Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc đảm bảo môn Ng văn.
Đề bài: Phân tích nhng đặc điểm giống nhau và khác nhau trong cảm hứng
về quê hương đất nước của văn hc Vit Nam từ năm 1945 đến năm 1975
được thể hin qua hai bài thơ "Đất nước" (trong trường ca "Mặt đường khát
vng") của Nguyễn Khoa Điềm và "Vit Bắc" của Tố Hu.
Gợi ý cách làm:
Mở bài:
"Vit Nam ơi! Ta mến yêu Người". Đó không chỉ là lời của một bài ca, mà còn là tiếng
hát của hàng triệu trái tim con người Việt Nam yêu nước. Với tình cảm yêu nước thiết tha, thiêng
liêng, sâu nặng ấy, bằng bút pháp, phong cách nghệ thuật khác nhau, các thi sĩ - chiến sĩ đã tạo
dựng lên được những nét chung và những sắc màu khác nhau thật đa dạng và hấp dẫn về hình
tượng Tổ Quốc. Qua bài thơ "Đất nước" (Một chương trong "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn
Khoa Điềm) và "Việt Bắc" của Tố Hữu, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.
Thân bài:
A. Nhng điểm giống nhau
1. Trước hết là cảm hứng về tư thế Độc lập - tự do của một nước Việt Nam mới, tư thế của người
dân tự hào được làm chủ đất nước mình.
- Ở giữa chiến khu kháng chiến, nhìn khí thế của cả dân tộc ra trận, giọng thơ Tố Hữu cất
lên đầy phấn chấn, tự hào:
" Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung"
- Và giữa những ngày khí thể đánh Mỹ và thắng Mỹ hào hùng, Nguyễn Khoa Điềm cũng
đã tiếp tục khẳng định ý thơ đó bằng những cảm xúc phơi phới niềm tin:
"Đất nước này là đất nước nhân dân
Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại"
2. Cảm hứng về Đất nước của nhân dân, nhân dân làm nên Đất nước cũng là một cảm hứng nổi
bật được thể hiện ở hai bài thơ này nói riêng, của thơ ca hiện đại nói chung.
- Với Tố Hữu đó là những "Em gái hái măng" những " người đan nón chuốt từng sợi
giang " là "những bà mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô", rộng hơn nữa là
những "dân công đỏ đuốc từng đoàn", những binh đoàn bộ đội "Quân đi điệp trùng trùng" tiếp
bước ra trận để quyết làm nên " Một Điện Biên lừng lẫy địa cầu"
- Với Nguyễn Khoa Điềm, đó là những con người bình dị vô danh "Có biết bao người
con gái, con trai; Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi; Họ sống và chết; giản dị và bình
tâm; Không ai nhớ mặt đặt tên " .Chính những con người ấy là nhân dân vô tận đã tạo dựng và
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc đảm bảo môn Ng văn.
gìn giữ đất nước trải qua mọi thời đại. Họ không chỉ đánh giặc ngoại xâm, mà còn là người sáng
tạo và truyền lại mọi giá trị vật chất và tinh thần cho các thế hệ nối tiếp nhau:
" Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ gánh tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân"
2. Cuộc ra trận của cả dân tộc ta ngày nay đã huy động được triệt để sức mạnh của quá khứ: "40
thế kỷ cũng ra trận". Cho nên khuynh hướng suy ngẫm về quá khứ, tự hào về truyền thống bất
khuất, anh hùng cũng là một cảm hứng được thể hiện khá đậm nét ở hai bài thơ này.
- Trên đường "Ta đi tới" bước tiếp con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước
nhà, Tố Hữu đã cùng đồng bào Việt Bắc nhắc nhở nhau bằng những lời tha thiết"
"Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà"
" Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn"
Còn Nguyễn Khoa Điềm trong chương "Đất nước" cũng đã viết:
"Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
4. Thông qua trái tim nồng thắm yêu thương và chói đỏ tự hào của các nhà thơ cách mạng, bức
tranh đất nước hiện ra trong nắng vàng tươi của lịch sử với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, khoáng đạt, vừa
tráng lệ in đậm dấu ấn của một dân tộc từng có một nền văn hiến 4.000 năm lịch sử.
Với Tố Hữu đó là: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" , "Ngày xuân mơ nở trắng rừng", "Ve
kêu rừng phách đổ vàng", "Rừng thu trăng rơi hoà bình" còn trang thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó
là "Núi Vọng Phu", "Hòn Trống Mái", "Núi bút Non Nghiêm" là phong cảnh Hạ Long, Cửu
Long, Đất Tổ Hùng Vương
5. Cảm hứng lãng mạn, hướng tới chiến thắng và tương lai tươi sáng cũng là một cảm hứng nổi
bật được thể hiện khá rõ nét ở cả hai bài thơ.
Trong giây phút chia tay "Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi", Tố Hữu đã lắng
nghe được những bước đi của Đất nước hướng về ngày mai tươi sáng với không khí rộn rã :
" Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
- Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy bốn bề lưới giăng"
Còn Nguyễn Khoa Điềm trong chương "Đất nước" cũng đã viết những vần thơ đầy cảm
hứng lãng mạn, bay bổng:
"Ngày mai con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc đảm bảo môn Ng văn.
Đến những tháng ngày mơ mộng"
B. Nhng đặc điểm khác nhau mang dấu ấn riêng của mỗi thi sĩ
Do sự khác nhau về phong cách, cá tính sáng tạo, các nhà thơ đã có những tìm tòi khám
phá riêng của mình tạo nên những vẻ đẹp đa dạng cho đất nước thật là sinh động và hấp dẫn.
1. "Việt Bắc" của Tố Hữu được hoàn thành vào tháng 10 - 1954, khi trung ương Đảng và
Chính phủ rời "Thủ đô gió ngàn" về với "Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình" . Bài thơ đã trở thành
một hoài niệm thiết tha về một thời cách mạng gian khổ mà rất đỗi vui tươi hào hùng. Bằng
những vần thơ lục bát ngọt ngào, thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng giữa kẻ ở và
người đi như thể người yêu đưa tiễn người yêu đầy lưu luyến vấn vương, bằng lối xưng hô Mình
- Ta mang đậm tính chất truyền thống và đậm đà tình nghĩa, bài thơ "Việt Bắc" đã tái hiện được
một cách chân thực và sinh động hình ảnh Tổ quốc những ngày kháng chiến ở chiến khu Việt
Bắc với những con người bình dị mà anh hùng cùng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thắm tươi
đã cùng con người viết nên bản giao hưởng "Điện Biên lừng lẫy địa cầu". Giọng điệu chính của
bài thơ là giọng tâm tình thiết tha sâu lắng ngọt ngào đậm đà màu sắc dân tộc và rất giàu tính
nhạc. Thông qua đó mà cảnh và người kháng chiến hiện lên lấp lánh sắc mầu và rất đổi thương
yêu:
"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
2. "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một chương (chương V) trong bản Trường ca
"Mặt đường khát vọng" (9 chương) sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ, sinh viên trước vận mệnh
hiểm nghèo của Tổ quốc, ra đời vào năm 1971, in lần đầu tiên năm 1974 là một trong những
đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Bằng chất liệu văn hoá dân gian
đậm đà chất thơ cùng với những hình ảnh gần gũi thân thuộc hàng ngày như " miếng trầu", "hạt
gạo", "hòn than", "cái kèo, cái cột" , kết hợp với lối tư duy bình luận hiện đại giàu chất trí tuệ,
Nguyễn Khoa Điềm đã làm nỗi bật một tư tưởng mới mẻ: "Đất nước của Nhân dân của ca dao
thần thoại". Bằng cái nhìn ấy, tác giả đã trình bày hình tượng Tổ quốc qua các phương diện
không gian địa lý, chiều dài lịch sử và tâm hồn cốt cách dân tộc. Vì thế Đất nước hiện lên qua
những cái thân thuộc bình dị, đơn sơ hàng ngày: "gừng cay muối mặn", "nơi em tắm", "nơi ta hò
hẹn", đến những cái kì vĩ vĩnh hằng: rừng biển mênh mông "Đất là nơi Chim về", "Nước là nơi
Rồng ở". Để từ đó khám phá ra những ý tưởng độc đáo sâu sắc:
"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha "
Và "Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta "
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3
Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc đảm bảo môn Ng văn.
Kết luận:
Những nét chung và riêng như ta đã phân tích ở trên làm cho Đất nước trong thơ trở nên
phong phú đa dạng lấp lánh sắc màu hơn. Và như thế là hai tác giả đã góp hai bông hoa tươi
thắm mãi trong vườn thơ dân tộc. Giờ đây được thưởng thức hai bông hoa ấy, chúng ta không
chỉ tự hào với quá khứ hào hùng của Đất nước, mà còn thêm yêu mến Đất nước này để góp một
chút công sức nhỏ bé của mình nhằm làm cho Đất nước ta mãi mãi là: "Đất Nước của Nhân dân
của ca dao thần thoại".
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn: Hocmai.vn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 4