Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI KIỂM TRA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.84 KB, 10 trang )

Lê Thị Hương Ly
STT: 30
Lớp:

BÀI KIỂM TRA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Câu 1: Nêu và phân tích quy trình đánh giá dữ liệu thứ cấp, cho ví dụ minh hoạ
từng bước?
Quy trình đánh giá dữ liệu thứ cấp
Bước 1: Thiết lập mục đích nghiên cứu
Trước khi bắt đầu bất kỳ dự án nghiên cứu nào, nên làm rõ mục đích. Ví dụ về
một mục đích nghiên cứu của một nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe: “ Giảm
các ca nhập viện về sức khỏe tinh thần liên quan đến Covid-19”. Mục đích
nghiên cứu càng được làm rõ thì nhà nghiên cứu càng dễ dàng thu thập, phân
tích và rút ra kết luận từ các dữ liệu thu thập được.
Mục đích nghiên cứu giúp ích cho cả việc phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Tuy nhiên, nó đặc biệt liên quan đến phân tích dữ liệu thứ cấp. Do khối lượng
dữ liệu thứ cấp là rất lớn. Khi có định hướng rõ ràng sẽ giúp cho nhà nghiên cứu
tập trung vào vấn đề nghiên cứu, chọn lọc các nguồn dữ liệu, giảm quá tải trong
quá trình thực hiện.
Bước 2: Thiết kế quá trình nghiên cứu
Sau khi xác định nghiên cứu, bước tiếp theo sẽ là thiết kế quá trình nghiên cứu.
Đối với dữ liệu sơ cấp, bước này bao gồm việc xác định loại dữ liệu nhà nghiên
cứu muốn thu thập và phương pháp để thu thập chúng.
Tuy nhiên, đối với phân tích dữ liệu thứ cấp, quá trình nghiên cứu sẽ có nhiều
khả năng là từng bước để phác thảo các loại dữ liệu mà nhà nghiên cứu yêu cầu
và danh sách các nguồn tiềm năng để thu thập chúng. Nó cũng có thể bao gồm


các kỳ vọng về đầu ra của phân tích cuối cùng. Điều này phải dựa trên việc
đánh giá sơ bộ các nguồn dữ liệu và chất lượng của chúng.
Bước 3: Phát triển các câu hỏi nghiên cứu


Chỉ biết mục đích nghiên cứu là chưa đủ, nhà nghiên cứu cần phát triển các câu
hỏi nghiên cứu sẽ giúp xác định dữ liệu thứ cấp tốt hơn. Điều này là do dữ liệu
thứ cấp thường là một nhóm để bạn lựa chọn và việc đặt câu hỏi phù hợp sẽ hỗ
trợ việc thu thập dữ liệu xác thực.
Ví dụ, một nhà nghiên cứu đang cố gắng thu thập dữ liệu về thức ăn cho cá tốt
nhất để giúp cá tăng trưởng nhanh sẽ phải đặt ra những câu hỏi như: loại cá nào
sẽ được đưa vào nghiên cứu? Dữ liệu định tính hay định lượng? Tốc độ tăng
trưởng ở cá sau khi cho ăn,...
Bước 4: Xác định vị trí và thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp bao gồm việc đề ra và thực hiện một chiến lược phức
hợp và có thể tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, những dữ liệu thu thập này sẽ liên
quan phần lớn để vấn đề nghiên cứu.
Trong khi đó, thu thập dữ liệu thứ cấp tránh được sự phức tạp của việc xác định
phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên nó đi kèm với những thách thức bổ sung.
Một trong những điều này là xác định nơi để tìm dữ liệu. Đây là nhiệm vụ
khơng hề dễ dàng vì có rất nhiều kho dữ liệu thứ cấp có sẵn. Khi đó cơng việc
của nhà nghiên cứu là thu hẹp các nguồn tiềm năng. Việc chọn lọc là cần thiết
nếu không nhà nghiên cứu có thể đối mặt với việc quá tải.
Một số nguồn dữ liệu sơ cấp phổ biến ví dụ:
- Thống kê của chính phủ
- Các báo cáo cơng nghệ
- Các nghiên cứu khoa học phác thảo các phương pháp nghiên cứu và phân
tích dữ liệu của các chuyên gia trong các lĩnh vực như khoa học, y học,..
- Đánh giá tài liệu về các bài báo, sách và báo cáo nghiên cứu cho một lĩnh
vực nhất định ( được thực hiện bởi các chuyên gia trong ngành)


- Các ấn phẩm thương mại và cơng nghiệp ví dụ: các bài báo và dữ liệu
được chia sẻ trong các ấn phẩm thương mại, bao gồm các chủ đề liên
quan đến các lĩnh vực công nghiệp cụ thể, chẳng hạn như công nghệ hoặc

sản xuất
- Nguồn online: kho lưu trữ, cơ sở dữ liệu và các thư viện tham khảo khác
có quyền truy cập cơng cộng hoặc trả phí vào các nguồn dữ liệu thứ cấp
Bước 5: Đánh giá dữ liệu thứ cấp
Giai đoạn này được nhiều người phân loại là giai đoạn phân tích dữ liệu thực
bởi nó là điểm mà phân tích thực sự được thực hiện. Tuy nhiên, các giai đoạn
được nêu ở trên là một phần của q trình phân tích dữ liệu vì chúng ảnh hưởng
đến cách phân tích được thực hiện.
Khi tập dữ liệu có vẻ khả thi trong việc giải quyết các yêu cầu ban đầu được
thảo luận ở trên, bước tiếp theo của quy trình là đánh giá tập dữ liệu để đảm bảo
tính phù hợp cho chủ đề nghiên cứu. Dữ liệu được đánh giá đảm bảo nó thực sự
giải quyết được tuyên bố của vấn đề và trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Sau đó dữ liệu sẽ được phân tích bằng phương pháp định lượng hoặc định tính
tuỳ thuộc vào loại dữ liệu.
Câu 2: Viết bình luận cho 1 nghiên cứu có liên quan đến đề tài thảo luận nhóm
được giao? (mục đích NC, giả thuyết NC, mơ hình, phương pháp NC, kết quả
NC, hạn chế NC)
NC lựa chọn để viết bình luận: E-Commerce and the Factors Affecting Its
Development in the Age of Digital Technology (Public: December 2022)
- Mục đích nghiên cứu: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử
và đánh giá tác động dài hạn cũng như ngắn hạn của các yếu tố đối với sự phát
triển của hoạt động thương mại điện tử.
- Giả thuyết nghiên cứu:
a, Giả thuyết 1: Có một mối quan hệ đáng kể giữa thương mại điện tử và trình
độ học vấn


Một nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát các sinh viên đại học ở Anh về thái
độ và hành vi của họ đối với giáo dục tiêu dùng, nhận dạng sinh viên và kết quả
học tập cho thấy rằng định hướng tiêu dùng có liên quan đến kết quả học tập.

Khảo sát 271 người tiêu dùng trên 10 loại sản phẩm, cho thấy rằng: nhận thức
về một loại sản phẩm cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ đào tạo.
Hơn nữa, cũng như Eurostat đã nêu trong E-commerce Statistics: “Tỷ lệ người
có trình độ học vấn cao mua sắm trực tuyến cao hơn 33 phần trăm so với người
có trình độ học vấn thấp”.
b, Giả thuyết 2: Mối quan hệ đáng kể nào giữa thương mại điện tử và dân cư
Jing và cộng sự chỉ ra rằng tác động của internet đối với mức tiêu dùng của cư
dân thành thị lớn hơn so với cư dân nông thơn. Đó là lý do tại sao họ cho rằng
cần phải thúc đẩy việc sử dụng giao dịch tài chính qua Internet ở các vùng nông
thôn để mở rộng nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn và do đó đảm bảo
sự phát triển cân bằng của mơi trường thành thị và nông thôn.
c, Giả thuyết 3: Mối quan hệ giữa thương mại điện tử và tình trạng thị trường
lao động
Lực lượng lao động có tỷ trọng lớn nhất và đóng một phần rất quan trọng
trong việc định hình ở tất cả các quốc gia và trong việc áp dụng các công nghệ
tối tân, tạo ra tác động lên một số lĩnh vực, chẳng hạn như thương mại, công
nghiệp, dịch vụ, v.v. Theo Eurostat (Eurostat, 2020), “nhân viên và những người
kinh doanh tự do (78% người dùng internet) cũng như sinh viên (77%) mua sắm
trực tuyến nhiều hơn so với những người thất nghiệp (61%) hoặc những người
đã nghỉ hưu / không hoạt động (55%) ”. Tuy nhiên, chúng tơi khơng xác định
được các tài liệu phân tích mức độ mà những người thất nghiệp cùng với nhân
viên tham gia vào thương mại điện tử, vì vậy chúng tơi xác định giả thuyết sau
đây của chúng tôi.
d, Giả thuyết 4: Mối quan hệ giữa thương mại điện tử, ngân hàng trực tuyến và
người dùng điện thoại di động.


Thanh tốn qua di động đóng một phần quan trọng trong việc chấp nhận và
ngày càng gia tăng thương mại bằng cách khơng chỉ cung cấp một phương thức
thanh tốn thuận tiện, đơn giản và an tồn, mà cịn đóng góp nhiều hơn cho các

phân khúc. Tiwari và Buse [32] tin rằng tương lai của ngân hàng di động và
thương mại điện tử gắn liền với nhau theo nhiều cách và ngân hàng di động sẽ
đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển tương lai của thương mại điện
tử.
Một bài báo [40] về đánh giá và phân tích nhận thức và hành vi của người
tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử đã nhấn mạnh tầm quan trọng mà
người bán nên coi điện thoại thông minh như một công cụ bổ sung để đảm bảo
tăng trưởng doanh số bán hàng. Các ứng dụng thương mại điện tử có vẻ dễ sử
dụng trên thiết bị di động hơn các ứng dụng dựa trên desktop do sự quen thuộc
của người tiêu dùng với thiết bị di động.
- Mơ hình nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính.
Để đánh giá bốn giả thuyết, nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều phép đo lại
bảng điều khiển để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, cụ thể


là trình độ học vấn, niềm tin của người tiêu dùng, tình trạng thị trường lao động
của người tiêu dùng, ngân hàng trực tuyến, thiết bị di động và người dùng
không sử dụng điện thoại trong sự phát triển của thương mại điện tử. Trong bài
nghiên cứu, bằng cách áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng
thường (FMOLS) và mơ hình sửa lỗi vectơ (VECM), nhóm nghiên cứu đã thực
hiện phân tích thực nghiệm về mối liên hệ giữa trình độ học vấn, nơi cư trú của
con-sumer, tình trạng thị trường lao động của người tiêu dùng , ngân hàng trực
tuyến, người dùng di động và thương mại điện tử, dựa trên dữ liệu bảng cho 27
quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu từ năm 2011 đến năm 2020.
- Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu chứng minh: trình độ học vấn, nơi cư trú của người
tiêu dùng, tình trạng thị trường lao động, ngân hàng trực tuyến, người dùng di

động và người không dùng di động tác động đến sự phát triển của thương mại
điện tử.
Hơn nữa, các mối tương quan liên quan đến trình độ học vấn có thể chỉ ra
rằng việc cải tiến các kênh mua hàng trực tuyến kích thích người tiêu dùng có
trình độ học vấn trung bình. Tuy nhiên, việc mua hàng qua internet của những
người có trình độ học vấn trung bình bị hạn chế bởi hành vi trực tuyến của
những người tiêu dùng có trình độ học vấn cao.
Liên quan đến đến sự ảnh hưởng của dân cư đến sự phát triển của thương
mại điện tử, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng có phần trăm lớn những người
sống ở thành thị mua sắm online do nhiều yếu tố như hạ tầng internet tốt, dễ tiếp
cận thông tin, thiếu thời gian rảnh rỗi, thường xuyên phải di chuyển, thu nhập
cao hơn và trình độ kỹ năng sử dụng tốt.
Mặt khác, hành vi mua hàng online của các cá nhân sống tại thành thị tác
động trực tiếp đến sự phát triển của thương mại điện tử. Để chạy theo xu hướng
và phù hợp với lối sống hiện tại, những người sống ở nông thôn cũng bị tác


động theo hướng tích cực bởi sự phát triển của thương mại điện tử khi họ cố
gắng theo kịp với những người sống ở thành thị.
Trong khi hành vi mua hàng online của người thất nghiệp ảnh hưởng xấu
đến thương mại điện tử thì hành vi mua của người lao động lại có ảnh hưởng
tích cực đến thương mại điện tử. Người có vị trí càng cao trên thị trường lao
động càng có ảnh hưởng lớn đến thương mại điện tử.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến thương mại điện tử chính là số lượng người
sử dụng điện thoại di động, người tiêu dùng online thường có xu hướng thanh
tốn qua ngân hàng trực tuyến trên điện thoại hơn là qua internet trên máy tính.
- Hạn chế
Nhóm nghiên cứu nhận định kết quả nghiên cứu có thể là chủ quan, rất ít
các nghiên cứu trước đó dựa trên dữ liệu thống kê từ đa quốc gia, như nghiên
cứu này. Lý giải cho hạn chế này có thể là do nghiên cứu đã thu thập mẫu ở

nhiều quốc gia khác nhau trong khi đó đa số nghiên cứu chỉ thu thập ở một quốc
gia nhất định.
Thêm vào đó nhóm nghiên cứu đã khơng xác định được các tài liệu phân
tích mức độ mà những người thất nghiệp tham gia vào thương mại điện tử, nên
nhóm đã kết luận tác động của tình trạng thị trường lao động đối với dự phát
triển của thương mại điện tử.


Câu 3: Lập bảng hỏi định tính cho 1 NC tự chọn trong bộ câu hỏi ôn tập và
kiểm tra.
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong quá
trình làm việc tại một doanh nghiệp/tổ chức”
Mơ hình nghiên cứu


Bảng hỏi định tính
Tính chất cơng việc
1.Anh/chị có cảm thấy cơng việc đang làm phù hợp với trình độ học vấn,
chun mơn của anh/chị khơng? Vì sao anh/chị lại có cảm nhận như vậy?
2. Anh/chị có cảm thấy cơng việc mình đang làm thú vị và nhiều thách thức
khơng? Và vì sao anh/chị cho rằng như vậy?
3. Anh/chị có nghĩ mình đang được phân chia khối lượng cơng việc hợp lý so
với năng lực? Vì sao?
4. Anh/chị có được kích thích trí sáng tạo? Nếu có thì Cơng ty đã làm gì để kích
thích anh/chị sáng tạo? Anh/chị thấy cách kích thích đó đã hợp lý chưa?
5. Cơng việc anh/chị đang làm có cho phép anh/chị thể hiện tối đa năng lực cá
nhân khơng? Và vì sao anh/chị lại đánh giá như vậy?
Điều kiện làm việc
6.Anh/chị có cho rằng thời gian làm việc hiện tại của mình là hợp lý? Vì sao?
7. Anh/chị có được cung cấp đầy đủ trang thiết bị và cung cụ cần thiết cho công

việc?
8. Nơi làm việc của anh/chị có đảm bảo an tồn, thoải mái, sạch sẽ? Anh/chị có
muốn cải thiện gì thêm về mơi trường làm việc hiện tại?
9. Anh/chị có chịu áp lực về cơng việc khơng? Áp lực đó là lớn hay nhỏ?
Đánh giá thực hiện cơng việc
10. Anh/chị có cho rằng cách Công ty đang đánh giá công việc anh/chị là công
bằng, công khai, minh bạch? Và tại sao?
11. Công ty đã đánh giá thực hiện công việc đúng với kết quả thực hiện của
anh/chị?
12. Cơng ty có đánh giá cơng việc theo quy trình? Anh/chị cảm thấy quy trình
đó phù hợp chưa? Có cần sửa đổi bước nào trong quy trình?
Tiền lương và phúc lợi
13. Tiền lương có tương xứng với tính chất cơng việc anh/chị đang làm? Tại
sao?


14. Anh/chị thấy mình đã được trả lương phù hợp với kết quả cơng việc chưa?
Tại sao?
15. Anh/chị có nhận được tiền thưởng khi hồn thành tốt cơng việc?
16. Anh/chị có nhận được phúc lợi như bảo hiểm, du lịch hàng năm,...? Anh/chị
có hài lịng với tần suất và phúc lợi được nhận?
Đào tạo và cơ hội thăng tiến
17. Anh/chị có được tham gia các khố đào tạo tập huấn cần thiết để làm việc
hiệu quả?
18. Anh/chị có thấy những khố đào tạo được Cơng ty cung cấp đã phù hợp với
nhu cầu? Vì sao?
19. Cơng ty có khuyến khích và tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho anh/chị?
20. Anh/chị có thấy chính sách đào tạo và thăng tiến của Công ty là công bằng?
Và tại sao?
Các mối quan hệ trong cơng việc

21. Đồng nghiệp của anh/chị có sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau?
22. Cấp trên có lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của anh/chị?
23. Cấp trên có coi trọng tài năng và sự đóng góp của anh/chị? Nếu có thì cấp
trên đã thể hiện sự coi trọng đó như thế nào với anh/chị?
24. Anh/chị có cảm thấy cấp trên của mình là người có năng lực, tầm nhìn và
khả năng điều hành tốt? Tại sao?



×