Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận triết TRÌNH BÀY QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT, VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO VỊ TRÍ CÔNG VIỆC CỦA MÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.73 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT, VẬN DỤNG QUY
LUẬT VÀO VỊ TRÍ CƠNG VIỆC CỦA MÌNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
HỌC VIÊN THỰC HIỆN:
LỚP HÀNH CHÍNH:

PGS.TS PHƯƠNG KỲ SƠN
PHAM THI NIAT LE
CH27BQTKD.N1

HÀ NỘI – NĂM 2021


Ý ĐẸP, LỜI HAY

“Một cây làm chẳng nên nôn
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- Câu ca dao tục ngữ Việt Nam


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................
2
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
1


LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................
2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT.......
3
1.1. Khái luận về quy luật lượng chất...........................................................................
3
1.1.1. Khái niệm chất....................................................................................................
3
1.1.2. Khái niệm lượng..................................................................................................
3
1.1.3. Mối quan hệ giữa lượng và chất.........................................................................
4
1.2. Nội dung mối quan hệ biện chứng giữa giữa lượng và chất.................................
4
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO VỊ TRÍ CƠNG
VIỆC CỦA MÌNH..........................................................................................................
6
KẾT LUẬN.....................................................................................................................
10


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Phương Kỳ
Sơn đã định hướng và giảng dạy tận tình cho em trong suốt q trình học tập thơng
qua các bài giảng được chuẩn bị rất kỹ càng và cực kỳ tâm huyết.
Dưới sự dạy bảo, dìu dắt tận tâm của thầy, em đã tích lũy cho bản thân một lượng
kiến thức cơ bản về môn triết học cũng như nhiều kiến thức thực tiễn có thể vận dụng
vào đời sống.
Mặc dù đã cố gắng hết sức và nỗ lực hết mình song thời gian có hạn và năng lực
bản thân cịn hạn chế, chưa đủ để đánh giá một cách toàn diện, khách quan nhất, bài

tiểu luận của em không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cảm thơng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng nội dung trong bài tiểu luận mơn Triết học này hồn tồn
là do bản thân thực hiện và không được sao chép từ bất kỳ tiểu luận, tư liệu nào đã có
trước. Nếu sai sự thật, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

2


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
1.1. Khái luận về quy luật lượng chất
Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng
trong triết học Mac-Lenin; là quy luật về phương thức chung của quá trình vận động,
phát triển trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy của con người. Theo quan điểm của
triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều tồn tại hai vật là mặt
chất và mặt lượng.
1.1.1.

Khái niệm chất

Chất được hiểu là một phạm trù của triết học dùng để thể hiện tính quyết định
của sự vật; là những khái quát các thuộc tính (như tính dẫn điện, tính co giãn, tính
chua, tính ngọt…) của sự vật. Tuy nhiên mỗi sự vật có mn vàn thuộc tính, mỗi thuộc
tính lại có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, vì vậy mỗi thuộc tính ây

lại trở thành một chất.
Ví dụ: một người ra cửa hàng tạp hoá mua đường. Ở đây đường là vật đã xác
định được mua. Khi người mua nói họ mua đường thì trong đầu người bán sẽ hình
thành nên những đặc điểm chỉ ra chất, như sự vật này có vị ngọt và có màu sắc đặc
chưng là màu trắng.
1.1.2.

Khái niệm lượng

Lượng cũng được xác định là một phạm trù của triết học dùng để xác định tính
quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mơ cũng như là trình độ của sự vận
động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của sự vật khác, nhưng nó khơng xác
định vật đó là vật gì. Lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể
và chính xác.
Ví dụ: một người ra cửa hàng tạp hoá mua đường. Ở đây đường là vật đã xác
định được mua cũng như đã được xác định những thuộc tính đặc trưng. Tuy nhiên, để
mua/bán được đường người mua cần thì phải có trọng lượng nhất định, như 1 kilogram
hoặc 2 kilogram đường. Vì vậy, để mua được sự vật, trong tình huống này là đường,
phải có lượng và chất. Từ đó có thể thấy rằng khơng có chất ngồi lượng và khơng có
lượng ngồi chất.
Đồng thời, lượng cũng có những tính quy định chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu
tượng, khái quát. Ví dụ: trình độ dân trí, ý thức pháp luật,…
3


1.1.3.

Mối quan hệ giữa lượng và chất

Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời và quy định lẫn nhau. Một chất nhất

định của sự vật có lượng tương ứng với nó.
Ví dụ: Một sinh viên đại học (chất ở đây sẽ là “sinh viên đại học”) có lượng kiến
thức vừa phải. Khi bạn sinh viên ấy trở thành học viên cao học (chất ở đây sẽ là “học
viên cao học”), học viên này có lượng kiến thức lớn hơn.
Như thế, sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển
của sự vật.
1.2. Nội dung mối quan hệ biện chứng giữa giữa lượng và chất
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất và tác động qua lại lẫn
nhau giữa mặt chất và mặt lượng. Trong sự vật, quy định về lượng khơng bao giờ tồn
tại nếu khơng có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi về lượng của
sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất
của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.
Lượng có thể biến đổi theo hai hướng là tăng lên hoặc giảm xuống. Sự thay đổi
này của lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất. Do chất là
cái tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất
định khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới hạn
đó được gọi là độ.
Độ được hiểu là sự thống nhất giữa lượng và chất; là khoảng giới hạn, mà trong
đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn
bản về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là
điểm giới hạn mà ở đó sự thay đổi của lượng sẽ làm biến đổi chất.
Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước nhảy. Bước
nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do
những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm
nút. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật, chất
mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật.

4


Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về
chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự
thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của
các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng
như tư duy.

5


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
VÀO VỊ TRÍ CƠNG VIỆC CỦA MÌNH
Em tên là Niat Le, nhưng mọi người hay gọi là Niat hoặc Lệ cho dễ. Tuy khi gặp
lần đầu khơng ai có thể ngờ vì tiếng Việt khá sõi, nhưng em là học viên Ucraina, nói
đúng hơn thì là người Việt sinh ra và lớn lên ở Ucraina. Nhưng tiếng Việt của em
không phải lúc nào cũng tốt như vậy. Vào năm 2016 khi em mới về để học đại học thì
em đã phải mất 1 năm để học tiếng Việt ở Trường Đại học Xã hội và Nhân văn. Nghe
có vẻ rất buồn cười: người Việt mà phải học tiếng Việt, nhưng vì khơng nghĩ là mình
sẽ phải về Việt Nam sống nên em khơng học tiếng Việt. Hồi đấy em hầu như khơng
nói, viết hay giao tiếp được với mọi người, thậm chí phải nhờ bố mẹ dịch hoặc trả lời
hộ. Sống được ở Việt Nam 5 năm thì từ “con gà tây” em cũng đã thành “con gà ta”.
Đây chắc cũng có thể coi là một “bước nhảy” lớn trong cuộc sống của em.
Hồi cịn học đại học em rất sợ mơn triết. Một phần là vẫn chưa sõi tiếng Việt và
một phần có lẽ do mơn này q trừu tượng nên có nghe giảng cũng khơng hiểu gì. Vì
vậy, khi học cao học và thấy có mơn triết trong thời khố biểu em rất sợ, nhưng cũng
may mắn được học thầy Sơn – một người thầy có phương pháp giảng dạy độc đáo, lơi
cuốn, khơng giống một ai. Các ví dụ thực tiễn luôn được thầy đưa ra nhằm giúp học

viên của mình nắm bắt nội dung cũng như kiến thức mình đang được học. Đặc biệt
hơn ở điểm thầy lấy chính bản thân mình ra làm ví dụ giúp học viên có cái nhìn thiết
thực hơn về bài giảng cũng như đã giúp em nhận ra rằng kiến thức không chỉ nằm
trong giáo trình.
Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, thầy cịn rèn cho lớp tính kỷ luật bằng cách
u cầu vào đúng giờ cũng như khuyến khích “làm đẹp” để mọi người coi lớp học
online như lớp học offline và học hành nghiêm túc. Tuy nhiên, khi thấy học viên của
mình q căng thẳng thì thầy vẫn ln tạo tiếng cười cho cẩ lớp, giúp cả lớp thoải mái
trở lại và tiếp tục tiếp thu tri thức.
Em đã là sinh viên khoa Khách sạn – Du lịch trường mình bốn năm nhưng đây là
lần đầu tiên thảo luận mà được đặt câu hỏi về quê hương của mình. Khác với mọi
người em có hai quê: ở Việt Nam đó là Hà Nội và thành phố Kharkiv ở Ucraina. Tuy
đất nước Việt Nam cũng như Hà Nội rất đẹp nhưng em vẫn chưa tự tin giới thiệu về
nơi đây và có lẽ do sinh ra và lớn lên ở Ucraina nên em ln coi q hương mình là
6


Ucraina chứ không phải Việt Nam. Hơn nữa, em cũng chắc là thầy và các anh chị cùng
lớp sẽ muốn nghe về Ucraina hơn. Vì vậy, nhân cơ hội này em xin phép được giới
thiệu về đất nước xinh đẹp này.
Ucraina – là một đất nước với những cánh đồng lúa mì như một tấm lụa trải dài
mang màu áo vàng óng ánh, là đất nước với những vườn hoa có vẻ đẹp hữu tình cùng
với những bãi biển xanh ngắt và trong veo,… Đây là nơi tâm hồn muốn sinh ra một
bài hát, mà ở đó tiếng suối reo của những dịng sơng lớn nhỏ trải qua những khu rừng
sồi xanh, giữa những thảo nguyên đầy hoa, trong những ngọn núi xám xịt sẽ tạo nên
giai điệu cho bài hát đó. Đặc biệt phải nhắc đến là hoa… Chúng ở khắp mọi nơi: gần
những ngôi nhà ngăn nắp, trên cánh đồng, và trên những chiếc khăn trắng truyền
thống. Đối với em, dường như hai từ "hoa" và "Ucraina" là hai từ đồng nghĩa, vì có lẽ
khơng có nơi nào nở rộ như vậy. Tuy khơng chính thức, nhưng điều thú vị nhất ở đất
nước này là cũng như Việt Nam, Ucraina được chia thành ba miền khác nhau.

Cụ thể, phía tây người dân vẫn sống theo lối sống cổ xưa: nói chuyện hồ tồn
bằng tiếng Ucraina, kiến trúc và truyền thống vẫn được giữ nguyên và hầu như không
bị hiện đại hố. Tiếp đến là trung tâm, trong đó có thủ đơ Kiyv (tiếng Nga: Kiev) sẽ có
kiến trúc hỗn hợp, người dân ở đây đã sống xa hoa hơn và giao tiếp với nhau bằng hai
thứ tiếng là tiếng Nga và tiếng Ucraina. Và cuối cùng là phía Đơng, trong đó có thành
phố Kharkov là thủ đơ cũ và cũng là nơi em sinh ra và lớn lên, đây là nơi chịu ảnh
hưởng từ việc hiện đại hoá nhiều nhất bởi nơi đây hầu như khơng thể tìm thấy những
giá trị tinh thần, kiến trúc cổ kinh nữa và người dân ở đây đa số nói bằng tiếng Nga,
nhưng đây cũng khơng có nghĩa là họ khơng biết tiếng mẹ đẻ của mình. Thêm vào đó,
mỗi thành phố có một quốc huy riêng biệt mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ quốc huy
pthành phố Kharkiv em sinh sống bao gồm một chiếc khiên xanh lá cây với viền vàng
tượng trưng cho sự an lành và hy vọng về một tương lai tươi sáng. Trên đó có một cái
trượng (thuộc tính của thần Hermes – thần bảo trợ thương mại) và cái sừng đầy rau củ
và trái cây. Cây trượng tượng trưng cho thương mại vì là một trong những trung tâm
thương mại lớn nhất của đất nước. Thêm vào đó, cây trượng cịn có ý nghĩa thứ hai là
trí thức, giáo dục và khoa học bởi cây trượng của thần Hermes và trước khi Hermes
được coi là một vị thần thương mại và được đưa vào đền thờ thần Olympus thì đã từng
được coi là vị thần của trí thức và ánh sáng thiêng liêng. Trong khi cái sừng đầy rau củ
và trái cây tượng trưng cho sự dồi dào của thực phẩm.
7


Một điều đặc biệt nữa, trong khi người Việt Nam coi cơm và gạo là linh hồn của
văn hoá ẩm thực Việt thì người Ucraina coi lúa mì và bánh mì là tinh hoa ẩm thực
Ucraina. Ở đất nước này vứt bánh mì có thể coi là tội lớn, cho nên mặc dù miếng bánh
mì có bị rơi xuống đất, người làm rơi nó sẽ phải nhặt lên, xin lỗi nó, phủi và ăn tiếp
như chưa có chuyện gì xảy ra. Đây cũng là lý do vì sao trên quốc kỳ nước này có màu
vàng, màu tượng chưng cho cánh đồng lúa. Nói đến quốc kỳ thì quốc kỳ Ucraina
khơng có gì đặc trưng, thậm chí nhìn rất đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc.
Quốc kỳ Ucraina có hai màu là màu xanh dương và màu vàng. Như em đã nhắc ở trên

màu vàng tượng chưng cho cánh đồng lúa vàng ruộm, trong khi màu xanh tượng
chưng cho bàu trời, sự tự do. Người Ucraina đã phải chịu áp bức từ phía Nga trong
một thời gian dài vì vậy, cũng như người Việt rất trân trọng và quý mến sự tự do.
Quay về vấn đề chính của đề tài tiểu luận thì sau đây em xin trình bày về vấn đề
vận dụng quy luật lượng – chất vào vị trí cơng việc của mình. Từ lúc sinh ra đời con
người đã bắt đầu tích luỹ những kiến thức khác nhau từ những thứ đơn giản nhất như
ngon ngữ, cách cầm thìa, mặc quần áo,… đến những kiến thức về văn học, khoa học,
… Những kiến thức này đều mang tính cá nhân bởi đối với một số người, tiếp thu
chúng là một việc rất đơn giản, nhưng đối với những người khác, sẽ phải mất một thời
gian dài để nhằn và tiếp thu một cái gì đó mới.
Trong cả cuộc đời của con người thời điểm tích thu được nhiều kiến thức nhất
chắc hẳn là thời học đại học bởi chính nơi đây giúp con người tích lũy một lượng kiến
thức cơ bản về chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức tác phong, ý thức rèn
luyện, tinh thần làm việc theo nhóm, làm việc độc lập cũng như kiến thức sống, cách
ứng xử và giao tiếp nhằm trở thành một con người mới, hoàn thiện hơn, có tầm hơn,…
Những điều này đều thể hiện quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay dổi về chất.
Quá trình học tập là một quá trình dài, khó khăn xun suốt cả đời và cần sự cố
gắng không biết mệt mỏi và ngừng nghỉ của mỗi cá nhân. Trong trường hợp của em, là
học viên cao học, quy luật lượng chất được thể hiện ở chỗ: em dần dần tích luỹ kiến
thức (lượng) bằng cách chăm chú nghe giảng và ghi chú lại những bài giảng của thầy
cố giáo, tham khảo thêm về các vấn đề liên quan,... ở đây quá trình này sẽ được gọi là
“độ”. Sau khi tích luỹ đủ về “lượng” thì em sẽ chạm đến “điểm nút” là các kỳ thi cuối

8


kỳ. Bước nhảy sẽ được coi là quá trình thi và điểm thi sẽ là thước đo cho việc bản thân
đã tích luỹ đủ kiến thức (lượng) để dẫn tới sự chuyển hoá về chất hay chưa.
Trong suốt 4 năm học đại học em đã phải thực hiện các bước nhảy khác nhau.

Trước hết là từ sinh viên năm nhất trở thành sinh viên năm hai, rồi đến năm ba và năm
tư, ở đó kỳ thi cuối kỳ là điểm nút cũng như là điểm khởi đầu mới cho việc tích luỹ
kiến thức (lượng) mới để có thể thực hiện bước nhảy khác là trở thành học viên cao
học. Sau khi đã trở thành học viên cao học, em đã tạo ra một chất mới mà ở đó chất
mới ra đời này tác động trở lại lượng. Sự tác động này thể hiện ở hành vi, cách cư xử
và hành động của em, chúng trở nên chín chắn hơn, trưởng thành hơn bởi môi trường
học tập khác cũng như độ tuổi của các anh chị cùng lớp cũng khác. Đây cũng là sự kết
thúc một giai đoạn tích lũy trí thức trong quá trình học tập tại đại học với chức danh là
sinh viên và bắt đầu một quá trình về tích luỹ “lượng” mới ở bậc cao học viên. Cứ như
vậy, q trình tích luỹ về lượng (kiến thức) sẽ liên tục diễn ra đến lúc có bước nhảy
quan trọng là vượt qua bài bảo vệ luận án nhằm nhận bằng thạc sĩ.
Có thể nhận ra rằng, q trình tích luỹ về lượng liên tục này tạo nên sự vận động
khơng ngừng nghỉ trong q trình tồn tại và phát triển của mọi cá nhân nói chung và
em nói riêng, khiến em thay đổi bản thân, lối sống sai cho phù hợp với hoàn cảnh hiện
tại cũng như giúp em ngày càng đặt đến trình độ cao hơn.

9


KẾT LUẬN
Từ quy luật về sự chuyển đổi của lượng dẫn đến sự chuyển đổi về chất và ngược
lại có thể rút ra kết luận như sau:
Muốn thăng chức hay đơn giản là tốt nghiệp và cầm được bằng thạc sĩ (chất)
chúng ta phải tích luỹ lượng (trí thức) dần dần trong một khoảng thời gian nhất định
(đối với học viên bọn em là 2 năm). Do đó để có thể thực hiện bước nhảy mọi cá nhân
cần luôn nỗ lực khơng ngừng nghỉ vượt qua “độ” bằng cách tích luỹ trí thức, kinh
nghiệm và kỹ năng chun mơn (chất) và rồi chạm và vượt qua “điểm nút”.
Những việc làm vĩ đại của con người luôn là sự tổng hợp của những việc làm nhỏ
bé được tổng hợp trong một khoảng thời gian nào đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh
được tư tưởng chủ quan trong công việc, quá trình học tập cũng như trong hoạt động

cuộc sống hằng ngày.

10



×