Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ HỌC TẬP VẬT LÝ CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC HIỆN đại HÓA NỘI DUNG DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 48 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2
---------  ---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ HỌC TẬP VẬT LÝ
CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC HIỆN ĐẠI HĨA NỘI
DUNG DẠY HỌC

Mơn: Vật lý

Tác giả: Trần Văn Quang
Tổ chuyên môn: Tự nhiên
Năm thực hiện: 2021 - 2022
Điện thoại: 0988.696.273


MỤC LỤC
PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiêm cứu và thực nghiệm ............................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Những đóng góp của đề tài. ............................................................................... 4
PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................... 6
1. Cơ sở lý luận của việc hiện đại hóa nội dung dạy học Vật lý ở trường THPT . 6
1.1. Tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực ....................................................... 6
1.1.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học .......................... 6
1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực ........................ 7
1.2. Hiện đại hóa nội dung giáo dục bộ môn Vật lý ........................................ 13


1.2.1. Hiện đại hóa nội dung giáo dục .......................................................... 13
1.2.2. Các hình thức hiện đại hóa nội dung giáo dục.................................... 14
2. Cơ sở thực tiễn của việc hiện đại hóa nội dung dạy học ................................. 18
2.1. Hiện trạng .................................................................................................. 18
2.2. Thuận lợi ................................................................................................... 19
2.3. Khó khăn ................................................................................................... 20
3. Giải pháp khơi dậy niềm đam mê học tập Vật lý cho học sinh thông qua việc
hiện đai hóa nội dung dạy học ........................................................................ 20
3.1. Xây dựng một số kiến thức có thể thực hiện “Hiện đại hóa nội dung dạy
học” trong chương trình vật lý cấp THPT ........................................................ 20
3.1.1. “Hiện đại hóa nội dung dạy học” chương trình vật lý 10. .................. 21
3.1.2. “Hiện đại hóa nội dung dạy học” chương trình vật lý 11. .................. 23
3.1.3. “Hiện đại hóa nội dung dạy học” chương trình vật lý 12. .................. 25
3.2. Tổ chức dạy học một số kiến thức vật lý theo hướng hiện đại hóa nội dung 27
3.2.1. Hiện đại hóa nội dung khi dạy bài: Khúc xạ ánh sáng thuộc vật lý 11. 27
3.2.2. Hiện đại hóa nội dung khi dạy chủ đề : Giao thoa ánh sáng chương
trình vật lý 12. ..................................................................................... 31
3.2.3. “Hiện đại hóa nội dung dạy học” khi dạy bài : Laser ......................... 36
3.2.4. Hiện đại hóa nội dung dạy học thông qua bài tập .............................. 37
4. Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 41
PHẦN III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................... 43
1. Kết luận. ........................................................................................................... 43
2. Kiến nghị.......................................................................................................... 44
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 46
PHỤ LỤC............................................................................................................. 47

2


PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay thế giới đang phát triển rất nhanh và mạnh về mọi mặt, cuộc cách
mạng 4.0 đang bùng nổ và tác động tới từng người dân ở mọi quốc gia. Để thích
ứng và phát triển Việt Nam chúng ta đã và đang hội nhập sâu rộng cùng với tất cả
các nước trên thế giới về mọi mặt, việc hội nhập này đem lại cho chúng ta rất nhiều
cơ hội và điều kiện để phát triển đất nước mình, nhưng để nắm bắt đồng thời tận
dụng tốt các cơ hội và điều kiện phát triển đó thì u cầu mấu chốt và rất cấp thiết
đó là chúng ta phải có được nguồn nhân lực trình độ cao, hơn nữa nguồn nhân lực
này phải có được khả năng tự học nâng cao trình độ của chính mình để đáp ứng
được u cầu thực tế của xã hội thường xuyên thay đổi.
Từ yêu cầu tất yếu và cấp thiết trên dẫn đến ngành giáo dục chúng ta bắt buộc
phải thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế” như đã đưa ra trong nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013
và mới nhất đang diễn ra là nghành giáo dục chúng ta đang tập huấn cho toàn bộ
giáo viên về chương trình giáo dục 2018 với trọng tâm chuyển đổi từ dạy học tiếp
cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. Để thực hiện được việc đó người giáo
viên phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng
dạy cách học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của người học đồng thời giáo viên cũng phải thường xuyên cập nhật các kiến
thức khoa học mới cũng như các ứng dụng của khoa học và công nghệ để đưa vào
giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Bộ môn vật lý có rất nhiều các kiến thức khoa học phải được cập nhật thường
xuyên, về điều kiện sử dụng các định luật cũng như các ứng dụng của các kiến
thức khoa học vật lý vào thực tiễn nghiên cứu khoa học và đời sống. Sách giáo
khoa hiện hành cũng đã có thực hiện hiện đại hóa nội dung nhưng cịn rất ít và vẫn
cịn mang nặng tính hàn lâm, sự liên hệ giữa kiến thức ở sách với thực tiễn cịn q
ít. Mặt khác cách dạy học vẫn là dạy học tiếp cận nội dung phục vụ cho thi cử.
Điều đó dẫn đến rất nhiều học sinh khơng có được đam mê hứng thú khi học môn
vật lý mà các em chỉ học mang tính đối phó, sự thực thì ngày càng ít học sinh chọn

học ban khoa học tự nhiên.
Để khắc phục những tồn tại trên có rất nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng
một điều chắc chắn phải làm và đang làm đó là “Hiện đại hóa nội dung dạy học”
(Bộ giáo dục và đào tạo đang biên soạn sách mới). Chúng ta phải đưa vật lý học
hiện đại vào chương trình mơn học phù hợp với năng lực nhận thức người học,
trình bày kiến thức Vật lý cổ điển phù hợp với tư tưởng vật lý hiện đại, cập nhật
các ứng dụng kỹ thuật của Vật lý vào nội dung môn học, cập nhật các thành tựu
của vật lý đương đại vào bài học một cách phù hợp…Với suy nghĩ cá nhân như
vậy cũng như cá nhân tôi đã thực hiện và đã thu được một số kết quả tích cực, cho
3


nên tôi lựa chọn đề tài “Khơi dậy niềm đam mê học tập Vật lý cho học sinh
thông qua việc hiện đai hóa nội dung dạy học" để góp phần vào cơng cuộc đổi
mới giáo dục nói chung và thu hút học sinh đến với bộ mơn Vật lý nói riêng đáp
ứng với chương trình GDTHPT mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Hiện đại hóa nội dung dạy học” bộ mơn Vật lý áp dụng vào
chương trình bộ mơn Vật lý THPT nhằm tạo hứng thú đam mê môn học góp phần
phát triển năng lực cho học sinh
3. Đối tượng nghiêm cứu và thực nghiệm
- Cơ sở lý luận về việc “Hiện đại hóa nội dung dạy học”
- Xây dựng các nội dung dạy học Vật lý theo hướng hiện đại
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập
(định tính và định lượng) để xác định nội dung, cấu trúc logic của các kiến thức mà
học sinh cần nắm vững, từ đó xác định các nội dung cần hiện đại hóa để dạy cho
học sinh một cách phù hợp
+ Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học nhằm tìm hiểu cơ sở vai trị bộ

mơn Vật lý để “Hiện đại hóa nội dung dạy học”
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế dạy học bộ mơn Vật lý THPT
+ Tìm hiểu thực tế dạy học bộ môn Vật lý về nội dung và phương pháp
thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên, sử dụng phiếu điều tra, phân tích kết quả
và đề xuất một số nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm và hướng khắc phục
các hạn chế.
+ Điều tra quan niệm của học sinh liên quan đến nội dung và phương pháp
dạy học bộ môn Vật lý.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
+ Xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm.
5. Những đóng góp của đề tài.
- Về lý luận
Góp phần làm rõ thêm về cơ sở lý luận của việc cần thiết phải “Hiện đại hóa
nội dung dạy học” bộ mơn Vật lý THPT.
- Về thực tiễn
4


Xác định các phần kiến thức trong chương trình Vật lý THPT có thể thực hiện
“Hiện đại hóa nội dung dạy học” và tổ chức dạy học một số kiến thức Vật lý theo
hướng hiện đại hóa, từ đó đánh giá khả năng vận dụng vào thực tiễn.

5


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của việc hiện đại hóa nội dung dạy học Vật lý ở trường THPT
1.1. Tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực
1.1.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học

Chương trình dạy học truyền thống hiện nay đang thực hiện có thể gọi là
chương trình giáo dục “định hướng nội dung” hay dạy học “định hướng đầu vào”.
Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc
truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong
chương trình dạy học. Những nội dung của các mơn học này dựa trên các khoa học
chuyên ngành tương ứng. Người dạy chú trọng việc trang bị cho người học hệ
thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chương trình giáo dục hiện hành chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học
cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
Mục tiêu dạy học trong chương trình hiện hành được đưa ra một cách chung
chung, không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được một cách cụ
thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt được chất lượng dạy học theo mục tiêu
đã đề ra. Việc quản lý chất lượng giáo dục ở đây tập trung vào “điều khiển đầu
vào” là nội dung dạy học.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho
người học hệ thống tri thức khoa học. Tuy nhiên ngày nay chương trình dạy học
định hướng nội dung khơng cịn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau:
- Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng
nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội
dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại, việc áp dụng
kiến thức vào thực tiễn được đề cập đến rất ít. Do đó khó khăn trong việc tạo hứng
thú học tập bộ môn và việc rèn luyện phương pháp học tập điều mà ngày càng có ý
nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời.
- Chương trình dạy học hiện hành dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh giá
chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào
khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
- Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng
dụng nên kết quả là học sinh trở thành người mang tính thụ động, hạn chế khả
năng sáng tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục này khơng đáp ứng được
u cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về

năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động.

6


1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là một dạng của chương
trình định hướng kết quả đầu ra, được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ
20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát
triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng
năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho
con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định
hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là
“sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học
chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học
tập của học sinh.
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định những
nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của q
trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội
dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện
được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương
trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong
muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong
muốn được mơ tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Người học cần đạt
được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn

giáo dục cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết
quả đầu ra.
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo điều
kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định là hệ thống năng lực của
người học. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến
nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống
của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục khơng chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà
cịn phụ thuộc quá trình thực hiện.
Về thành phần và cấu trúc năng lực
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc
của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mơ tả cấu trúc và các thành
phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả
là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương
pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.

7


- Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
cũng như khả năng đánh giá kết quả chun mơn một cách độc lập, có phương
pháp và chính xác về mặt chun mơn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung –
chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động.
- Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch,
định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực
phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn.
Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh
giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp
luận – giải quyết vấn đề.
- Năng lực xã hội : Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống
giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối

hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.
Mơ hình bốn thành phần của năng lực dựa trên bốn trụ cột giáo dục
Các thành phần năng lực

Các trụ cột giáo dục của UNESO

Năng lực chuyên môn

Học để biết

Năng lực phương pháp

Học để làm

Năng lực xã hội

Học để cùng chung sống

Năng lực cá thể

Học để tự khẳng đinh

- Năng lực cá thể : Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát
triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và
thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và
động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học
cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển
năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri
thức, kỹ năng chun mơn mà cịn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã

hội và năng lực cá thể. Những năng lực này khơng tách rời nhau mà có mối quan
hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các
năng lực này.
Giáo dục theo năng lực trong trong việc phát triển nguồn nhân lực
8


Nhược điểm phổ biến của thực
tiễn giáo dục và đào tạo của nhiều
nước trên thế giới thời gian qua đã
được rất nhiều người, nhiều giới
trong xã hội đề cập, từ các nhà
nghiên cứu, các nhà giáo dục, những
người sử dụng lao động, và thậm chí
các bậc phụ huynh. Nhược điểm đó
là hệ thống và các chương trình giáo
dục và giáo dục của các trường hiện
nay:
+ Quá nặng về phân tích lý
thuyết, khơng định hướng thực tiễn và hành động.
+ Thíếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân.
+ Thiển cận, hạn hẹp, không có tiếp cận tồn diện tổng thể trong những giá
trị và tư duy.
+ Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm và đội làm việc.
Trên cơ sở đó nhiều nhà nghiên cứu đề xuất là cần: “Thiết kế một cách cẩn
thận các chương trình giáo dục và chú trọng giáo dục định hướng kết quả đầu ra
theo hướng phát triển năng lực” có thể xem là một giải pháp tự nhiên để giải quyết
hầu hết, nếu không phải là tất cả, những nhược điểm trên.
Việc phát triển nguồn nhân lực được rất nhiều giới, ngành, các nhà chính trị,
kinh doanh, nghiên cứu và giáo dục quan tâm trong thời gian gần đây. Điểm trung

tâm của những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực được mọi người nhất trí và chú
trọng tập trung vào 2 chủ đề chính là “Học tập nâng cao chất lượng và hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ”. Bằng việc chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả thực hiện nhiệm vụ, tiếp cận dựa trên năng lực là rất phổ biến trên toàn thế
giới. Tiếp cận năng lực được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những
năm 1970 trong phong trào giáo dục và giáo dục các nhà giáo dục và giáo dục nghề
dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ, các tiếp cận về năng lực đã phát triển một cách
mạnh mẽ trên một nấc thang mới trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức
có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales, v.v...
Xây dựng và giáo dục theo các tiêu chuẩn năng lực được thúc đẩy và khuyến
khích bởi những áp lực chính trị của các nước, như là cách thức để chuẩn bị lực
lượng lao động cho nền kinh tế cạnh tranh tồn cầu. Sở dĩ có sự phát triển mạnh
mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển nguồn nhân lực xem
tiếp cận này là cách thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, để cân bằng giáo dục và
những đòi hỏi tại nơi làm việc là “cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho
một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu” và là “câu trả lời mạnh mẽ đối với các vấn đề
mà các tổ chức và cá nhân đang phải đối mặt trong thế kỷ thứ 21”.
9


Các đặc điểm của giáo dục dựa trên năng lực
- Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm.
- Tiếp cận năng lực đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp.
- Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật.
- Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt và năng động.
- Năng lực được hình thành ở người học một cách rõ ràng.
Những đặc tính cơ bản trên dẫn tới những ưu điểm của giáo dục theo tiếp cận
dựa trên năng lực là:
+ Giáo dục theo tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học (trên cơ
sở mơ hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực

hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình).
+ Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra.
+ Tiếp cận năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quả
đầu ra, theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá
nhân.
+ Hơn nữa, tiếp cận năng lực còn tạo khả năng cho việc xác định một cách
rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành
quả. Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan
(tiêu chuẩn nghề) của những năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả này là điểm
được các nhà hoạch định chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt
quan tâm nhấn mạnh.
Do những đặc tính và ưu điểm của tiếp cận dựa trên năng lực, các mơ hình
năng lực và những tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp được xác định và sử dụng như
là những công cụ cho việc phát triển rất nhiều chương trình giáo dục, giáo dục và
phát triển khác nhau trên toàn thế giới. Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm
của giáo dục theo năng lực là định hướng và chú trọng vào kết quả đầu ra của q
trình giáo dục, điều đó có ý nghĩa rằng, từng người học có thể làm được cái gì
trong một tình huống lao động nhất định theo các tiêu chuẩn đề ra. Một chương
trình giáo dục theo năng lực là sự tái hiện sinh động và chi tiết một ngành nghề. Sự
khác biệt giữa thiết kế chương trình theo năng lực với những chương trình giáo dục
truyền thống chủ yếu qua các tiêu chí thể hiện năng lực và bối cảnh thực hiện tiêu
biểu của ngành nghề.
Trong giáo dục theo năng lực, một người có năng lực là người:
- Làm được cái gì đó (liên quan tới nội dung chương trình giáo dục).
- Làm tốt những cái đó như mong đợi (liên quan tới việc đánh giá kết quả học
tập của người học theo tiêu chuẩn năng lực).

10



Một người làm thơng thạo cái gì đó sau một thời gian giáo dục dài, ngắn khác
nhau tuỳ thuộc chủ yếu vào khả năng, nhịp độ học tập của người đó. Người học
được coi là trung tâm và có cơ hội phát huy tích cực, chủ động của mình. Theo
quan điểm “Học thơng thạo” thì phương thức giáo dục theo năng lực khơng có quy
định cứng nhắc về thời gian học. Đây là sự khác biệt cơ bản với phương thức giáo
dục truyền thống định hướng vào chương trình học tập theo niên chế cố định về
thời gian. Với tiếp cận năng lực, người học được phép tích luỹ tín chỉ năng lực về
những gì đã học trước đó, khơng phải học lại những nội dung đã học một khi đã
được công nhận đạt tiêu chuẩn qui định.
Hai thành phần chủ yếu của giáo dục theo năng lực
- Dạy và học các năng lực.
- Đánh giá, xác nhận các năng lực.
Việc xây dựng chương trình giáo dục theo năng lực chủ yếu nhằm xác định
những năng lực cần có khi thực hành nghề nghiệp, biến những năng lực đó thành
mục tiêu của chương trình. Một chương trình giáo dục được xem là “Theo năng
lực” khi nó thoả mãn các đặc điểm dạy và học các năng lực, bao gồm:
+ Các năng lực mà người học sẽ thu nhận trong quá trình giáo dục cần phải
có các đặc điểm:
Thứ nhất : Được xác định từ việc phân tích nghề và cơng việc một cách
nghiêm ngặt và đầy đủ.
Thứ hai: Được trình bày dưới dạng những công việc mà những người hành
nghề thực tế phải làm và/hoặc dưới dạng các hành vi và thái độ nghề nghiệp.
Thứ ba: Được công bố cho người học biết trước khi vào học.
+ Việc dạy và học các năng lực phải được thiết kế và thực thi sao cho:
Thứ nhất: Các học liệu thích hợp với năng lực, kiến thức được học ở mức độ
cần thiết/thiết yếu đủ để hỗ trợ cho việc hình thành các năng lực, được dạy và học
tích hợp với nhau.
Thứ hai: Mỗi người học phải liên tục có được các thơng tin phản hồi cụ thể về
sự phát triển năng lực của mình.
Thứ ba: Người học phải có đủ điều kiện học tập cần thiết, đặc biệt là điều kiện

thực hành nghề.
Đặc điểm về tổ chức quản lý quá trình dạy học
Một chương trình giáo dục theo năng lực phải thể hiện được các đặc điểm về
mặt tổ chức quản lý sau đây:
- Việc hồn thành chương trình là căn cứ vào sự thông thạo tất cả các năng lực
đã xác định trong chương trình giáo dục theo tiêu chuẩn.

11


- Không đặt ra yêu cầu “cứng” về thời lượng học tập bởi vì người học có thể
học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình, khơng phụ thuộc vào người khác,
miễn là đủ thời gian để đạt được các năng lực. Điều đó cho phép người học có thể
bắt đầu và kết thúc việc học ở các thời điểm khác nhau.
- Hồ sơ học tập của từng cá nhân người học được lưu trữ đầy đủ. Người học
có thể chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình giáo dục mà không cần học lại những
năng lực đã được công nhận thơng qua hệ thống tín chỉ.
- Tạo thuận lợi và cho phép cơng nhận những kết quả tích lũy ngoài trường
học và qua kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động trên cơ sở những nguyên tắc
cơ bản: nội dung học tập ngồi hệ thống của trường có thể có giá trị và có ý nghĩa;
các kết quả học tập ngồi nhà trường có thể so sánh với những năng lực của
chương trình giáo dục dẫn đến việc cấp văn bằng và được đánh giá trên cơ sở đó;
việc đánh giá và công nhận kết quả học tập và kinh nghiệm đã tích lũy cũng phải
tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu như đối với tình huống học tập bình thường;
cách thức công nhận kết quả học tập và kinh nghiệm đã có hồn tồn giống với
cách thức đánh giá kết quả học tập trong nhà trường. Tuy nhiên, giáo dục theo
năng lực cũng có những hạn chế nhất định, đó là:
+ Người học khó thích ứng nhanh với thay đổi của công việc trong thực
tiễn hoạt động nghề do giáo dục thường tập trung vào một hoặc một số công việc
cụ thể với những điều kiện nhất định.

+ Các điều kiện bảo đảm về môi trường giáo dục phải gắn với bối cảnh
việc làm và với các trang thiết bị, nguyên vật liệu,... theo các chuẩn mực tổ chức
sản xuất và phân công lao động của nghề nghiệp. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư
có thể sẽ rất cao đối với cơ sở dạy nghề.
+ Việc quản lý giáo dục phức tạp do chương trình giáo dục mang tính linh
hoạt và cá nhân hóa người học rất cao. Đây cũng là thách thức địi hỏi năng lực và
trình độ quản lý giáo dục của các cơ sở dạy nghề.
Dưới đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định
hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực.
Bảng so sánh chương trình giáo dục định hướng nội dung và chương trình
định hướng năng lực
Các yếu tố
GD
Mục tiêu

CTGD tiếp cận nội dung

CTGD tiếp cận năng lực

Mục tiêu dạy học được mô
Kết quả học tập cần đạt được mô
tả không chi tiết và khơng tả chi tiết và có thể quan sát, đánh
nhất thiết phải quan sát, đánh giá được; thể hiện mức độ tiến bộ
giá được
của người học một cách liên tục

12


Nội dung


Phương

Lựa chọn nội dung dựa vào
các khoa học chuyên mơn,
khơng gắn với các tình huống
thực tiễn. Nội dung được quy
định chi tiết trong chương
trình.

GV là người truyền thụ tri
GV chủ yếu là người tổ chức hỗ
thức, là trung tâm của q trợ người học tự lực và tích cực
trình dạy học.
lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát
triển khả năng giải quyết vấn đề,
khả năng giao tiếp…;

pháp

Hình thức

Đánh giá
kết quả
học
tập của HS

Lựa chọn những nội dung nhằm
đạt được kết quả đầu ra đã quy
định, gắn với các tình huống thực

tiễn. Chương trình chỉ quy định
những nội dung chính, khơng quy
định chi tiết.

Chú trọng sử dụng các quan
điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực; các phương pháp dạy
học thí nghiệm, thực hành.
Chủ yếu là dạy học lí thuyết
Tổ chức hình thức học tập đa
trên lớp
dạng; chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học,
trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền
thơng trong dạy và học.
Tiêu chí đánh giá được xây
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng
dựng chủ yếu dựa trên sự ghi lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ
nhớ và tái hiện nội dung đã trong quá trình học tập, chú trọng
học. các tình huống thực tiễn. khả năng vận dụng vào

1.2. Hiện đại hóa nội dung giáo dục bộ mơn Vật lý
1.2.1. Hiện đại hóa nội dung giáo dục
Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong
tri thức và kỹ năng chun mơn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các
lĩnh vực năng lực:
Học nội dung
chuyên môn


Học phương pháp, Học giao tiếp, xã hội Học tự trải nghiệm,
chiến lược

đánh giá

13


- Lập kế hoạch học
- Các tri thức
tập, kế hoạch làm
chuyên môn (các
việc
khái niệm, phạm
trù, quy luật, mối - Các phương pháp
nhận thức chung:
quan hệ…)
Thu thập, xử lý,
- Các kỹ năng
đánh giá, trình bày
chun mơn
thơng tin;
- Ứng dụng, đánh
- Các phương pháp
giá chuyên môn
chuyên môn
Năng lực chuyên

Năng lực phương


Môn

pháp

- Làm việc trong
nhóm

Tự đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu

- Tạo điều kiện cho - XD kế hoạch
sự hiểu biết về
phát triển cá nhân
phương diện xã hội - Đánh giá, hình
- Học cách ứng xử, thành các chuẩn
tinh thần trách
mực giá trị, đạo
nhiệm, khả năng giải đức và văn hố,
quyết xung đột
lịng tự trọng...
Năng lực xã hội

Năng lực cá nhân

Mơn Vật lý có khả năng to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ hình thành và
phát triển cho người học năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp; phương
pháp dạy và học là điều kiện quyết định cho việc hình thành và phát triển năng lực
giao tiếp và năng lực cá thể. Nhiệm vụ cụ thể của giáo dục Vật lý:
(1) Trang bị tri thức chuyên môn: Các khái niệm, quy luật, học thuyết của Vật
lý.

(2) Hình thành các kỹ năng và phương pháp Vật lý.
(3) Hình thành và phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
(4) Hình thành thế giới quan khoa học và nhân cách người lao động trong xã
hội công nghiệp hiện đại.
(5) Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.
Trong đó, các tri thức chun mơn được lựa chọn sao cho tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho việc thực hiện 4 nhiệm vụ còn lại và phù hợp với năng lực ngành nghề
giáo dục. Nội dung dạy học Vật lý, trong bất cứ trường hợp nào cũng cần được
hiện đại hóa tức là cập nhật được các thành tựu mới của khoa học Vật lý.
- Làm rõ nội hàm của dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển
năng lực.
- Cơ sở của việc “Hiện đại hóa nội dung dạy học” đối với sự phát triển năng
lực của người học.
1.2.2. Các hình thức hiện đại hóa nội dung giáo dục
a. Đưa vật lý học hiện đại vào chương trình mơn học phù hợp với năng lực nhận
thức người học

14


Vật lý học hiện đại chiếm một nội dung đáng kể của chương trình vật lý phổ
thơng hiện hành: Vật lý 12 gồm 4 phần: Lượng tử ánh sáng, Sơ lược về thuyết
tương đối hẹp, Hạt nhân nguyên tử, Từ vi mơ đến vĩ mơ (hiện nay giảm tải).
b. Trình bày kiến thức Vật lý cổ điển phù hợp với tư tưởng vật lý hiện đại
- Giới thiệu giới hạn áp dụng của các định luật vật lý cổ điển.
- Giới thiệu hạn chế của các lý thuyết cổ điển: thuyết động học phân tử về cấu
tạo chất, thuyết hấp dẫn cổ điển, các thuyết về cấu trúc nguyên tử, các thuyết về
bản chất ánh sáng,….
c. Cập nhật các ứng dụng kỹ thuật của Vật lý vào nội dung môn học

Ứng dụng kỹ thuật của Vật lý là những thiết bị kỹ thuật sử dụng trong đời sống
và sản xuất, hầu hết chúng đều có cấu tạo và hoạt động dựa trên các định luật vật
lý. Những phát minh về lý thuyết đã nhanh chóng được ứng dụng để đưa đến các
sáng chế kỹ thuật, đến lượt chúng cũng nhanh chóng được thương mại hóa và xâm
nhập vào đời sống sản xuất thay thế các thiết bị lỗi thời. Cập nhật được các ứng
dụng này vào nội dung dạy học vật lý là một cách gắn học với hành, góp phần thực
hiện tốt mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
Ví dụ:
- Trong lĩnh vực chiếu sáng, đèn compắc và đèn LED đã và đang thay thế đèn
sợi đốt đèn cao áp và đèn huỳnh quang.
- Các thiết bị kỹ thuật trong y học: siêu âm màu, máy chụp cắt lớp điện toán
CT
máy chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân MRI, chụp ghi hình cắt lớp positron
PET,…
- Các thiết bị nghe nhìn: màn hình ống tia catốt CRT màu, màn hình tinh thể
lỏng LCD, màn hình plasma.
- Máy ảnh kỹ thuật số thay thế máy ảnh quang học, kính hiển vi điện tử thay
thế cho kính hiển vi quang học, kính thiên văn vơ tuyến, ….
- Các thiết bị nhà bếp: Lị vi sóng, bếp từ, bếp hồng ngoại, bếp ga hồng ngoại,
chảo/nồi không dính.
- Thiết bị văn phịng: máy in LASER (thay cho máy in phun.
- Máy bắn tốc độ trong giao thông.
- …..
d. Cập nhật các thành tựu của vật lý đương đại vào bài học một cách phù hợp
- Tàu cao tốc chạy trên đệm từ, vật liệu siêu dẫn, …
- Giải Noben Vật lý hàng năm.
- Các thông tin về nghiên cứu vũ trụ.
15



- Các thông tin về nghiên cứu hạt cơ bản.
…….
e. Xây dựng nội dung dạy học theo hướng tích hợp
- Những mối liên hệ đồng bộ nhiều môn
Khi nghiên cứu các mơn khoa học tự nhiên (vật lí, hóa học, sinh học, thiên
văn) ở những mức khác nhau về cấu tạo chất (phân tử, nguyên tử, hạt nhân và các
hạt cơ bản) xác lập được mối liên hệ giữa các tính chất của các đối tượng vật chất
và cấu trúc bên trong của chúng. Sự chuyển kiến thức từ một lĩnh vực khoa học
này vào các hoàn cảnh khác nhau của các lĩnh vực khác làm cho HS tin vào sức
mạnh của kiến thức khoa học không chỉ ở kết cấu lơgic của một lĩnh vực nào đó
của nó mà cả ở tính vạn năng, tính tổng quát của những luận điểm nền tảng của
khoa học (chất và trường, các hình thức vận động của vật chất, các định luật bảo
toàn, thuyết cấu tạo chất và định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học của
Men-Đê-Lê-ép, thuyết tế bào và trao đổi chất, tính di truyền, quan hệ tương hỗ của
cơ thể và mơi trường v.v..). Chính những luận điểm nền tảng này dùng làm cơ sở
của nội dung các môn học. Sự lĩnh hội được những luận điểm nền tảng của khoa
học, các ngun lí của nó, kĩ năng rút ra được từ chúng những trường hợp riêng và
vận dụng được chúng vào những môn học giáp ranh là trình độ cao của tính tự
giác, tính bền vững và tính vận dụng được các kiến thức. Tất cả những điều đó
giúp nâng cao trình độ khoa học của các môn học.
Mối liên hệ nội dung dạy học vật lí với các mơn khoa học xã hội cũng khơng
kém phần quan trọng: môn lịch sử, giáo dục công dân, văn học đó là sự chứng tỏ
vai trị của vật lí học và những ứng dụng kĩ thuật của nó trong sự phát triển kinh tế,
văn hóa – xã hội và sự nghiệp bảo vệ đất nước.
- Những mối liên hệ (tương hỗ) không đồng bộ
Do về thời gian giữa các môn học phải được thực hiện sao cho không phá vỡ
cấu trúc lôgic của một môn nào trong số đó, vì thế mối liên hệ giữa các mơn phải
là mối liên hệ tương hỗ. Từ đó rút ra trong trường hợp nghiên cứu sơ bộ một khái
niệm “không đồng bộ hóa được” ở một mơn học giáp ranh là có lợi.
Ví dụ: Giới thiệu cho HS khái niệm lực, vận tốc, gia tốc trong bài học vật lí

sau đó hình thành các khái niệm về véc tơ, đạo hàm bậc nhất và bậc hai trong toán
học, hoặc nghiên cứu định luật Avơgađrơ trong mơn hóa học, rồi cho nó một
chứng minh tốn học và xác định số Avơgađrơ bằng thực nghiệm trong giờ học vật
lí.
Mỗi khái niệm Vật lý địi hỏi một lơgic hình thành và sắp xếp trong hệ thống
mơn học, nên trình bày sâu sắc một số khái niệm ở môn giáp ranh, thực hiện sớm
hơn, sẽ không thể và không cần phải đạt đến mức giải thích chúng với dung lượng
(nội hàm) đầy đủ (dĩ nhiên là phù hợp với trình độ ở nhà trường, đối tượng HS).

16


Ví dụ: Các định luật bảo tồn chỉ có thể nghiên cứu đầy đủ nhất trong giáo
trình vật lí, lí thuyết hàm số trong giáo trình tốn học, cịn về hệ Mặt trời và bản
chất của các đối tượng vũ trụ - trong các giờ học về thiên văn v.v… cịn kiến thức
sơ bộ chỉ có thể thực hiện được trong môn học giáp ranh ở mức độ khoa học nào
cần thiết để hiểu được những vấn đề cụ thể của bộ mơn đó.
- Nội dung dạy học vật lí – nên tách ra một cách hợp lí những mối liên hệ sau
đây giữa các môn học: các mối liên hệ khái niệm, các mối liên hệ tư tưởng, các
mối liên hệ theo phương pháp khoa học và các mối liên hệ hệ thống – tổng hợp.
+ Các mối liên hệ khái niệm được tính đến trong khi soạn thảo chương
trình, viết giáo trình, lựa chọn nội dung dạy học.
Ví dụ khi nghiên cứu tính dẫn điện của các chất điện phân thì nên khai thác
những kiến thức hóa học tương ứng; Việc xác lập mối liên hệ các khái niệm giữa
các môn học giúp cho người học không những vận dụng kiến thức sẵn có mà cịn
hiểu được rằng giữa các khoa học tự nhiên khơng có một ranh giới chặt chẽ.
+ Các mối liên hệ tương tự – đó là những sự giải thích phối hợp và bổ sung
lẫn nhau của cùng những sự kiện, những khái niệm, những định luật và những lí
thuyết nền tảng trong những mơn học khác nhau, trên cơ sở những ngun lí,
những quan niệm, những tư tưởng chỉ đạo chung. Nhiều vấn đề nội dung dạy học

đòi hỏi sự phối hợp này.
Vật lí và Hóa học là các khái niệm về ngun tử, phân tử, cấu tạo chất, thuyết
điện li, khối lượng, năng lượng, các định luật chất khí, định luật bảo tồn và
chuyển hóa năng lượng,…; Vật lí và Tốn học: hàm số một và hai biến, phép tính
các vec tơ và thứ nguyên các đại lượng, phương pháp tọa độ và phép tính gần
đúng,…; Vật lí và Sinh học: các nguyên tắc vật lí của những vận động cơ học của
cơ thể, hoạt động các cơ quan thị giác, thính giác và tuần hoàn, trao đổi nhiệt của
cơ thể với môi trường xung quanh, những điều kiện tối ưu đối với hoạt động sản
xuất và bảo vệ môi trường (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, vận tốc di chuyển cuả khơng
khí, sự chiếu sáng) các q trình sinh học ở trình độ phân tử và nguyên tử, sự
quang hợp,…; Tất cả các môn học sử dụng cùng một hệ thống đơn vị Vật lí – hệ
đơn vị đo lường quốc tế, hệ SI.
+ Các mối liên hệ về các phương pháp khoa học: ngoài những phương
pháp khoa học đặc thù riêng của từng mơn học, sẽ cịn sử dụng các phương pháp
khoa học của môn giáp ranh. Phương pháp nghiên cứu vật lí là cơ sở và có ảnh
hưởng lớn trong khoa học tự nhiên. Vì thế trong các bài học vật lí người học phải
được chuẩn bị để hiểu được việc áp dụng các phương pháp như phương pháp nhiệt
lượng kế, quang phổ, cấu trúc Rơngen, phương pháp đo điện những đại lượng
không điện, phương pháp các đồng vị phóng xạ v.v…
+ Các mối liên hệ hệ thống – tổng hợp của các mơn học, mà trong đó mỗi
mơn nội dung và phương pháp khoa học của mình vạch rõ những tính chất của các
đối tượng và các qui luật của thế giới vật chất, mang lại cho người học quan niệm
17


chung về chất và trường với tính cách là hai dạng của vật chất, về các hình thức
vận động của vật chất được nghiên cứu trong các giờ học của các mơn học tốn và
khoa học tự nhiên. Trong thời đại có sự phân hóa lớn các kiến thức thì việc tổng
hợp nội dung học ở một trình độ học vấn xác định lại cực kì cần thiết. Ở trường
phổ thông cần phải tổng hợp các kiến thức về khoa học tự nhiên và kĩ thuật tổng

hợp. Nhờ đó có ý nghĩa về mặt nhận thức, phương pháp luận và giáo dục to lớn.
Đó là một trong những con đường dẫn tới sự liên kết kiến thức, tới bức tranh khoa
học thống nhất của thế giới, tới những sáng tạo trong sản xuất – cơng nghệ nói
chung. Việc thực hiện mối liên hệ kiến thức giữa các môn trong quá trình dạy học
làm cho người học dễ dàng hiểu nội dung học tập, nâng cao chất lượng và hiệu quả
của q trình học tập. Có thể tổ chức các giờ học ngoại khóa, xêmina với các đề tài
có nội dung khái qt hóa, mang tính liên mơn. Ví dụ: “Vật lí và hóa học của cấu
tạo chất”, “Thiên văn học tồn sóng”, Khoa học và vũ trụ”, “các phương pháp vật
lí trong khoa học tự nhiên”, “Các trường và các lực trong tự nhiên”, “Vật lí và
khoa học mơi trường”, “Sự tiến triển của vũ trụ”, “Những cơ sở vật lí kĩ thuật của
ngành năng lượng”, “Năng lượng tái tạo”v.v…Bằng cách như thế, HS sẽ chỉ ra
được mối liên hệ tương hỗ giữa các khoa học, tính vơ hạn của q trình nhận thức,
vai trị của vật lí học với các khoa học khác và trong sự cải tạo tự nhiên, kĩ thuật và
công nghệ cũng như mọi lĩnh vực khác của đời sống hiện đại. Những vấn đề về nội
dung dạy học vật lí có tính liên mơn trong nhà trường hiện đại ngày một phát triển
và được coi trọng. Các dạng liên hệ giữa mơn học vật lí với các môn học khác
trong nội dung dạy học, theo sơ đồ
Mối liên hệ nội dung vật lí với các môn học khác
Những mối liên hệ về thời gian
Đồng bộ

Không đồng bộ

Những mối liên hệ về nội dung
Khái niệm

Tư tưởng

Theo các PPKH


Hệ thống - Tổng hợp
2. Cơ sở thực tiễn của việc hiện đại hóa nội dung dạy học
2.1. Hiện trạng
Thông qua điều tra thực tiễn về việc thực hiện “Hiện đại hóa nội dung dạy học”
và sự hứng thú của học sinh với bộ môn Vật lý tại trường tôi đang công tác tôi
nhận thấy thực tiễn tại cơ quan tôi công tác về vấn đề trên như sau
Việc thực hiện “Hiện đại hóa nội dung dạy học” của giáo viên
Số phần trăm giáo viên chưa biết về việc “Hiện đại hóa nội dung dạy 22,2%
học” (Biết qua suy đốn, khơng nắm được trọng tâm cũng xếp vào chưa
biết)
18


Số phần trăm giáo viên có biết về việc
“Hiện đại hóa nội dung dạy học” và

Khơng thực hiện

0%

Rất hiếm khi thực hiện

11,1 %

Thỉnh thoảng thực hiện

44,4 %

Thực hiện thường xuyên


22,3 %

Từ số liệu này chúng ta dễ thấy rõ việc thực hiện “Hiện đại hóa nội dung dạy
học” thực sự chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, điều này cũng thể hiện rõ
nhược điểm của “Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học”. Giáo viên
chỉ chú trọng dạy những điều có ở sách giáo khoa.
Sự hứng thú đam mê bộ môn Vật lý của học sinh.
Số liệu của nhà trường
Số phần trăm học sinh đăng ký học vật lý khi vào học lớp 10

60,7%

Số phần trăm học sinh đăng ký học vật lý khi học lên lớp 11

46,7%

Số phần trăm học sinh đăng ký học vật lý khi học lên lớp 12

27,8%

Cá nhân điều tra (với học sinh khối 12)
Mang lại ít lựa chọn nghành nghề cho tương lai
Suy nghĩ
Mang lại khá nhiều lựa chọn nghành nghề cho tương lai
thực tế của
học sinh về Khô khan, rất khó, khơng lý thú
bộ mơn
Khó nhưng gắn liền với đời sống, khá lý thú
Vật lý
Khơng q khó, gắn liền với đời sống, rất lý thú


16,8%
83,2%
42,2%
32,2
25,6 %

Từ hai bảng số liệu trên rất dễ thấy các em học sinh vẫn nhận biết vai trị của
bộ mơn Vật lý là rất quan trọng cho cuộc sống của chính các em. Thế nhưng số học
sinh học môn Vật lý ngày càng giảm mạnh, số em nuôi dưỡng được sự hứng thú bộ
môn cũng giảm mạnh điều đó rất rõ ràng đã chứng minh vấn đề dạy học bộ môn
Vật lý là chưa tốt, người dạy đã chưa tạo được sự hứng thú học tập bộ môn cho
học sinh.
2.2. Thuận lợi
- Một điều rất vui và rất quan trọng là học sinh và phụ huynh quan tâm đến
việc học bộ môn Vật lý thể hiện ở học sinh biết bộ môn Vật lý sẽ cho nhiều lựa
chọn nghề nghiệp trong tương lai. Số học sinh mong muốn học khối A, A1 khi vào
lớp 10 vẫn ở mức khá cao.

19


- Nghành GD&ĐT đã và đang thực hiện bồi dưỡng cho GV nâng cao năng lực
nghiệp vụ, cơ sở vật chất trường học ngày càng được cải thiện (VD: Số tivi tại lớp
học ngày càng nhiều, đồ thí nghiệm được bổ sung hàng năm,…).
- Luôn được sự động viên hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan quản lý và bạn bè
đồng nghiệp cũng như của học sinh, phụ huynh học sinh.
- Có được nhiều nguồn thơng tin qua mạng Internet, sách báo, đồng nghiệp...
2.3. Khó khăn
- Chương trình dạy học vẫn đang là chương trình cũ cho nên sự phân bổ thời

gian làm cho khó để thực hiện việc hiện đại hóa nội dung dạy học.
- Chương trình sách giáo khoa vẫn chưa thay đổi, trình độ giáo viên còn hạn
chế.
- Việc chuẩn bị thực hiện một nội dung “Hiện đại hóa nội dung dạy học” cần
rất nhiều thời gian của giáo viên, bởi vì chưa có một nguồn cung cấp tư liệu chính
nào, mà giáo viên phải tự tìm kiếm từ rất nhiều nguồn khác nhau.
- Do điều kiện về văn hóa kinh tế xã hội tại địa phương, cũng như phương
pháp học tập ở cấp trung học cơ sở, mà học sinh chưa có thói quen học tập chủ
động và năng lực làm việc nhóm trong học tập của học sinh còn rất yếu (Giao
nhiệm vụ học tập cho nhóm học sinh thì các em thực hiện gặp rất nhiều khó khăn).
- Điều kiện kinh tế của địa phương và gia đình học sinh nói chung cịn khó
khăn, số gia đình có Internet cịn rất ít điều đó cũng cản trở lớn đến việc triển khai
giảng dạy của giáo viên (VD: Gv giao tài liệu tham khảo thì phải pơ tơ ra cịn
chuyển cho các em qua mạng internet thì nhiều em khơng xem được, giao cho học
sinh xử lý số liệu thí nghiệm thì học sinh khơng có máy vi tính,…)
3. Giải pháp khơi dậy niềm đam mê học tập Vật lý cho học sinh thông qua
việc hiện đai hóa nội dung dạy học
3.1. Xây dựng một số kiến thức có thể thực hiện “Hiện đại hóa nội dung dạy
học” trong chương trình vật lý cấp THPT
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở phần trên chúng ta thấy rõ đó là ở cấp THPT,
sự đam mê hứng thú của học sinh với môn Vật lý giảm rất nhanh theo từng năm
học 10 – 11 – 12, điều này có thể do trong q trình học học sinh nhận ra được các
năng lực của bản thân, xác định rõ được năng khiếu, sở thích của mình nên các em
đã thay đổi mơn học khối (mơn học phục vụ cho xét tuyển đại học, cao đẳng,…)
của mình. Nhưng qua lý luận cũng như khảo sát thực tế thì một nguyên nhân lớn
gây nên hiện tượng trên đó là nội dung chương trình mơn học cứng nhắc, mang
tính hàn lâm, xa rời “cuộc sống” của bộ mơn Vật lý “đang sống” trong đời sống
hiện đại. Mặt khác với nội dung chương trình như vậy lại kéo theo giáo viên phải
dạy học “định hướng nội dung”, giáo viên khó triển khai các phương pháp dạy học
tích cực (vì nội dung chương trình, nội dung thi và thời gian là cố định). Để giải

quyết triệt để các vấn đề đó thì thực hiện “Hiện đại hóa nội dung dạy học” là vô
cùng cần thiết. Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và đã đưa
20


ra quyết định đổi mới giáo dục theo đề án đổi mới chương trình giáo dục năm 2018
và nay đã đưa ra sách giáo khoa lớp 10 mới để thực hiện trong năm học tới 2022 2023. Trong chương trình mới có nhiều sự đổi mới so với chương trình cũ và trong
đó có thể hiện rõ việc “Hiện đại hóa nội dung dạy học”.
Thơng qua q trình tự học của bản thân và quá trình cá nhân được bồi dưỡng
thường xuyên theo các Module ngành đã đưa ra, kết hợp với kinh nghiệm dạy học
nhiều năm của bản thân tôi đã xây dựng một số nội dung kiến thức dạy học vật lý
có thể thực hiện theo hướng “Hiện đại hóa nội dung dạy học”. Tất nhiên mỗi một
nội dung cá nhân tôi đưa ra sau đây, người giáo viên quyết định thực hiện hay
không cần dựa vào điều kiện cụ thể về khả năng nhận thức của học sinh trong lớp,
điều kiện cơ sở vật chất,…, nếu quyết định thực hiện được thì giáo viên dạy cần
phải tìm hiểu thêm nhiều nguồn tư liệu cập nhật kiến thức và các ứng dụng (VD:
hiện tượng điện quang - The Electro Optic effect tơi có nêu ra ở phần sau) có liên
quan, xác định mức độ hiện đại hóa và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để
có được kết quả phù hợp với năng lực nhận thức học sinh, tạo được niềm đam mê
hứng thú học bộ môn cho học sinh, góp phần phát triển năng lực cho học sinh.
Việc thực hiện triển khai một số nội dung hiện đại hóa cụ thể tơi xin trình bày vào
phần sau (mục 3.2). Sau đây xin được đưa ra các phần nội dung vật lý trong
chương trình THPT chúng ta có thể triển khai thực hiện “Hiện đại hóa nội dung
dạy học”.
3.1.1. “Hiện đại hóa nội dung dạy học” chương trình vật lý 10
Chủ đề

Nội dung hiện đại hóa có thể thực hiện
- Giới thiệu sơ lược về “không thời gian”. Không gian thực tế
gắn liền với vật chuyển động, gắn liền với thời gian, khối lượng

của vật và vận tốc của vật chuyển động. các kiến thức chúng ta
Chủ đề :
học chỉ là gần đúng với không gian quanh vật khối lượng nhỏ
Chuyển động (VD: trái đất) và vật chuyển động với vận tốc rất nhỏ so với vận
cơ. Chuyển
tốc ánh sáng (v<động thẳng
- Cách xác định vị trí vật thực tế qua hệ thống vệ tinh định vị,
đều
điện thoại,…
- Việc cần thiết phải hiệu chỉnh đồng hồ ở trên các vệ tinh hay
tàu vũ trụ để đồng bộ khớp thời gian so với đồng hồ trên mặt đất
- Các bài tập gắn liền với thực tiễn
Chủ đề:
- Giới thiệu về gia tốc của các vật thực tế: Gia tốc xe đạp, gia
Chuyển động
tốc xe máy, gia tốc ô tô, gia tốc của máy bay,..
thẳng biến
- Đưa ra gia tốc rơi tự do của các vật trên các hành tinh ở hệ
đổi đều. Sự
mặt trời
rơi tự do
- Các bài tập gắn liền với thực tiễn

21


- Chuyển động tròn đều ở máy làm giàu Uranium, mặt trăng
Chuyển động quay quanh trái đất, các vệ tinh nhân tạo, trái đất quay quanh mặt
trịn đều

trời, mơ tơ bay ở rạp xiếc,…
- Các bài tập gắn liền với thực tiễn
- Trình chiếu video về tính tương đối của chuyển động : video
Tính tương
quay chuyển động của trái đất từ vũ trụ, video mưa rơi, video
đối của
máy bay tiếp dầu trên không
chuyển động.
- Công thức cộng vận tốc v1,3  v1,2  v2,3 chỉ là gần đúng. Dùng
Công thức
khi v<cộng vận tốc
- Các bài tập gắn liền với thực tiễn
Tổng hợp và
- các dạng cân bằng, áp dụng điều kiện cân bằng trong kỹ thuật
phân tích lực.
xây dựng.
Điều kiện
cân bằng của
chất điểm
- Chuyển động thẳng đều của tàu vũ trụ
- Chuyển động trên đệm từ
- Chuyển động của vật bị “khóa lưỡng tử”
Ba định luật
- Chuyển động của tên lửa
Niu – tơn
- Gia tốc của các vật thực tế: Xe đap, ô tô, tên lửa
- Tai nạn giao thông (gia tốc lớn => lực lớn)
- Các bài tập gắn liền với thực tiễn
- Giới thiệu việc tìm ra hành tinh thứ 9 của hệ mặt trời nhờ

Lực hấp dẫn.
tính toán qua lực hấp dẫn
Định luật vạn
- Giới thiệu sơ lược cách giải thích định luật vạn vật hấp dẫn
vật hấp dẫn
của Anhxtanh
Chủ đề: Các
- Các ứng dụng thực tế của các loại lực cơ học trong đời sống
lực cơ học và và kỹ thuật (Giảm xóc xe máy, lị xo trong bút bi, Cân đĩa, phanh
ứng dụng
xe, giày trượt băng,….)
- Phần tử khơng có khối lượng tĩnh cũng có động lượng (Như
Động lượng.
photon ánh sáng)
Định luật bảo
- Chuyển động bằng phản lực của tên lửa (nêu các tên lửa siêu
tồn động
vượt âm)
lượng
- động cơ Ion, đi sao chổi,…
Cơng và
- Các cỗ máy công suất cực lớn hiện đại(VD: laze,…)
công suất
- Các cỗ máy công suất cực nhỏ (VD: Đồng hồ đeo tay,...)
1
2

Cơ năng

- Biểu thức động năng Wd  .m.v 2 chỉ là gần đúng khi v<


Chủ đề: Cấu
tạo chất. Các
định luật về
chất khí.

- Nêu các nhược điểm của thuyết cấu tạo chất cổ điển
- Nêu các điều kiện để áp dụng các định luật chất khí.
22


Nội năng và
sự biến đổi
nội năng.
- Nói về lịch sử q trình tìm “động cơ vĩnh cửu”
Các ngun
- Nói về các động cơ nhiệt hiện tại và ô nhiễm môi trường
lí của nhiệt
động lực học
Biến dạng cơ
Nói về các cấu kiện chịu lực trong thực tế (Dầm bê tông trong
của vật rắn
xây dựng, đường ray xe hỏa, sát xi ô tô tải, cánh máy bay,…)
- Hiện tượng mao dẫn ở thực vật
Các hiện
- Ứng dụng hiện tượng khơng dính ướt ở quần áo, lọ tương,
tượng bề mặt
chảo khơng dính,…
chất lỏng.
Ứng dụng hiện tượng dính ướt trong tuyển quẳng,…

Sự chuyển
- ứng dụng trong việc chế tạo IC, khảo cổ, nghiên cứu quang
thể của các
phổ, làm lạnh bằng He lỏng,…
chất
- Ứng dụng khi sử dụng điều hòa
Độ ẩm của
- Ứng dụng khi bảo quản ngun vật liệu
khơng khí
- Ứng dụng khi ni chim yến, lai tạo giống cây,…
- Tạo mưa nhân tạo
3.1.2. “Hiện đại hóa nội dung dạy học” chương trình vật lý 11
Chủ đề
Chủ đề: Điện
tích. Định
luật Culơng,
điện
trường,…
Chủ đề: Cơng
của lực điện.
Điện thế.
Hiệu điện thế

Bài 6. Tụ
điện

Dịng điện
khơng đổi

Nội dung hiện đại hóa khi dạy lý thuyết

- Nêu các ứng dụng hiện đại: Sơn tĩnh điện, lọc bụi trong
công nghiệp, an toàn cháy nổ trên máy bay, an toàn trên xe chở
xăng dầu, giở sách cổ ở bảo tàng, máy gia tốc hạt Xyclotron,…..
- Định luật bảo tồn điện tích là định luật có phạm vi áp dụng
rất rộng. Rất nhiều định luật khác có phạm vi áp dụng rất hẹp
- Nêu vấn đề điện năng tiêu thụ, tầm quan trọng điện năng
- Nêu các nguy hiểm của điện áp cao thế, các ứng dụng điện
cao thế
- Nêu sơ lược nguyên lý điều khiển bằng điện áp (vd: các
tranzitor trường)
- Nêu các tụ điện siêu nhỏ và ứng dụng (VD: cảm biến điện
dung ở màn hình điện thoại, một số loại đèn tự sáng,….)
- Nêu các ứng dụng của Siêu tụ điện
- Vai trò tụ điện trong các thiết bị điện phổ biến như quạt
trần, quạt cọc, bơm nước,….
- Cảm biến điện dung ở điện thoại.
- Nói về an tồn điện
- Các ứng dụng trong đời sống
23


- Nêu các ứng dụng của siêu dẫn trong khoa học kỹ thuật hiện
đại (“khóa lưởng tử”, máy gia tốc hạt, kỹ thuật “rối lưởng
Chủ đề: Dòng tử”,….)
- Nêu các ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong đời sống
điện trong các
(Nồi cơm, bàn là, quạt sưởi, nhiệt kế ,…
môi trường
- kỹ thuật đánh dấu bằng phóng điện, kỹ thuật đúc điện chính
xác bằng điện phân, mã điện,…

- Kỹ thuật điện tử và vai trị của nó (dịng điện trong chất bán
dẫn)
- Các ứng dụng lực từ trong động cơ điện
- Kỹ thuật dò tàu ngầm qua từ trường
- Sự định hướng của chim bồ câu, cá voi,…

Chủ đề: Lực
từ. Cảm ứng
từ

- Kỹ thuật phát hình ở màn hình CRT
- Máy gia tốc hạt nhân (Lực Lo ren xơ)
- Khối phổ ký
- Sơ lược về nhà Bác học Fa ra đây
- Vai trò điện năng (Phát điện nhờ hiện tượng cảm ứng điện

Lực Lorenxơ

Cảm ứng điện
từ

từ)

- Các bộ cảm biến điện từ (VD: đầu từ ở ổ cứng HDD máy vi
tính,…)
- ứng dụng của dịng điện Fucơ (lị luyện kim cảm ứng, tơi
cao tần, bếp từ,….)
- Nói thêm sơ lược về chiết suất còn phụ thuộc: màu sắc ánh
Khúc xạ ánh sáng, điện trường và từ trường ngoài cùng ứng dụng (hiệu ứng
sáng. Phản xạ The Electro Optic effect và hiệu ứng Farađây)

tồn phần
- Nói về :Cáp quang internet, nội soi, ảo giác, kính tiềm
vọng,…
Lăng kính
Thấu kính
mỏng.
Kính thiên
văn
Kính hiển vi
Mắt

- Nói về máy quang phổ và vai trị của máy quang phổ
- Nói thêm về cá thấu kính ở máy điện thoại, máy quay phim
tốc độ cao
- Hiện tượng quang sai, cầu sai
- các ứng dụng trong kỹ thuật
- nói về các kính thiên văn hiện đại Hupble, kính thiên văn
James webb, kính thiên văn vơ tuyến
- Nói thêm về các kính hiển vi điện tử hiện đại (Kính hiển vi
lực)
- nói về các kỹ thuật hiện đại trong chữa các tật của mắt (Mổ
mắt bằng laser, thay thể thủy tinh, cấy ghép thiết bị vi điện tử
cảm quang,…)
24


- Các biện pháp bảo vệ mắt, bảo vệ môi trường
- Kính thực tế ảo
3.1.3. “Hiện đại hóa nội dung dạy học” chương trình vật lý 12
Chủ đề

Dao động
điều hịa

Nội dung hiện đại hóa khi dạy lý thuyết
Đây là cơ sở cơ bản trọng yếu để nghiên cứu trong vật lý ứng
dụng cũng như vật l ý lý thuyết bao gồm cả vật lý lưỡng tử
- xác định khối lượng của vật dao động (nhà du hành vũ trụ, tài
Con lắc lị xo xế xe ơ tơ, …)
- Xác định độ cứng của lò xo
- xác định gia tốc rơi tự do
- xác định chiều dài dây treo
- Chứng minh sự tự quay của trái đất
Con lắc đơn
- làm đồng hồ đo thời gian
-…….
Dao động tắt
dần. Dao
- các ứng dụng có lợi và phịng tránh các tác hại do cộng
động cưỡng
hưởng, dao động tắt dần, dao động duy trì tạo ra
bức
- xác định vận tốc truyền sóng
- Nghiên cứu về động đất
- Nghiên cứu về cấu tạo vật
Sóng âm
- Đo khoảng cách, đo tốc độ, định vị vật
- Quay phim (Siêu âm trong y tế)
-………..
Các mạch
điện xoay

chiều. Cơng
suất điện tiêu
Nói về vai trò của điện xoay chiều trong đời sống và trong kỹ
thụ của mạch thuật
điện xoay
chiều. Hệ số
công suất
Truyền tải
Nói về vai trị của truyền tải điện năng và vai trò của máy biến
điện năng.
áp trong đời sống và trong kỹ thuật
Máy biến áp
Chủ đề: Máy
phát điện
Nói về vai trò ý nghĩa của máy phát điện và động cơ điện xoay
xoay chiều.
chiều trong đời sống và trong kỹ thuật
Động cơ
không đồng
25


×