xuyên cây bóng mát, vườn hoa cây cảnh;
+ Có nhà vệ sinh sạch sẽ; đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh, bảo
đảm an tồn thực phẩm; an tồn giao thơng; dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe;
+ Tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ
sinh cơng cộng, vệ sinh trường lớp và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Qua tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu và quan sát thực tế, chúng tôi
nêu ra các quan niệm:
+ Trường học xanh là trường học đảm bảo diện tích theo quy định, được quy
hoạch tổng thể và chi tiết do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khn viên có hệ
thống cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với
quy hoạch của nhà trường. Trong đó, diện tích trồng cây xanh, sân chơi, sân tập thể
5


thao, giao thông nội bộ phải đảm bảo theo quy định. Hệ thống cây xanh, cây bóng
mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh thường xuyên được học sinh, cán bộ, giáo viên và
nhân viên chăm sóc. Quản lý, giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường, yêu quý,
tôn trọng thiên nhiên. Hằng năm, tổ chức cho học sinh tham gia trồng cây (tại
trường hoặc ở địa phương); chọn, trồng các loại cây có tán, xanh quanh năm; khơng
trồng cây có nhiều sâu hoặc có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người.
+ Trường học sạch là tồn bộ khn viên của nhà trường (gồm cả khu vực

cổng trường, bên ngồi tường rào cùng phía với cổng trường), các khối cơng trình
phục vụ dạy học, làm việc, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
đảm bảo ln sạch sẽ, thơng thống. Tường rào, tường nhà, bàn ghế và các thiết bị
được giữ sạch sẽ; học sinh không tự ý viết, vẽ, khắc lên bề mặt của bàn ghế, các
thiết bị. Có nơi xử lý rác thải, có thùng đựng rác (loại phù hợp để phân loại rác)
được đặt ở vị trí hợp lý, đảm bảo mỹ quan, có nắp đậy;... Có đủ nước sạch phục vụ
các hoạt động dạy học, sinh hoạt, cơng trình vệ sinh; có chỗ rửa tay với nước sạch,
xà phịng hoặc dung dịch sát khuẩn khác;... Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù
hợp, đảm bảo an tồn, thuận tiện, ln được vệ sinh sạch sẽ, không gây ô nhiễm
môi trường;...
+ Trường học đẹp là trường có quy hoạch hợp lý, khoa học đáp ứng được yêu
cầu tổ chức các hoạt động giáo dục và sự phát triển dài hạn; sử dụng tài sản, đất và
các cơng trình đúng mục đích. Khn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có
tường rào, cổng trường, biển tên trường theo quy định; khối phòng lớp học, phịng
chức năng, các cơng trình phụ trợ được xây dựng phải tuân thủ quy hoạch, quy
chuẩn kỹ thuật; tổng thể khn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp. Trong các phịng
học, phòng chức năng, các thiết bị được lắp đặt, bố trí khoa học, gọn gàng, thẩm
mỹ. Hệ thống pa nơ, khẩu hiệu phải có nội dung, hình thức phù hợp với mỗi cấp
học, có ý nghĩa giáo dục; được treo ở các vị trí phù hợp đảm bảo tính thẩm mỹ và
an toàn. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh phải có ý thức cao trong
việc giữ gìn mơi trường xanh, sạch, đẹp. Trang phục của cán bộ, giáo viên và học
sinh phải chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với các hoạt động trong mơi trường
giáo dục.
+ Trường học an tồn là nhà trường có cơ sở vật chất bảo đảm an tồn cho
hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác; thường xun rà sốt đảm bảo
các điều kiện về phịng học, phòng chức năng, bàn ghế, bảng viết, hệ thống chiếu
sáng, thiết bị dạy học theo đúng tiêu chuẩn được quy định... Nhà trường có kế
hoạch, tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, nội vụ trường học;
phịng chống tệ nạn xã hội; an tồn, phòng chống cháy nổ;... phòng chống bệnh, tật
học đường; an tồn vệ sinh thực phẩm, nước uống; khơng để xảy ra ngộ độc, mất an

toàn thực phẩm trong nhà trường. Nhà trường chủ động các biện pháp phòng ngừa,
đảm bảo an tồn phịng chống tai nạn, thương tích, đuối nước, an tồn giao thơng;
thường xun kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn,
6


thương tích (tường rào, lan can, cành cây khơ...);... khơng để xảy ra tai nạn thương
tích trong nhà trường. Nhà trường có biện pháp phịng ngừa và can thiệp kịp thời
đối với các hành vi xâm hại, bạo lực học đường; xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử văn
hóa trong trường học; có tổ tư vấn tâm lý cho học sinh và các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác tư vấn học đường; định kỳ tổ chức đối thoại giữa hiệu trưởng với
học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
- Ý nghĩa của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
+ Xây dựng trường, lớp xanh sạch, đẹp, an toàn trước hết nhằm bảo đảm các
điều kiện tốt nhất phục vụ cho công tác dạy học trong nhà trường, như lớp học rộng
rãi, thoáng mát, bàn ghế đầy đủ, hợp lứa tuổi học sinh, có đủ sân chơi, bãi tập được
quy hoạch một cách quy củ, ngăn nắp,...
+ Tạo tinh thần vui vẻ, thoải mái cho giáo viên và học sinh sau những giờ dạy,
tiết học căng thẳng, giúp cho các giờ dạy, tiết học diễn ra hiệu quả hơn.
+ Góp phần giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản cơng,
hình thành lối sống văn minh, thói quen lao động và biết trân trọng thành quả lao
động, từ đó, hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.
+ Trường, lớp xanh sạch, đẹp, an tồn cịn tạo ra uy tín, thương hiệu của nhà
trường, từ đó, có sức lan tỏa, thu hút sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng ngoài
nhà trường như phụ huynh học sinh, cựu học sinh, các mạnh thường quân cùng
chung tay, góp sức xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
+ Xây dựng trường, lớp xanh sạch, đẹp, an toàn cũng là một nội dung quan
trọng hướng tới mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc do Cơng đồn giáo dục
các cấp phát động.
Như vậy, việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an tồn có ý nghĩa thiết

thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đồng thời,
từng bước góp phần vào chiến lược xây dựng Trường học hạnh phúc của nhà
trường ngày một hiệu quả và thành công.
1. 2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực tế việc xây dựng cảnh quan, môi trường trường, lớp xanh
sạch, đẹp, an toàn ở Trường THPT Nam Đàn 2 những năm qua.
Trường THPT Nam Đàn 2 đóng tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thuộc vùng đồng bằng hữu ngạn sơng Lam, với khí
hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, cảnh vật hiền hòa. Học sinh của trường hầu hết là con
em các gia đình làm nơng nghiệp hoặc bn bán nhỏ, đời sống kinh tế cịn gặp nhiều
khó khăn.
Trường được thành lập tháng 9/1965, đến nay, đã trải qua 57 năm xây dựng,
phát triển và trưởng thành. Hiện nay, trường có quy mơ 30 lớp, với 1250 học sinh.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 77 người, trong đó có 71 cán bộ, giáo viên,
7


33 người có trình độ thạc sỹ, Chi bộ có 52 đảng viên, 01 đồng chí có trình độ cao
cấp chính trị, 06 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị.
Từ năm 2017, cây cầu đường bộ Yên Xuân bắc qua sông Lam được khánh
thành đã tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân trong vùng, đời sống kinh tế - xã
hội của nhân dân địa phương cũng được nâng lên đáng kể. Cũng nhờ đó, trường thu
hút tuyển sinh thêm các em học sinh đến từ các trường THCS ở huyện Hưng
Nguyên và cả thành phố Vinh.
Là một ngơi trường đóng tại địa bàn nơng thơn, thuộc vùng phân lũ của huyện
Nam Đàn, thời gian trước đây, các hoạt động của nhà trường gặp ít nhiều khó khăn,
nhất là về mùa mưa lũ, đường sá lầy lội, sân bãi cịn ẩm thấp, hệ thống mương thốt
nước chưa hoàn thiện,...
Trước năm 2015, Ban giám hiệu trường đã quan tâm, chăm lo xây dựng nhà
trường về mọi mặt, việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, cảnh quan mơi trường,

cơng tác an ninh, an tồn trường học đã đạt một số kết quả. Việc tăng cường cơ sở
vật chất cũng đã được quan tâm. Chất lượng giáo dục của nhà trường cũng đạt
những bước tiến đáng kể.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất nhà trường vẫn còn nhiều thiếu thốn, các cơng trình
xây dựng cịn dang dở, sân bãi, đường sá chưa được lát gạch, hệ thống tường rào,
mương thoát nước chưa đảm bảo, hệ thống cây xanh, cơng trình vệ sinh chưa được
quy hoạch,… Nhìn chung, cảnh quan, khuôn viên nhà trường chưa thật sự đáp ứng
yêu cầu xanh, sạch, đẹp, an toàn đảm bảo cho các hoạt động dạy - học. Cơng tác an
ninh, an tồn trường học, việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh còn hạn chế.
Từ năm 2015 đến nay, Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện nhiều
giải pháp quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó,
quan tâm việc sửa chữa, mua sắm, nâng cấp, xây dựng các hạng mục cơng trình
phục vụ dạy- học; quy hoạch, sắp xếp các khu vực sân chơi, bãi tập, bồn hoa, cây
cảnh, cây bóng mát; hồn thiện hệ thống mương thốt nước, hệ thống tường rào,
cơng trình vệ sinh; công tác vệ sinh môi trường được làm thường xun theo kế
hoạch. Ngồi ra, nhà trường cịn tăng cường các biện pháp quản lý nề nếp, giáo dục
kỹ năng, hỗ trợ, tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Chính vì vậy, trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm gần đây đã có những
đổi thay to lớn về mọi mặt. Cảnh quan, khuôn viên, môi trường nhà trường thường
xuyên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, kể cả trong dịp nghỉ hè hay trong mùa dịch
COVID 19 kéo dài. Nhà trường đã thích ứng linh hoạt với tình hình mới, đảm bảo
cơng tác dạy- học diễn ra đúng kế hoạch, chất lượng giáo dục của nhà trường được
giữ vững.

8


CHƯƠNG 2.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP XANH, SẠCH, ĐẸP, AN
TOÀN Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2

1. Một số giải pháp thực hiện
1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an
toàn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và
phụ huynh học sinh
2.

Có một mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn sẽ tạo khơng khí làm việc, học tập
vui tươi, phấn khởi, đạt hiệu quả cao. Nhận thức được điều đó, ngay từ đầu mỗi
năm học, nhà trường đã tuyên truyền, quán triệt vấn đề xây dựng mơi trường xanh,
sạch, đẹp, an tồn bằng nhiều hình thức, như: Thông qua các cuộc họp chi bộ, họp
cơ quan, họp phụ huynh, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, sinh
hoạt chi đoàn,...hay trong các buổi hội khoá, hội lớp của các cựu học sinh.
Bằng những cách thức trên, nội dung xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an
toàn được phổ biến rộng rãi đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các
bậc phụ huynh, cựu học sinh. Giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa
thiết thực của công tác bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nhà trường. Từ đó
tạo được sự đồng thuận cao, nên việc xây dựng, chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn cảnh
quan, trường, lớp ln xanh, sạch, đẹp, an toàn đã trở thành việc làm thường xuyên,
tạo thành thói quen, nếp sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà
trường. Các bậc phụ huynh, các cựu học sinh đã luôn đồng hành hướng về trường
bằng những tình cảm thiết thực. Nhờ vậy, cơ sở vật chất nhà trường đã được tăng
cường, cảnh quan khuôn viên nhà trường từ sân trường, đến lớp học, sân chơi, bãi
tập, phòng học chức năng, khu vực nhà vệ sinh giáo viên và học sinh luôn sạch sẽ,
gọn gàng, ngăn nắp.

9


Hội ý Giáo viên chủ nhiệm lớp
1.2. Tăng cường công tác xã hội hoá để xây dựng cơ sở vật chất, tạo cảnh quan

sư phạm
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
ngày 4/11/2013 chỉ rõ: “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham
gia đóng góp của tồn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và
đào tạo”. Nghị quyết 35/NQ – CP 2019 ngày 4/6/2019 của Chính phủ nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định mục tiêu sau: “Tăng cường huy động các
nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng
và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư
cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân
lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế”. Luật
giáo dục Việt Nam năm 2019 cũng khẳng định: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã
hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ
sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ
chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ
sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp
với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được
khen thưởng theo quy định của pháp luật”.
Nắm vững chủ trương của Đảng và Chính phủ, Chi bộ và Ban giám hiệu nhà
trường đã đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động nguồn lực từ địa
phương, các tổ chức, cá nhân cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà
trường, huy động nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất. Để thực hiện nhiệm vụ
đó, nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các bước theo quy định.
Ban giám hiệu đã có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức giáo dục trong và
ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển hơn, tạo điều kiện
để thầy và trị được cơng tác và học tập trong môi trường thân thiện, khang trang,
sạch đẹp và an tồn.
Trong điều kiện trường đóng trên địa bàn nơng thơn, giao thơng cách trở, đi

lại khó khăn, đa số học sinh là con em nơng dân có hồn cảnh khó khăn, cơ sở vật
chất nhà trường trước 2015 còn nhiều thiếu thốn, để cơng tác xã hội hóa giáo dục
thực sự có hiệu quả, thời gian qua chúng tơi đã thực hiện tốt một số công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Để công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả cần phải xây dựng kế hoạch
10


khoa học, cụ thể và mang tính khả thi cao. Trước hết, cần phải thực hiện nghiêm túc
theo văn bản hướng dẫn của cấp trên, đó là: Trước khi bước vào năm học mới, để
chuẩn bị điều kiện phục vụ cho năm học, nhà trường đã tổ chức rà soát cơ sở vật
chất, thiết bị giáo dục trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, trong kế hoạch thể hiện đầy
đủ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự tốn kinh phí và kế hoạch vận
động, trong đó quan tâm đến đối tượng vận động không chỉ là phụ huynh có con,
em đang học tại trường mà mở rộng đối tượng có cả cựu học sinh, các tổ chức,
doanh nghiệp.
Khi xây dựng kế hoạch cần nắm tình hình thực tế tại đơn vị, các địa phương
nơi trường tuyển sinh để có biện pháp phù hợp.
- Thực hiện tốt cơng tác tham mưu, tuyên truyền
+ Nhà trường xác định công tác xã hội hóa giáo dục muốn thực hiện tốt trước
tiên phải làm tốt công tác tham mưu: Cần báo cáo, trao đổi để lãnh đạo cấp trên
hiểu được thực trạng, khó khăn của nhà trường, từ đó có hướng quan tâm, hỗ trợ
giúp đỡ.
Nhờ vậy, những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Sở
Giáo dục- Đào tạo, Sở Tài chính, UBND tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn hỗ
trợ cấp kinh phí hơn 9 tỷ đồng để cải tạo 02 dãy nhà học, xây mới 03 phịng học bộ
mơn với trang thiết bị đồng bộ và nâng cấp cải tạo, xây mới hệ thống tường rào,
mương thoát nước, đường nội bộ, làm mới 02 sân bóng chuyền, 02 sân bóng rổ, 01 sân
cỏ nhân tạo phục vụ cho việc dạy và học các môn thể dục, giáo dục quốc phòng.
+ Ban chỉ đạo của nhà trường cũng đã đẩy mạnh việc tuyên truyền trong giáo

viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cựu học sinh, các cơ quan, doanh nghiệp… để cho
mọi người nhận thức đầy đủ và đúng đắn nhất về công tác xã hội hóa giáo dục từ đó
tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình. Cơng tác tun truyền có nhiều
hình thức như tuyên truyền trực tiếp qua các cuộc họp phụ huynh, trong các buổi
hội khóa, hội lớp của cựu học sinh,... Ngồi ra, Ban chỉ đạo cịn cử đại diện trực
tiếp gặp gỡ các tổ chức, doanh nghiệp, cựu học sinh để báo cáo tình hình nhà
trường từ đó tranh thủ tình cảm của họ đối với nhà trường và kịp thời ghi nhận, tơn
vinh những đóng góp đó.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được, xây dựng
môi trường cảnh quan sư phạm, tạo dựng niềm tin vững chắc
+ Việc huy động xã hội hóa giáo dục đã khó nhưng việc quản lý và sử dụng hiệu
quả, thiết thực lại càng khó hơn, nếu không quản lý tốt, sử dụng không đúng mục
đích thì sẽ ảnh hưởng đến lịng tin từ cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức,
cá nhân và cơng tác xã hội hóa giáo dục sẽ khơng thể nhận được sự đồng thuận.
Chính vì vậy, nhà trường chú trọng công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực đã
huy động được như: Gửi đầy đủ những khoản đóng góp vào tài khoản tiền gửi ở
kho bạc và thực hiện đầy đủ theo quy định về quản lý tài chính.
11


+ Để cơng tác xã hội hóa giáo dục đạt được hiệu quả, nhà trường hết sức quan
tâm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện và thực hiện có hiệu quả các hoạt động
giáo dục trong nhà trường nhằm tạo niềm tin cho cha mẹ học sinh, nhân dân, cựu
học sinh và lãnh đạo các cấp. Trước hết, nhà trường chăm lo xây dựng đội ngũ giáo
viên có năng lực chun mơn, có đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng, tâm
huyết với nghề, yêu thương học sinh, xây dựng tập thể sư phạm đồn kết và hệ
thống chính trị trong nhà trường vững mạnh, đẩy mạnh công tác mũi nhọn như bồi
dưỡng học sinh giỏi, học sinh thi đậu đại học, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh
bỏ học hoặc lưu ban; xây dựng cảnh quan nhà trường thực sự xanh- sạch- đẹp.
+ Nhờ sự công khai, minh bạch và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của các tổ

chức, cá nhân đóng góp ủng hộ cho lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường năm 2015
nên sau lễ kỷ niệm tình cảm của các thế hệ giáo viên, học sinh càng thêm gắn bó
hơn và sự đóng góp ủng hộ càng nhiều hơn, đó là:
Năm học 2015-2016, phụ huynh học sinh đóng góp được 583 triệu đồng. các
cựu học sinh ủng hộ hơn 1 tỷ đồng góp phần tổ chức thành cơng lễ kỷ niệm 50
năm thành lập trường.
Năm học 2016-2017, phụ huynh học sinh đóng góp được 651 triệu đồng để
làm gara xe, nhà vệ sinh học sinh; cựu học sinh Trần Tuấn Lộc tài trợ 100 triệu
đồng nâng cấp căng tin nhà trường.
Năm học 2017-2018, phụ huynh học sinh đóng góp được 623 triệu đồng; cựu
học sinh Trần Tuấn Lộc tài trợ 01 dãy nhà 2 tầng 10 phòng trị giá 6 tỷ đồng.
Ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ 2 tỷ 438 triệu đồng xây dãy nhà 3 phịng học bộ
mơn và trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị cho 03 phòng bộ mơn đó.
Năm học 2018-2019, phụ huynh học sinh đóng góp được 651 triệu đồng; cựu
học sinh Trần Tuấn Lộc tài trợ 01 bộ loa máy trị giá 200 triệu đồng.
Năm học 2019-2020, phụ huynh đóng góp 652 triệu đồng; cựu học sinh Trần
Tuấn Lộc tài trợ 240 bộ bàn ghế học sinh trị giá 250 triệu đồng.
Năm học 2020-2021, phụ huynh học sinh đóng góp 670 triệu đồng; cựu học
sinh Trần Tuấn Lộc tiếp tục ủng hộ quỹ khuyến học của nhà trường 100 triệu
đồng và ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ 700 triệu đồng để hoàn thiện hệ thống
tường rào, mương thoát nước, đường nội bộ.
Năm học 2021-2022, phụ huynh đóng góp được 700 triệu đồng; cựu học sinh
Trần Tuấn Lộc tiếp tục ủng hộ quỹ khuyến học của nhà trường 100 triệu đồng,
ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ 500 triệu đồng để chuẩn bị tiết hành xây mới phòng
bảo vệ, thay cửa sổ các phòng học và đặc biệt các thế hệ học sinh đã ủng hộ hơn
600 triệu đồng để nhà trường làm bể bơi phục vụ cho việc dạy và học kỷ năng
bơi lội cho các em học sinh.
12



Sau thời gian vận động, tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực, đến nay, cơ sở
vật chất nhà trường đã được tăng cường, bổ sung, đầu tư xây mới nên diện mạo nhà
trường khang trang hơn, đàng hoàng hơn.

Dãy nhà 2 tầng 10 phòng học do cựu học sinh Trần Tuấn Lộc tặng

13


Sân cỏ nhân tạo của trường THPT Nam Đàn 2
+ Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây cảnh, bảo đảm đủ bóng mát, giảm nhiệt trong
phịng học, tạo cảnh quan nhà trường đẹp, thoáng mát. Từ năm 2019 đến nay, nhà
trường đã trồng được 40 cây Xoài, 30 cây Sáo đen, 05 cây Lộc vừng, 08 giàn cây
leo, 105 bồn hoa Tóc tiên dưới các gốc cây có gắn biển của các chi đoàn, 08 bồn
hoa lớn là những cây dâm bụt và cây chuỗi ngọc xanh mướt.
Để 105 bồn hoa tóc tiên ln xanh mướt và nở hoa vào cuối mùa hạ đầu mùa
thu, Đoàn trường đã giao cho các chi đồn chăm sóc hàng ngày, trên mỗi thân cây
có gắn biển tên của các chi đoàn, hàng ngày các chi đoàn cử đại diện nhặt cỏ, vun
xới, tưới nước nên hoa ln tươi tốt.
Hệ thống cây bóng mát, cây cảnh trong khuôn viên trường được quy hoạch hợp
lý, hài hịa, có tính thẩm mỹ cao và thường xun được chăm sóc, cắt tỉa, tưới
nước, phun thuốc trừ sâu nên luôn xanh tốt, tạo cho khuôn viên nhà trường thêm
thân thiện, tươi mới, đầy sức sống.

14


Nhiều giàn cây xanh che mát phòng học

Cây xanh được trồng nhiều và quy hoạch đẹp trong khuôn viên trường

+ Cung cấp đầy đủ nước uống đạt tiêu chuẩn nước sạch cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh tồn trường. Bình nước uống 20 lít của học sinh được phân
bổ về các lớp học, về các phòng học chức năng, mỗi lớp học có giá để nước 3 tầng
bằng Inox được nhà trường thiết kế hợp lý: tầng 1 để chậu rửa tay, tầng 2 để bình
15


nước, tầng 3 để cốc uống nước. Cốc uống nước của mỗi lớp được các em đánh rửa
sạch sẽ, nước rửa tay được các em thay hàng buổi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Hàng
tuần, học sinh các lớp thay bình nước uống 03 lần vào sáng thứ 2, sáng thứ 4 và
sáng thứ 6.

Giá để nước 3 tầng trong các phịng học
1.3. Chú trọng cơng tác vệ sinh mơi trường, công tác bảo vệ cơ sở vật chất
a. Công tác vệ sinh môi trường
Công tác vệ sinh môi trường luôn được chú trọng, đặt ngang hàng với các công
tác khác trong nhà trường. Kế hoạch vệ sinh môi trường được Ban lao động do
đồng chí Phó hiệu trưởng làm trưởng ban xây dựng từ đầu năm học một cách chi
tiết, cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc trong suốt năm học, từ việc tổng vệ sinh
theo đợt đến việc lao động vệ sinh lớp học hàng ngày, cụ thể:
- Tổng vệ sinh toàn trường: Được tiến hành vào dịp các ngày lễ như ngày 5/9,
20/10, 20/11, 22/12, 26/3, 30/4, 19/5 hoặc sau kì nghỉ tết nguyên đán, cuối năm học
(mỗi năm học tổ chức từ 8 đến 10 đợt). Đây là những dịp học sinh không chỉ qt
dọn vệ sinh trong khn viên nhà trường mà cịn qt dọn, chăm sóc các khu di tích
lịch sử - văn hóa tại địa phương như Đình Trung Cần, nhà thờ nguyên Bộ trưởng
Trần Quốc Hoàn, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ xã Trung Phúc Cường.
- Lao động vệ sinh phòng học hàng tháng: Các lớp đều phải tổng dọn vệ sinh
phịng học của lớp mình mỗi tháng 1 lần đảm bảo tất cả các vị trí, các vật dụng,
16



thiết bị trong phịng như nền nhà, cửa chính, cửa sổ, quạt trần, quạt treo tường,
tranh ảnh, đồng hồ, giá để nước,... đều được lau chùi sạch sẽ, đảm bảo phịng học
ln sạch sẽ, thống mát..

Học sinh lau chùi sàn nhà, cửa kính, các trang thiết bị phịng học
- Lao động trực tuần bao gồm:
+ Trực tuần buổi sáng: Hàng tuần, vào mỗi buổi sáng có 3 lớp trực tuần (khối
10, khối 11, khối 12, mỗi khối có 01 lớp), làm nhiệm vụ quét dọn vệ sinh sạch sẽ
các khu vực trong khuôn viên trường, chùi dọn nhà vệ sinh học sinh hàng ngày theo
sơ đồ được phân công.
+ Trực tuần buổi chiều: Mỗi tuần có 2 lớp của khối 10 và khối 11 tham gia
17


lao động, mỗi lớp làm 01 buổi, có nhiệm vụ quét dọn vệ sinh sạch sẽ tất cả các khu
vực trong khn viên trường, đường làng, ngõ xóm xung quanh trường hoặc làm
một số việc khác theo yêu cầu thực tế của nhà trường như xởi cỏ, chăm sóc bồn
hoa, cây cảnh, cào dọn rác, vét mương,…
- Lao động trực nhật: Tất cả các lớp đều phải làm trực nhật quét dọn, lau chùi
phòng học hàng ngày và các vật dụng trong phòng, đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp bàn ghế
ngay ngắn, thẳng hàng để tạo nên không gian học tập sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
- Thực hiện việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải:
Rác thải sau các buổi trực nhật, trực tuần của các lớp được học sinh tập kết
vào vị trí quy định của trường và được phân loại: Rác thải nhựa, giấy loại được thu
gom đến nơi quy định (có biển chỉ dẫn), Đồn trường sẽ bán hàng tháng để gây quỹ
và tái sử dụng vào việc mua các vật dụng trong nhà vệ sinh học sinh như xà phòng
sát khuẩn, giấy vệ sinh. Trong 2 năm học vừa qua, Đoàn trường đã bán được gần 10
triệu đồng và tiến hành mua giấy vệ sinh và xà phòng sát khuẩn.
Rác thải hữu cơ sau khi đã phân loại được đưa vào hố rác tập trung của

trường và được xử lý bằng enzym sinh học nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy rác
thải hữu cơ sau đó làm phân bón cho các gốc cây trong khuôn viên trường nên các
cây trong trường luôn tươi tốt.

Học sinh thu gom rác thải nhựa
Để phục vụ công tác lao động vệ sinh, nhà trường đã đầu tư, mua sắm đầy đủ
các trang thiết bị, dụng cụ lao động như: Hệ thống các thùng rác, xe chở rác, dụng
cụ lau chùi nhà vệ sinh. Tồn trường có 20 thùng rác loại 50 lít được đánh số và bố
trí hợp lý (mỗi dãy hành lang lớp học có 02 thùng, kể cả ngồi sân học thể dục, giáo
dục quốc phịng hay hành lang nhà hiệu bộ), có 08 thùng rác loại 120 lít đặt ở các vị
18


trí trên sân trường, có 06 xe gom rác to được giao cho mỗi lớp trực của mỗi khối 02
xe để đi gom rác vào trước buổi học. Tất cả các thùng rác, xe rác đều được đánh số
thứ tự trùng với các vị trí đặt thùng rác tương ứng, không được dịch chuyển hay lẫn
lộn. Hàng tháng, các thùng rác đều được đánh chùi sạch sẽ và giao cho các lớp có
vị trí đặt thùng rác quản lý, bảo quản, nếu hư hỏng thì bị trừ điểm thi đua và đền bù
theo quy định.

Thùng rác được đánh số thứ tự và đặt đúng nơi đã được đánh số
19


Những cách làm trên của nhà trường đã đem lại kết quả đáng ghi nhận:
- Cảnh quan môi trường nhà trường ở tất cả các vị trí thường xuyên đảm bảo
“xanh, sạch, đẹp, an toàn”, kể cả trong những dịp nghỉ hè hay nghỉ học dài ngày do
dịch bệnh. Các cơng trình lịch sử, văn hóa tại địa phương cũng được học sinh nhà
trường chăm sóc, quét dọn theo kế hoạch.
- Cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đã thực sự thay đổi về

nhận thức và hành động. Mọi người đều ý thức rõ nét về một môi trường sống văn
minh, lịch sự. Mọi kế hoạch của nhà trường đề ra đều được thực hiện một cách tích
cực, tự giác, đạt kết quả cao.
Khi học sinh tự mình làm các cơng việc, các em sẽ biết quý trọng lao động và
thành quả lao động của mình. Chính vì thế, ý thức giữ vệ sinh chung, ý thức bảo vệ
cảnh quan môi trường, bảo vệ tài sản công của học sinh được nâng lên rõ rệt. Học
sinh còn được học tập và rèn luyện nhiều kỹ năng trong lao động như: kỹ năng
phân công công việc, điều hành công việc, kỹ năng hợp tác, giúp đỡ nhau hồn
thành cơng việc, tác phong làm việc khoa học, khẩn trương, hiệu quả cũng dần
được hình thành.

20


Các vườn hoa, cây cảnh do học sinh chăm sóc
b. Công tác bảo vệ cơ sở vật chất
Song song với việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hạng mục, mua sắm các
trang thiết bị dạy - học, nhà trường rất chú trọng công tác bảo vệ cơ sở vật chất.
Ban cơ sở vật chất của trường do một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách, lên kế
hoạch sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất của trường hàng năm, đồng thời theo dõi
việc thực hiện kế hoạch và đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề cần điều chỉnh,
bổ sung.
Ban cơ sở vật chất phối hợp với các tổ chức đoàn thể, GVCN nhằm tăng
cường giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình thức
như: phổ biến trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt
động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt của Đoàn Thanh niên.
Để rèn luyện ý thức bảo vệ của cơng thì ngay vào đầu năm học Ban giám
hiệu cùng với BCH Đoàn trường tiến hành bàn giao cơ sở vật chất cho từng lớp
học, cho các phòng ban để các tập thể lớp và cán bộ, giáo viên, nhân viên tự bảo
quản, đồng thời xây dựng quy chế thi đua về bảo quản cơ sở vật chất. Hàng ngày,

hàng tuần kiểm tra nhắc nhở và sau mỗi học kỳ, Ban cơ sở vật chất kiểm tra
chấm điểm thi đua, từ đó hình thành ý thức bảo quản của cơng, nhờ đó trong
những năm qua các trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường được bảo quản
rất tốt. Cuối buổi học các lớp phải đóng của sổ, cửa chính trước khi ra về. Cửa
nhà xe đạp được thiết kế mỗi lớp 01 gian, có khóa cửa, mỗi buổi học được khóa
cẩn thận và bàn giao số xe cho bảo vệ trường, sau đó khi học sinh vào học bảo
vệ sẽ đi kiểm tra xác suất số xe ở một số lớp và kiểm tra việc khóa cửa các gian
nhà xe. Cuối buổi học như trước đây khi chưa có khóa cửa nhà xe thì mỗi khi ra
về tất cả học sinh tồn trường phải chờ sau 10 phút khi khơng có lớp nào báo
mất xe thì bảo vệ mới mở cổng cho tồn trường ra về. Kể từ năm học 2018-2019,
nhà trường đã nâng cấp và làm cửa nhà xe nên an ninh được đảm bảo hơn. Trước
khi ra về các lớp phải đóng và chốt cửa các gian nhà xe, tạo thành nề nếp chung.
Các phòng học chức năng, các thiết bị dạy học, Thư viện, phịng của Đồn
Thanh niên, Văn phịng nhà trường,... đều có sổ theo dõi, sổ mượn thiết bị. Định kỳ
hàng tháng có kiểm kê, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học.
Nhà trường có quy chế, quy định cụ thể về việc bảo vệ cơ sở vật chất, trong
đó quy định rõ việc phát hiện và khắc phục hư hỏng về cơ sở vật chất của lớp học
trong vòng 03 ngày, nếu chậm trễ, quy về trách nhiệm của tập thể hay cá nhân để
21


trừ điểm thi đua hàng tháng.
Với cách làm trên, cơ sở vật chất của nhà trường luôn được bảo vệ, giữ gìn
cẩn thận, ít khi có những hư hỏng, nếu có thì được sửa chữa, khắc phục kịp thời
nhằm phục vụ tốt nhất, nhanh nhất cho việc dạy- học.

22



×