Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

luận văn quản trị nhân lực phân tích vị trí công việc tuyển dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.33 KB, 41 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì doanh
nghiệp đó cần hội tụ những nguồn lực cơ bản như: cơ sở vật chất, nguồn vốn,
nguồn nhân lực, thị trường. Trong đó nguồn nhân lực là một trong những yếu
tố hàng đầu quyết định sự thành công của doanh nghiệp.Vậy doanh nghiệp cần
phải làm gì để có một nguồn nhân lực thật sự có chất lượng để đáp ứng phù
hợp với công việc và mang lại hiệu quả cao?Tất cả phụ thuộc vào khâu tuyển
dụng của doanh nghiệp đó.
Trước hết doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ tuyển dụng thực sự nhạy
bén, tuyển đúng người đúng việc và điều quan trọng là phải xác định rõ mục
đích của công việc đó.Sau đó người tuyển dụng cần tìm kiếm, đánh giá và lựa
chọn để tuyển chọn được người phù hợp.Tất cả những điều đó đều phụ thuộc
vào trực giác, kinh nghiệm và những kiến thức cơ bản của người tuyển dụng.
Quy trình tuyển dụng chỉ kết thúc khi doanh nghiệp chọn được người thực
sự yêu thích công việc, mang lại những kết quả tích cực và hết mình đóng góp
cho sự thành công của doanh nghiệp.Như vậy người tuyển dụng đã thành công,
đồng thời cũng thể hiện được đẳng cấp của mình đối với cấp trên, đối với
người được tuyển dụng và cả đối thủ cạnh tranh.
 Mục tiêu nghiên cứu
Trước hết bài báo cáo mô tả sơ lược lịch sử hình thành phát triển của
Công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên công nghiệp tảu thủy Sài Gòn,lĩnh
vực hoạt động, các phòng ban trong Công ty, quy trình tuyển dụng. Sau đó đi
sâu vào phân tích công việc tuyển dụng tại Công ty và đưa ra giải pháp hoàn
thiện công việc tuyển dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
 Phạm vi nghiên cứu
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực khá rộng bao gồm nhiều mảng


khác nhau như: tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.Nhưng phạm vi
nghiên cứu của báo cáo thực tập chỉ gói gọn trong khuôn khổ hoạt động tuyển
dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên công nghiệp
tàu thủy Sài Gòn. Những vấn đề được đưa ra phân tích và các giải pháp của bài
báo cáo này dựa trên những tài liệu của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên công nghiệp tàu thủy Sài Gòn và dựa vào sự quan sát của em
trong quá trình thực tập tại phòng nhân chính của Công ty.
 Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo dựa trên phương pháp thống kê, thu thập các dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp từ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên công
nghiệp tàu thủy Sài Gòn. Từ các dữ liệu thu thập được sẽ đưa vào phân tích và
đưa ra giải pháp cho từng vấn đề. Ngoài ra bài báo cáo còn dựa trên những kiến
thức cơ bản từ bộ môn quản trị nguồn nhân lực để làm sáng tỏ, đầy đủ hơn
trong nội dung trình bày.
 Kết cấu của báo cáo thực tập
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
Chương 2: Mô tả và phân tích vị trí công việc tuyển dụng tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
Chương 3: Một số giải pháp cho vị trí công việc tuyển dụng tại phòng nhân
chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên công
nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CTY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SÀI
GÒN

1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Tên cty:CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CÔNG
NGHIỆP TÀU THỦY SÀI GÒN.
Tên giao dịch: SaiGon Shipbuilding Company Umited ( SSIC)
Địa chỉ: 10E Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7,TP.HCM
Điện thoại:(84-8) 38728 830
Website: www.ssic.com.vn Email :
Fax: (84-8) 38 728 831
Trước năm 1998, tiền thân SSIC là Nhà máy Tàu biển Sài Gòn trực thuộc Bộ
Giao thông Vận tải.
Trước năm 1998: Nhà máy Tàu biển Sài Gòn
1998 - 2006: Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
2006 đến nay: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp
tàu thủy Sài Gòn.
Mặc dù có sự thay đổi về tên công ty, logo nhưng chất lượng sản phẩm cũng
như khả năng cung cấp dịch vụ vẫn được duy trì và ngày càng được nâng cao.
• Trước ngày 30/04/1975 là ụ sửa chữa tàu gỗ Năm Chành.
• Sau ngày 30/05/1975 công ty vận tải sông tiếp nhân làm xưởng
chuyên sửa chữa tàu sông.
• Ngày 04/06/1985 đổi tên thành Xí ngiệp Sửa chữa Tàu sông Hiệp Ân.
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
• Ngày 30/11/1991 Bộ GTVT ra quyết định số 2425QĐ-TCCB-LĐ
chuyển xí nghiệp sửa chữa tàu thủy Hiệp Ân thành nhà máy tàu biển Sài Gòn.
• Ngày 31/01/1996 chuyển nhà máy Tàu Biển Sài Gòn sang trực thuộc
tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam.
• Ngày 09/03/1998 đổi tên thành cty Công Nghiệp Tàu Thủy Sài Gòn
trực thuộc Tổng cty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
• Ngày 16/08/2004 chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước Một thành

viên Công nghiệp Tàu Thủy Sài Gòn trực thuộc tổng công ty Công nghiệp Tàu
thủy Việt Nam. Nay là tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
1.2.1Chức năng :
• Đóng mới, sửa chữa và hoán cải các phương tiện thủy , phương tiện
GTVT khác, công trình biển và các sản phẩm công nghiệp.
• Thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ phục thi công các phương tiện
thủy, phương tiện GTVT khác, công trình biển và các sản phẩm công nghiệp.
• Thiết kế xây dựng công trình dân dụng công nghiệp
• Kinh doanh vận tải thủy, bộ, khai thác Cảng và dịch vụ, công nghệ
thông tin.
• Xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa….
1.2.2 Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hoạt động có hiệu
quả với định mức doanh thu cao.
- Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và
giao dịch đối ngoại, theo pháp luật của nhà nước.
- Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế nhằm góp phần
tăng thu ngoại tệ.
- Thực hiện tốt công tác bảo hộ, an toàn lao động quản lý và bảo vệ tốt tài
sản, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thực hiện đúng đủ chính sách cán bộ, chính sách lao động tiền lương,
không ngừng đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề cho
công nhân trong công ty, đảm bảo phân phối thu nhập cân bằng đúng chế độ.
- Thực hiện đúng chế độ thời gian làm việc, ngày công, các chế độ về bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn….
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành các bộ phận sau:
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ

Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
1.4.1 Phòng nhân - chính:
1.4.1.1Chức năng:
Tham mưu cho tổng giám đốc về các lĩnh vực:
-Công tác nhân sự
-Quản lý lao động theo luật lao động
-Tuyển dụng
-Đào tạo
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 5
CHỦ TỊCH
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG
ĐOÀN THỂ
PHÒNG
NHÂN
CHÍNH
PHÒNG
LAO
ĐỘNG
TIỀN
LƯƠNG
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ

TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
AN
TOÀN –
MT-SK
PHÒNG
QUẢN
LÝ KỸ
THUẬT
PHÒNG
VẬT

TRUNG
TÂM TƯ
VẤN
THIẾT
KẾ
BAN
QUẢN
LÝ DỰ
ÁN
XN
ĐÓNG
TÀU
SÀI
GÒN
XN
CÔNG

TRÌNH
SÀI
GÒN
CÁC
THÀNH
VIÊN
CÒN
LẠI
BAN DỰ
ÁN SX
THIẾT
BỊ TÀU
THỦY
ĐỘI XE
LAB 26 KHO VẬT TƯ
THIẾT BỊ
TỔ, ĐỘI BẢO VỆ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
-Chế độ chính sách
-Hành chính
-Văn thư- lưu trữ
-Bảo vệ thanh tra
1.4.1.2 Nhiệm vụ:
Thực hiện công tác nhân sự, quản lý lao động, tuyển dụng, đào tạo, hành
chính, và văn thư lưu trữ hồ sơ.Ngoài ra còn bảo vệ cơ quan, tài sản tình hình
an ninh trật tự tại từng cơ sở của Công ty.Thực hiện công tác thanh tra tiếp
nhận và đề xuất và giải quyết các kiến nghị, đơn khiếu tố, khiếu nại thuộc trách
nhiệm Công ty giải quyết.
1.4.2 Phòng kế toán - tài chính:
1.4.2.1 Chức năng:

Tham mưu cho tổng giám đốc về các lĩnh vực:
-Tài chính
- Kế toán thống kê
- Kế toán quản trị
1.4.2.2 Nhiệm vụ:
• Công tác tài chính:
- Lập kế hoạch tài chính hàng năm, hàng tuần.
- Tổ chức các phương án huy động nguồn vốn từ thị trường tái chính, vay
nợ từ ngân hàng, sử dụng vốn linh hoạt và tiết kiệm.
- Kiểm tra tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, định kỳ phân
tích tình hình tài chính nhằm tìm biện pháp sử dụng triệt để, có hiệu quả những
vật tư thiết bị và lao động hiện có.
- Cải tiến công tác tài chính để không ngừng tăng nhanh tốc độ chu chuyển
vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Thiết lập điều chỉnh giá thành kế hoạch, xây dựng giá bán các sản phẩm.
- Phân phối lợi nhuận.
• Công tác kế toán thống kê:
- Thiết lập hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ kế toán.
- Ghi chép tính toán, phản ánh số hiện có , tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh và sử dụng kinh phó của đơn vị.
• Kế toán quản trị:
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Quản trị việc thực hiện so với kế hoạch, việc thực so với định mức,
việc thực hiện so với quá khứ các khoản:
- Chi phí hành chính của văn phòng công ty và chung cho toàn công ty.
- Chi phí tiền lương, tiền công thuê ngoài của văn phòng công ty và chung
cho toàn công ty.

- Chi phí vật tư của văn phòng công ty và chung cho toàn công ty.
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ của văn phòng công ty và chung cho
toàn công ty.
1.4.3 Phòng quản lý kỹ thuật :
1.4.3.1Chức năng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực:
- Khoa học kỹ thuật.
- Quản lý kỹ thuật công nghệ.
- Hệ thống chất lượng ISO 9001,chương trình 5S.
- Quản trị mạng.
- Quản trị tài sản đầu tư bao gồm: máy móc thiết bị, phương tiện thủy
bộ,thiết bị thông tin văn phòng.
- Quản lý phòng Lab 26.
1.4.3.2 Nhiệm vụ :
• Hoạt động khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý
hóa sản xuất
- Xây dựng kế hoạch khoa học kỹ thuật hằng năm.
- Thu thập thông tin, tài liệu về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong nước và
thế giới về công nghệ đóng tàu.Nghiên cứu và triển khai ứng dụng vào sản
xuất.
- Thực hiện các nhiệm vụ của thường trực Hội đồng khoa học kỹ thuật.
- Quản lý sổ đăng ký sáng kiến và hồ sơ sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý
hóa sản xuất được công nhận.
- Triển khai vào áp dụng vào thực tế sản xuất của công ty.
• Quản lý kỹ thuật- công nghệ
- Tham gia phiên họp thông qua phương án thiết kế thi công cho các sản
phẩm, công trình.
- Soạn thảo, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra liên
quan tới công việc kiểm soát chất lượng
• Quản lý và duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001,chương trinh

5S, TQM
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
- Quản lý hệ thống tài liệu, tổ chức kiêm tra định kỳ,xây dựng, ban hành tài
liệu mới, tài liệu chỉnh sửa bổ sung.
• Quản lý máy móc thiết bị
- Quản lý khai thác,sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, các phương tiện
vận tải, xếp dỡ của Công ty bao gồm:
+ Điều độ máy móc, thiết bị, dụng cụ đồ nghề thi công.
+ Tổ chức quản lý, xây dựng quy trình vận hành, bảo quản máy móc,
thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải thủy bộ.
+ Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện bảo trì,bảo dưỡng, sửa chữa định
kỳ máy móc, thiết bị phương tiện vận tải thủy bộ của Công ty.
• Quản lý thiết bị văn phòng
- Quản trị thiết bị thông tin văn phòng,phần mềm máy tính sau đầu tư
- Lập kế hoạch sửa chữa, bảo trì định kỳ và thực hiện sửa chữa, bảo trì
định kỳ và đột xuất các thiết bị thông tin văn phòng.
• Quản trị mạng
- Quản trị mạng Server: cài đặt Server hệ điều hành tương thích với mục
đích trong hệ thống mạng. Quản lý Password Administrator, phân quyền User
Logon vào Server.
- Quản trị Client: Bảo mật dữ liệu để dữ liệu của từng cá nhân cũng như
từng đơn vị phòng, ban trong toàn hệ thống mạng được bảo mật, phải kiểm tra
việc bảo đảm các máy Client sử dụng trong hệ thống mạng.
- Phòng chống Virus và Hacker.
1.4.4 Phòng vật tư :
1.4.4.1 Chức năng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực:
- Cung ứng vật tư.

- Quản lý kho tàng và cung cấp vật tư thiết bị.
- Kiểm soát chi phí vật tư.
1.4.4.2 Nhiệm vụ :
• Công tác cung ứng vật tư
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư của Công ty hằng năm.Thống kê,phân
tích diễn biến giá vật tư chủ yếu để tham mưu cho Tổng giám đốc trong cung
ứng vật tư và trong các kí kết các hợp đồng kinh doanh.Tổ chức cung ứng vật
tư.Theo dõi, kiểm soát việc cung ứng vật tư theo phương án tổ chức sản xuất
của từng sản phẩm/ công rình và theo kế hoạch hằng năm.
• Công tác quản lý kho tàng và cấp phát vật tư, thiết bị
Quản lý kho và bảo quản hàng hóa lưu giữ trong kho.Sắp xếp vật tư, thiết
bị tại kho, bãi đảm bảo nguyên tắc: “ Dễ tìm, dễ lấy” đáp ứng kịp thời cho sản
xuất.Thực hiện việc kiểm kê vật tư tồn kho định kỳ hằng năm, đánh giá giá trị
còn lại của của khối lượng vật tư tồn kho theo quy định.
• Công tác quản lý chi phí vật tư
Kiểm tra và đề xuất xử lý các sai sót về vật tư trong thanh lý hợp đồng. Tổ
chức phân tích hiệu quả sử dụng vật tư thi công trên từng sản phẩm so sánh với
phương án tổ chức sản xuất và định mức vật tư để đề xuất biện pháp quản lý,
sử dụng vật tư đật hiệu quả cao.
1.4.5 Phòng kinh doanh :
1.4.5.1Chức năng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc về cá lĩnh vực:
- Kế hoạch, thống kê
- Quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty
- Quảng cáo, tiếp thị
- Công tác kinh doanh
1.4.5.2 Nhiệm vụ:

• Kế hoạch- thống kê
-Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm:
o Phân công các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, tổng
hợp để xây dựng kế hoạch chung toàn Công ty.
o Giao và điều chỉnh các chỉ tiêu kề hoạch dể phù hợp với quá trình
sản xuất kinh doanh
o Công tác thống kê- phân tích:
o Thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất.
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
o Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở Phân tích hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc, hạch toán của công ty và tập
hợp chi phí quản ly chung
• Công tác quản lý sản xuất kinh doanh
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các mặt hoạt động của Công ty.
- Theo dõi thực hiện và đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với thực tế sản
xuất kinh doanh.
- Theo dõi tình hình quyết toán giá thành sửa chữa hoặc làm mới các công
trình nội bộ.
- Kiểm kê các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên và
chung cho toàn công ty hằng tháng, năm
- Quản lý giá kinh doanh đối với những hợp đồng kinh tế do đơn vị thành
viên kí kết
• Công tác quảng cáo tiếp thị bao gồm
- Quảng cáo tiêp thị để tìm nguồn hàng cho hoạt động chính của
Công ty bao gồm đóng tàu, sửa chữa đồng thời quan tâm đến nhiệm
vụ kinh doanh khai thác các nguồn hàng cho các chi nhánh khác như
xây dựng, công nghệ thông tin, khai thác cảng phao, mua bán vật tư thiết
bị, khai thác năng lực thừa và các lãnh vực khác mà SSIC có khả năng

và được phép hoạt động.
• Công tác kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch sản lượng hằng năm của công ty,lập sổ theo dõi và
chăm sóc khách hàng.
- Tính toán giá thành,dự toán hợp đồng và bảo mật bí mật kinh doanh.
- Dự thảo hợp đồng và trình duyệt hợp đồng theo quy đinh trước khi ký
kết với khách hàng.
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng sản phẩm/ công trình của tất cả các chi
nhánh.
1.4.6 Phòng an toàn- môi trường – sức khỏe :
1.4.6.1 Chức năng :
Tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực:
- Bảo hộ lao động, an toàn lao động;
- Chăm sóc sức khỏe người lao động;
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
- Bảo vệ môi trường;
- Thi đua- khen thưởng;
- Giám sát việc thực hiện nội quy, quy định của Công ty đối với -người lao
động;
- Pháp chế.
1.4.6.2 Nhiệm vụ :
• Công tác xây dựng kế hoạch
- Nhiệm vụ kê hoạch Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng
chống cháy nổ hằng năm.
- Kế hoạch y tế hằng năm về khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp, vệ sinh phòng dịch, trang thiết bị dụng cụ y tế và thuốc chữa bệnh
tuyến cơ sở.
- Kế hoạch môi trường hằng năm về giám sát môi trường và quản lý các

nguồn thải, hợp tác thực hiện các dự án môi trường.
• Công tác bảo hộ và an toàn lao động
- Nghiên cứu tham mưu soạn thảo trình duyệt ban hành quy chế.
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật quy về bảo hộ lao động.
- Huấn luyện an toàn lao động hằng năm.
- Phối hợp duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
• Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
- Thực hiện khám sức khỏe, thi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám
phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám cấp thuốc tuyến cơ sở.
- Theo dõi điều trị ốm và tai nạn lao động, tai nạn rủi ro.
• Công tác môi trường
- Tham mưu, soạn thảo,trình duyệt ban hành cc thông báo triển khai thực
hiện các văn bản pháp luật về môi trường.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác môi trường của các chi nhánh
sử dụng các nguyên liệu, vật tư phát sinh các chất thải nguy hại
- Quản lý việc lưu chứa, vận chuyển, tiêu hủy các chất thải theo quy trình
về bảo vệ môi trường.
• Công tác pháp chế
- Tư vấn ban hành các văn bản quy định, quy chế, quyết định phù hợp quy
định pháp luật lĩnh vực liên quan và các hợp đồng kinh tế và hợp đồng lao
động của Công ty và các đơn vị thành viên trước và sau khi kí kết.
- Giám sát việc thi hành các quy định, quy chế, quyết định đã được ban
hành.Lắng nghe,tập hợp ý kiến phản hồi khi áp dụng, nghiên cứu tham mưu để
điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
- Hướng dẫn, tuyên truyền việc thực hiện quy định pháp luật, quy định, quy
chế,quyết định của cấp trên và của Công ty.
• Thi đua khen thưởng

- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên và đột xuất.
- Tổ chức xét khen thưởng thi đua.
- Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế thi đua phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
• Giám sát lao động
- Quản lý giám sát theo quy trình- quy phạm về an toàn- vệ sinh lao động,
bảo vệ môi trường và phòng chóng cháy nổ theo quy định của Nhà nước và của
Công ty.
- Quản lý, giám sát người lao động thực hiện Nội quy-Quy chế và các Quy
định khác của Tập đoàn, Công ty.
1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu từ năm 2010
Công ty thành lập và hoạt động trong một thời gian khá dài và có những
bước phát triển đáng kể. Sau đây là một số kết quả hoạt đông kinh doanh của
Công ty từ năm 2006- 2008.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: Tỉ đồng
Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu 427815 605327 539652
Chi phí 419259 593221 528859
Lợi nhuận 8556.3 12106.5 10793
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
(Nguồn:Phòng kế toán tài chính-2009)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua những năm ở trên, ta thấy
doanh thu của công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2007 thì doanh thu tăng
khá nhanh, sang năm 2008 tuy chi phí không tăng mấy nhưng do những biến
động của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã kéo theo
doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm xuống. Đồng thời do thị trường cạnh

tranh khốc liệt về tàu thủy đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SÀI GÒN
2.1 Tổng quan về tình hình nhân sự của Công ty:
Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Công Nghiệp Sài Gòn là công
ty có uy tín. Chuyên đóng mới, sửa chữa và hoán cải các loại phương tiện thủy
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
nên công tác tuyển chọn nhân viên rất chặt chẽ. Công nhân phải có trình độ kỹ
thuật tốt và có khả năng khéo léo trong công việc. Nếu là những vị trí quan
trọng hơn thì phải có trình độ học vấn cao và phải có kinh nghiệm trong công
việc. Nhân tố tạo nên sự thành công của Công ty là đã xây dựng thành công đội
ngũ nhân viên giàu tiềm năng dưới sự hướng dẫn và đào tạo của các chuyên gia
có nhiều kinh nghiệm.
Tổng số lượng nhân sự của công ty gồm 1016 người kể cả ban giám đốc Công
ty.Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu là chủ yếu nên đa số là công
nhân và tỷ lệ nhân sự trẻ lao động trực tiếp chiếm ưu thế.
2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi:
Công ty TNHH nhà nước một thành viên là công ty chuyên về đóng tàu và sửa
chữa tàu thủy, vì thế cần có một nguồn lao động dồi dào về kỹ thuật. Chính
điều này mà số lượng lao động nam chiếm đa số trong Công ty.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và chuyên môn của nhân viên
năm 2009
Đơn vị tính: người
Trình độ học vấn Tổng số Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp
Tổng
số

% Tổng số % Tổng số %
Tổng cộng 918 100% 703 76.5% 215 23.5%
Dưới 30 tuổi 566 61.7% 489 53.2% 77 8.4%
Từ 30- 45 249 27.1% 159 17.3% 90 9.8%
Trên 45 103 11.2% 55 6% 48 5.3%
(Nguồn:Phòng nhân chính- 2009)
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Biểu đồ 1: Biểu đồ độ tuổi lao động
(Nguồn: Phòng nhân chính- 2009)
• Bảng 2 và biểu đồ 1 cho thấy lao động trong Công ty nằm trong độ
tuổi dưới 30 tuổi chiếm 61.7%, từ 30 đến 45 tuổi chiếm 21.7% và trên 45 tuổi
chiếm 11.2%. Tỉ lệ lao động trực tiếp dưới 30 chiếm 53.2%, cao hơn các độ
tuổi khác. Nhìn chung thì lao động trong Công ty đa số là lao đông trẻ nên họ
có nhiều thời gian gắn bó với Công ty hơn và là đội ngũ có tiềm năng cho sự
phát triển của Công ty. Vì vậy Công ty cần có chính sách đãi ngộ kịp thời và có
kế hoạch đào tạo họ để họ có cơ hội cống hiến hết mình cho Công ty.
2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn :
Bảng 3: Trình độ học vấn và chuyên môn của nhân viên năm 2009
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Đơn vị tính: người
Trình độ học vấn Tổng số Lao động trực
tiếp
Lao động gián tiếp
Tổng số % Tổng số % Tổng số %
Tổng cộng 918 100% 703 76.5% 215 23.5%
Công nhân 641 69.8% 638 69.5% 3 0.3%

Trung cấp 93 10% 47 5% 46 5%
Đại học, cao đẳng 184 20% 18 2% 166 18%
Trên đại học 2 0.2% 0 0% 2 0.2%
(Nguồn:Phòng nhân chính- 2009)
Biểu đồ 2: Biểu đồ trình độ lao động
(Nguồn: Phòng nhân chính- 2009)
• Thông qua bảng 3 và biểu đồ 2 ta thấy số lượng công nhân của công ty
này rất đông đảo, chiếm 69.8% toàn công ty, điều đó cho thấy công ty chuyên
hoạt động ở lĩnh vực sản xuất. Đồng thời tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao
đẳng chiếm tỉ lệ khá cao, 20% toàn công ty. Đây cũng là một điều đáng mừng
vì đây là hai độ ngũ sẽ góp phần đưa Công ty phát triển đi lên trong thời gian
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
tới.Vì vậy Công ty cần có chính sách đãi ngộ kịp thời để tạo điều kiện cho họ
đóng góp nhiều hơn nữa cho Công ty. Trong khi đó, tỉ lệ lao động trên đại học
rất thấp, chiếm 0.2%. Nhiều bộ phận của Công ty cần nhiều lao động có trình
độ cao, đòi hỏi chuyên môn, vì vậy Công ty cần tạo điều kiện cho lao động cơ
hội học tập để nâng cao trình độ, đồng thời cũng tuyển dụng những lao động
trên đại học để đáp ứng nhu cầu sản xuất kĩ thuật ngày càng hiện đại, tiên tiến.
• Bảng 1.2: cho thấy tỉ lệ lao động trực tiếp đa số là công nhân chiếm
69.5 % trên tổng số 76.5%, trong khi đó tỉ lệ lao động gián tiếp đa số là đại
học, cao đẳng chiếm 18% trên tổng số 23.5%. Điều này cho thấy Công ty phân
bổ nguồn lao động theo trình độ hợp lý theo tính chất của từng công việc.
2.4 Nhận xét và đánh giá chung về nguồn nhân lực của công ty:
Qua việc phân tích khảo sát như trên ta có thể thấy những điểm mạnh, những
điểm yếu. Cơ hội, đe dọa về nguồn nhân lực của Công ty như sau:
2.4.1 Những điểm mạnh :
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ, khỏe và nhiệt tình.
- Hầu hết các cấp quản trị có trình độ đại học, có kinh nghiệm.

- Thu nhập của cán bộ và công nhân viên tương đối ổn định .
2.4.2 Những điểm yếu :
- Đội ngũ công nhân đông đảo nhưng đa số trình độ còn thấp, ít công nhân
bậc cao.
- Cán bộ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm trê thương trường quốc tế,
trình độ ngoại ngữ của họ chưa cao.
- Số cán bộ được đào tạo chuyên ngành đóng tàu còn quá ít.
2.4.3 Cơ hội :
- Có nhiều cơ hội được học tập nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
- Có nhiều cơ hội thăng tiến.
- Có điều kiện mở rộng quan hệ giao tiếp trong xã hội.
- Có việc làm ổn định và lâu dài.
2.4.4 Nguy cơ:
- Những cán bộ nhân viên có tài năng thật sự chưa được tận dụng một cách
triệt để, dễ bị các công ty khác thu hút.
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
- Công nhân làm việc không ổn định, có nguy cơ tụt hậu do không có thời
gian để học tập sẽ làm giảm tiến trình cải tổ của công ty (thiếu nhân lực có tay
nghề, thừa lao động giản đơn).
Đứng trước tình hình như vậy các nhà quản trị trong Công ty phải có một
tầm nhìn tổng quát để đưa ra những giải pháp thích hợp, hạn chế những điểm
yếu, những nguy cơ trong công ty và phát huy một cách triệt để những điểm
mạnh vốn có để công ty ngày càng phát triển mạnh hơn .
2.5 Những vấn đề tuyển dụng từ Công ty:
Công việc tuyển dụng thật không đơn giản, mà đòi hỏi các nhà tuyển dụng
cần phải có trách nhiệm trong lĩnh vực này để việc tuyển dụng đúng người ,
đúng việc cho công ty mình.
2.5.1 Những quy định chung về tuyển dụng tại công ty:

Nhằm đảm bảo tính khách quan cho công việc tuyển dụng, công ty đưa ra
những chính sách chung cho công việc tuyển dụng như sau:
- Công dân từ 18 tuổi trở lên, không có tiền án, tiền sự hoặc mắc bệnh.
- Đầy đủ năng lực, phẩm chất và đạo đức.
- Trình độ học vấn từ lớp 9 trở lên.
- Người đến làm việc phải qua kiểm tra sàn lọc của phòng hành chánh tổ
chức.
- Người tuyển dụng trước đó phải được sự đồng ý của ban Giám đốc công
ty và nộp đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của công ty quy định.
2.5.2 Nguồn tuyển dụng :
Khi công ty có nhu cầu tuyển người thì có nhiều nguồn cung cấp ứng viên
vào các chức vụ hoặc công việc trống của doanh nghiệp, tuyển người theo các
hình thức, tuyển từ các trung tâm dịch vụ lao động, các trường đại học cao
đẳng…nguồn bên trong thường được ưu tiên hơn. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp thì tuyển mộ từ bên ngoài lại có ý nghĩa hơn.
2.5.2.1 Nguồn tuyển dụng bên trong:
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Nguồn tuyển dụng nội bộ là những ứng viên tiềm năng, chính là những
người có tên trong danh sách nhân sự của công ty. Thông qua sự giới thiệu của
các cán bộ, công nhân viên trong công ty. Họ là những người đang làm việc
trong công ty nên hiểu biết là công ty đang cần người ở vị trí nào và họ sẽ
thông báo giới thiệu những người này cho công ty. Những người này đã được
đào tạo thích hợp với chức vụ cần người hoặc là những người mới bộc lộ khả
năng . Nguồn tuyển dụng này có lợi điểm là có thể đáp ứng những nhu cầu cấp
bách về nhân sự của công ty.
Nguồn ứng viên từ nội bộ bao gồm:
- Cán bộ công nhân viên các bộ phận phòng ban trong công ty.
- Các cán bộ trong ngành chuyển đến.

- Thông qua bảng thông báo nội bộ tuyển dụng tại công ty, thông báo về
các vị trí công việc cần tuyển để tìm ra người phù hợp nhất công việc . Vì họ là
những người đã làm việc lâu năm trong công ty và được thăng chức lên nên có
những ưu thế sau:
- Là nhân viên lâu năm của công ty nên đã được thử thách lòng trung thành,
thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Nhân viên của doanh nghiệp nên nhanh chóng thích nghi với điều kiện
làm việc mới, hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp và biết tìm ra cách thức để
đạt được mục tiêu đó.
- Kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và tạo ra hiệu suất cao hơn.
2.5.2.2 Nguồn tuyển dụng bên ngoài:
Cùng với việc tuyển dụng từ bên trong, công ty còn tiến hành tuyển dụng
nhân viên từ bên ngoài thông qua các hình thức sau:
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như: internet, báo chí
- Công ty cử một số cán bộ xuống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp hầu hết những nhân viên này công ty rất dễ đào tạo bởi vì họ
đã được trang bị một số kiến thức cơ bản tại trường.
- Trung tâm giới thiệu việc làm hay những người tự động nộp đơn đến công
ty tìm việc.
2.5.3 Quy trình tuyển dụng của Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Công Nghiệp Tàu Thủy Sài Gòn:
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Sơ đồ 2. Sơ đồ quy trình tuyển dụng tại công ty
(Nguồn : Phòng nhân chính)
Bước 1: Lên kế hoạch tuyển dụng
Nhân viên phụ trách tuyển dụng sẽ nhận phiếu đề xuất tuyển dụng nhân
sự theo định kì 6 tháng, 1 năm hoặc khi Công ty cần gấp nhân sự cho hoạt động
sản xuất khi có dự án mới hoặc lao động nghỉ việc đột xuất mà nguồn lao động

SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 20
Lên kế hoạch tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ
Phỏng vấn sơ bộ
Thử việc
Kiểm tra sức khỏe
Quyết định tuyển dụng
Bố trí công việc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
của Công ty không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Từ đó tiến hành lên kế
hoạch tuyển dụng.
Bước 2 : Thông báo tuyển dụng
Sau khi lên kế hoạch tuyển dụng đã được ban Giám đốc phê duyệt, phòng
hành chánh tổ chức thực hiện ra thông báo tuyển dụng.
Công ty sẽ chọn hình thức tuyển dụng qua trang đăng tuyển online như:
vietnamwork.com, kiemviec.com, qua báo chí, tuyển dụng trong nội bộ Công
ty hoặc đại diện bộ phận phụ trách tuyển dụng trực tiếp đến các trường đại học
có đào tạo các ngành nghề liên quan đến vị trí Công ty đang cần để đăng tuyển.
Bước 3 : Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ
Hồ sơ được xem là hợp lệ phải có các giấy tờ sau:
• 01 đơn xin việc theo mẫu hoặc thư dự tuyển viết tay
• 01 Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
• 01 giấy khám sức khỏe có chứng thực
• 01 bản photo hộ khẩu có chứng thực
• 04 ảnh 3 4
• 01 chứng nhận trình độ văn hóa( photo)
• 01 chứng nhận bậc thợ (photo)
• 01 chứng nhận bằng cấp theo yêu cầu công việc.

Phòng nhân chính có nhiệm vụ thu thập hồ sơ của các ứng viên và phân
loại theo trình độ, kinh nghiêm, vị trí tuyển dụng sau đó lựa chọn những ứng
viên phù hợp với vị trí Công ty đang tuyển dụng.
Bước 4 : Phỏng vấn sơ bộ
Những ứng viên nào có hồ sơ hợp lệ được công ty mới đến phỏng vấn
trực tiếp tại phòng chuyên môn. Và việc phỏng vấn sơ bộ giúp công ty phần
nào hiểu được về các ưng viên như: kiến thức cơ bản, tính cách, đạo đức, cách
giao tiếp
Bước 5: Thử việc
Sau khi ứng viên đã qua vòng phỏng vấn trực tiếp thì Công ty bắt đầu cho
ứng viên thử việc.Thời gian thử việc không qua 60 tùy theo tính chất, mức độ
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
công việc mà có thể ngưng thử việc để kí hợp đồng hoặc bác bỏ ứng viên nếu
quá trình thử việc không đạt yêu cầu.
Bước 6: Kiểm tra sức khỏe
Ngoài việc kiểm tra trình độ chuyên môn của ứng viên thì công ty cũng
tiến hành kiểm tra sức khỏe. Sức khỏe không tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến
quá trình làm việc của ứng viên. Vì thế, công ty luôn buộc các ứng viên phải có
giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế.
Bước 7: Quyết định tuyển dụng
Sau khi đã trải qua thời gian thử việc và kiểm tra sức khỏe, nếu thấy
những ứng viên đạt yêu cầu trong công việc thì công ty quyết định tuyển dụng.
Và kết thúc quá trình tuyển dụng là hình thức ký hợp đồng lao động giữa hai
bên người lao động và người tuyển dụng.
Bước 8 : Bố trí công việc
Những ứng viên được tuyển dụng sẽ được công ty sắp xếp vào vị trí công
việc đã thông báo tuyển dụng.
Đây là các bước cơ bản trong quá trình tuyển dụng để đạt được những

mục tiêu lựa chọn những nhân viên tốt nhất cho công ty. Trong bất kỳ một
công ty hay một doanh nghiệp nào thì vấn đề quản trị nhân sự và tuyển dụng
luôn luôn là được coi trọng hàng đầu, việc quản trị nhân sự và tuyển dụng
đúng người sẽ giúp cho tổ chức của mình có được những định hướng lâu dài
phát triển một cách ổn định và bền vững.
2.5.4 Công tác đào tạo và phát triển nhân viên:
2.5.4.1 Hình thức đào tạo :
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là khâu quan trọng trong quá trình truyển
dụng. Thông qua việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp cho nhân
viên của mình xác định rõ được nhiệm vụ , trách nhiệm và mục tiêu công tác
của bản thân, nâng cao được kiến thức và kỹ năng, có được nghiệp vụ thích
hợp để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Tạo ra giá trị lớn cho Công ty
cũng như sự vươn lên của chính bản thân.
- Đào tạo tại nơi làm việc:
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Hình thức này giúp học viên nắm bắt được thực tế công việc và ít tốn kém. Học
viên được nhân viên có kinh nghiệm giảng dạy thực hành lý thuyết , sau đó
được dẫn dắt thực hành dần dần từ công việc đơn giản đến phức tạp tại nơi sản
xuất. Cách đào tạo này chủ yếu đối với công nhân sản xuất.
- Đào tạo lại, đào tạo tại chức:
Danh sách công nhân đào tạo lại được lấy từ xưởng sản xuất, công nhân
nào làm việc không chất lượng thì tổ trưởng lập danh sách huấn luyện lại và sẽ
được đào tạo lại một số lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.
Đối với các nhân viên văn phòng thì công ty sẽ thuê các chuyên gia có
nhiều kinh nghiệm từ bên ngoài vào để giảng dạy đào tạo.
2.5.4.2 Quy định về đào tạo :
- Phòng nhân sự sẽ lên danh sách nhân viên mới cho công tác đào tạo và
thông báo cho bộ phận huấn luyện.

- Nhân viên mới sẽ được tham gia các chương trình huấn luyện tổng quát
bao gồm các nội dung :
• Giới thiệu về công ty Vinashin như sự hình thành và mục tiêu phát
triển.
• Giới thiệu về tổ chức và hoạt động, các quy trình chính và các mối
quan hệ của công ty.
• Các hệ thống được triển khai và tham quan hiện trường và tiếp cận
công việc sản xuất.
- Sau khi được huấn luyện sơ bộ, các nhân viên mới sẽ tham gia vào công
việc và được huấn luyện các nội dung chi tiết liên quan đến công việc.
• Các thủ tục công việc, tài liệu được ban hành chính thức…
• Các quy trình công việc.
• Các quy định an toàn cho từng khu vực, an toàn lao động…
• Các kỹ năng thực hành cần thiết.
• Các mối quan hệ công việc.
- Nếu công nhân không đạt yêu cầu sau khi kiểm tra hoặc không phù hợp
với công việc, thì bộ phận huấn luyện sẽ giải thích và bàn giao người lại cho bộ
phận nhân sự.
- Kết thúc và hoàn tất công việc huấn luyện, bộ phận huấn luyện sẽ bàn
giao người cho các bộ phận và lưu hồ sơ huấn luyện.
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
Sau một tháng khi giao người, các bộ phận đánh giá kết quả đào tạo và phản
hồi cho bộ phận huấn luyện.
• Nếu đạt thì kết thúc.
• Nếu không đạt thì bộ phận huấn luyện sẽ theo dõi và huấn luyện lại.
Đối với thợ hàn thì chương trình huấn luyện kỹ thuật sẽ kéo dài 2-3 tuần
hoặc hơn(lý thuyết và thực hành). Kết thúc khóa huấn luyện, công nhân được
kiểm tra tay nghề thực tế trên mẫu do huấn luyện và sản xuất phụ trách. Công

nhân vào quy trình sản xuất chỉ khi đạt yêu cầu.
Huấn luyện công việc và phát triển kỹ năng:
Quy trình đào tạo và phát triển kỹ năng nhân viên bao gồm các nội dung sau :
- Chất lượng :
• Các kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng .
• Nhận thức về hệ thống ISO 9001:2000
• Đào tạo kiểm tra viên trong quy trình.
• Các điểm kiểm soát trọng tâm tại công đoạn sản xuất.
• Các kiến thức có liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Kỹ thuật sản xuất:
Những công nhân đòi hỏi tay nghề cao: thợ hàn, thợ sơn,… được huấn luyện và
được tái huấn luyện khi có yêu cầu của sản xuất hoặc đến đợt đánh giá.
2.5.4.3 Xác định nhu cầu đào tạo :
Căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh và định hướng phát triển của
công ty thì nhu cầu đào tạo cán bộ công nhân viên cần thiết cho mục tiêu kinh
doanh ở hiện tại và tương lai để đạt hiệu quả cao. Hiện nay Công ty đang có
nhu cầu đào tạo các kỹ năng sau:
- Kỹ năng quản lý/ lãnh đạo
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả
- Kỹ năng phân công hiệu quả
Thêm vào đó, Công ty cũng khuyến khích các nhân viên ra sức học tập về
kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ và tin học nhằm nâng cao trình độ quản lý kinh
doanh có hiệu quả, từng bước hình thành đội ngũ nhân viên có nhiều năng lực
và trình độ về kỹ thuật nghiệp vụ giỏi, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ
Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Sơn
trên các lĩnh vực và đội ngũ nhân viên lành nghề có tác phong làm việc và có
tính kỷ luật cao.

2.5.5 Công tác duy trì nguồn nhân lực tại Công ty :
Những ưu đãi trong công ty đó là một hiện tượng tâm lý giúp cho nhân
viên nhiệt tình và hăng say hơn trong lao động, điều này sẽ quyết định phần
nào đối với quá trình tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh.
- Đối với người lao động trực tiếp thì phải có những quy định khen thưởng
nếu như họ vượt được năng suất lao động nhiệt tình và có trách nhiệm bảo vệ
tài sản công ty.
- Đối với những bộ phận phòng ban thì có chính sách khen thưởng cho
những người có sáng kiến mới hay …Ngoài ra phải có những khoản phụ cấp
chung cho toàn bộ nhân viên như :
• Những nhân viên chuyên cần, ít nghỉ việc.
• Chăm lo cho những người bị đau ốm, hay không may mắn xảy ra
tai nạn.
Ngoài ra thì công ty cũng tạo cơ hội cho họ điều kiện học hỏi và trao đổi
kinh nghiệm với nhau trong quá trình làm việc tại công ty, cũng như các vấn đề
khác ngoài xã hội thông qua các buổi họp mặt dã ngoại, đi du lịch các hoạt
động thể thao cho nhân viên hoặc những phong trào giao lưu văn hóa.
2.6 Nhận xét về tình hình quản trị nguồn nhân lực tại Công ty:
2.6.1 Nhận xét chung :
Thông qua các chỉ tiêu và hoạt động trong quản lý tại công ty đã tạo một
môi trường làm việc thân thiện, chính sách lương thưởng công bằng, hoạch
định nguồn nhân lực đảm bảo đúng người, đúng việc…đã thiết lập mối quan
hệ tương tác cho nhân viên có lòng trung thành với tổ chức và cho toàn
công ty.
Các khóa đào tạo của doanh nghiệp thường được thiết kế trên các tình
huống gắn với thực tế, qua đó nhân viên dễ bộc lộ những kỹ năng riêng trong
giải quyết vấn đề, nhất là những người cần việc đã xin vào làm ở những vị trí
không phù hợp với năng khiếu hoặc trái chuyên môn.Và thông qua các công
tác đào tạo Công ty đã được những hiệu quả như: làm việc nhất quán, tập trung
SVTH: Nguyễn Thuy Hoàng Thơ

Đề tài: Thực trạng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 25

×