Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phân tích nhân vật bà Cụ Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.24 KB, 1 trang )

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của
Kim Lân.
Đáp án – Hướng dẫn làm bài
Mở bài
Giới thiệu khát quát tác phẩm và nhân vật bà cụ Tứ
Thân bài
Ý1: Bà cụ Tứ là một bà mẹ nông dân nghèo dưới đáy cùng của xóm ngụ cư.
Ý2: Việc Tràng có vợ làm cho bà cụ Tứ ngạc nhiên không hiểu được.
Ý3: Khi hiểu ra, bà cụ Tứ vừa mừng vừa tủi, vừa thông cảm, lo âu cho các con.
Ý4: Nhưng vượt lên trên cái buồn, lo âu ấy là niềm vui, hi vọng.
a. Bà vui với triết lí lạc quan của dân gian: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.
b. Bà vui trong bữa cơm sáng, bữa cơm sáng mà cụ đã chắt chiu, dành dụm được từ lâu
nay, trong lúc cả làng đang chết đói.
c. Tuy nhiên, niềm vui ấy trong bối cảnh lúc đó sao mà mong manh, tội nghiệp đến thế,
không sao cất cánh lên được.
Ý5: Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ thật đa dạng, phong phú, phức tạp, sinh động, nhưng rất
phù hợp với quy luật cuộc sống và rất hấp dẫn. Kim Lân đã nhập vào nội tâm nhân vật, sống với
những vui buồn, hạnh phúc, lo âu của nhân vật bằng một trái tim đầy hiểu biết và nhân ái của
một nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “người”, với “những gì thuần hậu nguyên thủy của
cuộc sống nông thôn” (theo Nguyên Hồng). Nhờ thế, với “Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây dựng được
một hình ảnh chân thật và cảm động của người mẹ nông dân nghèo khổ, giàu lòng thương con,
giàu đức hi sinh, vị tha trong trận đói khủng khiếp năm 1945, và nói rộng ra là trong xã hội cũ.
Nhân vật cũng góp phần quan trọng làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn: Hocmai.vn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1

×